Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Trường THCS Phú Túc

doc 11 trang nhatle22 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Trường THCS Phú Túc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_6_truong_thcs_phu_tuc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Trường THCS Phú Túc

  1. Ngày soạn: 08/10/2018 Tiết 20: KIỂM TRA 1 TIẾT I/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Cấu tạo TB thực vật, sự phân chia TB, các loại rễ, các miền rễ, sự hút nước và MK, cấu tạo của thân, vận chuyển các chất trong thân 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập. 3. Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác trong quá trình làm bài kiểm tra. 4. Năng lực: Phát huy năng lực đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự lập, tự tin, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao TỔNG Tên chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL I. Mở đầu 2 câu 2 câu 0,5 đ 0,5 đ II. Tế bào 2 câu 2 câu thực vật 0,5 đ 0,5 đ 2 câu 1 7 câu III. Rễ 4 câu 0,5 đ câu 2,5 đ 1 đ 2đ IV. Thân 4 câu 2 câu 1 câu 1 câu 7 câu 1 đ 0,5 đ 2đ 2đ 5,5 đ TS câu: 19 12 4 1 1 1 19 Điểm: 10đ 3đ 1đ 2đ 2đ 2đ 10đ TL% = 100 30% 10% 20% 20% 20% 100% II. ĐỀ BÀI A. Trắc nghiệm (4 điểm): Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Vật không phải là vật sống là: A. Cây chuối. B. Con dao. C. Con gà. D. Cây đào. Câu 2: Thực vật khác động vật ở đặc điểm là: A. Có khả năng sinh sản. B. Lớn lên. C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ. D. Có sự trao đổi chất với môi trường. Câu 3: Tế bào có hình dạng nhất định là nhờ: A. Vách tế bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp. Câu 4: Ở thực vật, loại mô giúp cây lớn lên là: A. Mô mềm. B. Mô phân sinh. C. Mô nâng đỡ. D. Mô bì. Câu 5: Loại rễ biến đổi thành giác mút có ở: A. Cây trầu không. B. Cây tầm gửi. C. Cây bần. D. Cây khoai mì.
  2. Câu 6: Ở thực vật, có 2 loại rễ chính là: A. Rễ cọc và rễ chùm. B. Rễ cái và rễ con. C. Rễ cọc và rễ con. D. Rễ chùm và rễ phụ. Câu 7: Cây có rễ chùm là: A. Cây mận. B. Cây mít. C. Cây bắp. D. Cây me. Câu 8: Ở rễ, miền có chức năng giúp rễ dài ra là: A. Miền trưởng thành. B. Miền sinh trưởng.C. Miền hút. D. Miền chóp rễ. Câu 9: Nhóm thân leo bao gồm: A. Thân quấn, thân bò. B. Thân cỏ, thân cuốn. C. Thân cuốn, thân quấn. D. Thân cỏ, thân gỗ. Câu 10: Trong các loại thân cây, loại thân chậm dài nhất là: A. Thân gỗ. B. Thân leo. C. Thân cỏ. D. Thân bò. Câu 11: Cành mang hoa hoặc hoa trên cây được phát triển từ: A. Thân chính. B. Chồi ngọn. C. Chồi nách. D. Gốc rễ. Câu 12: Loại thân biến dạng để chứa chất dự trữ cho cây là: A. Thân mọng nước. B. Thân củ. C. Thân rễ. D. Thân củ và thân rễ. Câu 13: Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì: A. Có mạch vận chuyển các chất. B. Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng. C. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. D. Có ruột chứa chất dự trữ. Câu 14: Rễ thở thường gặp ở những cây: A. Mọc ở vùng đồi núi. B. Trồng trong chậu. C. Mọc trên đất. D. Ở nơi bị ngập nước. Câu 15: Khi trồng các loại cây rau, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích: A. Làm tăng chồi non trên cây. B. Làm tăng số hoa trên cây. C. Làm giảm chồi lá trên cây. D. Làm giảm số hoa trên cây. Câu 16: Để có tác dụng tốt, việc bấm ngọn ở cây trồng nên thực hiện vào lúc: A. Sau khi thu hoạch. B. Sau khi cây ra hoa. C. Trước khi cây ra hoa. D. Khi cây bắt đầu lớn. B. Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Câu 2 (2 điểm): Hãy trình bày thí nghiệm chứng tỏ mạch gỗ trong thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. Câu 3 (2 điểm): Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ. III. HƯỚNG DẪN CHẤM: A. Trắc nghiệm (4 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 B C A B B A C B C A C D B D A C
