Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

doc 6 trang nhatle22 4070
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_2_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng môn Sinh học Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

  1. Së gi¸o dôc vµ §µo t¹o KH¶O S¸T chÊt l­îng häc k× II n¨m häc 2017 - 2018 THANH HãA M«n: Sinh häc - Líp 9 Thêi gian: 45 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Hä, tªn häc sinh: Líp: Tr­êng: Sè b¸o danh Gi¸m thÞ 1 Gi¸m thÞ 2 Sè ph¸ch §iÓm Gi¸m kh¶o 1 Gi¸m kh¶o 2 Sè ph¸ch §Ò A Câu 1 (3,0 điểm): a) Lai kinh tế là gì? Có nên dùng con lai kinh tế để làm giống không? Vì sao? b) Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào, tại sao? Cho ví dụ. Câu 2 (1,0 điểm): Ví dụ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ, ví dụ nào là quan hệ đối địch? a) Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. b) Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Câu 3 (3,0 điểm): a) Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? Mật độ quần thể có cố định không và phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai: Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha Hãy vẽ khái quát tháp tuổi của loài nai và cho biết tháp đó thuộc dạng gì? Câu 4 (3,0 điểm): a) Thế nào là một lưới thức ăn? Một lưới thức ăn đơn giản gồm những thành phần sinh vật nào? b) Hãy vẽ một lưới thức ăn đơn giản gồm 5 mắt xích và chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn. Bài làm
  2. Së gi¸o dôc vµ §µo t¹o KH¶O S¸T chÊt l­îng häc k× II n¨m häc 2017 - 2018 THANH HãA M«n: Sinh häc - Líp 9 Thêi gian: 45 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) Hä, tªn häc sinh: Líp: Tr­êng: Sè b¸o danh Gi¸m thÞ 1 Gi¸m thÞ 2 Sè ph¸ch §iÓm Gi¸m kh¶o 1 Gi¸m kh¶o 2 Sè ph¸ch Câu 1 (3,0 điểm): §Ò B a) Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Nêu mục đích của giao phối gần trong chọn giống. b) Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có 100% kiểu gen dị hợp tử (Aa) tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ. Kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Câu 2 (1,0 điểm): Ví dụ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ, ví dụ nào là quan hệ đối địch? a) Cây nắp ấm bắt côn trùng. b) Sự cộng sinh giữa tảo với nấm làm thành địa y. Câu 3 (3,0 điểm): a) Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào? Mật độ quần thể có cố định không và phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai: Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha Hãy vẽ khái quát tháp tuổi của loài nai và cho biết tháp đó thuộc dạng gì? Câu 4 (3,0 điểm): a) Thế nào là chuỗi thức ăn? Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm những thành phần chủ yếu nào b) Hãy vẽ chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích tiêu thụ và chỉ ra các thành phần sinh vật trong chuỗi thức ăn. Bài làm
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THANH HOÁ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : Sinh học 9- THCS Đề A NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 3,0 a) Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi 1,0 dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống. - Không nên dùng con lai kinh tế để làm giống vì thế hệ sau có sự phân li dẫn đến sự 0,5 gặp nhau của các gen lặn gây hại. b) Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với 1,0 con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi của giống mẹ và năng suất cao của giống bố. - Ví dụ: Bò lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hóa với bò Honsten Hà Lan, chịu được khí 0,5 hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm. Câu 2 1,0 a) Quan hệ hỗ trợ: Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. 0,5 b) Quan hệ đối địch : Trên cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. 0,5 Câu 3 3,0 a) Các đặc trưng cơ bản của quần thể: - Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản : Tỉ lệ giới tính ; thành phần nhóm tuổi ; mật 0,75 độ quần thể. - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm 0,5 - Phụ thuộc vào chu kỳ sống, nguồn thức ăn, những biến động bất thường của môi 0,75 trường sống như : lụt lội, cháy rừng, hạn hán, b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai: - Học sinh vẽ được tháp tuổi của nai và nhận xét được tháp này có dạng giảm suốt. 1,0 (Mỗi ý cho 0,5 điểm). Câu 4 3,0 a) Lưới thức ăn: - K/N: Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. 1,0 - Một lưới thức ăn đơn giản gồm 2 thành phần sinh vật chủ yếu là sinh vật sản xuất và 0,5 sinh vật tiêu thụ. b) Vẽ một lưới thức ăn đơn giản - Gồm 5 mắt xích 1,0 - Chỉ ra được các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn: Sinh vật SX, SVTT các cấp. 0,5
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THANH HOÁ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: Sinh học- Lớp 9 THCS Đề B NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 3,0 a) Nguyên nhân gây ra sự thoái hóa giống là do : - Ở cây giao phấn và ở các loài giao phối phần lớn các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử, gen lặn bị gen trội lấn át nên không biểu hiện ra kiểu hình. 0,5 - Khi tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ làm cho các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp lặn, gây hại. 1,0 - Trong chọn giống người ta dùng phương pháp giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần. 0,5 b) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ thứ 3 : 3 3 - Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F 3 là (1/2) . Tỉ lệ kiểu gen đồng lặn ở F 3 là : [1- 1/2) ] : 2 1,0 = 43,75% Câu 2 1,0 a) Quan hệ đối địch : Cây nắp ấm bắt côn trùng. 0,5 b) Quan hệ hỗ trợ : Sự cộng sinh giữa tảo với nấm làm thành địa y. 0,5 Câu 3 3,0 a) Các đặc trưng cơ bản của quần thể: - Quần thể sinh vật có 3 đặc trưng cơ bản : Tỉ lệ giới tính ; thành phần nhóm tuổi ; mật 0,75 độ quần thể. - Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm 0,5 - Phụ thuộc vào chu kỳ sống, nguồn thức ăn, những biến động bất thường của môi trường sống như : lụt lội, cháy rừng, hạn hán, 0,75 b) Bảng sau đây là số lượng cá thể thuộc 3 nhóm tuổi của nai: - Học sinh vẽ được tháp tuổi của nai và nhận xét được tháp này có dạng giảm suốt. 1,0 (Mỗi ý cho 0,5 điểm). Câu 4 3,0 a) Chuỗi thức ăn: - Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. 1,0 Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh bật bị mắt xích phía sau tiêu thụ. - Một chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 0,5 b) Chuỗi thức ăn gồm 4 mắt xích tiêu thu - Cây ngô → Sâu ăn lá → Chim ăn sâu → Chuột → Diều hâu 1,0 - Các thành phần sinh vật: Sinh vật sản xuất: Cây ngô; sinh vật tiêu thụ: Chim ăn sâu, chuột, diều hâu. 0,5