Đề cương ôn tập giữa kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2020-2021

docx 14 trang hoanvuK 09/01/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ki_ii_mon_dia_li_12_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì II môn Địa lí 12 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: ĐỊA LÍ 12 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1.1. Đặc điểm nổi bật về dân số nước ta là A. dân số đông, gia tăng dân số đang giảm dần. B. dân cư phân bố tương đối đồng đều. C. dân số trẻ và thay đổi không đáng kể. D. tỉ suất sinh thô và tử thô còn cao. Câu 1.2. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đang giảm dần? A. Dân số nước ta trẻ, đang có sự biến đổi. B. Nước ta có dân đông, đang giảm dần. C. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. D. Chất lượng cuộc sống được nâng cao, trình độ dân trí cao. Câu 1.3. Trung du miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng chủ yếu là do A. điều kiện tự nhiên khó khăn hơn. B. lịch sử định cư muộn hơn. C. nguồn lao động ít hơn. D. Phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp. Câu 2.1. Cơ cấu dân số theo giới có ý nhĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế của nước ta? A. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. B. Phân bố lại sản xuất. C. Tổ chức đời sống xã hội cho người dân. D. Thể hiện trách nhiệm của giới. Câu 2.2. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do A. tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới. B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ. C. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao. D. năng suất lao động nâng cao. Câu 2.3. Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là A. đảm bảo phúc lợi xã hội. B. bảo vệ môi trường. C. giải quyết việc làm. D. khai thác tài nguyên thiên nhiên. Câu 3.1. Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao. C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp. D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao. Câu 3.2. Hướng giải quyết việc làm nào dưới đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người? A. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản. B. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động. C. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất công - nông. D. Hợp tác với các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư.
  2. Câu 3.3. Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là A. quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát. B. mức sống của người dân cao. C. công nghiệp hoá phát triển mạnh. D. kinh tế phát triển nhanh. Câu 4.1. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là A. tăng thu nhập cho người dân. B. tạo ra thị trường có sức mua lớn. C. tạo việc làm cho người lao động. D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Câu 4.2. Nước ta phân thành các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh là dựa vào yếu tố nào sau đây? A. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp. B. Cấp quản lý. C. Mật độ dân số đô thị. D. Chức năng đô thị. Câu 4.3. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa? A. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. B. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật. C. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Thúc đẩy nông - lâm - ngư phát triển. Câu 5.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là đô thị đặc biệt của nước ta? A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Hà Nội, Đà Nẵng. C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. D. Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 5.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết vùng nào có mật dân số cao nhất nước ta? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng. D. Tây Nguyên. Câu 5.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Huế. Câu 6.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất trong các đô thị dưới đây? A. Thanh Hóa. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Đà Nẵng. Câu 6.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị nào dưới đây của nước ta có chức
  3. năng tổng hợp? A. Hà Nội và Đà Nẵng. B. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. D. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Câu 6.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ phân bố chủ yếu ở nơi nào sau đây? A. Ven biển. B. Gò đồi. C. Ven sông. D. Vịnh biển. Câu 7.1. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ THÀNH THỊ TRUNG BÌNH CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013- 2015 (Đơn vị: Nghìn người) Năm 2013 2014 2015 Cả nước 28 874,9 30 035,4 31 067,5 Đông Nam Bộ 9 441,7 9 893,9 10 131,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số thành thị trung bình của Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2013-2015? A. Cả nước tăng nhanh và gấp hơn ba lần Đông Nam Bộ (năm 2015). B. Đông Nam Bộ tăng nhanh nhưng ít hơn so với cả nước. C. Đông Nam Bộ tăng không ổn định và tăng ít hơn cả nước. D. Cả nước tăng nhiều hơn Đông Nam Bộ và luôn cao nhất. Câu 7.2. Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỬ SUẤT TỬ THÔ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2009-2015 (Đơn vị: %) Năm 2009 2011 2013 2015 Tỉ suất sinh thô 17,6 16,6 17,0 16,2 Tỉ suất tử thô 6,8 6,9 7,1 6,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ suất sinh thô và tử suất tử thô của nước ta, giai đoạn 2009-2015? A. Tỉ suất sinh thô tăng, tỉ suất tử thô giảm. B. Tỉ suất sinh thô giảm, tỉ suất tử thô tăng. C. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô tăng bằng nhau. D. Tỉ suất sinh thô luôn nhỏ hơn tỉ suất tử thô. Câu 7.3. Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT SINH THÔ VÀ TỬ SUẤT TỬ THÔ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2009-2015 (Đơn vị: %) Năm 2009 2011 2013 2015 Tỉ suất sinh thô 17,6 16,6 17,0 16,2 Tỉ suất tử thô 6,8 6,9 7,1 6,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
