Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Hữu

docx 2 trang nhatle22 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_cong_nghe_lop_7_hoc_ki_2_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Hữu

  1. Trường TH và THCS Trần Hữu KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2020-2021 Họ và tên: Môn: Công nghệ 7 Lớp 7B Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Ngày thi: ./ /2020.Ngày trả bài : / ./2021 Điểm Lời nhận xét của thầy,cô giáo Đề bài I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng. Câu 1. Khai thác rừng có các loại sau: A. Khai thác trắng và khai thác dần. B. Khai thác dần và khai thác chọn. C. Khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn. D. Khai thác chọn và khai thác toàn bộ. Câu 2. Khi nuôi gà với loại hình sản xuất trứng nên chọn: A. Gà Tam Hoàng. B. Gà có thể hình dài. C. Gà Ri. D. Gà có thể hình ngắn, chân dài. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? A. Không đồng đều. B. Theo giai đoạn. C. Theo thời vụ gieo trồng. D. Theo chu kì. Câu 4. Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải: A. Chọn cây còn non để chặt. B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng. C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm. D. Phục hồi rừng sau khi khai thác. Câu 5. Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là: A. Khai thác rừng phòng hộ. B. Khai thác rừng ở nơi đất dốc. C. Khai thác trắng sau đó trồng lại. D. Tham gia phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Câu 6. Mục đích của nhân giống thuần chủng là: A. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có. B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực. C. Tạo ra giống mới. D. Tạo ra được nhiều cá thể cái. Câu 7. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là: A. Cung cấp thực phẩm cho ngành sản xuất. B. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. C. Cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng trong nước. D. Cung cấp sức kéo và phân bón. Câu 8. Sự phát dục của vật nuôi là: A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể. B. Sự phát triển của hợp tử và hệ tiêu hoá.
  2. C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. D. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể. Câu 9. Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng ( phản ứng thuốc) khi tiêm vắc xin thì phải : A. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi. B. Tiếp tục theo dõi. C. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời. D. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch. Câu 10. Thức ăn vật nuôi gồm có: A. Nước và chất khô. B. Vitamin, lipit và chất khoáng. C. Prôtêin, lipit, gluxit. D. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin. Câu 11. Đây là loại thức ăn nào? Biết tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%. A. Rơm, lúa. B. Khoai lang củ. C. Rau muống. D. Bột cá. Câu 12. Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào? A. Thức ăn giàu tinh bột. B. Thức ăn hạt. C. Thức ăn thô xanh. D. Thức ăn nhiều sơ. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì? Cho biết các biện pháp bảo vệ rừng? Câu 2. (2 điểm) Thức ăn vật nuôi là gì? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi? Câu 3. (2 điểm) Cho biết vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta? Câu 4. (1 điểm) Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh?