Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I (Chuẩn kiến thức)
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_hoc_ki_i_chuan_kien_thuc.doc
Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 9 - Học kì I (Chuẩn kiến thức)
- SINH HỌC Chương 1 : - Di truyền là hiện tuợng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ , tổ tiên cho các thế hệ con cháu - Biến dị là hiện tuợng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết - Định luật đồng tính : Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tuơng phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ . - Định luật phân li : Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3trội : 1 lặn . - Định luật phân li độc lập : Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích của các tính trạng hợp thành nó. - Quy luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P . - Quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử . - Ví dụ về sơ đồ lai : Cho lai giống đậu hà lan hạt vàng thuần chủng với hạt xanh đuợc F1 toàn hạt vàng .Khi các cây F1 tự thụ phấn với nhau thì F2 có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? a) Lập sơ đồ lai từ P đến F2 ? b) Đem F1 lai phân tích ta đuợc kết quả như thế nào ? Quy uớc gen : Gọi A là gen quy định tính trạng trội (Hạt vàng) a là gen quy định tính trạng lặn ( Hạt xanh ) XĐKG : Hạt vàng thuần chủng có kiểu gen là AA Hạt xanh có kiểu gen là aa Ta có Sơ đồ lai : Ptc : AA x aa Gp : A a F1 : 100 % Aa F1 x F1 : Aa x Aa GF1 : 1A:1a 1A:1a F2 : 1AA : 2Aa : 1aa TLKG : 1AA : 2Aa : 1aa TLKH : 75% hạt vàng : 25% hạt xanh Cho F1 lai phân tích : F1 : Aa x aa GF1 : 1A:1a a Fb : 1Aa : 1aa TLKG : 1Aa : 1aa TLKH : 50% hạt vàng : 50% hạt xanh MỘT SỐ LƯU Ý : Khi bài toán nghịch thì cần giải thích truớc khi lập sơ đồ lai Sau khi tìm được kết quả thì luôn có TLKG , TLKH TLKG giống với kết quả còn TLKH thì % (tên tính trạng)
- Chương 2 : - Cặp NST tuơng đồng là cặp NST giống nhau về hình thái lẫn kích thứơc - Bộ NST đơn bội(n) là bộ NST trong giao tử chỉ chức một NST của mỗi cặp tương đồng - Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng - Cấu trúc NST : Gồm hai sợi crômatic gắn với nhau ở tâm động chia ra hai cánh . Mỗi cromatit bao gồm chủ yếu một phân tử AND và protein loại histon - Nguyên phân : + Kì đầu : Các NST kép bắt đầu đóng xoắn co ngắn và đính vào các sợi tơ vô sắc của thai bào ở tâm động . + Kì giữa : Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi bào + Kì sau : Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào + Kì cuối : Các NST đơn dãn xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh thành NST chất - Giảm phân I : + Kì đầu : Các NST kép xoắn ,co ngắn . Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc có thể bắt chéo với nhau sau đó lại tách rời nhau + Kì giữa : Các NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Kì sau : Diễn ra sự phân li của các NST kép trong cặp tương đồng về hai cực tế bào + Kì cuối : Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới đuợc tạo thành vớ số lượng là bộ đơn bội (n) kép - Giảm phân II : + Kì đầu : Các NST kép co lại cho thấy số lượng trong bộ đơn bội kép (n) + Kì giữa : Các NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào + Kì sau : Hai cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn rồi phân li về hai cực tế bào + Kì cuối : Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (n) - Sự phát sinh giao tử : Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần để tạo ra noãn nguyên bào và GIỐNG tinh nguyên bào . Các noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giao phối để hình thành giao tử Phát sinh giao tử cái Phát sinh giao tử đực Từ một noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 -> Từ một tinh bào bậc 1 qua giảm phân 1 tạo ra KHÁC một noãn bào bậc 2 và một thể cực thứ nhất hai tinh bào bậc 2 Từ một noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 tạo Từ một tinh bào bậc 2 qua giảm phân 2 tạo ra ra một tế bào trứng và một thể cực thứ hai hai tinh tử * Từ một noãn bào bậc 1 qua 2 lần giảm phân * Từ một tinh bào bậc 1 qua 2 lần giảm phân tạo ra một tế bào trứng và ba thể cực thứ 2 tạo ra 4 tinh tử tạo ra 4 tinh trùng - Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực (tinh trùng) với một giao tử cái (trứng) để tạo thành hợp tử. - Cơ chế xác định giới tính : Qua giảm phân ở mẹ sinh ra một loại trứng 22A+X còn ở bố sinh ra hai loại tinh trùng 22A+X và 22A+Y Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng sẽ tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng sẽ tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai Vì con trai có hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau nên hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau .
- Chương 3: - Cấu tạo hóa học của AND : Là một axit nucleic được cấu tạo bởi các nguyên tố hoá học C H O N P Thuộc loại đại phân tử Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân . Mỗi đơn phân là một nucleotic. Có 4 loại nucleotic A T G X Do sự khác nhau về số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotic đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của AND . Mỗi một loài sinh vật có một loại phân tử AND đặc trưng N -7 l = 3,4 A* (1A* = 10 ) 2 A = T G = X N = A + T + X + G => N = 2A + 2G = 2(A + G) H = 2A + 3G N : nucleotic H : số liên kết hidro - Cấu tạo hóa học của ARD : Là một axit nucleic được cấu tạo bởi các nguyên tố hoá học C H O N P Thuộc loại đại phân tử Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân . Mỗi đơn phân là một nucleotic. Có 4 loại nucleotic A U G X Có ba loại ARN : ARN thông tin (mARN) có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc protein cần đựơc tổng hợp ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển các axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein ARN riboxom (rARN) Là thành phần cấu tạo nên riboxom -nơi tổng hợp protein - T - A - G - X – A – T – mạch bổ sung - U – A – G – X – A – U – ARN - A – T – X – G – T – A - mạch khuôn Trình tự các nucleotic trên mạch ARN giống với mạch bổ sung nhưng U đuợc thay thế bằng T Trình tự các nucleotic trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotic trên mạch ARN - Cấu trúc của protein : Là hợp chất hữu cơ đuợc cấu tạo gồm 4 nguyên tố C H O N và có thể có các nguyên tố khác Thuộc loại đại phân tử Đuợc cấu tạo theo nguyên tắc đa phân . Mỗi đơn phân là một axit amin và có hơn 20 loại axit amin Do sự khác nhau về số lựong thành phần và trình tự sắp xếp của hơn 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng của protein
- Các bậc cấu trúc của protein : + Cấu trúc bậc 1 + Cấu trúc bậc 2 + Cấu trúc bậc 3 + Cấu trúc bậc 4 Tính đặc trưng của protein còn đuợc thể hiện thông qua các cấu trúc bậc 3 và bậc 4. - Chức năng của protein : + Chức năng cấu trúc + Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất + Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất Ngoài ra protein còn có những chức năng khác như bảo vệ cơ thể, vận chuyển, cung cấp năng lựơng GEN mARN PROTEIN TÍNH TRẠNG - Mối quan hệ giữa ARN và protein : + mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ giữa gen và protein + Vai trò : Truyền đạt thông tin về cấu trúc protein sắp được tổng hợp + Các loại nucleotic trên mARN và tARN liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung : A_U ; G_X và ngược lại . + Cứ 3 nucleotic tuơng ứng với một axit amin - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng : +Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN + mARM là khuôn mẫu để tổng hợp axit amin cấu thành protein + Protein chịu tác động của môi truờng Bản chất mối quan hệ : + Trình tự các nucleotic trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nucleotic trên mạch mARN + Trình tự các nucleotic trên mạch mARN qui định trình tự các axit amin trong phân tử protein + Protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và họat động sinh lí của cơ thể Chương 4 :