  4. Để thể hiện tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô của nước ta, giai đoạn 2009-2015, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Miền. C. Kết hợp. D. Đường. Câu 8.1. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2010-2015 (Đơn vị: Nghìn người) Năm 2010 2013 2014 2015 Cả nước 86 947,4 89 759,5 90 728,9 91 709,8 Đồng bằng sông Hồng 19 851,9 20 481,9 20 705,2 20 912,2 Đồng bằng sông Cửu Long 17 251,3 17 448,7 17 517,6 17 589,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện dân số trung bình của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2010-2015, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Miền. C. Tròn. D. Đường. Câu 8.2. Cho biểu đồ sau: Nhận xét nào không đúng với biểu đồ trên? A. Tỉ số giới tính nước ta liên tục tăng. B. Chênh lệch giới tính có xu hướng giảm. C. Dân số nam luôn cao hơn dân số nữ. D. Tỉ số giới tính luôn ở mức dưới 100.
  5. Câu 8.3. Cho biểu đồ lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây là đúng nhất về lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014? A. Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014. B. Số lượng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014. C. Tốc độ tăng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014. D. Quy mô lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2006 - 2014. Câu 9.1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực : A. Chính trị. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ. Câu 9.2. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là : A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm. C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số. D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu. Câu 9.3. Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta: A. Gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì. C. Gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì. Câu 10.1. Ý nào dưới đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay? A. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. C. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác. D. Giảm tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. Câu 10.2. Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp) của nước ta là : A. Tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản B. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi C. Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp D. Tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục.
  6. Câu 10.3. Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước. B. giảm dần tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. D. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh tỉ trọng. Câu 11.1. Biểu hiện của cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là A. tăng nhanh tỷ trọng nông – lâm – ngư. B. giảm nhanh tỉ trọng công nghiệp – xây dựng. C. giảm tỉ trọng ngành dịch vụ. D. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng. Câu 11.2. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở A. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP. B. tỉ trọng trong cơ cấu GDP trong những năm qua ổn định. C. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP. D. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Câu 11.3. Ý nào dưới đây đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành khu vực II ( công nghiệp – xây dựng )? A. Giảm tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến C. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác D. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường Câu 12.1. Khu vực II (công nghiệp – xây dựng) đang có sự chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm để: A. tránh ô nhiễm môi trường. B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân. C. khai thác hợp lí tài nguyên. D. phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng hiệu quả đầu tư. Câu 12.2. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm A. phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu. B. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. C. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu. D. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Câu 12.3. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước Câu 13.1. Cho bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005 Đơn vị % Khu vực kinh tế 1990 1991 1995 1997 1998 2002 2005 Nông-lâm-ngư nghiệp 38,7 40,5 27,2 25,8 25,8 23,0 21,0 Công nghiệp-xây dựng 22,7 23,8 28,8 32,1 32,5 38,5 41,0
