Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học Khối 6 (Bản đẹp)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học Khối 6 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_sinh_hoc_khoi_6_ban_dep.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học Khối 6 (Bản đẹp)
- Trường THCS Đức Thắng NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2018-2019 Họ và tên giáo viên:LÊ HÀ PHƯƠNG Dạy lớp: 6E, 6G, 7D ,8D, 8G, 9D, 9E Môn ra đề:Sinh hoc 6,7,8,9
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học 6 I.ĐỀ BÀI Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu mà em cho là đúng nhất: 1/ Bộ phận nào diễn ra các hoạt động sống của tế bào: a. Chất tế bào. b. Màng sinh chất. c. Nhân. d. Không bào. 2/ Những nhóm cây nào sau đây gồm toàn cây thân gỗ: a. Cây bàng, cây ngô, cây mướp, cây me. b. Cây nhãn, cây me, cây mít, cây xoài. c. Cây lúa, cây dừa, cây ổi, cây cỏ. d. Cây xương rồng, cây đậu, cây hành, cây ngô. 3/ Cây có rễ cọc là cây có: a. Nhiều rễ con mọc ra từ rễ một rễ cái. b. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân. c. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái. d. Chưa có rễ cái không có rễ con. 4/ Để chế tạo ra các sản phẩm hữu cơ khác cây cần nguyên liệu: a. Nước và khí các bô níc b. Tinh bột và khí các bô níc c. Tinh bột và muối khoáng c. Nước và tinh bột 5/ Tế bào thực vật khác tế bào động vật chủ yếu là: a.Vách tế bào và nhân. b. Chất tế bào và nhân. c. Vách tế bào và lục lạp. 6/ Nhóm gồm toàn các cây có rễ chùm: a. Cây lúa, cây hành , cây đậu . b. Cây trúc , cây lúa , cây ngô. c. Cây mía , cây nhãn, cây tre. 7/ Nguyên liệu chủ yếu lá cây sử dụng để chế tạo tinh bột là: a. CO2 và muối khoáng. b. Nước và Oxi. c. Nước và CO2. 8/ Chức năng của lỗ khí là gì: a.Trao đổi khí & thoát hơi nước. b. Cho ánh sáng đi qua. c. Hấp thụ hơi nước từ ngoài không khí. 9/ Ở thân cây non, mạch gỗ làm nhiệm vụ gì? a. Giúp cây dài ra. b. Giúp thân to ra. c.Vận chuyển nước và muối khoáng
- Câu 2: Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để viết các chữ (a, b, c, ) vào cột trả lời: (1đ) Cột A Cột B Trả lời (Các miền của rễ) ( Chức năng chính của từng miền) 1. Miền hút a. Làm cho rễ dài ra. 1 2. Miền sinh trưỏng b. Dẫn truyền. 2 3. Miền trưỏng thành c. Che chở cho đầu rễ. 3 4. Miền chóp rễ d. Hấp thụ nứơc và muối khoáng. 4 ĐÁP ÁN Câu 1(9đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 hỏi Đáp a b a c c b c a c án Điểm 1 1 1 1 1 1 1 1 1 Câu 2 (1 điểm) Câu hỏi Đáp án Điểm 1 d 0.25 2 a 0.25 3 b 0.25 4 c 0.25
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học 6 I.ĐỀ BÀI Câu 1: (4.5 điểm) Rễ cây có chức năng gì? Em hãy kể tên các loại rễ biến dạng (mỗi loại lấy từ 2 ví dụ trở lên)? Câu 2: (5.5 điểm) Theo vị trí của thân trên mặt đất chia thân thành mấy loại? Đặc điểm của mỗi loại? Lấy ví dụ cho từng loại thân (mỗi loại lấy 2 ví dụ trở lên)? II. ĐÁP ÁN Câu Nội dung cần đạt Điểm Rễ giúp cho cây mọc được trên đất. Rễ hút nước và muối khoáng 1.0 hòa tan. 0.5 Có 4 loại rễ biến dạng: 0.75 1 + Rễ củ: của sắn, cà rốt, 0.75 4.5đ + Rễ móc: trầu không, hồ tiêu, 0.75 + Rễ thở: bụt mọc, cây đước, 0.75 + Giác mút: tầm gửi, tơ hồng, Theo vị trí của thân trên mặt đất chia thân thành ba loại 1.0 1.5 - Thân đứng có ba dạng: + Thân gỗ: cứng, cao, có cành. VD: cây đa, cây bàng, + Thân cột: cứng, cao, không cành. VD: cây cau, cây dừa, 2 + Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. VD: các loại cỏ, lúa, 5.5đ 1.5 - Thân leo có 2 dạng: + Leo bằng thân quấn: cây đậu đũa, cây mồng tơi, + Leo bằng tua cuốn: cây mướp, cây tóc tiên, 1.5 - Thân bò: mềm yếu, bò lan sát đất, VD: cây rau má, cây khoai lang, Tổng: 02 câu 10.0đ
