Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quang Khải

docx 6 trang nhatle22 6631
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2021.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quang Khải

  1. UBND THỊ XÃ NINH HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 6 TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG KHẢI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 1. Trình bày sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí? Sắp xếp sự nở vì nhiệt tăng dần các chất sau: Khí oxi, đồng, rượu, nước, nhôm, dầu, sắt. - Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. - Các chất khi khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. - Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. - Sắp xếp tăng dần: Sắt, đồng, nhôm, nước, dầu, rượu, khí oxi 2. Giải thích tại sao khi lắp khâu dao để giữ chặt lưỡi dao vào cán gỗ, thì người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán? Vì, khi nung nóng thì khâu dao sẽ nở ra để dễ lắp vào cán gỗ và khi nguội đi, khâu dao co lại xiết chặt vào cán gỗ. 3. Tại sao người ta làm đường bê tông không đổ liền thành một dải mà đổ thành các tấm tách biệt với nhau bằng những khe để trống? Tại vì khi nhiệt độ thay đổi thì chúng nở ra hay co lại mà không bị ngăn cản nên không gây ra lực lớn làm hỏng đường. 4. Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ đầy ấm? Khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm để đun. Bởi vì khi đun, nước trong ấm sẽ nóng lên, nở ra và trào ra ngoài ấm. 5. Tại sao khi đun nóng, khối lượng riêng của chất lỏng giảm? m D Theo công thức tính khối lượng riêng V , khi đun nóng chất lỏng thì thể tích của chất lỏng tăng lên, mà khối lượng của nó không thay đổi, nên khối lượng riêng của chúng giảm xuống. 6. Cho 1 ví dụ về sự nở vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản sẽ gây ra lực rất lớn? - Trên đường xe lửa, chỗ nối các thanh ray phải để cách nhau một khe hở nhỏ; Để cho hai thanh ray giãn nở vì nhiệt mà không bị ngăn cản, tránh gây ra lực lớn làm hỏng đường ray. . 7. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ? Để khắc phục hiện tượng trên ta làm thế nào? Do lớp thủy tinh bên trong nóng lên và nở ra trước bị lớp thủy tinh bên ngoài chưa kịp nở ra ngăn cản nên gây ra lực lớn làm vỡ cốc. Để khắc phục ta nên rót một ít nước nóng vào ly trước. 8. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế chất lỏng? Kể tên và nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế đã học? - Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản và thang chia độ. - Nhiệt kế thủy ngân (nhiệt kế dầu): Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm. - Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người. - Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ không khí. GV: Trần Minh Thọ 1
  2. 9. Nêu các bước sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể? - B1: Lau thân và bầu nhiệt kế cho sạch - B2: Vẩy cho mực thủy ngân tụt xuống dưới bầu nhiệt kế - B3: Kẹp bầu nhiệt kế vào nách trái, chờ khoảng 3 phút. - B4: Lấy ra và đọc kết quả đo được 10. Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ut nhiệt độ của nước đang sôi, nước đá đang tan và nhiệt độ của cơ thể người bình thường là bao nhiêu? Nhiệt độ của nước đang sôi: 1000C; Nhiệt độ nước đá đang tan: 00C Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là 370C 11. Sự nóng chảy, Sự đông đặc, Sự bay hơi, Sự ngưng tụ là gì? - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. - Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. 12. Nêu 3 đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn? - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau (nước 00C, băng phiến 800C). - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 13. Làm bài 24-25.6 sách bài tập. Đáp án: 1. 800C 2. Băng phiến 3. Gần 4 phút 4. 2 phút 5. 13 6. 5 phút 14. Khi đun nóng một chất, ta theo dõi và lập bảng sau: Thời gian (Phút) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhiệt độ (0C) 50 60 70 75 80 80 80 85 88 90 Em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nóng chất trên. b. Chất này nóng chảy ở bao nhiêu độ? Nó là chất gì? c. Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút? a. HS tự vẽ b. Chất này nóng chảy ở 80 0C, nó là băng phiến. (vì đoạn nằm ngang chỉ vào 0 80 C) c. Thời gian nóng chảy 2 phút. (từ phút 4 đến phút 6) GV: Trần Minh Thọ 2
