Đề cương Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Trường Tiểu học Khương Đình

doc 47 trang nhatle22 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Trường Tiểu học Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_ii_truong_tieu_h.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì II - Trường Tiểu học Khương Đình

  1. Trường tiểu học khương đình ===o0o=== đề cương ễN TẬP CUỐI NĂM Khối 5 Lịch thi CUỐI NĂM 1. Môn Toán: 2. Môn Tiếng Việt: a) Đọc thành tiếng: b) Đọc hiểu: c) TLV + Chính tả: 3. Môn Khoa học : 4. Môn Lịch sử & Địa lí: 5. Môn Tiếng Anh : 6. Môn Tin học : * Chú ý: HS tự ôn các bài tập đọc và HTL từ tuần đến PHHS ký 1
  2. Họ và tên: Đề số 1 - Môn tiếng việt Điểm Nhận xét của giáo viên A. Kiểm tra đọc - Đọc thầm và làm bài tập. Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay. Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em. Phan Sĩ Châu Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? a. Cảnh trăng lên ở làng quê. b. Cảnh sinh hoạt của làng quê. c. Cảnh làng quê dưới ánh trăng. 3
  3. 2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê? a. Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy tre. b. Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa. c. Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát. 3. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì? a. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước. b. Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát. c. Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát. 4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ? a. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp. b. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ. c. Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay. 5. Cách nhân hóa trong câu “Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già”. Cho thấy điều gì hay? a. ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê. b. ánh trăng cũng có thái độ gần gũi và quý trọng đối với các cụ già. c. ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người. 6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô (trong câu Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.)? a. mọc, ngoi, dựng b. mọc, ngoi, nhú c. mọc, nhú, đội 7. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm (trong câu Trăng chìm vào đáy nước.)? a. trôi b. lặn c. nổi 8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa? a. Trăng đã lên cao./ Kết quả học tập cao hơn trước. b. Trăng đậu vào ánh mắt./ Hạt đậu đã nảy mầm. c. ánh trăng vàng trải khắp nơi./ Thì giờ quý hơn vàng. 4
  4. 9. Trong câu “Làng quê em đã yên vào giấc ngủ.”, đại từ em dùng để làm gì? a. Thay thế danh từ. b. Thay thế động từ. c. Để xưng hô. 10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ? a. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. b. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. c. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. B. Kiểm tra viết I. Chính tả nghe - viết. Khu vườn nhỏ Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xòe ra thành chiếc lá nâu rõ to. II. Tập làm văn. Tả một người bạn mà em quý mến. 5
  5. Họ và tên: Đề số 2 - Môn tiếng việt Điểm Nhận xét của giáo viên A. Kiểm tra đọc - Đọc thầm và làm bài tập. Rừng phương nam Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng nghe con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe chăng? Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi. Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén bò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân to hơn ngón chân cái kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. Con chó săn bỗng ngơ ngác, không hiểu các con vật trước mặt làm thế nào lại biến đi một cách nhanh chóng đến như vậy. Theo Đoàn Giỏi Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1. Đoạn thứ hai của bài (từ Gió bắt đầu nổi đến dần dần biến đi.) tả cảnh rừng phương Nam vào thời gian nào? a. Lúc ban trưa. b. Lúc ban mai. c. Lúc hoàng hôn. 7
