Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trần Quang Khải
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2014_2015.docx
Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Trần Quang Khải
- UBND THỊ XÃ NINH HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 1. Điều kiện để có công cơ học là gì? Nêu ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công? - Điều kiện để có công cơ học là có lực tác dụng vào vật và có sự dịch chuyển của vật theo phương của lực. - Một người kéo một chiếc xe chuyển động trên đường. Lực kéo của người đã thực hiện công. - Người lực sĩ cử tạ đỡ quả tạ ở tư thế đứng thẳng, mặc dù rất mệt nhọc nhưng người lực sĩ không thực hiện công. 2. Viết công thức tính công cơ học. Nêu được đơn vị đo công. - Công thức tính công cơ học là A = F.s, trong đó, A là công của lực F, F là lực tác dụng vào vật (N), s là quãng đường vật dịch chuyển theo hướng của lực (m). Đơn vị của công là Jun, kí hiệu là J . 1 J = 1 N.1 m = 1 Nm 3. Phát biểu định luật về công. Nêu ví dụ minh họa. - Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. - Ví dụ khi sử dụng các máy cơ đơn giản không được lợi về công, chẳng hạn như: - Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì lại thiệt hai lần về đường đi. Không cho lợi về công. - Dùng mặt phẳng nghiêng để di chuyển vật lên cao hay xuống thấp, nếu được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Công thực hiện để di chuyển vật không thay đổi. 4. Nêu được công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị đo công suất. - Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. A - Công thức tính công suất là P ; t trong đó, P là công suất, A là công thực hiện (J), t là thời gian thực hiện công (s). Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W. 1 W = 1 J/s (jun trên giây); 1 kW = 1 000 W; 1 MW (mêgaoát) =1 000 000 W 5. Nêu ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị. - Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị là công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó; nghĩa là công mà máy móc, dụng cụ hay thiết bị đó thực hiện được trong một đơn vị thời gian. 6. Cơ năng là gì? - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng. Cơ năng tồn tại dưới hai dạng động năng và thế năng. Thế năng thì có 2 dạng là thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi (tham khảo thêm: - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. - Cơ năng của vật đàn hồi bị biến dạng gọi là thế năng đàn hồi. (khi lò xo, dây chun bị biến dạng thì chúng xuất hiện thế năng đàn hồi) - Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.) 7. Giải thích tại sao khi thả một miếng đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? GV: Trần Minh Thọ 1
- Vì giữa các phân tử đường và các phân tử nước có khoảng cách nên khi khuấy chúng xen lẫn vào nhau làm đường tan và nước có vị ngọt. 8. Giải thích hiện tượng khuếch tán. - Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng các chất tự hoà lẫn vào nhau do giữa các nguyên tử phân từ có khoảng cách và chuyển động không ngừng. Hiện tượng khuếch tán xảy ra ở các chất rắn, lỏng và khí. 9. Phát biểu định nghĩa nhiệt năng. Nêu mối liên hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ? - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Đơn vị nhiệt năng là jun (J). - Nhiệt độ của vật càng cao, thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. 