Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_201.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Khánh Hải
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 1) Lớp: 9A Điểm Lời phê của thầy (cô) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng 1. Đặc điểm của đậu Hà Lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen là: A. Sinh sản và phát triển mạnh B. Tốc độ sinh trưởng nhanh C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao D. Có hoa đơn tính 2. Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen 3. Biến dị là hiện tượng A. sinh vật biến đổi dần dưới ảnh hưởng của môi trường sống. B. con sinh ra có những đặc điểm khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. C. con sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ. D. các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu. 4. Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định A. tính trạng nào đó đang được nghiên cứu. B . các đặc điểm về sinh lí của một cơ thể. C. các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể. D. các tính trạng của sinh vật 5. Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, gọi là: A. Cặp tính trạng tương phản. B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. C. Hai cặp tính trạng tương phản. D. Cặp gen tương phản. 6. Lai phân tích nhằm mục đích: A. Kiểm tra kiểu gen B. Kiểm tra kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. D. Kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội . 7. Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm: A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng. C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. 8. Ở mèo, tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng lông dài. Khi lai cá thể mèo lông ngắn với mèo lông dài đều thuần chủng. Kết quả kiểu hình ở F1 là A. 100% lông dài. B.100% lông ngắn. C. 1 lông ngắn : 1 lông dài. D. 3 lông ngắn : 1 lông dài. 9. Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là: A. P: aa x aa B. P: Aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x Aa 10. Kiểu gen dưới đây được xem là thuần chủng: A. Aa và Aa B. AA và Aa C. AA và aa D. Aa và aa
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 1) Lớp: 9A Điểm Lời phê của thầy (cô) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng 1. Hai trạng thái khác nhau của cùng loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là: A. Cặp gen tương phản B. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản C. Hai cặp tính trạng tương phản D. Cặp tính trạng tương phản 2. Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là: A. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu C. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội 3. Đặc điểm của giống thuần chủng là A. có khả năng sinh sản mạnh B. dễ gieo trồng C. nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm D. có đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống các thế hệ trước 4. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu là: A. Sinh sản. B. Di truyền. C. Sao chép. D. Biến dị. 5. Để nghiên cứu di truyền, Men Đen đã sử dụng phương pháp A. Tự thụ phấn B. Lai khác dòng C. Lai giống D. Phân tích các thế hệ lai 6. Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh dưỡng. D. Sinh sản nảy chồi. 7. Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh . Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cây F1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào? A 5 hạt vàng : 3 hạt xanh B. 3 hạt vàng :1 hạt xanh. C.100% hạt vàng D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh. 8. Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích: A. P: Aa x aa B. P: AA x AA C. P: Aa x Aa D. P: AA x Aa 9. Tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 3 trội 1 lặn xuất hiện trong phép lai nào sau đây ? A. AA x aa. B. Aa x AA. C. Aa x Aa. D. Aa x aa. 10. Phép lai cho kết quả ở đời con phân li theo tỉ lệ 50% : 50% là A. Aa x aa B. AA x Aa C. Aa x Aa D. AA x aa
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 1) Lớp: 9A Điểm Lời phê của thầy (cô) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng 1. Các qui luật di truyền của Menđen được phát hiện trên cơ sở các thí nghiệm mà ông đã tiến hành ở: A. Cây đậu Hà Lan và nhiều loài khác B. Ruồi giấm C. Trên nhiều loài côn trùng D. Cây đậu Hà lan 2. Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm: A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng. C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. 3. Menđen tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích: A. Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống. B. Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống. C. Kiểm tra độ thuần chủng của giống. D. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn. 4. Để xác định độ thuần chủng của giống, người ta cần thực hiện phép lai với cơ thể mang kiểu gen A. Đồng hợp trội. B. Dị hợp. C. Đồng hợp lặn D. Có kiểu hình trội. 5. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. 6. Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh dưỡng. D. Sinh sản nảy chồi. 7. Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản? A. Hoa kép và hoa đơn. B. Hạt vàng và hạt trơn. C. Quả đỏ và quả tròn. D. Thân cao và thân xanh lục 8. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho chó lông ngắn thuần chủng lai với lông dài thì ở F1 sẽ thu được A. Toàn lông dài. B. Toàn lông ngắn C. 1 lông ngắn : 1 lông dài. D. 3 lông ngắn : 1 lông dài. 9. Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là: A. P: aa x aa B. P: Aa x aa C. P: Aa x Aa D. P: AA x Aa 10. Ở đậu Hà Lan hoa màu đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn. Khi cho 2 giống đậu hoa màu đỏ thuần chủng lai với hoa màu trắng. Kết quả con lai F2 là: A. 100% hoa màu đỏ. B. 25% hoa đỏ, 50% hoa hồng, 25% hoa trắng. C. 25% hoa đỏ, 75% hoa trắng. D. 75% hoa đỏ, 25% hoa trắng.