  6. 2. Câu “Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.” Muốn nói điều gì ? a. Rừng phương Nam rất vắng người. b. Rừng phương Nam rất hoang vu. c. Rừng phương Nam rất yên tĩnh. 3. Tác giả tả mùi hương hoa tràm như thế nào? a. Thơm ngan ngát, tỏa ra khắp rừng cây. b. Thơm ngọt ngào, theo gió bay đi khắp nơi. c. Thơm ngây ngất, phảng phất khắp rừng. 4. Những con vật trong rừng tự biến đổi màu sắc để làm gì? a. Để làm cho cảnh sắc của rừng thêm đẹp đẽ, sinh động. b. Để phù hợp với màu sắc xung quanh và tự bảo vệ mình. c. Để phô bày vẻ đẹp mới của mình với các con vật khác. 5. Em hiểu “thơm ngây ngất” nghĩa là thơm như thế nào? a. Thơm rất đậm, đến mức làm cho ta khó chịu. b. Thơm một cách mạnh mẽ, làm lay động mọi vật. c. Thơm một cách hấp dẫn, làm ta say mê, thích thú. 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ im lặng? a. ồn ào, nhộn nhịp, đông đúc. b. ồn ào, náo nhiệt, huyên náo. c. ồn ào, nhộn nhịp, vui vẻ. 7. Các từ in đậm trong câu “Gió bắt đầu nổi rào rào cùng với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.” Thuộc những từ loại gì? 7.1. Từ mặt trời thuộc từ loại: a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 7.2. Từ tuôn thuộc từ loại: a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 7.3. Từ vàng rực thuộc từ loại: a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ 8
  7. 8. Chủ ngữ trong câu “Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biết đi.” là những từ ngữ nào? a. Phút yên tĩnh b. Phút yên tĩnh của rừng ban mai c. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần b. kiểm tra viết I. Chính tả nghe - viết Quần đào trường sa Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. Hà Đình Cẩm II. Tập làm văn. Tả con đường que thuộc từ nhà em tới trường. 9
  8. Họ và tên: Đề số 1 - Môn toán Điểm Nhận xét của giáo viên Bài 1: Viết các số sau: a) Năm mươi bảy phần mười: b) Bốn và năm phần tám: c) Năm phẩy bảy mươi mốt: d) Số gồm hai mươi đơn vị, bảy phần trăm: Bài 2: Viết vào chỗ chấm: 9 a) đọc là: 100 b) 112, 307 đọc là: Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Chữ số 5 trong số 20,571 có giá trị là: 5 5 A. 5 B. 500 C. D. 10 100 3 b) 4 viết dưới dạng số thập phân là: 100 A. 0,43 B. 4,3 C. 4,03 D. 4,003 c) Số bé nhất trong các số: 3,454, 3,455, 3,444 là: A. 3,445 B. 3,454 C. 3,455 D. 3,444 d) 6cm28mm2 = .cm2. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 68 B. 6,8 C. 6,08 D. 6,008 Bài 4: Đặt tính rồi tính: a) 35,76 + 23,52 b) 48,53 - 25,28 . . . c) 5,26 x 2,4 d) 157,25 : 3,7 . . . 11
  9. Bài 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a) 90 phút = 1,5 giờ b) 0,025 tấn = 250kg c) 15 000 000 mm2 = 15m2  d) 5m27dm2 = 5,7dm2  Bài 6: Trên một mảnh đất, diện tích dành để làm nhà 80m2. Diện tích đất còn lại nhiều hơn diện tích đất làm nhà là 240m2. a) Tìm tỉ số phần trăm của diện tích đất làm nhà và diện tích đất còn lại. b) Diện tích đất còn lại bằng bao nhiêu phần trăm diện tích của mảnh đất? Bài giải Bài 7: Tính diện tích hình tam giác ABC biết diện tích hình tam giác ACD là 15cm2. Bài giải 13
  10. Họ và tên: Đề số 2 - Môn toán Điểm Nhận xét của giáo viên Bài 1: Viết các số sau: a) Năm phần mười: b) Sáu mươi chín phần trăm: c) Bốn mươi ba phần nghìn: d) Hai và bốn phần chín: e) Bảy và năm phần tám: Bài 2: Viết vào chỗ chấm: 7 a) 5 đọc là: 100 b) 302,008 đọc là: Bài 3: , = ? a) 83,2 83,19 b) 48,5 48,500 c) 7,843 7,85 d) 90,7 89,7 Bài 4: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a) 9m 6dm = .m b) 2cm2 5mm2 = .cm2 c) 5 tấn 562kg = . tấn d) 57cm 9mm = cm Bài 5: Đặt tính rồi tính: a) 286,34 + 521,85 b) 516,40 - 350,28 . . . c) 25,04 x 3,5 d) 45, 45 : 18 . . . 15
  11. Bài 6: Lớp em có 32 bạn, trong đó có 14 bạn nữ. Hỏi số các bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số các bạn của lớp em? Bài giải Bài 7: Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a) Chữ số 8 trong số thập phân 95,824 có giá trị là: A. 8 B. 8 C. 8 D. 8 1000 100 10 b) 39 viết dưới dạng số thập phân là: 100 A. 3,900 B. 3,09 C. 3,9 D. 3,90 c) 3 phút 20 giây = giây Số viết vào chỗ chấm là: A. 50 B. 320 C. 80 D. 200 Bài 8: Một khu vườn hình vuông có chu vi 800m. Diện tích khu vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bao nhiêu héc-ta? Bài giải 17