  3. B. Tự luận (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, tạo 0,5đ (2,0 điểm) quả. - Thu hoạch củ trước khi cây ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất 0,75đ hữu cơ nhất. - Nếu thu hoạch chậm sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ 0,75đ của củ đã dùng tạo các bộ phận của hoa nên thu hoạch thấp. Câu 2 - Chuẩn bị 2 cành hoa trắng, 1 cắm vào cốc nước màu (đỏ hoặc tím), 0,5đ (2,0 điểm) 1 cắm vào cốc nước thường và để ra chỗ thoáng. - Sau một thời gian, so sánh màu của hai bông hoa. 0,5đ - Cắt vài lát mỏng ngang cành hoa trong cốc nước màu và quan sát 0,5đ dưới kính hiển vi. - Nhận xét: phần chính giữa cành hoa có thấm màu mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng. 0,5đ Câu 3 - Tùy theo từng loại cây mà người ta bấm ngọn hay tỉa cành vào 0,5đ (2,0 điểm) những giai đoạn thích hợp để tăng năng xuất cây trồng. - Bấm ngọn những cây lấy quả, hạt, bông Ví dụ: 0,75đ - Tỉa cành những cây lấy gỗ, lấy sợi Ví dụ: 0,75đ TỔ CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Huê
  4. Trường THCS Phú Túc KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Lớp 6A Môn: Sinh học Họ và tên: . (Tiết 20 – PPCT, thời gian: 45phút) Điểm Lời phê của cô giáo I. Trắc nghiệm khách quan (3điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đầu câu trả lời đúng nhất Câu 1: Vật không phải là vật sống là: A. Cây chuối. B. Con dao. C. Con gà. D. Cây đào. Câu 2: Thực vật khác động vật ở đặc điểm là: A. Có khả năng sinh sản. B. Lớn lên. C. Tự tổng hợp được chất hữu cơ. D. Có sự trao đổi chất với môi trường. Câu 3: Tế bào có hình dạng nhất định là nhờ: A. Vách tế bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp. Câu 4: Ở thực vật, loại mô giúp cây lớn lên là: A. Mô mềm. B. Mô phân sinh. C. Mô nâng đỡ. D. Mô bì. Câu 5: Loại rễ biến đổi thành giác mút có ở: A. Cây trầu không. B. Cây tầm gửi. C. Cây bần. D. Cây khoai mì. Câu 6: Ở thực vật, có 2 loại rễ chính là: A. Rễ cọc và rễ chùm. B. Rễ cái và rễ con. C. Rễ cọc và rễ con. D. Rễ chùm và rễ phụ. Câu 7: Cây có rễ chùm là: A. Cây mận. B. Cây mít. C. Cây bắp. D. Cây me. Câu 8: Ở rễ, miền có chức năng giúp rễ dài ra là: A. Miền trưởng thành. B. Miền sinh trưởng.C. Miền hút. D. Miền chóp rễ. Câu 9: Nhóm thân leo bao gồm: A. Thân quấn, thân bò. B. Thân cỏ, thân cuốn. C. Thân cuốn, thân quấn. D. Thân cỏ, thân gỗ. Câu 10: Trong các loại thân cây, loại thân chậm dài nhất là: A. Thân gỗ. B. Thân leo. C. Thân cỏ. D. Thân bò. Câu 11: Cành mang hoa hoặc hoa trên cây được phát triển từ: A. Thân chính. B. Chồi ngọn. C. Chồi nách. D. Gốc rễ. Câu 12: Loại thân biến dạng để chứa chất dự trữ cho cây là: A. Thân mọng nước. B. Thân củ. C. Thân rễ. D. Thân củ và thân rễ. Câu 13: Miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì: A. Có mạch vận chuyển các chất. B. Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng. C. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. D. Có ruột chứa chất dự trữ.
