Đề cương Ôn tập trong đợt nghỉ dịch Covid 19 Lớp 4

docx 8 trang nhatle22 4880
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập trong đợt nghỉ dịch Covid 19 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_trong_dot_nghi_dich_covid_19_lop_4.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập trong đợt nghỉ dịch Covid 19 Lớp 4

  1. Họ và tên: Thứ , ngày tháng năm 20 Lớp: Toán I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Diện tích hình thang bằng: A. Tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. B. Hiệu độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. C. Tích độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. D. Thương độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. Câu 2: Cho hình tròn tâm O, bán kính r và đường kính d. Công thức chu vi hình tròn tâm O là: A. C = d x 3,14 B. C = r x 2 x 3,14 C. C = r x 4 x 3,14 D. Cả A và B đúng Câu 3: Cho hình thang vẽ như hình. Diện tích hình thang đó là: A. 711cm2 B. 721cm2 C. 731cm2 D. 741cm2 Câu 4: Số thích hợp điền vào ô trống là: Đường kính của hình tròn có chu vi C = 15,7cm là: A. 2,5cm B. 3,5cm C. 5cm D. 10cm Câu 5: Cho hình thang ABCD có diện tích là 9,18m2; đáy bé AB = 1,7m; đáy lớn CD gấp hai lần đáy bé AB. Vậy chiều cao AH là .m A. 3,6 B. 4,6 C. 5,6 D. 6,6 Câu 6: Cho S là diện tích, r là bán kính của một hình tròn. Công thức tính diện tích của một hình tròn là: A S = r x r x 3,14 B. S = r x 2 x 3,14 C. S = r x 2 : 3,14 D. S = r x r : 3,14 Câu 7: Diện tích của hình tròn có đường kính d = 40dm là : A. 1256dm2 B. 1743dm2 C. 1972dm2 D. 1996dm2 Câu 8: Đường kính của hình tròn có diện tích S= 28,26cm2 là cm A. 9 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 9: Chu vi của hình tròn có diện tích S = 153,86 dm2 là dm A. 35,12dm B. 43,96dm C. 53,7dm D. 76,5dm Câu 10: Biểu đồ hình quạt dưới đây cho biết tỉ số phần trăm cổ động viên của từng đội bóng đá. Dựa vào biểu đồ hãy cho biết cổ động viên đội Gấu Đen chiếm bao nhiêu phần trăm?
  2. A. 47,5 % B. 25% C. 12,5% D. 15% Câu 11: Hình lập phương là hình: A. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh và 12 cạnh bằng nhau. B. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 8 đỉnh và 12 cạnh. C. Có 6 mặt đều là hình chữ nhật, có 12 đỉnh và 8 cạnh. D. Có 6 mặt đều là hình vuông, có 12 đỉnh và 8 cạnh bằng nhau. Câu 12: Tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ: A. 1255,5m2 B. 1256m2 C.1255m2 D. 1266m2 Câu 13: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm là: A. 106cm2 B. 98cm2 C. 96cm2 D. 155cm2 Câu 14: Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm là: A. 96cm2 B. 358cm2 C. 155cm2 D. 106cm2 II. TỰ LUẬN: Câu 15: Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 70,5kg thóc. Hỏi thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc trên thửa ruộng đó ? Câu 16: Miệng giếng nước là một hình tròn có bán kính 3,5m. Người ta xây thành giếng rộng 0,5m bao quanh miệng giếng. Tính diện tích của thành giếng đó.
  3. Câu 17: Một người làm một cái hộp bằng bìa không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 9dm. Tính diện tích bìa dùng để.
  4. Họ và tên: Thứ , ngày tháng năm 20 Lớp: Tiếng Việt I. ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (7 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc “Người công dân số một (tiếp theo)” (SGK Tiếng Việt Tập 2/10), em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng. Câu 1: Anh Lê cho rằng mình và anh Thành là những người công dân như thế nào? A. Cho rằng mình và anh Thành là những người công dân yếu ớt, không làm được gì. B. Cho rằng mình và anh Thành là những công dân có cả trí, cả lực, thì đi đâu cũng không sợ chết đói. C. Cho rằng mình và anh Thành là công dân Việt Nam thì chỉ nên sống ở Việt Nam. D. Cho rằng mình và anh Thành là những công dân sống trong hoàn cảnh khốn khổ, thân mình lo còn không xong thì lo cho ai. Câu 2: Khi anh Thành tiết lộ với anh Lê rằng mình đang nhờ người xin việc trên tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin, anh Lê đã có phản ứng như thế nào? A. Vỗ vai, chúc anh Thành thuận lợi, thành công. B. Nói với anh Thành rằng: “Vất vả lắm, lại còn say sóng nữa ” C. Giận anh Thành vì không nghe lời mình khuyên bảo. D. Không nói không rằng, bước ngay ra khỏi phòng. Câu 3 : Anh Thành và anh Lê là những người công dân yêu nước, nhưng họ có điểm gì khác nhau? A. Anh Lê là người có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược. B. Anh Lê có hướng phát triển riêng, phát triển bản thân mình trong nước. C. Anh Thành là người không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng con đường mình đã chọn đó là ra nước ngoài học cái mới để về cứu nước, cứu dân. D. Câu A và C đúng. Câu 4 : Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước “không” được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào? A. Lời nói: Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm, tráng khí chưa đủ, phải có chí, có lực Tôi muốn sang nước họ học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình B. Cử chỉ: Lập tức bước ra khỏi bày tỏ sự phản đối khi anh Lê nói làm việc trên tàu vất vả và say sóng. C. Lời nói: Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. D. Lời nói: Làm thân nô lệ yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta Đi ngay có được không anh? Câu 5 : Ý nghĩa của toàn bộ trích đoạn kịch (phần 1 + phần 2) Người công dân số 1? A. Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. B. Ca ngợi sự cẩn thận, chín chắn, chắc chắn của anh Lê. C. Ca ngợi sự giúp đỡ bạn bè nhiệt tình của anh Lê và anh Mai. D. Cả B và C đúng. Câu 6 : Chọn câu ghép em cho là đúng để hoàn thành từ còn thiếu vào chỗ chấm: “Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống (có đủ chủ ngữ, vụ ngữ) và thể hiện một ý có với ý của những vế của những vế câu khác.” A. Câu đặc biệt - quan hệ chặt chẽ. B. Một câu đơn – quan hệ chặt chẽ. C. Hai câu ghép – quan hệ rạch ròi D. Một câu đơn – quan hệ rạch ròi.
  5. Câu 7 : Thêm một vế vào chỗ chấm để hoàn thành một câu ghép: Mặt trời mọc, . A. Rồi lặn. B. Thật đẹp. C. Sương dần tan D. Sau lũy tre Câu 8: Tìm câu ghép trong đoạn văn sau và xác định cách nối các vế của câu ghép đó, dùng 1 gạch chéo ( / ) để phân định CN, VN; gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN. " Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, muốn xin riêng cho một người làm chức câu đương. Trần Thủ Độ bảo người ấy : - Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt ngón chân để phân biệt. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho. " Câu 9: Đặt một câu ghép có sử dụng từ nối “và”. Câu 10: Xác định CN, VN và cách nối các vế câu trong những câu ghép sau : a ) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ. b ) Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn. c ) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to. II. CHÍNH TẢ: Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
  6. Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.” III. TẬP LÀM VĂN Đề: Viết phần thân bài cho đề bài : Tả hình dáng và tính tình một người mà em yêu quý.