  12. Họ và tên: Đề số 3 - Môn toán Điểm Nhận xét của giáo viên Bài 1: Điền dấu (>; <; =) thích hợp vào ô trống: a) 76,5 76,49 b) 15,5 15,500 c) 8,615 8,62 d) 67,33 68,1 Bài 2: Viết các số sau: a) Mười tám phần trăm: b) Bốn mươi lăm phần nghìn: c) Hai và chín phần mười: d) Số thập phân gồm năm nghìn không trăm linh hai đơn vị, sáu phần trăm: Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Chữ số 6 trong số thập phân 8,962 có giá trị là: A. 6 B 6 C. 6 D. 6 10 100 1000 9 b) 8 viết dưới dạng số thập phân là: 100 A. 89,100 B. 8,900 C. 8,9 D. 8,09 c) 2 phút 20 giây = giây Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 220 B. 40 C. 140 D. 80 d) 3m 6cm = mm. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 360 B. 306 C. 3060 D. 3600 Bài 4: Điền số hoặc tên đơn vị vào chỗ chấm: a) 962cm = dm b) 14cm2 6mm2 = cm2 c) 5562kg = 5 . 562 . d) 317cm = 3 17 . Bài 5: Đặt tính rồi tính: a) 378,25 + 586,96 b) 516,4 - 350,68 . . . 19
  13. c) 29,04 x 8,6 d) 20,65 : 35 . . . 1 Bài 6: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 26m, chiều rộng bằng chiều 4 dài, trong đó diện tích đất làm nhà chiếm 62,5%. Tính diện tích đất làm nhà? Bài giải Bài 7: Tính diện tích phần tô đậm, biết: AB = 6cm AM = 8cm AC = 12cm Bài giải 21
  14. Họ và tên: Đề số 4 - Môn toán Điểm Nhận xét của giáo viên Bài 1: Viết vào chỗ chấm: a) Bảy và tám phần chín viết là: b) Số thập phân có sáu đơn vị năm phần trăm viết là: c) Số thập phân có hai mươi ba đơn vị, bốn phần nghìn viết là: d) 19 đọc là: 100 4 e) 5 đọc là: 9 g) 107,225 đọc là: Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 17,56 + 347,35 b) 728,49 - 563,7 c) 7,65 x 3,7 d) 156 : 4,8 Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a) 2 tấn 40kg = 2040kg b) 630ha < 63km 2 3 23 c) 350mm2 = 35cm2 d) 4 5 5 Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Chữ số 7 trong số 5,671 có giá trị là: A. 7 B. 70 C. 7 D. 7 10 100 23
  15. 7 b) 5 viết dưới dạng số thập phân là: 1000 A. 5,007 B. 5,07 C. 5,7 D. 57,1000 c) Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 1,2dm, chiều rộng bằng 1 chiều dài là: 3 A. 0,4dm B. 48cm C. 48cm2 D. 48dm2 d) Chu vi của hình vuông có diện tích 36cm2 là: A. 24 B. 24cm C. 24cm2 D. 6cm 5 Bài 5: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 18m, chiều rộng bằng chiều 6 dài. Người ta dành 32,5% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà. Bài giải Bài 6: Bạn Việt mua 15 quyển vở giá 5000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền đang có. Với số tiền đó nếu mua vở với giá 2500 đồng một quyển thì bạn Việt mua được bao nhiêu quyển vở? Bài giải 25
  16. Họ và tên: Đề số 1 - Môn khoa học Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 16) Câu 1: Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản về: A. Khả năng nấu ăn. B. Đức tính kiên nhẫn. C. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. D. Cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp. Câu 2: Phụ nữ có thai nên tránh việc nào sau đây? A. Ăn uống đủ chất, đủ lượng. B. Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá. C. Đi khám thai định kỳ: 3 tháng 1 lần. D. Giữ cho tinh thần thoải mái. Câu 3: Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? A. 16 đến 20 tuổi. B. 15 đến 19 tuổi. C. 13 đến 17 tuổi. D. 10 đến 15 tuổi. Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về tuổi vị thành niên là đúng? A. Là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội. B. Là giai đoạn kế tiếp của tuổi dậy thì. C. Là giai đoạn cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. D. Là giai đoạn có thể lập gia đình, chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Câu 5: Để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì chúng ta không nên làm gì? A. Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo. B. Sử dụng thuốc lá, bia. C. Ăn uống đủ chất. D. Tập thể thao. 27
