Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 2 trang nhatle22 2640
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_20.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I Năm học 2018 - 2019 MÔN: SINH HỌC 7 A. Nội dung ôn tập: I. Trắc nghiệm: - Ôn tập kiến thức các chương: Ngành động vật nguyên sinh. các ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp II. Tự luận: Câu 1: Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? Câu 2: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào? Câu 3: Hãy nêu đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ. Câu 4: Cơ thể nhện gồm mấy phần, mỗi phần gồm những cơ quan nào? Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. Câu 5: Vì sao có trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc? Câu 6: Vì sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? B. Gợi ý trả lời: Câu 1: Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp. Câu 2: Bài 15: Giun đất Câu 3: Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Câu 4: Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện. Câu 5: Bài 18: Trai sông Câu 6: Bài 18: Trai sông BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH GỢI Ý TRẢ LỜI Năm học 2018 - 2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: SINH HỌC 7 II. Tự luận: Câu 1: Đặc điểm sán dây thích nghi cao với đời sống kí sinh trong ruột người: - Cơ quan bám tăng cường ( 4 giác bám, một số có thêm móc bám). - Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể ( hiệu quả hơn qua ống tiêu hóa nhiều lần). - Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính. Câu 2: Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất: - Cơ thể hình giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển. - Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ để làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất. - Cách dinh dưỡng cũng góp phần vào sự di chuyển trong đất rắn. Câu 3: Đặc điểm chung và vai trò của sâu bọ: - Đặc điểm chung: + Cơ thể có 3 phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng. + Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. + Hô hấp bằng ống khí. - Vai trò: + Có ích: làm thuốc, làm thực phẩm, làm thức ăn cho động vật khác, thụ phấn cho cây trồng + Một số sâu bọ làm hại đáng kể cho cây trồng, truyền bệnh cho con người. Câu 4: - Cơ thể nhện có 2 phần: đầu - ngực và bụng. Phần đầu – ngực gồm: đôi kìm, đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò. Phần bụng gồm: đôi khe thở, một lỗ sinh dục, ním tuyến tơ. - Ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện: + Đa số nhên đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại. + Một số đại diện có hại ( VD như cái ghẻ, ve bò ) Câu 5: Vì sao có trường hợp ăn trai, sò bị ngộ độc? Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy thức ăn nên ở những nơi nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng ở cơ thể trai, sò. Câu 6: Vì sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao. Sau đó ấu trùng trai phát triển thành trai trưởng thành nên sau một thời gian ta thấy xuất hiện trai. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Lê Thị Mai Oanh