Đề cương Ôn thi môn Toán Khối 5 - Đề số 4

docx 20 trang nhatle22 9690
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn thi môn Toán Khối 5 - Đề số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_mon_toan_khoi_5_de_so_4.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn thi môn Toán Khối 5 - Đề số 4

  1. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định ĐỀ ÔN TẬP LỚP 5 NGHỈ DỊCH COVID MÔN TOÁN Dạng 1: Viết số đo độ dài , khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân Bài 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 70kg 3g = kg 7200 m = km 7000 dm2 = m2 5m 7 cm = m 5km 7 m = km 5m2 7 dm2 = m2 5 tấn 7 tạ = tấn 5,65 m = hm 5m2 7 cm2 = m2 8,5 56 kg = tạ 8,5 dm = m 8,5 cm2 = m2 0,5 tấn = kg 0,5 cm = m 0,5 m2 = dm2 4/5 tạ = tấn 4/5 km = m 4/5 m2 = dm2 Bài 2. Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ trống a)3m2 12dm2 = 3,12 23 = 0,23m2 5728m2 = 0,5728 4m25dm2 = 4,5 . 40dm2 = 0,40 . 2070 . = 0,2070 ha 7m22036 . = 7,2036 m2 2435 .= 24,35 m2 412m2 = 0,0412 5 134cm2 = 5,0134m2 407cm2 = 0,0407 . 2m276 = 2,0076m2 Dạng 2: 4 phép tính với số thập phân Bài 3. Đặt tính rồi tính 2000 – 18,8 45 x 1,025 8,216 : 5,2 78,89 + 347,12 843,79 x 0,014 266,22 : 34 8312,52 – 405,8 35,69 x 13 483 : 35 0,1904 : 8 308.85 x 12,5 0,72 : 0,12 Bài 4. Tìm x : a) x + 4,32 = 8,67 b) x – 3,64 = 5,86 c) x x 0,34 = 1,19 x 1,02 d) x - 2,751 = 6,3 x 2,4 e) x - 1,27 = 13,5 : 4,5 g) x + 18,7 = 50,5 : 2,5 h) 53,2 : (X – 3,5) + 45,8 = 99 i) 4,25 x ( X + 41,53) – 125 = 53,5 k) 12,3 : x – 4,5 : x = 15 l) 1.02 x X = 3,57 x 3.06 Dạng 3: Bài toán về quan hệ tỉ lệ Bài 5. a) 12 công nhân trong một ngày dệt được 120 tá áo. Hỏi với mức làm như vậy, muốn dệt 180 tá áo như thế trong một ngày cần bao nhiêu công nhân? b) Một công nhân đóng gói 19 sản phẩm hết 25 phút. Hỏi trong một ca làm việc (8 giờ) người đó đóng gói được tất cả bao nhiêu sản phẩm? (Biết rằng giữa ca người đó nghỉ 30 phút ăn giữa ca) Bài 6. Tổ thợ mộc 3 người trong 5 ngày đóng được 75 bộ bàn ghế. Hỏi với mức ấy, tổ thợ mộc có 5 người trong 7 ngày đóng được bao nhiêu bộ bàn ghế? 1
  2. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Bài 7. Một gia đình có 3 người thỡ ăn hết 15kg gạo trong 12 ngày. Hỏi với mức ăn như thế, cũng 15kg gạo đó đủ cho 9 người ăn trong mấy ngày? Bài 8. 5 bạn trong 2 ngày gấp được 400 con hạc. Với mức làm như thế, lớp em có 30 bạn, muốn trang trí tấm rèm cần 2400 con hạc thì cả lớp phải mất bao lâu mới hoàn thành? Bài 9. Một đơn vị chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 40 ngày. Nhưng có thêm một số người đến nên chỉ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu? Bài 10. Một công trường chuẩn bị gạo cho 60 công nhân ăn trong 30 ngày. Nhưng số người lại tăng lên 90 người. Hỏi số gạo chuẩn bị lúc đầu đủ ăn trong bao nhiêu ngày? (Mức ăn mỗi người là như nhau). Dạng 4: Bài toán Tổng - hiệu, Tổng -tỉ, Hiệu - tỉ, Trung bình cộng Bài 11. Cho hai số có trung bình cộng là 25. Số thứ nhất gấp 4 lần số thứ hai. Tìm hai số đó. Bài 12. Trung bình cộng tuổi của bố và mẹ là 41 tuổi và trung bình cộng tuổi của bố, mẹ và con là 30 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi? Bài 13. Tổng hai số bằng 1048. Biết số thứ nhất lớn hơn số thứ hai 360 đơn vị. Tìm hai số đó. Bài 14. Hai tấm vải dài 124m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét? Biết rằng tấm vải thứ nhất dài hơn tấm vải thứ hai 18m Bài 15. Hai số có tổng bằng 700. Tìm hai số đó biết rằng số thứ nhất gấp số thứ hai 4 lần. Bài 16. Một cửa hàng có 398 lít nước mắm đựng trong 2 thùng. Nếu bớt ở thùng thứ nhất 50 lít chuyển sang thùng thứ hai thì thựng thứ hai sẽ hơn thùng thứ nhất 16 lít. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít nước mắm ? Bài 17. Hai tấm vải dài 125m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu một? Biết ½ tấm vải thứ nhất bằng 1/3 tấm vải thứ hai. Dạng 5: Bài toán về tỉ số phần trăm Bài 18. Một lớp có 22 nữ sinh và 18 nam sinh. Hãy tính tỉ số phần trăm của nữ sinh so với tổng số học sinh cả lớp, tỉ số phần trăm của nam sinh so với tổng số học sinh của cả lớp. Bài 19. Một sợi dây dài 2,5 m số sau khi cắt đi 20% sợ dây đó thì sợi dây còn lại bao nhiêu xăng - ti mét?. Bài 20.1: a) Một số tăng thêm 25% thì phải giảm đi bao nhiêu phần trăm để lại được số cũ. b) Nước biển chứa 4% muối. Cần đổ thêm bao nhiêu g nước lã vào 400 g nước biển để tỉ lệ muối trong dung dịch là 2%. Bài 20.2 *: Giá hoa ngày tết tăng 20% so với tháng 11. Tháng giêng giá hoa lại hạ 20%. Hỏi : Giá hoa tháng giêng so với giá hoa tháng 11 thì tháng nào đắt hơn và đắt hơn bao nhiêu phần trăm. Bài 21. Một người gửi tiết kiệm với lãi suất 0,6% 1 tháng. Người đó đem gửi 2
  3. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định 50 000 000 đồng. Hỏi sau 2 tháng người đó lĩnh về bao nhiêu tiền cả vốn lẫn lãi. Biết rằng, tiền vốn tháng trước nhập thành vốn của tháng sau. Dạng 6: Bài toán có nội dung hình học Bài 22. a) Tính diện tích của hình tam giác có đáy là 23cm, chiều cao là 3dm. b) Tính diện tích của hình tam giác có đáy là 3,6 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy. Bài 23. a) Tính diện tích của hình thang có đáy lớn 4,5 dm, đáy nhỏ 60 cm và chiều cao là 8dm. b) Một hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 23 cm và 4,1 dm. Tính diện tích hình thang biết chiều cao bằng trung bình cộng độ dài hai đáy. Bài 24. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 55m, đáy nhỏ bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng 2 đáy. a) Tính diện tích thửa ruộng đó. b) Biết rằng cứ 100m2 thì thu hoạch được 65 kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? Bài 25. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 82m, chiều rộng bằng 4/5 chiều dài. Trên mảnh đất người ta dành ra 30% diện tích để trồng cam, 45% diện tích để trồng táo, phần còn lại để trồng ổi. Tính diện tích trồng cam, diện tích trồng táo, diện tích trồng ổi. Bài 26. Tính diện tích của một hình bình hành có độ dài đáy là 18 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy. Bài 27. Tính chu vi và diện tích của hình tròn có: a) Bán kính là 6 cm. b) Đường kính là 8,4 dm. Bài 28. Một hình tròn có chu vi 17,584 cm. Tính diện tích hình tròn đó. Bài 29. Tính diện tích phần tô màu đậm trong hình dưới đây: Bài 30. Người ta làm một cái thùng tôn không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 56cm, chiều rộng 4 dm và chiều cao là 5dm. Tính diện tích tôn cần dùng (coi như mép gò không đáng kể) Bài 32: Tính chu vi hình tròn có: a) Bán kính r = 2,25dm b) Đường kính d = 3/2 m. 3
  4. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Bài 33: Tính diện tích hình tròn có: a) Bán kính r = 7,5cm b) Chu vi C = 9,42m. Bài 34: Đường kính của một bánh xe đạp là 65cm. Để người đi xe đạp đi được quãng đường 2041 m thì mỗi bánh xe phải lăn bao nhiêu vòng? Bài 35: Trong hình bên, biết hình tròn có đường kính 50cm, diện tích hình chữ nhật bằng 18% diện tích hình tròn. Tính diện tích phần đã tô đậm của hình tròn. Bài 36: Hình tròn thứ nhất có đường kính bằng bán kính hình tròn thứ hai. Tỉ số phần trăm diện tích của hình tròn thứ nhất và hình tròn thứ hai là: A. 20% B. 25% C. 40% D. 50% Bài 37: Diện tích của một hình tròn là 50, 24cm, tính chu vi của hình tròn đó? Bài 38: Sân trường em hình chữ nhật có chiều dài 45m và hơn chiều rộng 6,5m. Chính giữa sân có 1 bồn hoa hình tròn đường kính 3,2m. Tính diện tích sân trường còn lại? MỘT SỐ DẠNG TOÁN ÔN TỔNG HỢP Bài 39. Chữ số 5 trong số 2,953 thuộc hàng nào? A. Hàng chục B. Hàng phần mười C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn Bài 40. Chữ số 8 trong số thập phân 32,879 có giá trị là : Bài 41. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) Tỉ số phần trăm của hai số 7,5 và 25 là . b) 40,5% của 200 là . c) Biết 8% của số x là 2,4. Vậy số x là . Bài 42. Tính giá trị của biểu thức : a) 43,2 : 12 × 0,5 + 4,789 b) 50 – 3,4 × (87 : 25) Bài 43. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 4
  5. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Cho hình vẽ sau: Hình bên có tất cả hình thang. Bài 44. Tìm các số tự nhiên x, biết : a) x < 3,001 b) 10,99 < x < 14,99 Bài 45. Lan mua 3 bịch bánh hết số tiền là 19500 đồng. Hỏi Bình mua 12 bịch bánh loại đó hết bao nhiêu tiền ? Bài 46. Tổng của hai số là 48,72. Hiệu của hai số đó là 13,32. Tìm hai số đó. Bài 47. Một xe ô tô đã đi được 40% chiều dài của con đường dài 250 km. Ô tô phải đi tiếp đoạn đường còn lại dài bao nhiêu ki-lô-mét? Bài 48. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18 mét và chiều rộng 15m. Người ta dành 60% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà. Bài 49. Một miếng vải hình tam giác có độ dài đáy là 2,5m và chiều cao là 1,2m. Tính diện tích của miếng vải hình tam giác đó. Bài 50. Một hình thang có đáy lớn 120dm, đáy bé bằng 1/3 đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích hình thang đó. Bài 51: Tính diện tích hình tam giác vuông ABC trong hình vẽ bên, biết hình tròn tâm A có chu vi là 37,68 cm. Bài 52: Trên một khu đất hình chữ nhật chiều rộng 12m và bằng chiều dài, người ta đắp một nền nhà hình vuông chu vi 24m và xây một bồn hoa hình tròn bán kính 2m, chung quanh vườn hoa, người ta làm một lối đi chiếm hết diện tích 15,70m2. Tính diện tích đất còn lại? 5
  6. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Bài 53 * Khi thực hiện phép cộng hai số thập phân, bạn An đã viết nhầm dấu phẩy của một số hạng sang bên phải một chữ số, do đó dẫn đến kết quả sai là 692,22. Em tìm xem bạn An đã cộng hai số nào? Biết tổng đúng là 100,56? Bài 53 *: Khi thực hiện phép trừ một số tự nhiên cho một số thập phân mà phần thập phân có một chữ số, bạn Bình đã chép thiếu dấu phẩy nên đã tiến hành trừ hai số tự nhiên và tìm được kết quả là 164. Em hãy viết phép trừ ban đầu, biết hiệu đúng của phép trừ là 328,7. Bài 54 *: Trong một phép trừ, biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 65,4. Số trừ lớn hơn hiệu là 4,3. Tìm số bị trừ, số trừ của phép trừ đó? Bài 55 *: Cho một số thập phân, dời dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số ta được số thứ hai. Lấy số ban đầu trừ đi số thứ hai ta được hiệu bằng 261,657. Hãy tìm số thập phân ban đầu. Bài 57 *. Tính nhanh a) 6,28 x 18,24 + 18,24 x 3,72 d) 0,9 x 95 + 1,8 x2 + 0,9 b) 35,7 x 99 + 35 + 0,7 e) 0,25 x 611,7 x 40 c) 17,34 x 99 + 18 – 0,66 g) 37,2 x 101 – 37 – 0,2 h) (100 + 67) x 67 + (200 – 33) x 33 i) 1,5 + 2,5 + 3,5 + 4,5 + + 8,5 k) 14,2 x 30 + 14,2 x 57 + 14,2 x 13 l) 7,63 x 12,47 + 12,47 x 2,37 m) 17,4 x 52 + 57 x 17,4 – 17,4 x 9 n) 37,2 x 101 – 37 – 0,2 1996 1995 996 1 1 1 1 1 1 1000 1996 1994 4 8 16 32 64 128 Một số kiểu bài toán về “Công việc làm đồng thời”. +Bài tập 1. Hai người thợ nhận làm chung một công việc. người thứ nhất làm một mình thì hoàn thành xong công việc trong 4 giờ. Người thợ thứ hai làm một mình thi hoàn thành xong công việc đó trong 6 giờ. Hỏi cả hai người thợ cùng làn chung thì hoàn thành công việc đó mất bao lâu? + Bài tập 2: Biết rằng vòi thứ nhất chảy một mình mất 8 giờ thì đấy hồ, vòi thứ hai chảy một mình mất 6 giờ thì đầy hồ, vòi thứ ba tháo ra một mình mất 4giờ thì hồ cạn. Hồ đang cạn, nếu mở cả 3 vòi cùng một lúc thì mất bao hồ đầy? + Bài tập 3: Để quét xong sân trường, một mình lớp 5A cần 15 phút, một mình lớp 5B cần 20 phút, một mình lớp 5C cần 30 phút, một mình lớp 5D cần 40 phút. Hỏi cả 4 lớp cùng quét trong 4 phút có xong không? Vì sao? ĐỀ ÔN TẬP LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT 6
  7. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Từ đồng nghĩa a) Ghi nhớ: * TĐN là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia TĐN thành 2 loại: - TĐN hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói. V.D: xe lửa = tàu hoả con lợn = con heo - TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp. V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô, (chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước) + Cuồn cuộn: hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ. + Lăn tăn: chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt. + Nhấp nhô: chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh. b) Bài tập Bài 1: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: a - Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước. b - Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn. Bài 2: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. b. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội. c. Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Bài 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh. Cảnh vật trưa hè ở đây , cây cối đứng , không gian , không một tiếng động nhỏ. Bài 4: Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm: a) Cắt, thái, b) To, lớn, c) Chăm, chăm chỉ, Bài 5: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm: 7