  17. Câu 6: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể, trong 3 cách dưới đây: 1. Uống vi-ta-min 2. Tiêm vi-ta-min 3. Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min. Thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp là: A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 3, 1, 2 D. 3, 2, 1 Câu 7: Phát biểu nào sau đây về bệnh sốt rét là không đúng? A. Là bệnh truyền nhiễm. B. Là bệnh hiện không có thuốc chữa. C. Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này. D. Bệnh này không nguy hiểm với trẻ em. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về bệnh viêm não là không đúng? A. Là bệnh không truyền nhiễm. B. Hiện chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh này. C. Là bệnh rất nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. D. Cần giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh để phòng bệnh này. Câu 10: HIV không lây qua đường nào? A. Tiếp xúc thông thường. B. Đường máu. C. Đường tình dục. D. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là của thép? A. Dẻo. B. Dẫn nhiệt. C. Cách nhiệt D. Cứng. Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho cả đồng và nhôm? A. Dẻo. B. Dẫn nhiệt. C. Có màu đỏ nâu. D. Dễ bị gỉ. 28
  18. Câu 13: Phát biểu nào sau đây về đá vôi là không đúng? A. Đá vôi được dùng để sản xuất xi măng. B. Đá vôi cứng hơn đá cuội. C. Đá vôi bị sủi bọt khi có a-xít nhỏ vào. D. Đá vôi được dùng để làm ra phấn viết. Câu 14: Khi sử dụng xi măng trong xây dựng cầu lưu ý điều gì? A. Không được trộn lẫn xi măng với cát. B. Không được cho nước vào xi măng. C. Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu. D. Tất cả các điều trên. Câu 15: Điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho gạch, ngói và thủy tinh thường? A. Làm từ đất sét. B. Dễ vỡ. C. Dễ hút ẩm. D. Tất cả các ý trên. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho cả cao su và chất dẻo? A. Dẫn nhiệt tốt. B. Cách nhiệt. C. Cứng. D. Không bị biến đổi khi bị nung nóng. Câu 17: Nêu 2 lí do không nên hút thuốc lá? 29
  19. Họ và tên: Đề số 2 - Môn khoa học Điểm Nhận xét của giáo viên Hãy đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8). Câu 1: Việc nào dưới đây chỉ có phụ nữ làm được? a. Làm bếp giỏi. b. Chăm sóc con cái. c. Mang thai và cho con bú. d. Thêu, may giỏi. Câu 2: Khi có người rủ em làm những việc có hại cho sức khỏe, em không nên làm gì? a. Nói rõ với họ em không muốn làm việc đó. b. Giải thích các lí do khiến em không muốn làm việc đó. c. Nhận lời vì sợ người đó giận. Câu 3: Bệnh nào dưới đây không lây do muỗi truyền? a. Sốt rét. b. Viêm gan A. c. Sốt xuất huyết. d. Viêm não. Câu 4: Vật liệu nào sau đây dùng để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa? a. Nhôm. b. Đồng. c. Gang. d. Thép. Câu 5: Vật liệu nào sau đây dùng để làm săm, lốp ô tô, xe máy? a. Tơ sợi. b. Cao su. c. Chất dẻo. 31
  20. Câu 6: Các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể được dùng để thay thế cho những sản phẩm nào dưới đây? a. Gỗ b. Da. c. Thủy tinh d. Vải. e. Kim loại f. Tất cả các vật liệu trên. Câu 7: Khi sử dụng thuốc kháng sinh, chúng ta không nên làm gì? a. Tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. b. Dùng thuốc kháng sinh khi biết chính xác cách dùng và biết thuốc đó dùng cho loại bệnh nhiễm khuẩn nào. c. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì phải dừng lại ngay. d. Nếu đang dùng thuốc kháng sinh mà có hiện tượng dị ứng thì vẫn phải dùng tiếp cho hết liều theo chỉ dẫn ban đầu của bác sĩ. Câu 8: Nên ăn gì để phòng bệnh viêm gan A? a. Ăn chín. b. Uống nước đã đun sôi. c. Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. d. Thực hiện tất cả các việc trên. Câu 9: Nêu cách đề phòng chung cho 3 bệnh: Sốt rét, sốt suất huyết, viêm não. 1 2 3 4 32
  21. Họ và tên: Đề số 3 - Môn khoa học Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1: Viết chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S vào trước câu sai. Chỉ nên dùng thuốc khi: a. Khi thật sự cần thiết. b. Khi thấy người khác dùng có tác dụng. c. Khi biết chắc cách dùng, liều lượng dùng. d. Khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc. Câu 2: Khoanh tròn vào các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do: A. Một loại chuột gây ra. B. Một loại bọ chét gây ra. C. Một loại ruồi gây ra. D. Một loại vi khuẩn gây ra. E. Một loại vi rút gây ra. Câu 3: Điền các từ: rỗng, sử dụng, thẳng đứng vào chỗ trống sau cho phù hợp. Cây tre có dáng thân (1) , thân cây tre (2) ., tre được (3) . làm nhà, đồ dùng trong gia đình, dụng cụ để sản xuất. Câu 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp: A B a. Tơ tằm 1. Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa. b. Gạch ngói 2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà. c. Thép 3. Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn. d. Đá vôi 4. Để sản xuất xi măng, tạc tượng. 33
