Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lý 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 3 trang hoanvuK 07/01/2023 1620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lý 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_vat_ly_6_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Vật lý 6 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: VẬT LÝ 6 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1. Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Lỏng, rắn, khí C.Khí, lỏng, rắn. B. Khí, rắn, lỏng D. Rắn, lỏng, khí. Câu 2: Nhiệt kế là thiết bị dùng để A. đo thể tích B.đo chiều dài. C. đo khối lượng D. đo nhiệt độ Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất đó A. vẫn tăng B. giảm xuống C. mới đầu tăng, sau giảm D. không thay đổi Câu 4: Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây ? A. Chất lỏng biến thành hơi. B. Chất khí biến thành chất lỏng. C. Chất rắn biến thành chất khí. D. Chất lỏng biến thành chất rắn. Câu 5: Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng A. luôn tăng C. không hề thay đổi B. luôn giảm D. vừa tăng vừa giảm Câu 6: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc? A. Tuyết rơi C. Làm đá trong tủ lạnh B. Rèn thép trong lò rèn. D. Đúc tượng đồng. Câu 7: Khi nói về tốc độ bay hơi của chất lỏng, câu kết luận không đúng là: A. Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì sự bay hơi xảy ra càng nhanh. B. Mặt thoáng càng rộng, bay hơi càng nhanh. C. Khi có gió, sự bay hơi xảy ra nhanh hơn. D. Khối lượng chất lỏng càng lớn thì sự bay hơi càng chậm. Câu 8: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi A. nước trong cốc càng nhiều. C. nước trong cốc càng nóng. B. nước trong cốc càng ít. D. nước trong cốc càng lạnh. Câu 9: Mây được tạo thành từ A. nước bay hơi C. nước đông đặc B. khói D. hơi nước ngưng tụ Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Ngưng tụ là hiện tượng không thể quan sát được bằng mắt thường B. Hiện tượng ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược lại của sự bay hơi
  2. C. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại thành giọt nước. D. Sương mù vào sáng sớm là hiện tượng ngưng tụ hơi nước Câu 11: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ A.thể rắn sang thể lỏng C.thể hơi sang thể lỏng B. thể lỏng sang thể rắn D.thể lỏng sang thể hơi Câu 12: Nước đông đặc ở nhiệt độ A. 00C. C. – 100C. B. 1000C. D. 100C. B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) a) Hãy nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? b) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Câu 2: ( 2 điểm) Hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi Câu 3: ( 2 điểm) a) Tại sao vào mùa nóng cây rụng lá ?Tại sao ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai? b) Hãy giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm? Câu 4: (1 điểm) Tại sao khi rót đột ngột nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì cốc dễ bị vỡ?
  3. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D D A C B D C D A C A Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu Nội dung đáp án Điểm a) - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 0,5 13 Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 0,5 (2 điểm) b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. 0,5 Sự chuyển từ thể hơi sang thẻ lỏng gọi là sự ngưng tụ. 0,5 - Giống nhau: Giữa sự bay hơi và sự sôi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí 1,0 - Khác nhau: Sự bay hơi chỉ xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và 0,5 14 ở bất kì nhiệt độ nào còn sự sôi là sự bay hơi xảy ra cả trong 0,5 (2 điểm) lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng và ở một nhiệt độ xác định a) Cây rụng lá vào mùa nắng để hạn chế sự bay hơi nước. 0,5 Ở những vùng sa mạc lá cây thường có dạng hình gai để giảm 0,5 15 diện tích thoát nước. (2điểm) b) Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ 1,0 thành các giọt đọng trên lá. Khi ta rót đột ngột nước sôi vào thành cốc dày, thành thủy tinh 0,5 phía bên trong tăng nhiệt độ đột ngột lên cao làm cho thành bên trong giãn nở vì nhiệt nhiều. 16 Trong khi đó, do không tiếp xúc trực tiếp với nước sôi nên (1điểm) thành bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thành bên 0,25 trong do đó dãn nở vì nhiệt ít hơn. Hai thành cốc giãn nở vì nhiệt không đều nhau nên cốc bị vỡ 0,25