  3. 15. Khi làm lạnh một chất, ta theo dõi và lập bảng sau: Thời gian (Phút) 0 10 20 30 40 50 60 Nhiệt độ (0C) 20 10 0 0 0 0 -5 Em hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình làm lạnh chất trên b. Chất này nóng chảy ở bao nhiêu độ? Nó là chất gì? c. Quá trình làm lạnh đến nhiệt độ đông đặc diễn ra bao lâu? d. Quá trình đông đặc diễn ra trong bao lâu? Hướng dẫn: a. HS tự vẽ b. Chất này nóng chảy ở 00C, nó là nước. (vì đoạn nằm ngang chỉ vào 00C) c. 20 phút (từ phút 0 đến phút 20) d. 30 phút (từ phút 20 đến phút 50) 16. Giải thích tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ. Vì nước đá đang tan (nước nóng chảy) luôn ở 00C không thay đổi. 17. Giải thích tại sao vào buổi sáng, ta thường thấy có các giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ. Đến trưa các giọt nước này không còn nữa? Vì ban đêm, trời lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ trên lá cây nên tạo thành những giọt nước. Đến trưa, các giọt nước này bay hơi hết nên ta không thấy chúng nữa. 18. Nêu những đặc điểm về nhiệt độ sôi? - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. GV: Trần Minh Thọ 3
  4. ĐỀ KIỂM TRA HKII THAM KHẢO Môn: VẬT LÝ lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (Không tính thời gian phát đề) Câu 1: (1,50 điểm) Nêu các bước sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể? Câu 2: (2,00 điểm) a) Trong thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến, đến nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu chuyển sang thể lỏng? Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ gì của băng phiến? b) Khi nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí xảy ra dễ dàng hơn? Hãy nêu một ví dụ minh họa cho điều đó? Câu 3: (2,00 điểm) a) Nêu kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng? b) Các chất khí khác nhau dãn nở vì nhiệt như thế nào? Câu 4: (3,00 điểm) Sử dụng bảng nhiệt độ nóng chảy để trả lời các câu hỏi sau: a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao Nhiệt độ nóng chảy Chất nhất? Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất? (oC) b) Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác Chì 327 nhau có như nhau không? Cho ví dụ. Nước đá 0 c) Ở xứ lạnh, vào mùa đông, nhiệt độ Rượu -117 o khoảng -50 C. Ở xứ đó, người ta chỉ dùng nhiệt Sắt 1535 kế rượu mà không dùng nhiệt kế thủy ngân? Vì Vàng 1064 sao? Thủy ngân -39 Bảng nhiệt độ nóng chảy của các chất Câu 5: (1,50 điểm) Sau khi giặt quần áo ta đem phơi ngoài trời nắng. Nhờ hiện tượng vật lí nào mà quần áo có thể khô? Để quần áo mau khô ta cần chú ý đến yếu tố gì? HẾT de Vat ly 6 hk 2 nh20112012.pdf GV: Trần Minh Thọ 4
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2018-2019 TẠO THỊ XÃ NINH HÒA Môn: VẬT LÝ LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút BẢN CHÍNH (Không tính thời gian phát đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,00 điểm) Chọn một đáp án đúng trong các phương án A, B, C, D ở mỗi câu sau và ghi vào bài làm: Câu 1. Khi sử dụng hai hệ thống ròng rọc (a) và (b) như Hình 1 để đưa vật nặng lên cao, ta thấy: A. hệ thống (a) và (b) đều cho ta lợi về lực. B. hệ thống (a) và (b) không cho ta lợi về lực. C. hệ thống (a) không cho lợi về lực. D. hệ thống (b) không cho lợi về lực. Hình 1 Câu 2. Để gắn quai (tay cầm) vào thân nồi hoặc chảo bằng nhôm, người ta thường dùng đinh tán. Các đinh tán này: A. làm bằng kim loại có sự nở vì nhiệt lớn hơn nhôm. B. cũng làm bằng nhôm để có sự nở vì nhiệt giống với nồi, chảo. C. làm bằng kim loại có sự nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm. D. làm bằng hợp kim có sự nở vì nhiệt rất ít. Câu 3. