Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 5 - Trường THPT Tam Nông

doc 5 trang nhatle22 4150
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 5 - Trường THPT Tam Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_trung_hoc_pho_thong_mon_dia_ly_lop_12.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Trung học phổ thông môn Địa Lý Lớp 12 - Đề số 5 - Trường THPT Tam Nông

  1. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ THỌ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 2 TRƯỜNG THPT TAM NÔNG MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, 40 câu trắc nghiệm. Mã đề thi 105 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Phân hóa học là sản phẩm của ngành công nghiệp A. năng lượng. B. sản xuất công cụ lao động. C. chế biến và hàng tiêu dùng. D. vật liệu. Câu 2: Tỉnh nào có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng A. An Giang B. Bà Rịa- Vũng Tàu C. Đồng Tháp D. Cà Mau Câu 3: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta là A. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. B. ranh giới giữa vùng lãnh hải với vùng tiếp giáp lãnh hải. C. đường cơ sở. D. ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế. Câu 4: Các khoáng sản có trữ lượng lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. than đá, sắt, apatit, đá vôi. B. than đá, sắt, dầu khí, crôm, apatit. C. crôm, vàng, titan, bô xít, than nâu. D. than bùn, dầu khí, thiếc, bô xít. Câu 5: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta? A. Vùng có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ. B. Vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỉ trọng GDP lớn. C. Vùng có nhiều tiềm lực kinh tế, có khả năng thu hút đầu tư. D. Vùng gồm một vài tỉnh có ranh giới xác định. Câu 6: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa A. là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. B. là cơ sở để nước ta tiến hành mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. C. là cơ sở để nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. D. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. Câu 7: Năm 2014 diện tích nước ta là 331 212 km 2, dân số là 90 493 nghìn người. Vậy mật độ dân số trung bình của nước ta là A. 270 người/km2. B. 273 người/ km2. C. 274 người/km2. D. 272 ngưòi /km2. Câu 8: Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài từ A. tháng 5 đến tháng 11. B. tháng 5 đến tháng 10. C. tháng 12 đến tháng 4 năm sau. D. tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Câu 9: Nguyên nhân chính làm cho quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay có nhiều chuyển biến tích cực là A. nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. B. nước ta thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. C. nước ta hội nhập quốc tế và khu vực. D. quá trình công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh. Câu 10: Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam trang 4 - 5, hãy xác định các huyện đảo thuộc các tỉnh ven biển Duyên hải Miền Trung A. Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ,Hoàng Sa. B. Phú Qúi, Côn Đảo, Kiên Hải, Cồn Cỏ. C. Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lí Sơn, Trường Sa. D. Phú Quốc, Vân Đồn, Trường Sa, Cồn Cỏ. Câu 11: Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Miền núi và trung du phải gắn với việc A. đẩy mạnh thâm canh. B. cải tạo đất đai. C. trồng và bảo vệ vốn rừng. D. giải quyết vấn đề lương thực. Câu 12: Ý nào sau đây không phải là nội dung của Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta? Trang 1/5 - Mã đề thi 105
  2. A. Tập trung khai thác các nguồn tài nguyên: đất, rừng, khoáng sản. B. Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu. C. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường. D. Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen. Câu 13: Các vườn quốc gia như Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại A. rừng đặc dụng. B. rừng khoanh nuôi. C. rừng phòng hộ. D. rừng sản xuất. Câu 14: Biểu hiện nào sau đây không theo mùa của các yếu tố hải văn? A. Nhiệt độ nước biển khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa. B. Sinh vật biển phong phú. C. Sóng trên Biển Đông mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc D. Độ mặn trung bình của nước biển tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa. Câu 15: Đối với vùng đồi núi, biện pháp quan trọng hàng đầu để hạn chế xói mòn trên đất dốc là A. chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn. B. thâm canh, tăng vụ. C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá D. xây các công trình thuỷ lợi - thủy điện. Câu 16: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên? A. Phân bố lại dân cư, lao động trên cả nước. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển. C. Các hồ thủy điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho vùng. D. Nuôi trồng thủy sản, du lịch. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm ở nước ta? A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn ở thành thị. B. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta. C. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá cao. D. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Câu 18: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ A. lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B. nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. D. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di cư của các loài sinh vật. Câu 19: Lao động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng là do A. cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt. B. nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp. C. luật đầu tư thông thoáng. D. sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước. Câu 20: Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là A. đất đai, khí hậu, nguồn nước. B. lực lượng lao động. C. hệ thống cây trồng, vật nuôi. D. hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Câu 21: Ở Bắc Trung Bộ, vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư góp phần A. tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian. B. hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác có hiệu quả tiềm năng. C. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. D. giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế du canh du cư. Câu 22: Kim ngạch nhập khẩu ở nước ta tăng lên khá nhanh điều này không phản ánh A. cán cân thương mại tiến đến sự cân bằng. B. nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng. C. sự phục hồi và phát triển sản xuất. D. đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Câu 23: Tại sao tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng đang bị xuống cấp? A. Thường xuyên bị khô hạn. B. Hệ số sử dụng đất cao. C. Bón quá nhiều phân hữu cơ. D. Xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh. Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam trang 14, hãy xác định các đỉnh núi ChưYangSin, LangBiang thuộc vùng Trang 2/5 - Mã đề thi 105