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học 7 I.ĐỀ BÀI: Khoanh tròn đáp án đúng: Câu 1: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. 4 tế bào Câu 2. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả? A. trùng biến hình và trùng roi xanh. B. trùng roi xanh và trùng giày. C. trùng giày và trùng kiết lị. D. trùng biến hình và trùng kiết lị. Câu 3. Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan? A. Miệng nằm ở mặt bụng. B. Mắt và lông bơi tiêu giảm. C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển. D. Có cơ quan sinh dục đơn tính. Câu 4. Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì? A. Cá. B. Ốc C. Trai. D. Hến. Câu 5. Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? A. Vùi mình sâu vào trong cát. B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn. C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. Câu 6. Ốc sên tự vệ bằng cách nào? A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù. B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng. C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
- Câu 7. Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người? A. Làm nguồn nhiên liệu thay thế cho các khí đốt. B. Được dùng làm mỹ phẩm cho con người. C. Là chỉ thị cho việc nghiên cứu địa tầng. D. Là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Câu 8. Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì? A. Cung cấp vật liệu xây dựng. B. Nghiên cứu địa tầng. C. Thức ăn cho con người và động vật. D. Vật trang trí, trang sức. Câu 9. Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường bài tiết nước tiểu. D. Đường sinh dục. Câu 10. Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết lị? A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt bọ gậy. C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước. D. Ăn uống hợp vệ sinh. II. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B B B C D D A D Điểm 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
- KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học 7 I. ĐỀ BÀI: 1. Trùng sốt rét có lối sống: A. Kí sinh. B. Bắt mồi. C. Tự dưỡng. D. Tự dưỡng và bắt mồi. 2. Trùng sốt rét vào cơ thể người bằng con đường nào? A. Qua ăn uống B. Qua hô hấp C. Qua máu D. Tất cả A, B, C đúng 3. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng giày B. Trùng biến hình C. Trùng roi xanh 4. Trùng biến hình và trùng giày sinh sản như thế nào? A. Cả hai đều chỉ có hình thức sinh sản vô tính, bằng cách phân đôi cơ the.å B. Cả hai đều có thể sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. C. Chỉ trùng biến hình còn có thêm hình thức sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. D. Cả hai đều có hình thức sinh sản vô tính, nhưng trùng giày có thêm hình thức sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp. 5. Trùng biến hình và trùng giày, động vật nào có cấu tạo giống động vật đa bào hơn? A. Trùng biến hình B. Trùng giày C. Không động vật nào giống D. Cả hai động vật này đều giống 6. Muốn phòng chống bệnh sốt rét ta phải làm gì? A. Phải ngủ trong màn B. Diệt muổi Anophen, khai thông cống rãnh, nuôi cá diệt bọ gậy. C. Khi bệnh phải uống thuốc, tiêm thuốc đầy đủ, nâng cao thể lực D. Câu A, B, C đúng 7. Trùng sốt rét phá hũy loại tế bào nào? A. Bạch cầu B. Hồng cầu C. Tiểu cầu D. Tất cả A, B, C đúng 8. Trùng roi cấu tạo từ: A. 2 tế bào B. 1 tế bào C. 3 tế bào 9. Biểu hiện nào cho biết triệu chứng bệnh sốt rét?
