Đề cương Ôn tập môn Tin học Lớp 8 (Chuẩn kiến thức)

docx 5 trang nhatle22 6471
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Tin học Lớp 8 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_tin_hoc_lop_8_chuan_kien_thuc.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Tin học Lớp 8 (Chuẩn kiến thức)

  1. ĐỀ ÔN TẬP TIN HỌC 8 KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN 1 I/ Máy tính và chương trình máy tính: - Chương trình máy tính là dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được. - Viết chương trình là viết các lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một công việc hay giải một bài toán cụ thể. - Ngôn ngữ máy là dãy bit gồm các số 0 và 1. - Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình của máy tính. - Chương trình dịch đóng vai trò như người phiên dịch, dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.  Việc tạo ra chương trình máy tính gồm 2 bước: + Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình (C, Java, Basic, Pascal, ). + Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được. II/ Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình: - Trong đó: Program (Tên chương trình); + Program: là câu lệnh khai báo tên chương trình. Uses (Tên công cụ có sẵn được sử + Uses: là câu lệnh khai báo tên công cụ có sẵn dụng trong chương trình); được sử dụng trong chương trình Begin + Writeln: là câu lệnh in ra màn hình Writeln (Câu lệnh); End. 1) Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? - Ngôn ngữ lập trình gồm: + Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình thường gồm cái chữ cái tiếng Anh, một số kí hiệu phép toán (+, -, *, /, ), dấu đóng, mở ngoặc, dấu nháy, + Các quy tắc để viết các câu lệnh 2) Từ khóa và tên: + Từ khóa là những từ dành riêng, do ngôn ngữ lập trình quy định. Vd: Program, uses, begin, end, + Tên: Do người lập trình đặc cho các đối tượng, đại lượng trong chương trình
  2. Vd: CT_Dau_tien; Thong_bao  Quy tắc đặt tên: - Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau - Tên không được trùng với từ khóa - Tên không bắt đầu bằng số, không có kí tự trống - Không vượt quá 255 kí tự 3) Cấu trúc chung của chương trình: - Gồm 2 phần: + Phần khai báo: khai báo tên chương trình (khai báo thư viện, khai báo biến, khai báo hằng, ) + Phần thân chứa các lệnh cần thực hiện của chương trình. (Đây là phần bắt buộc của chương trình)  Lưu ý: - Phần khai báo có thể có hoặc không. Nếu có, phải được đặt trước phần thân III/ Chương trình máy tính và dữ liệu: - Dữ liệu là thông tin được lưu trữ trên máy tính. - Có các kiểu dự liệu cơ bản: + Số nguyên Vd: Số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện, + Số thực Vd: Chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn Toán, + Kí tự: là một chữ, một số hay kí hiệu đặc biệt khác Vd: “a”, “5”, “+” + Xâu kí tự (hay xâu): là dãy các “chữ cái” lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình VD: “Chao cac ban”, “Lop 84”, .
  3. BẢNG 1 – MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PASCAL Tên kiểu dữ liệu Phạm vi giá trị Byte Các số nguyên từ 0 đến 255 Integer Số nguyên trong khoảng -32768 đến 32767 Real Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 1,5 x 10-45 Đến 3,4 x 1038 và số 0 Char Một kí tự trong bảng chữ cái String Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự BẢNG 2 – CÁC PHÉP TOÁN VỚI KIỂU DỮ LIỆU SỐ Kí hiệu Phép toán Kiểu dữ liệu Cộng Số nguyên, số thực + Trừ Số nguyên, số thực - Nhân Số nguyên, số thực * Chia Số nguyên, số thực / Chia lấy phần nguyên Số nguyên div Chia lấy phần dư Số nguyên mod
  4. BẢNG 3 – CÁC PHÉP SO SÁNH Phép so sánh Kí hiệu toán học Kí hiệu trong Pascal = = Bằng ≠ Khác > Lớn hơn ≥ >= Lớn hơn hoặc bằng  Lưu ý: - Phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư chỉ được thực hiện với dữ liệu số nguyên - Chỉ được phép sử dụng dấu ngoặc đơn ( ) để gộp các phép toán 1) Giao tiếp người – máy tính: - Thông báo kết quả tính toán - Nhập dữ liệu - Tạm ngừng chương trình - Hộp thoại IV) Sử dụng biến trong chương trình: 1) Biến là công cụ lập trình: - Biến dùng để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu lưu trữ trong biến có thể thay đổi - Dữ liệu lưu trữ trong biến được gọi là giá trị của biến a. Khai báo biến: - Khai báo biến cần: + Khai báo tên biến + Khai báo kiểu dữ liệu của biến Cú pháp: var tên biến : kiểu dữ liệu
  5. b. Gán giá trị cho biến: + Mô tả: + Kí hiệu lệnh gán: := Cú pháp: Tên biến := Biểu thức c. Nhập giá trị của biến: Cú pháp: Readln (tên biến) Lưu ý: - Khi gán giá trị cho biến thì giá trị đó phải phù hợp với kiểu dữ liệu của biến 2) Hằng: - Là đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu lưu trữ trong hằng không thể thay đổi khi thực hiện chương trình - Cú pháp: Const (tên hằng) = (giá trị)