  22. Bài 5: Viết chữ N vào trước việc em nên làm, chữ K vào trước việc em không nên làm. Đề phòng tránh bị xâm hại, trẻ em cần: a. Không đi nhờ xe người lạ. b. Để người lạ vào nhà. c. Nhận quà hoặc sự giúp đỡ của người khác mà không rõ lí do. d. Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ. Bài 6: Nêu 4 việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ? 1. 2. 3. 4. 34
  23. Họ và tên: Đề số 1 - Môn lịch sử Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (đối với câu 1 câu 2). Câu 1: Năm 1862, ai là người được nhân dân và nghĩa quân suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”? A. Tôn Thất Thuyết B. Phan Đình Phùng C. Hàm Nghi D. Trương Định Câu 2: Người tổ chức phong trào Đông du là: A. Phan Châu Trinh B. Nguyễn Trường Tộ C. Phan Bội Châu D. Nguyễn Tất Thành Câu 3: Hãy chọn và điền các từ ngữ sau đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: a) lấn tới; b) không chịu mất nước; c) hòa bình; d) nhân nhượng; e) không chịu làm nô lệ; g) cướp nước ta. “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn (1), chúng ta phải (2) Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng (3), vì chúng quyết tâm . (4) lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định (5) nhất định . (6)!”. 35
  24. Câu 4: Hãy nối tên các sự kiện lịch sử ở cột A với các mốc thời gian ở cột B sao cho đúng. A B a) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1. Thu - đông 1950 b) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước 2. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 c) Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi 3. Thu - đông 1947 d) Bác hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập 4. Ngày 19 tháng 8 năm 1945 e) Chiến thắng Việt Bắc 5. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 g) Chiến thắng Biên giới 6. Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Câu 5: Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? 36
  25. Họ và tên: Đề số 2 - Môn lịch sử Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1: Hãy nối tên các nhân vật lịch sử ở cột A với tên các sự kiện lịch sử ở cột B sao cho đúng. A B a) Trương Định 1. Phong trào Đông du b) Tôn Thất Thuyết 2. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa c) Nguyễn ái Quốc 3. Không tuân lệnh vua giải tán nghĩa binh, cùng nhân dân chống quân xâm lược d) Nguyễn Trường Tộ 4. Cuộc phản công ở kinh thành Huế e) Phan Bội Châu 5. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam g) Bác Hồ 6. Đề nghị canh tân đất nước Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền, nhằm mục đích: A. Nâng cao đời sống cho nhân dân Việt Nam B. Làm cho kinh tế Việt Nam phát triển C. Cướp bóc tài nguyên, khoáng sản, bóc lột nhân công rẻ mạt D. Hai bên (Pháp và Việt Nam) cùng có lợi Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng nhất. Vào đầu thế kỉ XX, trong xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới: A. Trí thức, viên chức, nông dân, nhà buôn. B. Viên chức, tư sản, trí thức, địa chủ. C. Công nhân, tiểu tư sản, nông dân, nhà buôn. D. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức, 37
  26. Câu 4: Em hãy điền những nội dung cần thiết vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp khi nói về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. a) Địa điểm: b) Người chủ trì: c) Kết quả của hội nghị: Câu 5: Sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”? 38
  27. Họ và tên: Đề số 3 - Môn lịch sử Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (đối với các câu từ 1 đến 6). Câu 1: Chức vụ “Bình Tây Đại nguyên soái” do ai phong tặng cho ông Trương Định? A. Triều đình nhà Nguyễn B. Dân chúng và nghĩa quân C. Ông tự phong Câu 2: Ông Nguyễn Trường Tộ đã tha thiết đề nghị vụ Tự Đức điều gì? A. Đề nghị cho thanh niên Việt Nam sang Nhật du học. B. Đề nghị không mở rộng quan hệ ngoại giao, không thông thương với người nước ngoài. C. Đề nghị canh tân để đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu. Câu 3: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có những thay đổi về kinh tế nên tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào? A. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, B. Nông dân C. Địa chủ phong kiến Câu 4: Phong trào Đông du do ai cổ động, tổ chức? A. Phan Đình Phùng B. Phan Chu Trinh C. Phan Bội Châu Câu 5: a) Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn đã làm gì với thực dân Pháp? b) Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định đã làm gì? 39