  5. Câu 14: Rễ thở thường gặp ở những cây: A. Mọc ở vùng đồi núi. B. Trồng trong chậu. C. Mọc trên đất. D. Ở nơi bị ngập nước. Câu 15: Khi trồng các loại cây rau, người ta thường bấm ngọn nhằm mục đích: A. Làm tăng chồi non trên cây. B. Làm tăng số hoa trên cây. C. Làm giảm chồi lá trên cây. D. Làm giảm số hoa trên cây. Câu 16: Để có tác dụng tốt, việc bấm ngọn ở cây trồng nên thực hiện vào lúc: A. Sau khi thu hoạch. B. Sau khi cây ra hoa. C. Trước khi cây ra hoa. D. Khi cây bắt đầu lớn. II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa? Câu 2: Hãy trình bày thí nghiệm chứng tỏ mạch gỗ trong thân có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng. Câu 3: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ. Bài làm . .
  6. Ngày soạn: 08/10/2017 KIỂM TRA 1 TIẾT Tiết: 20 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh khi học xong chương I, II, II. + Khái quát cơ thể: cấu tạo cơ thể người, tế bào, mô, phản xạ. + Vận động: bộ xương, cấu tạo và tính chất của xương và cơ, hoạt động của cơ, tiến hóa và vệ sinh hệ vận động. + Tuần hoàn: thành phần cấu tạo máu và chức năng từng thành phần, tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết, tim và mạch máu, vận chuyển máu và vệ sinh hệ tuần hoàn. - Kiểm tra kiến thức của học sinh từ đó đánh giá lại chất lượng dạy và học nhằm rút kinh nghiệm trong việc dạy và học. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng làm bài độc lập, vận dụng kiến thức đã học vào bài làm. - Rèn kĩ năng trung thực, khách quan. Vận dụng tri thức vào cuộc sống. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra 4. Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự lập, tự tin, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. MA TRẬN Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao Tổng Chủ đề Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. Khái 1 0.5 1 0.5 1 3 Quát Về 0,25 0.5 0,25 1 0,25 2.75 Cơ Thể Người 2.Vận 2 2 1 1 4 Động 0,5 0,5 0,25 2 3 3. Tuần 2 1 1.5 1 0.5 1 1 4 Hoàn 0,5 1 2.5 0,5 1 1 4.25 Số câu: 4.5 7 1.5 13 Số điểm: 2.25 4.75 3 10 Tỉ lệ: 22.5% 47.5% 30% 100% III. ĐỀ BÀI A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời đúng: Câu 1: Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng của: A. Chất tủy vàng trong khoang xương B. Mô xương xốp C. Chất tủy đỏ có trong đầu xương D. Sụn tăng trưởng Câu 2: Cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
  7. A. Cơ quan thụ cảm D. Cơ quan phản ứng B. Dây thần kinh ly tâm,trung gian và hướng tâm C. Dây thần kinh ly tâm E. Dây thần kinh trung gian Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây được xem là đúng khi nói về cột sống của người: A. Có 2 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau B. Cong theo hình cung C. Cong ở 4 chỗ D. Không đáp án nào đúng Câu 4: Xương phát triển được bề ngang là do: A. Khoang xương B. Lớp màng xương C. Tủy xương D. Sụn đầu xương Câu 5: Khi gặp người tai nạn gãy xương kín em cần làm gì? A. Bế ngay nạn nhân vào chỗ mát C. Nắn cho xương khớp vào nhau B. Đặt nạn nhân nằm im và sơ cứu D. Đặt nạn nhân nằm im và nắn xương. Câu 6: Loại cơ nào không giãn theo ý muốn của cơ thể ? A. Cơ trơn và cơ tim B. Cơ vân và cơ tim C. Cơ vân và cơ trơn D. Không có cơ nào Câu 7: Người có nhóm máu AB không truyền được cho nhóm máu O, A, B vì : A. Khi truyền cho người có nhóm máu O, A, B sẽ gây tắc mạch máu người nhận do hồng cầu bị kết dính. B. Nhóm máu AB huyết tương không có α và β. C. Nhóm máu AB ít người có. D. Nhóm máu AB hồng cầu không có A và B Câu 8: Dựa vào hình 1cho biết tên các ngăn của tim ứng với vị trí 1, 2, 3, 4. 1. 2 3. 4 2 Câu 9: Trong cơ thể gồm những hệ cơ quan nào? 1 1. Hệ cơ 4. Hệ vận động 7. Hệ bài tiết 4 2. Hệ tuần hoàn 5. Hệ hô hấp 8. Hệ nội tiết 3 3. Hệ xương 6. Hệ tiêu hóa 9. Hệ thần kinh 10.Hệ sinh dục A. 1,2,3,4,6,7,8,9,10 B. 2,3,4,5,6,7,8,9 C. 2,4,5,6,7,8,9,10 D. 3,4,6,7,8,9,10 Câu 10: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì: A. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào. B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động của cơ thể. C. Khi toàn bộ các tế bào chết thì cơ thể sẽ chết. D. A và B đúng. Câu 11: Thành phần của máu gồm: A. Hồng cầu và bạch cầu B. Hồng cầu bạch cầu và tiểu cầu C. Huyết tương và hồng cầu D. Huyết tương và các tế bào máu Câu 12. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng về chức năng của các loại mô : Cột A Kết quả Cột B
  8. 1. Mô biểu bì. 1 a. Co, dãn. 2. Mô liên kết. 2 b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển các 3. Mô cơ. 3 hoạt động của cơ thể. 4. Mô thần kinh. 4 c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết. d. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. Câu 13: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước những câu nào đúng với hậu quả của việc tăng huyết áp:  A. Làm tăng áp lực máu, nếu tăng quá cao làm cho mạch máu dễ vỡ. Nếu vỡ mạch máu não sẽ gây tai biến có thể dẫn đến tử vong.  B. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến suy thận.  C. Thường xuyên luyện tập thể thao, lao động vừa sức, tránh xúc động mạnh, lo âu, căng thẳng.  D. Hạn chế ăn muối, chất béo, rượu, thuốc lá. B. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1: Nêu cấu tạo trong của tim? Ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn tim nào có thành cơ tim mỏng nhất? Vì sao? Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi? (2,5đ) Câu 2: Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Em đã miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng? (1đ) Câu 3 : Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động ? Em đã làm gì để hệ cơ và bộ xương phát triển cân đối và khỏe mạnh? (1,5đ ) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM (5đ) Mỗi đáp án đúng được 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 9 10 11 12 13 1 2 3 4 Đáp án D A, B, D C B B A A C D D c d A b A, B Câu 8: (1đ) 1. Tâm nhĩ phải 2. Tâm thất phải 3. Tâm nhĩ trái 4. Tâm thất trái B.TỰ LUẬN (5đ) Câu Đáp án Biểu điểm - Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim 0,25 1 và van tim. Các van tim giúp máu lưu thông theo 1 chiều. - Tim có 4 ngăn: Tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. 0,25 - Thành cơ tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất, tâm thất trái là 0,25 dày nhất. - Vì tâm nhĩ phải chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải, còn tâm 0,25 thất trái co bóp mạnh để tạo lực lớn nhất để đẩy máu đến toàn bộ cơ thể. Vì tim co dãn theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha (0,8 giây): Pha
  9. nhĩ co mất 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây; pha thất co mất 0,3 giấy và nghỉ 0,5 giây. Tim nghỉ ngơi hoàn toàn (pha dãn chung) trong một 0,5 chu kỳ là 0,4 giây. Vậy trong một chu kỳ, tim vẫn có thời gian nghỉ nên tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi. 2 - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó 0,25 mặc dù sống ở nơi có mầm bệnh. - Có 2 loại miễn dịch là miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh và tập 0,25 nhiễm) và miễn dịch nhân tạo (chủ động và bị động). - Liệt kê những bệnh mà cơ thể đã miễn dịch nhờ tiêm phòng và do bị mắc từ trước đó 0,5 3 * Đặc điểm thích nghi với đứng thẳng và lao động: - Hộp sọ phát triển. - Lồng ngực nở rộng sang hai bên. 0,5 - Cột sống cong ở 4 chỗ. - Xương chậu nở, xương đùi lớn. - Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển. - Chi trên có khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại. * Để hệ cơ và xương phát triển cân đối, khỏe mạnh: - Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức. - Ăn uống đủ chất. - Ngồi học ngay thẳng, mang vác đều hai bên. 0,5 TỔ CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Huê