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì: A. cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng. B. khối lượng của chất lỏng tăng. C. trọng lượng riêng của chất lỏng tăng. D. thể tích của chất lỏng tăng. Câu 4. Sự dãn nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt vì khi nhiệt độ của nước: A. tăng từ 40C đến 1000C thì nước nở ra. B. giảm từ 40C đến 00C thì nước sẽ co lại. C. tăng từ 00C đến 40C thì nước sẽ co lại. D. giảm từ 1000C đến 40C thì nước sẽ co lại. Câu 5. Trong sự nở vì nhiệt của khí oxi, không khí và hơi nước thì: A. khí oxi nở vì nhiệt nhiều nhất. B. không khí nở vì nhiệt ít nhất. C. hơi nước nở vì nhiệt nhiều nhất. D. cả ba chất nở vì nhiệt giống nhau. Câu 6. Khối khí trong bình được ngăn cách với bên ngoài bằng một giọt nước màu như Hình 2. Giọt nước màu di chuyển như thế nào khi ta dùng hai bàn tay xoa vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu? Biết rằng khi này thể tích vỏ bình cầu thay đổi không đáng kể. A. Giọt nước di chuyển sang phải. B. Giọt nước di chuyển sang trái. C. Giọt nước đứng yên. Hình 2 D. Giọt nước chạy lọt vào trong bình cầu. Câu 7. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít đến nhiều, cách sắp xếp nào là đúng? A. Không khí, đồng, nước. B. Nước, không khí, đồng. C. Đồng, không khí, nước. D. Đồng, nước, không khí. Câu 8. Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc nào sau đây là đúng? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. D. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. GV: Trần Minh Thọ 5
  6. Câu 9. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người bình thường là: A. 350C. B. 370C. C. 390C. D. 420C. Câu 10. 800C là nhiệt độ nóng chảy của chất nào trong các chất sau đây? A. Ê te B. Thuỷ ngân C. Rượu D. Băng phiến Câu 11. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. B. chỉ phụ thuộc vào gió. C. chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 12. Bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Nguyên nhân do đâu? A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại. B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài. C. Vì hơi nước trong không khí gần thành cốc lạnh, nên ngưng tụ ngay trên thành cốc. D. Cả ba nguyên nhân trên. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,00 điểm) Câu 13: (2,00 điểm) a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. b) Tại sao các ống kim loại dẫn nước nóng hoặc hơi nóng lại có đoạn bị uốn cong như Hình 3? Câu 14: (2,50 điểm) Quá trình 1 Quá trình 2 Hình 3 Thể rắn Thể lỏng Thể khí Quá trình 4 Quá trình 3 a) Sơ đồ mô tả sự biến đổi trạng thái của các chất như hình vẽ. Dấu mũi tên mô tả quá trình chuyển từ thể này sang thể kia của chất. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết tên tương ứng của các quá trình trong sơ đồ. b) Cho ví dụ thực tế về quá trình 4 trong sơ đồ. Câu 15: (2,50 điểm) a) Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất, hãy sắp xếp thứ tự chất có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất đến chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất. Chất Chì Rượu Thủy ngân Đồng Nhiệt độ nóng chảy (0C) 327 -117 -39 1083 b) Có ý kiến cho rằng nhiệt độ đông đặc của chì là 3270C. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? c) Nếu thả một miếng đồng nhỏ vào một khối chì đang nóng chảy thì miếng đồng có bị nóng chảy không? Vì sao? HẾT (Đề có 02 trang, giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) Truy cập: để tải nhiều đề chất lượng GV: Trần Minh Thọ 6