  28. Câu 6: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? A. Ngày 5/6/1911 tại cảng Nhà Rồng B. Ngày 6/5/1911 tại cảng Nhà Rồng C. Ngày 15/6/1911 tại cảng Nhà Rồng Câu 7: Ngày 19/8 hàng năm là ngày kỉ niệm: A. Nam Bộ kháng chiến B. Cách mạng tháng Tám thành công C. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Câu 8: Bác hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày, tháng, năm nào? Tại đâu? 40
  29. Họ và tên: Đề số 1 - Môn địa lí Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng (đối với các câu từ 1 đến 3). Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước: A. Trung Quốc, Lào, Thái Lan B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia C. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia D. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia Câu 2: Trên phần đất liền nước ta: A. 3 diện tích là đồng bằng, 1 diện tích là đồi núi 4 4 B. 1 diện tích là đồng bằng, 1 diện tích là đồi núi 2 2 C. 3 diện tích là đồi núi, 1 diện tích là đồng bằng 4 4 Câu 3: Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là: A. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa B. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa C. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa Câu 4: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản? Câu 5: Điền từ ngữ vào chỗ ( ) cho phù hợp. Dân cư nước ta tập trung . tại các đồng bằng và ven biển. Vùng núi có dân cư 41
  30. Câu 6: Chọn ý cho sẵn dưới đây rồi điền vào các sơ đồ sao cho phù hợp. a) Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa b) Trồng được nhiều loại cây c) Ngành chăn nuôi phát triển d) Nguồn thức ăn được đảm bảo 42
  31. Họ và tên: Đề số 2 - Môn địa lí Điểm Nhận xét của giáo viên Câu 1: Hãy điền vào ô chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. a) Trên phần đất liền nước ta, 3/4 diện tích là đồng bằng, 1/4 diện tích là đồi núi. b) Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. c) ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. d) Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta Câu 2: Nối mỗi từ ở cột A với một từ ở cột B cho phù hợp. A. Tên khoáng sản B. Nơi phân bố 1. Dầu mỏ a) Hà Tĩnh 2. Bô-xit b) Biển Đông 3. Sắt c) Tây Nguyên 4. A-pa-tít d) Lào Cai 5. Than e) Quảng Ninh Câu 3: Điền từ ngữ vào chỗ chấm ( ) của các câu sau cho phù hợp. Dân cư nước ta tập trung (1) tại các đồng bằng và ven biển. Vùng núi có dân cư (2). Câu 4: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất? Câu 5: Quan sát Bảng số liệu về diện tích của một số nước châu á sau: Tên nước Diện tích (nghìn km2) Trung Quốc 9.597 Nhật Bản 378 Việt Nam 330 Lào 237 Cam-pu-chia 181 Hãy cho biết: - Những nước có diện tích lớn hơn nước ta là: - Những nước có diện tích nhỏ hơn nước ta là: 43
  32. Họ và tên: Đề số 3 - Môn địa lí Điểm Nhận xét của giáo viên Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (đối với các câu từ 1 đến 6) Câu 1: ở nước ta, dân cư tập trung đông đúc nhất ở: A. Ven vùng núi, cao nguyên B. Ven biển và hải đảo C. Đồng bằng ven biển Câu 2: Số dân tộc trên đất nước ta là: A. 45 B. 54 C. 56 Câu 3: ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở: A. Vùng núi và cao nguyên B. Đồng bằng C. Ven biển và hải đảo Câu 4: Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta là: A. Chăn nuôi B. Trồng trọt C. Chăn nuôi và trồng trọt Câu 5: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: A. Đà Nẵng B. Hà Nội C. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 6: Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa ở nước ta là: A. Đường ô tô B. Đường sắt C. Đường sông, đường biển 45
  33. Câu 7: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau thế nào? Câu 8: Em hãy nêu vai trò của biển nước ta đối với sản xuất và đời sống. 46