  7. Dịch vụ 38,6 35,7 44,0 42,1 41,7 38,5 38 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2005 là: A. Cột ghép B. Đường C. Miền D. Tròn Câu 13.2. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kì 1990 - 2005. (Đơn vị: %) Ngành 1990 1995 2000 2002 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 Loại biểu đồ phù hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng ngành nông nghiệp là : A. Cột ghép. B. Hình tròn. C. Miền. D. Cột chồng. Câu 13.3. Cho bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ( Đơn vị %) Thành phần 1995 2000 2005 Kinh tế nhà nước 40,2 38,5 38,4 Kinh tế ngoài nhà nước 53,5 48,2 45,6 Có vốn đầu tư nước ngoài 6,3 13,3 16,0 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế là: A.Cột B. Miền C. Tròn D. Đường Câu 14.1: Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. DH Nam Trung Bộ. Câu 14.2: Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long Câu 14.3: Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do A. đẩy mạnh thâm canh. B. đẩy mạnh xen canh tăng vụ. C. mở rộng diện tích canh tác. D. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh. Câu 15.1: Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là A. Cà phê, cao su, mía B. Hồ tiêu, bông, chè C. Cà phê, điều, chè D. Điều, chè , thuốc lá
  8. Câu 15.2: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là A. khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không nhiều. B. thiếu vốn để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. C. thị trường có nhiều biến động, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính. D. khó khăn về đẩy mạnh thâm canh do trình độ người lao động hạn chế. Câu 15.3: Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích chè lớn nhất là: A. Lâm Đồng. B. Đắc LắK. C. Đắc Nông. D. Gia Lai Câu 16.1: Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta: A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng D. Đông bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Câu 16.2: Các cây công ngiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là A. Cà phê, cao su, mía B. Lạc, bông, chè C. Mía, lạc , đậu tương D. Lạc, chè, thuốc Câu 17.1: Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng: A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt. C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm. D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực. Câu 17.2: Điều kiện tác động mạnh mẽ nhất đến việc phát triển chăn nuôi là A. cơ sở thức ăn. B. khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. C. các dịch vụ về giống, thú y. D. lực lượng lao động có kỹ thuật. Câu 17.3: Điều kiện quan trọng nhất để thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta là A. cơ sở thức ăn cần phải được đảm bảo tốt. B. đẩy mạnh phát triển các sản phẩm không qua giết thịt. C. cần sử dụng nhiều giống GS, GC cho năng suất cao. Câu 18.1: Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn ven biển cho nên A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp. B. Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo. D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá. Câu 18.2: Trong các địa phương dưới đây, nơi có ti lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất là A. Quảng Bình B. Bình Dương C. Thái Bình D. Vĩnh Phúc Câu 18.3: hoạt động nào sau đây thuộc về lâm nghiệp A. Mở rộng diện tích trồng chè B. Vận chuyển gỗ đã qua chế biến C. Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ D. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản Câu 18: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong nguồn thịt của nước ta là: A. Thịt trâu. B. Thịt bò. C. Thịt lợn. D. Thịt gia cầm. Câu 19.1: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, hãy cho biết cây chè được trồng chủ yếu ở những vùng nào sau đây? A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  9. C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. Câu 19.2: Căn cứ vào biểu đồ cây công nghiệp ( năm 2007) ở Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta ? A. Kon Tum vag Gia Lai B. Lâm Đồng và Gia Lai C. Đắk Lắk và Lâm Đồng D. Bình Phước và Đắk Lắk Câu 19.3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hai tỉnh có sô lượng trâu bò ( năm 2007) lớn nhất nước ta là: A. Quảng Ninh, Thanh Hóa B. Thanh Hóa, Nghệ An C. Thanh Hóa , Bình Định D. Nghệ An, Quảng Nam Câu 20.1: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18, hãy cho biết lợn được nuôi nhiều ở những vùng nào sau đây? A. đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. C. Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ. D. đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Câu 20.2: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Năm Tổng sản lượng Sản lượng nuôi trồng Giá trị xuất khẩu (nghìn tấn) (nghìn tấn) (triệu đô la Mỹ) 2010 5 143 2 728 5 017 2013 6 020 3 216 6 693 2014 6 333 3 413 7 825 2015 6 582 3 532 6 569 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta, giai đoạn 2010 - 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột chồng - đường. B. Miền. C. Cột - đường. D. Cột ghép - đường. Câu 20.3: Cho biểu đồ: CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (%)
