Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Trường THCS Khánh Hải

doc 2 trang nhatle22 4930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Trường THCS Khánh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_ii_truong_thcs_kh.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Trường THCS Khánh Hải

  1. TRƯỜNG THCS 1 KHÁNH HẢI ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: Vật Lý- Lớp 6 Lớp: Thời gian: 45 ph I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời đúng của mỗi câu hỏi:(3,0 đ) Câu 1. Nhiệt độ của nước đang sôi: A. 0oC B. 1000C C. 320C D. 2120C Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng: A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng Câu 3. Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì: A. Không thể hàn hai thanh ray được. B. Để lắp các thanh ray dễ dàng hơn C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra. D. Vì chiều dài thanh ray không đổi. Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì: A. Thể tích tăng, khối lượng riêng giảm. B. Thể tích giảm. C. Thể tích không thay đổi. D. Thể tích giảm, khối lượng riêng giảm. Câu 5. Khi nói về sự giãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng: A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Câu 6. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng: A. Đổi phương của lực kéo. B. Thay đổi trọng lượng của vật. F C. Tăng độ lớn của lực kéo. D. Thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo Câu 7. (2,0đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: Hình 1 a. Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định. Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực. b. Ròng rọc động là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn chuyển động cùng với vật. Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao, ta được lợi hai lần về lực. II. TỰ LUẬN (5,0điểm) Câu 8. (1,5đ) Giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng? Câu 9. (2,5đ) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của các chất. Câu 10.(1,0đ) Giải thích vì sao vào mùa hè, khi chạy xe trên đường thì không nên bơm xe quá căng. BÀI LÀM
  2. Câu 8. Vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn, nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn có thể làm rách tấm tôn. Câu 9. - Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đị, - Các chất rắn, lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau, - các chất khí khác nhau nhau dãn nở vì nhiệt giống nhau, - Chất khí dãn nở vỉ nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Câu 10. Mùa hè nhiệt độ ngoài trời rất nóng (có khi lên tới 40 – 480C) nên khi chạy xe trên đường thì không nên bơm xe quá căng vì không khí trong ruột xe sẽ nở ra nhiều có thể làm bể ruột và vỏ xe.