  8. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn. Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau: Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa , tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà , nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng vì một lá cỏ non vừa , hình như mỗi giọt khí trời cũng , không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay. (Theo Nguyễn Đình Thi) (1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh. (2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy. (3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động. (4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện . (5): lay động, rung động, rung lên, lung lay. Bài 7: Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây: Bảng ; vải ; gạo ; đũa ; mắt ; ngựa ; chó Từ trái nghĩa a) Ghi nhớ: - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng làm nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái, đối lập nhau. * Xem thêm: Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa với nó, tuỳ theo từng lời nói hoặc câu văn khác nhau. Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó. VD: Với từ "nhạt": - (muối) nhạt > < đậm: cơ sở chung là "màu sắc". b) Bài tập thực hành: Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, hoà bình. Bài 2: Đặt 3 câu với 3 cặp từ trái nghĩa ở BT1 Bài 3: Với mỗi từ gạch chân dưới đây, hãy tìm một từ trái nghĩa: a) Già: 8
  9. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định - Quả già - Người già - Cân già b) Chạy: - Người chạy - Ôtô chạy - Đồng hồ chạy c) Chín: - Lúa chín - Thịt luộc chín - Suy nghĩ chín chắn Bài 4: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa nói về việc học hành. Hãy đặt một câu với một trong 3 cặp từ trái nghĩa đó. Từ đồng âm a) Ghi nhớ: - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh (thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể. - Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. b) Bài tập thực hành: Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau: a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu. b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò. c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng. Bài 2: Với mỗi từ, hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm: chiếu, kén, mọc. Bài 3: Với mỗi từ, hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm: Giá, đậu, bò, kho, chín. Từ nhiều nghĩa a) Ghi nhớ: * Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa. VD1: 9
  10. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa. VD2: Với từ "Ăn'': - Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc). - Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới. - Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào. - Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh. - Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở. - Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển. - Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần. Như vậy, từ "Ăn" là một từ nhiều nghĩa. * Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu ; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh. * Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh. - Ngoài ra, cũng có một số từ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng, đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. VD: - Tôi đi sang nhà hàng xóm. Đi: (Người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa này của từ đi không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Nhưng nó vẫn có mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Gặp những trường hợp này, ta cũng xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển) * Lưu ý: Khi làm những bài tập về giải nghĩa từ, các em cần mô tả chính xác khái niệm được từ hiển thị. VD: - Bãi biển: Bãi cát rộng, bằng phẳng ở ven biển sát mép nước. - Tâm sự: Thổ lộ tâm tư thầm kín của mình với người khác. - Bát ngát: Rộng và xa đến mức nhìn như không thấy giới hạn. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể giải thích một cách nôm na, mộc mạc nhưng cũng vẫn phải đúng nghĩa. VD: - Tổ quốc: Đất nước mình. - Bài học: Bài HS phải học. - Bãi biển: Bãi cát ở vùng biển. - Bà ngoại: Người sinh ra mẹ. - Kết bạn: Làm bạn với nhau. b) Bài tập thực hành: 10
