Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải

doc 8 trang nhatle22 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_mon_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải

  1. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 6 Lớp: 6A Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Phần một : Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ) Câu 1( 2,0 đ ). Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia ? A. Tế bào non B. Tế bào trưởng thành C. Tế bào già 2. Nhóm cây nào gồm toàn rễ cọc A. Cây bắp, cây lúa, cây rau, cây dừaB. Cây bắp, cây đậu, cây mít, cây dừa C. Cây đậu, cây mít, cây bưởi, cây xoàiD. Cây đậu, cây cau, cây lúa, cây ổi 3. Thân to ra do: A. Phần vỏ B. Phần trụ giữa C. Phần vỏ và phần trụ giữa D. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 4. Cấu tạo trong của thân non gồm : A. Vỏ và trụ giữa B. Thân chính, chồi nách, chồi ngọn C. Biểu bì và thịt vỏ D. Mạch rây, mạch gỗ 5. Căn cứ vào cách mọc của thân, người ta chia thân làm 3 loại là: A. Thân quấn, tua cuốn, thân bò B. Thân gỗ, thân cột, thân cỏ C. Thân đứng, thân leo, thân bò D. Thân cứng, thân mềm, thân bò 6. Những nhóm cây nào sau đây dài ra rất nhanh: A. Mướp, Mồng tơi, BíB. Mướp, Đậu ván, Ổi C. Bạch đàn, Nhãn, Ổi Câu 2(1,0đ). Hãy chọn từ thích hợp trong các từ lông hút, vỏ, mạch gỗ điền vào chỗ trống ở các câu dưới đây: - Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được hấp thụ, chuyển qua . tới - Rễ mang các có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất Phần hai : Tự luận ( 6,0 điểm ) Câu 3 (2,0đ). Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? Tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
  2. Câu 4 (2,5đ). So sánh cấu tạo trong của thân non và cấu tạo miền hút của rễ ? Câu 5 (1,5 đ). Để tìm hiểu tác dụng của mạch rây đối với cây. Bạn An chọn một cành cây trong vườn , bốc bỏ một khoanh vỏ. Sau một tháng An thấy mép vỏ ở phía trên chỗ cắt phình to ra, còn mép vỏ ở phía dưới không phình to ra. Em hãy giải thích vì sao?  
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN Phần một : Trắc nghiệm ( 4,0 điểm ) Câu 1(3,0 đ). HS chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm . 1. B ; 2. C ; 3. D ; 4. A ; 5. C ; 6.A Câu 2 (1,0 đ ). HS điền đúng mỗi cụm từ được 0,25 điểm - Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ - Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất Phần hai : Tự luận ( 6,0 điểm ) Câu 3 ( 2,0 đ ) - Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng khác nhau (0,5đ) - Tế bào thực vật gồm các thành phần chủ yếu sau: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và một số thành phần khác như: không bào, lục lạp (ở tb thịt lá) (1,5đ) Câu 4 (2,5 đ ): * Giống nhau : - Cấu tạo gồm nhiều tế bào - Đều gồm vỏ ( biểu bì, thịt vỏ), Trụ giữa (mạch rây, mạch gỗ, ruột ). * Khác nhau : - Miền hút biểu bì có lông hút còn thân non không có - Miền hút của rễ mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ còn thân non mạch rây ở ngoài , mạch gỗ ở trong. Câu 5 (1,5đ). Vì khi bóc vỏ là ta bóc luôn cả mạch rây, nên các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây bị ứ lại ở mép trên lâu ngày làm cho mép trên phình to ra. Còn ở mép dưới chất hữu cơ không vận chuyển tới được nên không phình to ra.  
  4. Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2015 – 2016 Họ và tên: Môn: Sinh học 6 Lớp: 6A4 Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Phần một : Trắc nghiệm ( 3,0 điểm ) Hãy khoanh tròn một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng 1. Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia ? A. Tế bào non B. Tế bào trưởng thành C. Tế bào già D. Cả A, B và C 2. Nhóm cây nào gồm toàn rễ cọc A. Cây bắp, cây lúa, cây rau, cây dừa B. Cây bắp, cây đậu, cây mít, cây dừa C. Cây đậu, cây mít, cây bưởi, cây xoài D. Cây đậu, cây cau, cây lúa, cây ổi 3. Thân to ra do: A. Phần vỏ B. Phần vỏ và phần trụ giữa C. Phần trụ giữa D. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 4. Cấu tạo trong của thân non gồm : A. Vỏ và trụ giữa B. Biểu bì và thịt vỏ C. Thân chính, chồi nách, chồi ngọn D. Mạch rây, mạch gỗ 5. Muốn cho bộ rễ phát triển mạnh để cây nhanh tốt phải : A. Xới đất cho tơi xốp B. Tưới nước đủ và bón phân hợp lí C. Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ D. Cả A, B và C 6. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với động vật A. Thực vật sống khắp nơi trên Trái đất B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển C. Thực vật rất đa dạng, phong phú Phần hai : Tự luận ( 7,0 điểm ) Câu 1(2,0đ): Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? Tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
  5. Câu 2(3,0đ): Rễ gồm có mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền? Miền nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 3(2,0đ): Những loại cây nào thường bấm ngọn ? Những loại cây nào thì tỉa cành ? Cho ví dụ  
  6. Trường THCS Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2011 – 2012 Họ và tên: Môn: Sinh học 6 Lớp: 6 Thời gian : 45 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Phần một : Trắc nghiệm ( 3 điểm ) Hãy khoanh tròn một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước ý trả lời đúng 1. Trong các tế bào sau đây, tế bào nào có khả năng phân chia ? A. Tế bào non B. Tế bào trưởng thành C. Tế bào già D. Cả A, B và C 2. Nhóm cây nào gồm toàn rễ cọc A. Cây bắp, cây lúa, cây rau, cây dừa B. Cây bắp, cây đậu, cây mít, cây dừa C. Cây đậu, cây mít, cây bưởi, cây xoài D. Cây đậu, cây cau, cây lúa, cây ổi 3. Thân to ra do: A. Phần vỏ B. Phần vỏ và phần trụ giữa C. Phần trụ giữa D. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ 4. Cấu tạo trong của thân non gồm : A. Vỏ và trụ giữa B. Biểu bì và thịt vỏ C. Thân chính, chồi nách, chồi ngọn D. Mạch rây, mạch gỗ 5. Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với động vật A. Thực vật sống khắp nơi trên Trái đất B. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển C. Thực vật rất đa dạng, phong phú 6. Muốn cho bộ rễ phát triển mạnh để cây nhanh tốt phải : A. Xới đất cho tơi xốp B. Tưới nước đủ và bón phân hợp lí C. Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ D. Cả A, B và C Phần hai : Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1(2đ): Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào? Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Câu 2(2,5đ): Có mấy loại rễ chính, kể tên? Mỗi loại cho 2 ví dụ Câu 3(2,5đ): Rễ gồm có mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền? Miền nào quan trọng nhất? Vì sao?
  7. Bài làm