10. Nêu tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách. - Thực hiện công: Ví dụ: khi ta cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn thì miếng kim loại nóng lên, nhiệt năng của miếng kim loại đã thay đổi do có sự thực hiện công. - Truyền nhiệt: Ví dụ: nhúng miếng kim loại vào nước sôi, miếng kim loại nóng lên. 11. Phát biểu định nghĩa nhiệt lượng và nêu đơn vị đo nhiệt lượng là gì? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là jun, kí hiệu là J. 12. Dẫn nhiệt là gì? Tìm ví dụ minh hoạ về sự dẫn nhiệt? - Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫn nhiệt. - Ví dụ về sự dẫn nhiệt: + Khi đốt ở một đầu thanh kim loại, chạm tay vào đầu kia ta thấy nóng dần lên. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã được truyền từ đầu kim loại này đến đầu kia của thanh kim loại bằng hình thức dẫn nhiệt. - Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt. 13. Giải thích tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát, đĩa, chén lại thường làm bằng sứ? Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên nồi, xoong làm bằng kim loại để nấu thức ăn mau chín. Còn sứ thì dẫn nhiệt kém nên bát đĩa, chén làm bằng sứ để giữ thức ăn lau nguội và tay cầm vào ít bị nóng. 14. Giải thích tại sao chân không không dẫn nhiệt? Vì chân không không có vật chất nên không thể truyền nhiệt năng từ phần này đến phần khác 15. Đối lưu là gì? Tìm ví dụ minh hoạ về sự đối lưu? - Đối lưu là sự truyền nhiệt nhờ tạo thành dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. - Lấy ví dụ về sự đối lưu, chẳng hạn như: Khi đun nước, ta thấy có dòng đối lưu chuyển động từ dưới đáy bình lên trên mặt nước và từ trên mặt nước xuống đáy bình. 16. Bức xạ nhiệt là gì? Tìm ví dụ minh hoạ về bức xạ nhiệt? - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. - Ví dụ về bức xạ nhiệt: + Mặt trời hàng ngày truyền một nhiệt lượng khổng lồ xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt làm Trái Đất nóng lên. GV: Trần Minh Thọ 2
- + Khi ta đặt bàn tay gần và ngang với ấm nước nóng, tay ta có cảm giác nóng. Nhiệt năng đã truyền từ ấm nước nóng đến tay ta bằng bức xạ nhiệt. 17. Giải thích tại sao về mùa hè, mặc áo màu trắng mát hơn mặc áo tối màu. Vì áo màu trắng hấp thụ ít bức xạ nhiệt còn áo tối màu thì hấp thụ nhiều bức xạ nhiệt 18. Giải thích tại sao khi muốn đun nóng các chất lỏng và chất khí, người ta phải đun từ phía dưới. Vì chất lỏng và khí dẫn nhiệt kém nên ta đun phía dưới để tạo dòng đối lưu, là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và khí. 19. Nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? Nhiệt lượng mà một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào ba yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật. 20. Công thức tính nhiệt lượng? Tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức? Nhiệt dung riêng của một chất là gì? - Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. t, trong đó; Q là nhiệt lượng vật thu vào (hay tỏa ra), có đơn vị là J; m là khối lượng của vật, có đơn vị là kg; c là nhiệt dung riêng của chất làm vật, có đơn vị là J/kg.K; t = t 2 - t1 là độ biến thiên nhiệt độ có đơn vị là độ C (oC); (nếu t > 0 thì t2 > t1 vật thu nhiệt, nếu t < 0 thì t2 < t1 vật tỏa nhiệt). - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1oC. 21. Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt? - Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 22. Viết phương trình cân bằng nhiệt? - Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau, phương trình cân bằng nhiệt là Qtoả ra = Qthu vào Qtoả ra = m1.c1. t1, trong đó, c1 là nhiệt dung riêng của vật 1, m1 là khối lượng của vật 1, t1 là nhiệt độ ban đầu của vật 1, t là nhiệt độ cuối của vật 1, t1 = t1 – t (độ giảm nhiệt độ). Qthu vào = m2.c2. t2, trong đó, c2 là nhiệt dung riêng của vật 2, m2 là khối lượng của vật 2, t2 là nhiệt độ ban đầu của vật 2, t nhiệt độ cuối của vật 2, t2 = t – t2 (độ tăng nhiệt độ). Bài tập: (Phần này HS tự giải) 1. Một vật có khối lượng 500g, rơi từ độ cao 20dm xuống đất. Tính công của trọng lực? Đáp số: 10J 2. Một người kéo một vật từ giếng sâu 8 m lên đều trong 20 s. Người ấy phải dùng một lực F=180N. Tính công và công suất của người kéo. Đáp số: 1440J và 72w 3. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi 2kg nước từ 200C biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Đáp số: 672000J 4. Cần cung cấp một nhiệt lượng 59000J để đun nóng một miếng kim loại có khối lượng 5kg từ 200C lên 500C. Hỏi miếng kim loại đó có nhiệt dung riêng bằng bao nhiêu? Đáp số: 393,3 J/kg.k (đồng) 5. Bạn Hưng thả 300g một miếng kim loại ở 1000C vào 250g nước ở 58,50C làm cho nước nóng lên tới 600C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K a. Tính nhiệt độ của miếng kim loại ngay khi có cân bằng nhiệt. (Đs: t=600C) b. Tính nhiệt lượng nước thu vào. (Đs: Q2=1575J) c. Tính nhiệt dung riêng của miếng kim loại. (Đs: c1=131,25J/Kg.K - Chì) 6. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600g ở nhiệt độ 1000C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 300C. Hỏi nước lên thêm bao nhiêu độ? (Đs: 1,50C) GV: Trần Minh Thọ 3
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO ÐỀ KIỂM TRA và ÐÁP ÁN HKII NÃM HỌC 2013-2014 THỊ XÃ NINH HÒA Môn: VẬT LÝ lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát ðề) Câu 1: (1,00 điểm) Một người lực sĩ nâng quả tạ từ dưới thấp lên cao, người ta nói người lực sĩ này thực hiện công, vì sao như vậy? Câu 2: (1,00 điểm) a) Thế năng đàn hồi là gì? b) Nêu một ví dụ về một vật có thế năng đàn hồi? Câu 3: (2,00 điểm) a) Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng những cách nào? b) Khi đun nước trong một cái ấm. Nếu ấm không được đậy nắp thì nước lâu sôi hơn so với khi ấm được đậy nắp. Hãy giải thích vì sao? Câu 4: (1,50 điểm) a) Vì sao gọi chuyển động của nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt? b) Vì sao ta nhìn thấy các chất như liền một khối dù chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt? Câu 5: (2,50 điểm) a) Khi 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau thì xảy ra sự truyền nhiệt theo nguyên lý truyền nhiệt. Hãy phát biểu nội dung nguyên lý truyền nhiệt? b) Tính nhiệt lượng cần truyền cho 2kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K Câu 6: (2,00 điểm) Mỗi lần tim đập, tim thực hiện một công để đưa 0,06kg máu di chuyển trong cơ thể lên độ cao trung bình là 40cm. Cho biết tim đập trung bình 72 lần trong mỗi phút. Tính công suất của tim khi hoạt động? Câu hỏi Yêu cầu nội dung Điểm Câu 1 Vì: Người lực sĩ đã tác dung lực lên quả tạ và làm cho quả tạ chuyển dời. 1,00 1,00 Câu 2 a) Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật, gọi là thế năng đàn hồi. 0,50 1,00 b) Học sinh nêu được ví dụ đúng. 0,50 a) Có thể làm thay đổi nhiệt năng của vật bằng hai cách: + Thực hiện công 0,50 Câu 3 + Truyền nhiệt 0,50 2,00 b) Khi không đậy nắp ấm thì xảy ra hiện tượng đối lưu giữa không khí trong ấm và ngoài ấm, làm 1,00 nhiệt trong ấm thoát ra ngoài nhanh hơn, nước trong ấm lâu sôi. Câu 4 a) Vì chuyển động của nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ. 