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 1) Lớp: 9A Điểm Lời phê của thầy (cô) Hãy khoanh tròn vào một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng 1. Men đen đã tiến hành trên đối tượng nào để thực hiện các thí nghiệm của mình? A. Cây cà chua. B. Ruồi giấm B. Cây Đậu Hà Lan. D. Trên nhiều loài côn trùng. 2. Biến dị tổ hợp là A. Những kiểu hình ở thế hệ F1 B. Những kiểu hình giống P. C. Những kiểu hình khác P. D. Những kiểu hình ở thế hệ F2. 3. Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là: A. Tính trạng B. Kiểu hình C. Kiểu gen D. Kiểu hình và kiểu gen 4. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính B. Phương pháp phân tích các thế hệ lai C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. 5. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể được gọi là A. Kiểu di truyền B. Kiểu gen . C. Tính trạng D. Kiểu gen và kiểu hình. 6. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là A. Tính trạng lặn B. Tính trạng tương ứng. C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng trội. 7. Ví dụ nào sau đây là đúng với cặp tính trạng tương phản? A. Hoa kép và hoa đơn. B. Hạt vàng và hạt trơn. C. Quả đỏ và quả tròn. D. Thân cao và thân xanh lục 8. Khi lai cây cà chua có kiểu gen AA với cây cà chua có kiểu gen aa thu được F1 A. 100% có kiểu gen Aa B. 100% có kiểu gen AA C. 100% có kiểu gen aa D. 100% có kiểu gen A 9. Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích: A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa 10. Ở chuột lông đen mang gen A, lông trắng mang gen a. Cho chuột lông đen lai với chuột lông trắng F1 thu được toàn lông đen. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau: A. Aa x Aa B. AA x aa. C. Aa x aa. D. aa x aa.
- ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C A B D A C A B D C ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D A D B D B C A C A ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D A C C A B A B C D ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C A B C D A A D B
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 2) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. NST là cấu trúc có ở A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào 2. Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì: A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau 3. Ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST là: A. Từ 0,5 đến 50 micrômet B. Từ 10 đến 20 micrômet C. Từ 5 đến 30 micrômet D. 50 micrômet 4. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở: A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín C. Tế bào mầm sinh dục D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng 5. Vì sao nói nhiễm sắc thể có chức năng di truyền. A. NST là cấu trúc mang gen (ADN) B. NST có trong nhân tế bào. C. NST có tính đặc thù. D. NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em. 6. Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là: A. Ruồi giấm B. Động vật có vú C. Người D. Các động vật thuộc lớp Chim 7. Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về người là: A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y 8. Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là: A. Làm tăng biến dị tổ hợp B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình 9. Nhiễm sắc thể ở người có 2n = 46. Một tế bào người đang ở kì sau của giảm phân II có A. 23 nhiễm sắc thể đơn. B. 46 nhiễm sắc thể đơn. C. 92 nhiễm sắc thể đơn. D. 92 crômatit. 10. Ở người, một tế bào sinh dưỡng có 2n = 46 NST. Có 5 tế bào cùng nguyên phân. Số nhiễm sắc thể sẽ là. A. 115 NST. B. 230 NST. C. 345 NST. D. 460 NST.