  11. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt. Bài 2: Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển: a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn. b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch. Bài 3: Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: a) Vàng: - Giá vàng trong nước tăng đột biến - Tấm lòng vàng - Chiếc lá vàng rơi xuống sân trường b) Bay: - Bác thợ nề đang cầm bay trát tường. - Đàn cò đang bay trên trời - Đạn bay vèo vèo - Chiếc áo đã bay màu Bài 4: Với mỗi từ dưới đây của một từ, em hãy đặt 1 câu: a) Cân (là DT, ĐT, TT) b) Xuân (là DT, TT) Bài 5: Cho các từ ngữ sau: Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy. a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau. b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lớp 5 Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa: A. Bạc 1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý) 2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền) 3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh) 4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng) 5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ) 6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt) Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa. 11
  12. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định B. đàn a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn) b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn) c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất) d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu) đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng) e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng) (Hiện tượng nhiều nghĩa:a - b; c - d) Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau: a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ) b. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính) c. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô) d. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân) Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục) Bài 3. Hãy chỉ ra nghĩa của tiếng "Thắng" trong các trường hợp sau: a. Thắng cảnh tuyệt vời. (đẹp) b. Thắng nghèo nàn lạc hậu. (vượt qua) c. Chiến thắng vĩ đại. (kết quả đạt được) d. Thắng bộ áo mới để đi chơi. (mặc) Bài 4: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều. a. Chỉ ra nghĩa của từ "chiều" và "chiều chiều" trong từng câu. (Thời gian và nỗi lòng) b. Dựa vào nghĩa của tiếng "chiều" ở mỗi trường hợp tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng. (sớm sớm), bề Bài 5. Xếp từ "xuân" ở trong số câu sau trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du theo từng nhóm nghĩa và nói rõ nghĩa của từ " xuân " trong nhóm đó. a. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. (tuổi) b. Ngày xuân con én đưa thoi. (Mùa xuân ) c. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Mùa xuân) d. Cõi xuân tuổi hạc càng cao. (tuổi) e. Ngày xuân em hãy còn dài. (cuộc đời) Bài 6: a. Hãy cho biết nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in nghiêng sau: Bàn tay ta làm nên tất cả (sức lao động ) Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( sỏi đỏ: khó khăn trở ngại, cơm: thành quả lao động ) b, Em hiểu nghĩa của các từ" canh gà, la đà " như thế nào? Gió đưa cành trúc la đà (đưa đi đưa lại nhẹ nhàng uyển chuyển) Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Sương. (tiếng gà gáy sang canh báo hiệu trời sáng) 12
  13. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định 1. Khái niệm về câu ghép “Câu ghép là kiểu câu được cấu tạo từ hai cụm chủ ngữ – vị ngữ (C – V) trở lên và không bao hàm nhau”. Chú ý phân biệt câu ghép với câu đơn có chứa cụm chủ – vị được bao hàm trong cụm chủ – vị chính của nó. Ví dụ: Tôi mua một con gấu rất đẹp Chủ ngữ: “Tôi” Vị ngữ: “mua một con gấu rất đẹp” –Với “con gấu/rất đẹp” cũng là một cụm chủ – vị được bao hàm trong câu “tôi mua một con gấu rất đẹp”. Vậy, đây là câu đơn chứ không phải câu ghép. 2. Đặc điểm của câu ghép Mỗi vế của một câu ghép là một câu đơn – mỗi câu đơn diễn đạt một nghĩa trọn vẹn. Câu đơn + Câu đơn = Câu ghép. Bài tập về câu ghép I. Phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. (Bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu) a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ. b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà. c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà. d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào. e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém. f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua. g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học. h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ. i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình. j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ. k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình. l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. m. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao. n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều. o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. p. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè. q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn. r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà. s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào. t. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng. u. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi. v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng. 13
  14. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ. x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy. y. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc. z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc. II. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau: 1. Nếu thì 2. Mặc dù nhưng 3. Vì nên 4. Hễ thì 5. Không những mà 6. Nhờ mà 7. Tuy nhưng Đại từ - Đại từ xưng hô I - GHI NHỚ: Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. ==> Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình): Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi: + Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta, + Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu, + Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó, ==> Đại từ dùng để hỏi: ai? gì? nào? bao nhiêu? ==> Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế Lưu ý: Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể: - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT. - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT: + Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà,anh, chị, em, con, cháu, + Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư, Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, DT chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. 14
  15. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh (Cô là DT chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc) V.D2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là DT chỉ đơn vị ). V.D3: Cháu chào cô ạ! (cô là đại từ xưng hô) II - BÀI TẬP THỰC HÀNH: Bài 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây: a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. Bài 2: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào : Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc: - Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh? (câu 1) - Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? - Bắc nói. (câu 2) - Tớ cũng thế. (câu 3) Bài 3: Đọc các câu sau: Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời: - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy? (Theo Lép Tôn- xtôi). a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại: - Đại từ xưng hô điển hình. - Danh từ lâm thời làm đại từ xưng hô. Bài 4: Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại: a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. c) - Nam ơi! Cậu được mấy điểm? - Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm? - Tớ cũng được 10 điểm. Quan hệ từ Khái niệm Quan hệ từ 15
  16. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định 1. Quan hệ từ là nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về 2. Nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì nên ; do nên; nhờ mà (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả). - Nếu thì ; hề thì (biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả). - Tuy nhưng ; mặc dù nhưng (biểu thị quan hệ tương phản) - Không những mà ; không chỉ mà còn (biểu thị quan hệ tăng lên). Bài tập Quan hệ từ l 1. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống: (Tuy nhưng; của; nhưng; vì nên; bằng; để) a. Những cái bút tôi không còn mới vẫn tốt. b. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh máy bay kịp cuộc họp ngày mai. c. trời mưa to nước sông dâng cao. d. cái áo ấy không đẹp nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng. 2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau: a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa. b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa. c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng. d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến. e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn. f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc. g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất. h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi. i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội. j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực? 3. Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? a. Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. Biểu thị quan hệ: b. Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập. Biểu thị quan hệ: c. Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ. Biểu thị quan hệ: d. Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi. Biểu thị quan hệ: e. Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối. Biểu thị quan hệ: 16
  17. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định f. Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ. Biểu thị quan hệ: g. Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh. Biểu thị quan hệ: h. Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ. Biểu thị quan hệ: i. Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình. Biểu thị quan hệ: j. Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc. Biểu thị quan hệ: 4. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm: a. Hoa Hồng là bạn thân. b. Hôm nay, thầy sẽ giảng phép chia số thập phân. c. mưa bão lớn việc đi lại gặp khó khăn. d. Thời gian đã hết Thúy Vy vẫn chưa làm bài xong. e. Trăng quầng hạn, trăng tán mưa. f. Một vầng trăng tròn, to đỏ hồng hiện lên chân trời, sau rặng tre đen một ngôi làng xa. g. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi người làng yêu thương tôi hết mực, sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt mảnh đất cọc cằn này. h. bão to các cây lớn không bị đổ. 5. Đặt câu có sử dụng quan hệ từ: a. Của b. Hoặc c. Với 6. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ: a. Nguyên nhân – kết quả. b. Giả thiết – kết quả. c. Tương phản. d. Tăng tiến. Từ ghép và từ láy Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí. Bài 2: a. Những từ nào là từ láy Ngay ngắn Ngay thẳng Ngay đơ Thẳng thắn Thẳng tuột Thẳng tắp 17
  18. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định b. Những từ nào không phải từ ghép? Chân thành Chân thật Chân tình Thật thà Thật sự Thật tình Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng: a. da người c. lá cây đã già b. lá cây còn non d. trời. Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy. Bài 5: a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh. b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen. Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng. a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy. b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên. Bài 7: Cho đoạn văn sau: "Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền". a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn. b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học. Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt, lạnh ngắt, lạnh gía. Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến. Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào: Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho. Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu: 18
  19. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi. e. Suối chảy róc rách. Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau: Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ "lễ phép". Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn. Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm: a. Từ ghép tổng hợp. b. Từ ghép phân loại. c. Từ láy. Bài 16: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người". Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre? Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó. Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại: Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường. TLV Đề bài: Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích Đề bài: Tả cảnh ngôi trường thân yêu của em nhiều năm qua Đề bài: Tả cơn mưa Đề bài: Tả con đường từ nhà tới trường Đề bài: Tả một người thân của em Đề bài: Tả một bạn học của em Đề bài: Tả hoạt động đang giảng bài của cô giáo (thầy giáo) trong một tiết học trước mà em nhớ nhất. 19
  20. GV NGUYỄN THỊ TÂM TH Định Liên – Yên Định 20