  3. A. Tây Bắc. B. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. Đông Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 25: Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của nước ta? A. Đông Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Tây Bắc. Câu 26: Hiện tượng cát bay, cát chảy diễn ra mạnh nhất ở vùng A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ. C. ven biển miền Trung. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 27: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía Nam? A. Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. B. Thành phần thực vật, động vật phần lớn của vùng xích đạo và nhiệt đới. C. Khí hậu có sự phân hóa thành hai mùa mưa và khô. D. Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C, biên độ nhiệt năm lớn. Câu 28: Ý nào sau đây không thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. B. Độ ẩm không khí cao. C. Số giờ nắng nhiều. D. Cân bằng bức xạ dương quanh năm. Câu 29: Sự phát triển các loại hình GTVT nào sau đây sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế? A. Đường hàng không và đường ống. B. Đường biển và đường ô tô. C. Đường biển và đường hàng không. D. Đường ô tô và đường sắt. Câu 30: Hướng chuyên môn hóa của tuyến công nghiệp Hà Nội - Đáp Cầu - Bắc Giang là A. cơ khí và luyện kim. B. vật liệu xây dựng và phân hóa học. C. vật liệu xây dựng và cơ khí. D. dệt may, xi măng và hóa chất. Câu 31: Khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta là A. làm tăng tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra quanh năm. C. đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. D. không sản xuất được các nông sản của vùng cận nhiệt và ôn đới. Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam trang 23, hãy cho biết đầu mối giao thông trên bộ quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ là A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Thành phố Biên Hòa. C. Thị xã Đồng Soài. D. Thị xã Tây Ninh. Câu 33: Năm 2005, sản lượng điện cả nước là 52,1 tỉ Kwh, nhiệt điện chiếm 70%, trong đó điện điezen- tua bin khí là 45,6%. Hỏi, sản lượng điện thuộc về điezen - tua bin khí là bao nhiêu, chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong sản lượng điện cả nước. A. 16,6 tỉ Kwh và 31,9%. B. 36,5 tỉ Kwh và 31,9%. C. 17 tỉ Kwh và 45,6%. D. 31,9 tỉKwh và 16,6%. Câu 34: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 cho biết tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta là A. Gia Lai. B. Thanh Hóa. C. Nghệ An. D. Sơn La. Câu 35. Cho bảng số liệu? QUY MÔ VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2014. Chỉ tiêu 2005 2014 Quy mô ( nghìn người) 42 774,9 52 744,5 Cơ cấu ( % ) - Nông – lâm – thủy sản 55,1 46,3 - Công ngiệp – xây dựng 17,6 21,4 - Dịch vụ 27,3 32,3 Theo số liệu bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta trong giai doạn 2005 – 2014? A. Tổng số lao động đang làm việc của nước ta có xu hướng tăng. B. Khu vực nông – lâm – thủy sản luôn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm. Trang 3/5 - Mã đề thi 105
  4. C. Tỉ trọng khu vực dịch vụ đang có xu hướng tăng. D. Khu vực công nghiệp – xây dựng đứng thứ hai về tỉ trọng và có xu hướng tăng. Câu 36: Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta là A. đồng bằng sông Cửu Long. B. vùng châu thổ sông Hồng. C. đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ. D. vùng trũng ở Bắc Trung Bộ. Câu 37. Cho bảng số liệu. DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LÚA Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014. Năm Dân số ( nghìn người ) Sản lượng lúa ( nghìn tấn ) 2000 77 630,9 32 529,5 2005 82 392,1 35 832,9 2010 86 947,4 40 005,6 2014 90 728,9 44 974,6 Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, bình quân sản lượng lúa theo đầu người ở nước ta vào năm 2014 là? A. 395,7 kg/ người. B. 595,7 kg/ người. C. 495,7 kg/ người. D. 695,7 kg/ người. Câu 38: Cho bảng số liệu: Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số lượt hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 - 2014? A. Đường hàng không tăng liên tục. B. Đường sắt tăng liên tục. C. Đường thủy giảm liên tục. D. Đường bộ có xu hướng giảm. Câu 39. Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2014. Trang 4/5 - Mã đề thi 105
  5. Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây đúng với tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2014? A. Sản lượng lúa có xu hướng tăng nhưng không ổn định. B. Giai đoạn 2000 – 2005, diện tích lúa của nước ta có xu hướng tăng. C. Diện tích và sản lượng lúa ở nước ta có sự tăng – giảm tương đồng. D. Diện tích lúa có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn 1990 – 2000 và không ổn định trong giai đoạn 2000 – 2014. Câu 40: Cho biểu đồ: 100% 90% 80% 51.9 53.1 52.4 70% 56.4 60% Nhập khẩu 50% Xuất khẩu 40% 30% 48.1 20% 46.9 43.6 47.6 10% 0% 2001 2005 2007 2011 Năm Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 2001 - 2011. B. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 2001 - 2011. C. Quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn 2001 - 2011. D. Sự thay đổi giá trị xuất, nhập khẩu trong giai đoạn 2001 - 2011. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 5/5 - Mã đề thi 105