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 2) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng: A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng 2. Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là: A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng C. Luôn co ngắn lại D. Luôn luôn duỗi ra 3. Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là: A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần 4. Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứng C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực 5. Ở người gen qui định bệnh máu khó đông nằm trên: A. NST thường và NST giới tính X B. NST giới tínhY và NST thường C. NST thường D. NST giới tính X 6. Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì: A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị D. Cả A, B, C đều đúng 7. Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm? A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài B. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn C. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn D. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh dài 8. Hiện tượng di truyền liên kết là do: A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh 9. Ở người, có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? A. 1 loại trứng 22A + X và 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A +Y. B. 1 loại trứng 22A + X và 1 loại tinh trùng 22A + X. C. 2 loại trứng 22A + X và 22A +Y và 1 loại tinh trùng và 22A + X. D. 2 loại trứng 22A + X và 22A +Y và 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A +Y. 10. Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? A. 2 NST B. 4 NST C. 8 NST D. 16 NS Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018
- Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 2) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là: A. Biến đổi hình dạng B. Trao đổi chất C. Tự nhân đôi D. Co, duỗi trong phân bào 2. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là: A. XX ở nam và XY ở nữ B. XX ở nữ và XY ở nam C. Ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX D. Ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY 3. Trong giảm phân, tự nhân đôi NST xảy ra ở: A. Kì trung gian của lần phân bào I B. Kì giữa của lần phân bàoI C. Kì trung gian của lần phân bào II D. Kì giữa của lần phân bào II 4. Trong quá trình tạo giao tử ở đông vật, hoạt động của các tế bào mầm là: A. Nguyên phân B. Giảm phân C. Thụ tinh D. Nguyên phân và giảm phân 5. Đặc điểm của NST giới tính là: A. Có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng B. Có 1 đến 2 cặp trong tế bào C. Số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài D. Luôn chỉ có một cặp trong tb sinh dưỡng 6. Điểm giống nhau về NST giới tính ở tất cả các loài sinh vật phân tính là: A. Luôn giống nhau giữa cá thể đực và cá thể cái B. Đều chỉ có một cặp trong tế bào 2n. C. Đều là cặp XX ở giới cái D. Đều là cặp XY ở giới đực 7. Kết quả của quá trình nguyên phân là: Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n sẽ tạo ra A. 2 tế bào con, có bộ NST đơn bội (n). B. 4 tế bào con, có bộ NST đơn bội (n) C. 4 tế bào con, có bộ NST lưỡng bội (2n) D. 2 tế bào con, có bộ NST lưỡng bội (2n) 8. Sự duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể là nhờ những quá trình nào? A. Nguyên phân, giảm phân. B. Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. C. Giảm phân, thụ tinh. D . Nguyên phân, thụ tinh. 9. Ở ruồi giấm, bộ NST lưỡng bội trong nhân tế bào là 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân, số NST trong tế bào đó là A. 8 NST đơn B. 16 NST kép. C. 16 NST đơn D. 8 NST kép. 10. Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình: A. Đều có thân xám, cánh dài C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn B. Đều có thân đen, cánh ngắn D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 2) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là: A. 0,2 đến 2 micrômet B. 2 đến 20 micrômet C. 0,5 đến 20 micrômet. D. 0,5 đến 50 micrômet 2. Cặp NST tương đồng là: A. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ B. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động C. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau 3. Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là: A. Nhân đôi NST B Tiếp hợp giữa 2 NST kép trong từng cặp tương đồng C. Phân li NST về hai cực của tế bào D. Co xoắn và tháo xoắn NST 4. Điểm khác nhau cơ bản của quá trình giảm phân so với nguyên phân là. A. Từ 1 tế bào mẹ (2n) cho 4 tế bào con (n) B. Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con. C. Trãi qua kì trung gian và giảm phân. D. Là hình thức sinh sản của tế bào. 5. Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính: A. Luôn luôn là một cặp tương đồng B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng 6. Chức năng của NST giới tính là: A. Điều khiển tổng hợp Prôtêin cho tế bào B. Nuôi dưỡng cơ thể C. Xác định giới tính D. Tất cả các chức năng nêu trên 7. Ở người, thành ngữ” giới đồng giao tử” dùng để chỉ: A. Người nam B. Người nữ C. Cả nam lẫn nữ D. Nam vào giai đoạn dậy thì 8. Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên A. Nhóm gen liên kết B. Cặp NST tương đồng C.Các cặp gen tương phản D. Nhóm gen độc lập 9. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là A. sự kết hợp ngẫu nhiên theo nguyên tắc: một giao tử đực với 1 giao tử cái. B. sự kết hợp tế bào chất của một giao tử đực với một giao tử cái. C. sự kết hợp các giao tử để tạo thành hợp tử có bộ nhân đơn bội. D. sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội của 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. 10. Ở lúa nước, một tế bào sinh dưỡng có 2n = 24 NST. Có 5 tế bào cùng nguyên phân. Số nhiễm sắc thể sẽ là. A. 110 NST. B. 120 NST. C. 240 NST. D. 480 NST. ĐÁP ÁN
- HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C A B A D D C B B ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D B A A D D C B A C ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C B A A D B D B C A ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C D A C C B A D B
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 3) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Đột biến là những biến đổi xảy ra ở: A. Nhiễm sắc thể và ADN B. Nhân tế bào C. Tế bào chất D. Phân tử ARN 2. Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở: A. Một cặp nuclêôtit B. Một hay một số cặp nuclêôtit C. Hai cặp nuclêôtit D. Toàn bộ cả phân tử ADN 3. Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là: A. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào B. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào C. Rối loạn trong quá trinh tự nhân đôi của ADN D. Sự phân li của NST trong nguyên phân 4. Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nuclêôitit của gen là : A. Mất 1 cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit D. Cả A và C 5. Đột biến NST là loại biến dị: A. Xảy ra trên NST trong nhân tế bào B. Làm thay đổi cấu trúc NST C. Làm thay đổi số lượng của NST D. Cả A, B, C đều đúng 6. Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 7. Đột biến số lượng NST bao gồm: A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST 8. Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST 9. Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST C. Thể 3n của Ngô có 30 NST D. Thể 4n của Ngô có 38 NST 10. Hãy xác định trong biến dị dưới đây, biến dị nào di truyền? A. Thể 3nhiễm ở cặp NST số 21 B. Thể 1 nhiễm ở cặp NST giới tính C. Thể đa bội ở cây trồng D. Cả 3 biến dị trên đều di truyền
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 3) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen được gọi là: A. Đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen C. Đột biến số lượng ADN D. Cả A, B, C đều đúng 2. Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Cả A, B, C đều đúng 3. Nguyên nhân gây ra đột biến là gì? A. Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí, hóa học B. Do sự rối loạn quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của môi trường C. Do sự cạnh tranh giữa cá thể đực hoặc cái trong loài D. Cả A và B 4. Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Cả A, B, C đều đúng 5. Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là: A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan 6. Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12 C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính 7. Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng: A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó 8. Kí hiệu bộ NST dưới đây được dùng để chỉ thể 2 nhiễm là: A. 3n B. 2n C. 2n + 1 D. 2n-– 1 9. Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡngcủa củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể: A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) 10. Đặc điểm của thực vật đa bội là: A. Có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội B. Tốc độ phát triển chậm C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu D. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 3) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất 1. Nguyên nhân của đột biến gen là: A. Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trong tế bào B. Tác động của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể C.Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào D.Cả 3 nguyên nhân nói trên 2. Hậu quả của đột biến gen là: A. Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật B. Làm tăng khả năng thích nghi với cơ thể với môi trường sống C. Thường gây hại cho bản thân sinh vật D. Cả 3 hậu quả nêu trên 3. Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến 4. Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST 5. Thể dị bội là: A. Các cặp nhiễm sắc thể không phân li B. Một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể thay đổi về số lượng C. Không có cặp nhiễm sắc thể đồng dạng D. Có một cặp nhiễm sắc thể không phân li. 6. Ở cà độc dược 2n = 24, thể dị bội 2n+1 sẽ là A. 24 NST B. 25 NST C. 26 NST D. 27 NST 7. Phát sinh thể dị bội là do: A. Sự phân li không bình thường trong quá trình nguyên phân B. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN C. Sự phân li không bình thường của 1 cặp NST trong giảm phân và hình thành giao tử D. Câu A và B đúng 8. Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có: A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc 9. Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 10. Ngô có 2n = 20. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thể 3 nhiễm của Ngô có 19 NST B. Thể 1 nhiễm của Ngô có 21 NST C. Thể 3n của Ngô có 30 NST D. Thể 4n của Ngô có 38 NST
- ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A B C B D A D A C D ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B D D B A C D B B A ĐÁP ÁN HS chọn đúng mỗi câu được 1,0 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C D A B B C D A C
- Trường THCS 1 Khánh Hải BÀI KIỂM TRA – Năm học : 2017 – 2018 Họ và tên: Môn: Sinh học 9 (Bài số 3) Lớp: 9A Thời gian : 15 phút Điểm Lời phê của thầy (cô) Đề: Câu 1(5,0 điểm ). Đột biến gen là gì ? Kể tên các dạng đột biến gen ? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Câu 2(5,0 điểm ). Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là ( 2n + 1 ) và ( 2n – 1) ? Nêu hậu quả của đột biến dị bội ?
- Đáp án và biểu điểm Câu 1(5,0đ): - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra (2,0 đ) - Các dạng đột biến : Mất một cặp nuclêôtit , thêm một cặp Nu , thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác . (1,5 đ) - Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thì thường có hại cho bản thân sinh vật. Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen và gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. (1,5 đ) Câu 2(5,0 đ) * Cơ chế (3,0 đ) - Cơ chế phát sinh thể dị bội : Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li Kết quả tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và một giao tử không mang NST nào - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội. * Hậu quả (2,0 đ) - Tạo ra những biến đổi về hình thái ( hình dạng, kích thước, màu sắc . .) ở thực vật. - Gây bệnh, tật di truyền ở người: bệnh đao, bệnh tơcnơ, . . .
- Phần II-Tự luận(7,0 điểm ) Câu 1(3,0 điểm ): Đột biến gen là gì ? Kể tên các dạng đột biến gen ?. Câu 2(4,0 điểm ): Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là ( 2n + 1 ) và ( 2n – 1) ? Nêu hậu quả và cho ví dụ của đột biến dị bội ?
- Đáp án và biểu điểm Phần I - Trắc nghiệm (3,0 điểm) HS chọn đúng mỗi câu được 0,5đ 1 2 3 4 5 6 B B C B D C Phần II-Tự luận(7,0 điểm ) Câu 1(3,0đ): - Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử AND, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra - Các dạng đột biến : Mất một cặp nuclêôtit , thêm một cặp Nu , thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác . Câu 2(4,0 đ) * Cơ chế (2,0 đ) Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể ( 2n + 1 ) và thể ( 2n – 1 ) là sự không phân li của một cặp NST tương đồng nào đó . Kết quả là một giao tử có cả 2 NST của một cặp , còn một giao tử không mạng NST nào của cặp đó . Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội . * Hậu quả (2,0 đ) Dạng thể đột biến ( 2n + 1 ) và thể ( 2n – 1 ) có thể gây ra những biến đổi về hình thái ( hình dạng , kích thước, màu sắc ) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người Ví dụ: Đột biến dạng ( 2n + 1 ) NST 21 ở người gây bệnh Đao. Đột biến ( 2n – 1 ) NST giới tính X ở người gây bệnh Tơcnơ.