Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 52

doc 3 trang nhatle22 5250
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_sinh_hoc_lop_6_tiet_52.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 6 - Tiết 52

  1. Tuần 26 - Tiết 52 Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh về: hoa và sự sinh sản hữu tính, quả và hạt, tảo, rêu, dương xỉ - Qua kiểm tra phân luồng được học sinh để tìm biện pháp giảng dạy tốt hơn. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng trình bày. - Kĩ năng vận dụng kiến thức 3. Thái độ: - Có ý thức học tập, nghiêm túc trong kiểm tra. II. Phương pháp: - Kiểm tra, đánh giá. III. Phương tiện: IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Giảng bài mới: * Ma trận đề kiểm tra: Nội dung chính Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tống số Hoa- Quả- Hạt 1 2 3 6 Tảo 0,5 0,5 Rêu 1,5 1,5 Đặc điểm cây sống 1 1 2 ở các môi trường. Tổng điểm 2,5 4,5 3 10 * ĐỀ KIỂM TRA: I. Trắc nghiệm: Câu 1: (1,5đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng: 1. Hạt một lá mầm khác với hạt hai lá mầm ở đặc điểm chủ yếu sau: a. Có phôi nhũ. b. Phôi có một lá mầm. c. Phôi có hai lá mầm 2. Hạt gồm có các bộ phận chính: a. Lá mầm, rễ mầm, thân mầm, chồi mầm b. Lá mầm, phôi nhũ, vỏ, chồi mầm c. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ 3. Tảo không phải là thực vật vì: a. Cơ thể có cấu tạo đơn bào b. Sống dưới nước
  2. c. Chưa có rễ, thân, lá, và chưa có mạch dẫn Câu 2: (1,5đ) Hãy điền vào chỗ trống các từ thích hợp để biết được đặc điểm của rêu: “ Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm có (1) , (2) ,chưa có (3) thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có (4) . Rêu sinh sản bằng (5) được chứa trong (6) , cơ quan này nằm ở ngọn cây rêu.” Câu 3: (1đ)Cho biết các cách phát tán của quả và hạt bằng cách đánh dấu X vào bảng sau: Tên quả-hạt Cách phát tán của quả và hạt Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán 1. Qủa đỗ đen 2. Hạt hoa sữa 3. Qủa cây xấu hổ 4. Hạt thông II. Tự luận: (6đ) Câu 1: Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? (2đ) Câu 2: Nêu thí nghiệm chứng minh các điều kiện cần cho hạt nảy mầm?(2đ) Câu 3: Trình bày đặc điểm của cây sống ở môi trường nước và cây sống ở môi trường cạn? Kể tên một vài cây sống ở môi trường đó?(2đ) ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC 6 I.Trắc nghiệm: (4đ) Câu 1:1.5đ (đúng một ý được 0.5đ) 1b; 2c; 3c Câu 2: 1.5đ (đúng một từ được 0.25đ) Câu 3: 1đ (đúng 1 ý được 0.25đ) Tên quả-hạt Cách phát tán của quả và hạt Nhờ gió Nhờ động vật Tự phát tán 1. Qủa đỗ đen x 2. Hạt hoa sữa x 3. Qủa cây xấu hổ x 4. Hạt thông x I. Tự luận: (6đ) Câu 1: (2đ) Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: (đúng 1 ý được 0.5đ) Hoa tự thụ phấn Hoa giao phấn - Là hoa có hạt phấn rơi vào đậu - Là những hoa có hạt phấn chuyển đến nhuỵ của chính hoa đó. đầu nhuỵ của hoa khác. - Thực hiện ở hoa lưỡng tính. - Thực hiện ở hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính Câu 2: (2đ) (Mỗi thí nghiệm 1đ) Thí nghiệm 1: Chọn 30 hạt đỗ đen tốt: + Cốc 1: 10 hạt đỗ đen để khô. + Cốc 2: 10 hạt đỗ đen ngâm ngập nước. + Cốc 3: 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm. - Kết quả: cốc 3 hạt nảy mầm. - Kết luận: hạt nảy mầm cần đủ nước và không khí.
  3. Thí nghiệm 2: Bỏ vào cốc 10 hạt đỗ đen để trên bông ẩm, sau đó để trong hộp xốp đựng nước đá 4 đến 5 ngày. - Kết quả: hạt đỗ không nảy mầm - Kết luận : hạt nảy mầm còn cần nhiệt độ thích hợp. * Ngoài ra còn cần chất lượng hạt giống tốt Câu 3: 2đ (mối đặc điểm và ví dụ được 1đ) - Đặc điểm của những cây sống môi trường nước: lá to, xốp, nhẹ thích nghi với đời sống trôi nổi ở nước. Vd: cây sen, bèo, rong đuôi chó - Đặc điểm của cây sống môi trường cạn: rễ ăn sâu, nông, lan rộng, than thẳng đứng hoặc phát triển nhiều cành. Vd: cây thông, mít, xoài, 4/Củng cố: Nhận xét quá trình làm bài của học sinh 5/ Hướng dẫn học ở nhà: - Xem bài: HẠT TRẦN-CÂY THÔNG. - Kẻ bảng SGK vào vở, soạn các câu hỏi trong nội dung bài.