  10. (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016? A. Lúa đông xuân tăng, lúa hè thu và thu đông giảm. B. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm. C. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa tăng. D. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm. Câu 21.1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết 4 tỉnh có sản lượng thuỷ sản đánh bắt lớn nhất nước ta? A. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, An Giang, Đồng Tháp. B. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, Quảng Ngãi, Bình Định. C. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, Bình Thuận, Bình Định. D. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tầu, Bình Thuận, Cà Mau. Câu 21.2: Cho biểu đồ Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ở nước ta giai đoạn 2005-2014 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2015) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi ổn định. B. Sản lượng trứng gia cầm có tốc độ tăng nhanh nhất. C. Sản lượng thịt bò hơi, sữa, trứng gia cầm đều tăng. D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi không ổn định.
  11. Câu 21.3: Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau. B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định. C. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng. D. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cao su. Câu 21.1. Công nghiệp của nước ta gồm các nhóm ngành A. chế biến, trọng điểm và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. B. chế biến - khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. C. chế biến, trọng điểm, sản xuất hàng tiêu dùng D. chế biến lương thực, thực phẩm, trọng điểm Câu 21.2. Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta được thể hiện ở A. số lượng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. B. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. C. tỉ trọng giá trị sản xuất từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. D. thứ tự giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Câu 21.3. Công nghiệp trọng điểm không phải là ngành A. có thế mạnh lâu dài. B. dựa vào hoàn toàn vốn đầu tư nước ngoài. C. mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. D. có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Câu 22.1. Trong cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay, ngành có tỉ trọng lớn nhất là A. khai thác B. chế biến C. sản xuất điện D. hóa chất và cơ khí Câu 22.2. Mục tiêu tiếp theo trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là A. ưu tiên phát triển công nghiệp khai thác. B. ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến. C. ưu tiên phát triển các ngành điện, khí đốt, nước. D. phát triển đồng đều tất cả các ngành công nghiệp. Câu 22.3. Vùng nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta? A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 23.1. Chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả là
  12. A. hóa chất, giấy. B. cơ khí, luyện kim. C. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng D. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học. Câu 23.2. Vùng có tỉ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 23.3. Ở vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố rời rạc là do A. sự thiếu đồng bộ các điều kiện phát triển công nghiệp. B. sự phân hóa của các điều kiện phát triển công nghiệp trên lãnh thổ. C. sự phát triển chậm của giao thông vận tải. D. thiếu vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém. Câu 24.1. Cơ sở để phân chia ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản thành 3 phân ngành chế biến các sản phẩm từ trồng trọt, từ chăn nuôi và từ thủy sản chủ yếu dựa vào A. Đặc điểm sử dụng lao động B. nguồn gốc nguyên liệu C. công dụng sản phẩm D. giá trị kinh tế Câu 24.2. Nhân tố tác động mạnh mẽ tới sự phân bố các cơ sở chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là A. Thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển B. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ C. nguồn nguyên liệu và lao động D. nguồn lao động và thị trường tiêu thụ Câu 24.3. Sự phát triển của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố A. lao động và cơ sở vật chất kĩ thuật B. hệ thống máy móc hiện đại C. lao động và thị trường tiêu thụ D. vị trí và nguồn lao động Câu 25.1. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 của nước ta là bao nhiêu (nghìn tỉ đồng) A. 1469300 B. 1469,3 C. 14693 D. 146930 Câu 25.2. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 21, tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước trong giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 là A.24,5% B.34,2% C. 35,4% D. 20% Câu 25.3. Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhận xét nào sau đây khôngđúng về sự phân hóa công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta? A. Hoạt động công nghiệp có sự phân hóa theo lãnh thổ. B. Hoạt động công nghiệp có sự thay đổi trong phân hóa theo lãnh thổ. C. Hoạt động công nghiệp phân bố không đều trên lãnh thổ D. Hoạt động công nghiệp phân bố đều khắp trên lãnh thổ. Câu 26.1. Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ( %) Khu vực thành phần KT 2005 2013 - Nhà nước 24,9 16,3 - Ngoài Nhà nước 31,3 33,6 - Có vốn đầu tư nước ngoài 43,8 50,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2005 và 2013 là A. biểu đồ cột B. biểu đồ tròn C. biểu đồ miền D. biểu đồ đường.