0,50 1,50 b) Vì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. 1,00 a) Nguyên lí truyền nhiệt: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 0,50 + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. 0,50 Câu 5 + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 0,50 2,50 b) Nhiệt lượng cần truyền cho vật: 0,50 Q = m.C.Δt0 = 2.380.(50 - 20) = 22800J 0,50 Đổi: t = 1 phút = 60s; h = 40cm = 0,4m Khối lượng máu tim đẩy đi trong một phút: m = 0,06 x 72 = 4,32kg 0,50 Công suất của tim khi hoạt động: A P 0,50 Câu 6 t 2,00 10.m.h 0,50 t 10 . 4,32 . 0,4 = 60 = 0,288W 0,50 ( Nếu học sinh có cách giải khác đúng và phụ hợp thì vẫn đạt điểm tối đa) GV: Trần Minh Thọ 4
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2018-2019 THỊ XÃ NINH HÒA Môn: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút BẢN CHÍNH (Không tính thời gian phát đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,00 điểm) Chọn một đáp án đúng trong các phương án A, B, C, D ở mỗi câu sau và ghi vào bài làm: Câu 1. Công cơ học có đơn vị là: A. Jun B. J/s. C. N/m. D. Oát Câu 2. Một máy kéo hoạt động với công suất khoảng 4 mã lực (khoảng 3000W). Hỏi trong 1 giờ máy kéo thực hiện được một công khoảng bao nhiêu? A. 3000 J B. 180kJ C. 10800kJ D. 108000kJ Câu 3. Vật A truyền nhiệt cho vật B khi: A. nhiệt năng của vật A cao hơn nhiệt năng của vật B. B. nhiệt độ của vật A cao hơn nhiệt độ của vật B. C. nhiệt năng của vật B cao hơn nhiệt năng của vật A. D. nhiệt độ của vật B cao hơn nhiệt độ của vật A. Câu 4. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Chỉ có thế năng, không có động năng B. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách. C. Chuyển động không ngừng. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Câu 5. Khi pha 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích: A. lớn hơn 100cm3 B. có thể bằng hoặc lớn hơn 100cm3 C. nhỏ hơn 100cm3 D. bằng 100cm3 Câu 6. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong môi trường chân không là hình thức nào sau đây? A. đối lưu B. bức xạ nhiệt C. đối lưu và bức xạ nhiệt D. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt Câu 7. Một vật đang bay ở một độ cao nhất định so với mặt đất. Nhận xét nào sau đây là đầy đủ nhất? A. Vật có cả động năng và thế năng. B. Vật có cả động năng và nhiệt năng. C. Vật có cả thế năng và nhiệt năng. D. Vật có cả cơ năng và nhiệt năng. Câu 8. Dùng một mặt phẳng nghiêng dài 10m để kéo vật có khối lượng 50kg lên cao 2,5m. Nếu bỏ qua mọi hao phí thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu? A. 50N B. 100N C. 125N D. 250N Câu 9. Trong các cách sắp xếp theo thứ tự chất dẫn nhiệt tốt hơn đến chất dẫn nhiệt kém hơn, cách sắp xếp nào sau đây là đúng? A. Không khí, nước, nhôm, đồng B. Nhôm, đồng, không khí, nước C. Đồng, nhôm, nước, không khí D. Nước, nhôm, đồng, không khí Câu 10. Trong thí nghiệm Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì: A. chúng là các phân tử. B. các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía. GV: Trần Minh Thọ 5