- A. Đau bụng. B. Nhức đầu. C. Sốt liên miên hoặc từng cơn. Mặt đỏ ra nhiều mồ hôi đau toàn bộ cơ thể. 10. Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: A. Hồng cầu B. Máu C. Bạch cầu D. Ruột người II.ĐÁP ÁN Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B C C D D B B C D Điểm 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
- KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN:Sinh học 8 I.ĐỀ BÀI. A/ Trắc nghiệm(4đ) Câu1: Hãy sắp xếp các chức năng tương ứng với các phần của xương, bằng cách ghép cột A với cột B cho phù hợp và điền kết quả vào cột C: Các phần của xương Chức năng Kết quả (C) 1.Sụn đầu xương A. Làm cho xương dài ra. 1 2.Sụn tăng trưởng B.Giảm ma sát trong khớp. 2 3.Mô xương xốp C.Phân tán lực, tạo ô chứa tủy. 3 4.Khoang xương D.Chứa tủy xương. 4 Câu2: Điền chữ đúng ( Đ) hoặc sai (S) vào đầu mỗi câu sau: 1.Nơ ron hướng tâm dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng. 2.Có 2 loại nơ ron: nơ ron hướng tâm và nơ ron li tâm. 3. Mô xương cứng gồm các nan xương xếp hình cung có chức năng phân tán lực. 4.Xương dài có cấu tạo hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người lớn. Câu3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phù hợp: -Cung phản xạ là con đường mà xung (1) truyền từ cơ quan (2) qua (3) .thần kinh rồi đến cơ quan (4) B/ Tự luận (6đ) Câu1: (4đ) Nêu thành phần hóa học và tính chất của xương? Xương to ra; dài ra nhờ vào đâu? Câu2 (2đ) Giải thích vì sao xương động vật hầm lâu ( đun sôi lâu) thì bở?
- II.ĐÁP ÁN A/ Trắc nghiệm: (4đ) Câu1: (1đ) 1.B - 2.A - 3.C - 4.D ( mỗi ý đúng đạt 0.25 đ) Câu2: (1đ) 1. S - 2.S - 3. S - 4.Đ ( mỗi ý đúng đạt 0.25 đ) Câu3: (1đ) (1) thần kinh, (2) thụ cảm, (3) trung ương, (4) phản ứng. (mỗi ý đúng đạt 0.5đ) B/ Tự luận: (6đ) Câu 1: (4đ) -Thành phần hóa học của xương gồm: +Chất hữu cơ (cốt giao) ( 0.5 đ) +Chất vô cơ (muối can xi) ( 0.5 đ) -Tính chất của xương: + Bền chắc ( 0.5đ) + Mềm dẻo ( 0.5đ) -Xương to ra nhờ sự phân chia của tế bào màng xương.( 1 đ) -Xương dài ra nhờ sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng.( 1 đ) Câu2: (2đ) Giải thích xương động vật hầm lâu ( đun sôi lâu) thì bở là do: +Trong xương chất hữu cơ và chất vô cơ liên kết lại với nhau ( 0.5đ) +Khi hầm xương bò hay lợn, chất cốt giao bị phân hủy( 0.5đ). +Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt( 0.5đ), +Phần xương còn lại là chất vô cơ ( không còn cốt giao) nên bở ( 0.5đ)
- KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học 8 I.ĐỀ BÀI: A/ Trắc nghiệm: (4đ) Câu1: Hãy sắp xếp các chức năng phù hợp với các loại mô tương ứng, bằng cách ghép cột A với cột B cho phù hợp và điền kết quả vào cột C: Các loại mô (A) Chức năng (B) Kết quả (C) 1. Mô biểu bì A Tiếp nhận kích thích, dẫn truyền xung thần kinh, xử 1 2. Mô liên kết lý thông tin. 2 3. Mô cơ B. Bảo vệ, che chở, hấp thụ, tiết các chất. 3 4. Mô thần kinh C. Co giãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận 4 động của cơ thể. D Neo giữ các nội quan hoặc tạo khung cho cơ thể, dinh dưỡng Câu2: Điền chữ đúng ( Đ) hoặc sai (S) vào đầu mỗi câu sau: 1. Nơ ron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền. 2. Nơ ron li tâm dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương thần kinh 3. Xương có hai tính chất là bền chắc và mềm dẻo. 4. Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, nơ ron li tâm và cơ quan phản ứng. Câu3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho phù hợp: Phản xạ là (1) của cơ thể để (2) các kích thích của (3) . thông qua .(4)
- B/ Tự luận: (6đ) Câu1: (4đ) Khớp xương là gì? Kể tên các loại khớp xương? Cho ví dụ? Câu2: (2đ) Giải thích vì sao xương người già thường dễ gãy hơn xương trẻ em? II. ĐÁP ÁN A/ Trắc nghiệm: (4đ) Câu1: (1đ) 1.B - 2.D - 3.C 4.A ( mỗi ý đúng đạt 0.25 đ) Câu2 :(1đ) 1.Đ - 2.S - 3 .Đ 4.Đ ( mỗi ý đúng đạt 0.25 đ) Câu3: (2đ) (1) phản ứng .(2).trả lời (3) môi trường (4) hệ thần kinh ( mỗi ý đúng đạt 0.5 đ) B/ Tự luận: (6đ) Câu1: (4đ)Khớp xương là nơi 2 hay nhiều xương khớp lại với nhau. ( 1đ) Có 3 loại khớp xương: + Khớp bất động – Ví dụ khớp các xương sọ. ( 1đ) + Khớp bán động – Ví dụ khớp các đốt xương sống. ( 1đ) + Khớp động – Ví dụ khớp khuỷu tay, cổ tay, ( 1đ) Câu 2; (2đ)Giải thích vì sao xương người già thường dễ gãy hơn xương trẻ em: Xương người già chất can xi chiếm 2/3, còn chất cốt giao chỉ chiếm 1/3 ( 1 đ) Xương trẻ em chất can xi chiếm 1/3, còn chất cốt giao chiếm 2/3 ( 1 đ)
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học 9 I.ĐỀ BÀI A. Phần Trắc nghiệm: (5đ) Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c, d vào câu trả lời đúng. 1. Phương pháp nghiên cứu của Men Den là: a. Phương pháp lai phân tích. b. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. c. Phương pháp phân tích tính trạng trội. d. Phương pháp lai phân tích các thế hệ. 2. Tỉ lệ kiểu hình F2 là 1:2:1 là tỉ lệ của: a. Qui luật phân li tính trội không hoàn toàn. b. Qui luật phân li trội hoàn toàn. c. Qui luật phân li độc lập. d. Qui luật phân li tính trạng lặn. 3. Kiểu gen: AaBb sẽ cho ra: a. 1 giao tử. b. 2 giao tử c. 3 giao tử. d. 4 giao tử 4. Khi thực hiện phép lai: AA x Aa sẽ cho ra tỉ lệ kiểu hình: a. 100% mang tính trạng trội. b. 50% tính trạng trội: 50% tính trạng trung gian. c. Cả a và b. d. Một khả năng khác. 5. Đối tượng nghiên cứu của MenDen là: a. Chuột bạch. b. Ruồi giấm.