  13. Câu 26.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành được phân chia thành mấy nhóm? A. 3 nhóm. B. 2 nhóm. C. 4 nhóm. D. 5 nhóm. Câu 26.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết tỉnh nào sau đây có ngành công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản? A. Gia Lai. B. Kon Tum. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng. Câu 27.1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trungtâmcông nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhấtở Đồng bằng sông Hồng? A.Hải Phòng. B. Hưng Yên. C. Hà Nội D. Bắc Ninh. Câu 27.2. Cho bảng số liệu: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014. Năm 2000 2005 2010 2012 2014 Than sạch (triệu 11,6 34,1 44,8 42,1 41,1 tấn) Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 16,7 17,4 Điện (tỉ kwh) 26,6 52,1 91,7 115,1 141,3 Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Sản lượng than sạch có xu hướng tăng ổn định. B. Sản lượng dầu thô tăng liên tục. C. Sản lượng điện có xu hướng tăng nhanh nhất. D. Các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng đều có xu hướng tăng ổn định. Câu 27.3. Cho bảng số liệu: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014. Năm 2000 2005 2010 2012 2014 Than sạch (triệu 11,6 34,1 44,8 42,1 41,1 tấn) Dầu thô (triệu tấn) 16,3 18,5 15,0 16,7 17,4 Điện (tỉ kwh) 26,6 52,1 91,7 115,1 141,3 Căn cứ vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. biểu đồ cột B. biểu đồ tròn C. biểu đồ miền D. biểu đồ kết hợp. Câu 28.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất vùng duyên hải miền Trung? A. Đà Nẵng. B. Vinh. C. Huế. D. Quy Nhơn. Câu 28.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có quy mô lớn? A. Hải Phòng, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một. B. Hải Phòng, Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa. C. Hải Phòng, Nha Trang, Hải Dương, Đà Nẵng. D. Hải Phòng, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, Biên Hòa. Câu 28.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có ngành công nghiệp chế biến lương thực? A. Nha Trang
  14. B. Thủ Dầu Một C. Cần Thơ D. Thành phố Hồ Chí Minh I. PHẦN TỰ LUẬN : Câu 1 (1 điểm). Chứng minh sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn? Nguyên nhân của sự thay đổi đó? Câu 2 (1 điểm).Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TÊ (Đơn vị: tỉ đồng, giá thực tế) Năm 2010 Thành phần Kinh tế nhà nước 668 300 Kinh tế ngoài nhà nước 941 814 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 370 800 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê, 2010) Dựa vào bảng số liệu tính tỉ trọng các thành phần kinh tế. Câu 3 (1 điểm). Tác động của dân số nước ta đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường? Câu 4. (1 điểm). Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta lại phát triển mạnh trong những năm gần đây? Câu 5. (1 điểm). Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành? Câu 6. (1 điểm). Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2013 Thành phần kinh tế Tỉ trọng (%) - Nhà nước 16,3 - Ngoài Nhà nước 33,6 - Có vốn đầu tư nước ngoài 50,1 Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2013 Hết