  10. Trường THCS Phú Túc KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Lớp 8A Môn: Sinh học Họ và tên: . (Tiết 20 – PPCT, thời gian: 45phút) Điểm Lời phê của cô giáo I. Trắc nghiệm (5điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước đầu câu trả lời đúng Câu 1: Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng của: A. Chất tủy vàng trong khoang xương B. Mô xương xốp C. Chất tủy đỏ có trong đầu xương D. Sụn tăng trưởng Câu 2: Cung phản xạ gồm những bộ phận nào? A. Cơ quan thụ cảm D. Cơ quan phản ứng B. Dây thần kinh ly tâm,trung gian và hướng tâm C. Dây thần kinh ly tâm E. Dây thần kinh trung gian Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây được xem là đúng khi nói về cột sống của người: A. Có 2 đoạn cong trước và 1 đoạn cong sau B. Cong theo hình cung C. Cong ở 4 chỗ D. Không đáp án nào đúng Câu 4: Xương phát triển được bề ngang là do: A. Khoang xương B. Lớp màng xương C. Tủy xương D. Sụn đầu xương Câu 5: Khi gặp người tai nạn gãy xương kín em cần làm gì? A. Bế ngay nạn nhân vào chỗ mát C. Nắn cho xương khớp vào nhau B. Đặt nạn nhân nằm im và sơ cứu D. Đặt nạn nhân nằm im và nắn xương. Câu 6: Loại cơ nào không giãn theo ý muốn của cơ thể ? A. Cơ trơn và cơ tim B. Cơ vân và cơ tim C. Cơ vân và cơ trơn D. Không có cơ nào Câu 7: Người có nhóm máu AB không truyền được cho nhóm máu O, A, B vì : A. Khi truyền cho người có nhóm máu O, A, B sẽ gây tắc mạch máu người nhận do hồng cầu bị kết dính. B. Nhóm máu AB huyết tương không có α và β. C. Nhóm máu AB ít người có. D. Nhóm máu AB hồng cầu không có A và B 2 Câu 8: Dựa vào bên cho biết tên các ngăn của tim ứng với vị trí 1, 2, 3, 4. 1 1. 2 4 3. 4 3 Câu 9: Trong cơ thể gồm những hệ cơ quan nào? 1. Hệ cơ 3. Hệ xương 5. Hệ hô hấp 7. Hệ bài tiết 9. Hệ thần kinh 2. Hệ tuần hoàn 4. Hệ vận động 6. Hệ tiêu hóa 8. Hệ nội tiết 10.Hệ sinh dục A. 1,2,3,4,6,7,8,9,10 B. 2,3,4,5,6,7,8,9 C. 2,4,5,6,7,8,9,10 D. 3,4,6,7,8,9,10 Câu 10: Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì: A. Các cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo bởi tế bào. B. Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động của cơ thể.
  11. C. Khi toàn bộ các tế bào chết thì cơ thể sẽ chết. D. A và B đúng. Câu 11: Thành phần của máu gồm: A. Hồng cầu và bạch cầu B. Hồng cầu bạch cầu và tiểu cầu C. Huyết tương và hồng cầu D. Huyết tương và các tế bào máu Câu 12. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng về chức năng của các loại mô : Cột A Kết quả Cột B 1. Mô biểu bì. 1 a. Co, dãn. 2. Mô liên kết. 2 b. Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển các 3. Mô cơ. 3 hoạt động của cơ thể. 4. Mô thần kinh. 4 c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết. d. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. Câu 13: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước những câu nào đúng với hậu quả của việc tăng huyết áp:  A. Làm tăng áp lực máu, nếu tăng quá cao làm cho mạch máu dễ vỡ, não sẽ gây tai biến có thể dẫn đến tử vong.  B. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến suy thận.  C. Thường xuyên luyện tập thể thao, lao động vừa sức, tránh xúc động mạnh.  D. Hạn chế ăn muối, chất béo, rượu, thuốc lá. II. TỰ LUẬN (5đ) Câu 1: Nêu cấu tạo trong của tim? Ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn tim nào có thành cơ tim mỏng nhất? Vì sao? Em hãy giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không biết mỏi? Câu 2: Miễn dịch là gì? Có những loại miễn dịch nào? Em đã miễn dịch với những bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng? Câu 3 : Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động ? Em đã làm gì để hệ cơ và bộ xương phát triển cân đối và khỏe mạnh? Bài làm .