- C. chúng là các thực thể sống. D. giữa chúng có khoảng cách. Câu 11. Thả 3 miếng kim loại gồm đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một chậu nước nóng. Khi có sự cân bằng nhiệt thì: A. nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, nhiệt độ của miếng chì thấp nhất. B. nhiệt độ của miếng chì cao nhất, nhiệt độ của miếng nhôm thấp nhất. C. nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, nhiệt độ của miếng đồng thấp nhất. D. nhiệt độ của 3 miếng kim loại bằng nhau. Câu 12. Trường hợp nào sau đây có công cơ học? A. Một bạn học sinh đang ngồi học bài. B. Một lực sĩ đang đứng yên ở tư thế đỡ quả tạ. C. Quả bưởi đang rơi từ trên cao xuống. D. Một xe ô tô đang đứng yên bên đường. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,00 điểm) Câu 13: (2,50 điểm) a) Phát biểu nội dung định luật về công. b) Một người thợ dùng ròng rọc cố định để kéo một bao xi măng có khối lượng 50kg lên tầng lầu cao 10m. - Tính công kéo vật. - Để giảm lực kéo vật lên thì người đó dùng hệ thống gồm 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định (như hình vẽ). Tính lực kéo vật lên và quãng đường đầu dây chuyển dời. F Bỏ qua mọi hao phí và khối lượng của ròng rọc. Câu 14: (2,00 điểm) Người ta nấu nước trong một chiếc ấm nhôm, ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp với đáy ấm. Hãy cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của: - ngọn lửa với người đứng nấu. - đáy ấm với lớp nước tiếp xúc tại đáy ấm. - nước bên trong ấm với nhau. - thành ấm với lớp không khí tiếp xúc trực tiếp thành ấm. Câu 15: (2,50 điểm) Trong kỹ thuật xử lý hạt giống, ngâm ủ, gieo, chăm sóc mạ giống lúa lai vụ xuân năm 2019, người dân thực hiện như sau: Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (3 sôi + 2 lạnh) lượng nước cần ngập 3 – 5 lần lượng thóc, sau khi đổ hạt giống vào ngâm trong thời gian 15 phút, bà con đem hạt đã xử lý ngâm bằng nước sạch với thời gian từ 18 – 20 giờ, khi hạt giống hút no nước đem rửa giống, đãi sạch để ráo, tiến hành ủ, khi hạt giống nảy mầm dài bằng 1/3 chiều dài hạt thóc thì đi gieo. Em hãy tính nhiệt độ nước sau khi pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh như trên? Biết nhiệt độ môi trường là 250C. Bỏ qua mọi hao phí và xem một phần nước sôi có khối lượng bằng một phần nước lạnh. HẾT (Đề có 02 trang, giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) GV: Trần Minh Thọ 6
- PHÒNG GDĐT NINH HÒA HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019 MÔN VẬT LÝ LỚP 8 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,00điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B A C B D C C B D C B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,00điểm) Câu hỏi Yêu cầu nội dung Điểm a) Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao 0,50 nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. b) - Công kéo vật: Câu 13 A P.h (2,50 điểm) 10.m.h 1,00 10.50.10 5000J P 10.m 10.50 - Lực kéo vật: F 250N 0,50 K 2 2 2 - Quãng đường mà đầu dây di chuyển: s = 2h = 2.10 = 20m 0,50 - Ngọn lửa với người đứng nấu: truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức 0,50 bức xạ nhiệt - Đáy ấm với lớp nước tiếp xúc tại đáy ấm: truyền nhiệt chủ yếu 0,50 Câu 14 bằng hình thức dẫn nhiệt (2,00 điểm) - Nước bên trong ấm với nhau: truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức 0,50 đối lưu - Thành ấm với không khí tiếp xúc trực tiếp với thành ấm: truyền 0,50 nhiệt chủ yếu bằng hình thức dẫn nhiệt. Gọi m là khối lượng 1 phần nước sôi, c là nhiệt dung riêng của nước, t1 là nhiệt độ của nước sôi, t2 là nhiệt độ của nước lạnh, t0 là 0,25 nhiệt độ cân bằng của nước pha trộn. Nhiệt lượng do 3 phần nước sôi tỏa ra: Qtỏa=3mc(t1-t0) 0,25 Câu 15 Nhiệt lượng do 2 phần nước lạnh thu vào: Qthu=2mc(t0-t2) 0,25 (2,50 điểm) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa= Qthu 0,50 3mc(t1-t0) = 2mc(t0-t2) 0,25 3 (t1-t0) = 2 (t0-t2) 0,25 => 5 t0 = 3 t1 + 2 t2 0,25 0 => t0 = (3.100+2.25)/5 = 70 C 0,50 Tham khảo các đề khác tại đây: GV: Trần Minh Thọ 7