- c. Ếch d. Đậu Hà Lan. B. Phần tự luận: (5đ) Cho lai giữa 2 giống ngô thuần chủng: Ngô vàng x Ngô trắng kết quả thu được F1 toàn cây ngô có hạt tím. Cho các cây F1 tiếp tục tự thụ phấn cho ra F 2 có kết quả như sau: F2 = 3050 ngô vàng : 6150 ngô tím: 3071 ngô trắng. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm và lập sơ đồ lai từ P -> F2. II. ĐÁP ÁN A.Phần Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án b a d c D Điểm 1 1 1 1 1 B. Phần tự luận: - Xét tỉ lệ kiểu hình của F2 = 3050 ngô vàng : 6150 ngô tím: 3071 ngô trắng. = 1 ngô vàng : 2 ngô tím : 1 ngô trắng. ( 1đ) - Đây là tỉ lệ của qui luật phân li, tính trội không hoàn toàn . (1 đ) => F1 đồng tính trung gian; F2 có tỉ lệ Kiểu hình ; 1 trội ; 2 trung gian : 1 lặn Vậy tính trạng ngô tím là tính trạng trung gian. Gọi A là gen qui định tính trạng ngô trắng trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng ngô vàng. (giả sử tính trạng ngô trắng là tính trạng trội: => Kiểu gen của P: Ngô vàng: aa; Ngô trắng: AA; Ngô tím: Aa . (1.5đ) - Sơ đồ lai: Pt/c: Ngô vàng x Ngô trắng aa AA GP: a A F1: Aa -> 100% ngô tím.(1.5đ) F1 x F1: Ngô tím x Ngô tím Aa Aa GF1: A:a A:a F2:
- + Kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa + Kiểu hình: 1 ngô trắng : 2 ngô tím : 1 ngô vàng = F2 (đpcm) (1.5đ) KIỂM TRA 15 PHÚT MÔN: Sinh học I.ĐỀ BÀI: Câu 1:(4 điểm)Hãy lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau 1. Di truyền học là gì? A. Hiện tượng truyền đạt tất cả các tính trạng của thế hệ trước làm cho con cháu sinh ra giống hệt với bố mẹ của chúng B. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu C. Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết D. Hiện tượng con sinh ra con sinh ra giống với các cá thể của những loài cùng sống trong điều kiện đó 2. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được kết quả nào sau đây? A. Tỉ lệ 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. Toàn quả vàng C. Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. Toàn quả đỏ 3. Nơi lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền là A. ADN B. protein C. mARN D. rARN 4. Trong lần phân bào lần I của giảm phân, NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào ở A. kì đầu B. kì giữa C. kì sau D. kì cuối Câu 2 (3.0 điểm)
- a. Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào? b. Một đoạn mARN có trình tự các Nuclêôtit như sau: - X - A - G - G - U - X - A - U – A - G – Hãy xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen tổng hợp nên đoạn mARN đó. Câu 3 (3 điểm). Một gen có chiều dài 5100 Ao nuclêôtit và có số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tổng số nuclêôtit và số lượng từng loại nuclêôtit của gen trên. II. ĐÁP ÁN Câu 1(4 điểm) ý 1 2 3 4 Đáp án B D A B Điểm 1 1 1 1 Câu 2(3điểm) Cấu trúc không gian của ADN. - Năm 1953, J. Oatxon và F. Crick công bố mô hình cấu trúc 0.25 không gian ADN. - Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch nuclêôtit song 0.25 song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết hiđro tạo 0.25 thành từng cặp A - T; G - X theo nguyên tắc bổ sung. 0.25 - Mỗi vòng xoắn cao 34 A0 gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 A0. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung - Số nucleotit loại A = T; G = X ; A + G = T + X ; (A+T)/(G+X) 0.5 đặc trưng cho loài - Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia. 0.5 b. Trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen tổng hợp nên đoạn mARN
- Mạch 1: - G – T – X – X – A – G – T – A – T – X Mạch 2: - X – A – G – G – T – X – A – T – A – G 1 Câu 3 (3 điểm) Tổng số nuclêôtit của gen : 1 (5100 : 3.4) x 2 = 3000 (nuclêôtit) Số lượng từng loại nucleotit: A = T = (3000 x 30)/100 = 900 (nuclêôtit) 2 G = X = (50 - 30) x 3000/100 = 600 (nuclêôtit)