Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phú Cường
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phú Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_201.docx
Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Phú Cường
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG MÔN SINH HỌC 7 Thời gian làm bài 45 phút I. MA TRẬN ĐỀ Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL 1 . Động vật nguyên sinh Số câu 1 1 0,5 2,5 Số điểm 0,25 0,25 1,0 1,5đ Tỉ lệ 15% 2. Các ngành giun Số câu 2 0,5 3 Số điểm 0,5 1,0 1,5đ Tỉ lệ 15% 3. Ruột khoang Số câu 1 1 1/3 2,5 Số điểm 0,25 0,25 1,0 1,5đ Tỉ lệ 15% 4. Thân mềm Số câu 2 1/3 1/3 3 Số điểm 0,5 1,0 1,0 2,5đ Tỉ lệ 15% 5. Chân khớp Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,25 2,0 0,25 2,5đ Tỉ lệ 5% 6. Các lớp cá Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 0,25 0,5đ Tỉ lệ 5% Số câu 8 2 4 1 2/3 1/3 16 TỔNG Số điểm 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 Điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
- ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SÓC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG THCS PHÚ CƯỜNG MÔN SINH HỌC 7 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm khách quan (3đ ) Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Các động vật nguyên sinh nào sau đây có lối sống tự do ngoài môi trường: A.Trùng giày, trùng roi B.Trùng biến hình, trùng sốt rét. C.Trùng sốt rét, trùng biến hình. D.Trùng roi xanh, trùng kiết lị. Câu 2. Nhóm động vật nào dưới đây kí sinh và phá hồng cầu của người? A.Trùng kiết lị, trùng biến hình B.Trùng sốt rét, trùng giày C.Trùng sốt rét, trùng kiết lị D.Trùng roi xanh, trùng biến hình Câu 3.Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan và loài sán dây? A.Giác bám phát triển B.Cơ thể dẹp và đối xứng 2 bên. C.Mắt và lông bơi phát triển D.Ruột phân nhánh. Câu 4. Để phòng tránh bệnh giun, sán ta phải làm gì? A.Tiêm phòng đúng quy định. B. Uống thuốc phòng bệnh đầy đủ C. Ăn ở giữ vệ sinh tốt D. Tất cả các phương án trên. Câu 5. Các loài trai, ngao, sò, ốc, hến, sên đều có điểm gì sau đây giống nhau? A.Thân mềm, hai mảnh vỏ B.Thân mềm, có vỏ đá vôi cứng C.Thân mềm, có phân đốt D.Thân mềm, có khả năng di chuyển. Câu 6. Các loài thân mềm nói chung đều có giá trị thế nào ? A. Đa số có hại cho con người. B. Hầu hết là có lợi nhiều mặt. C. Vừa có lợi, vừa có hại. D. Không xác định rõ ràng lợi ích. Câu 7. Đặc điểm nào đặc trưng nhất cho các loài Sứa, Thủy tức, San hô, Hải quỳ: A. Cơ thể đối xứng. B. Có hệ thần kinh phát triển C. Ruột dạng túi D. Thành cơ thể hai lớp tế bào. Câu 8. Vai trò quan trọng của các loài Ruột khoang với môi trường là điểm nào: A. Tạo cảnh quan đẹp. B. Làm sạch môi trường sinh thái nước. C. Có tế bào gai tự vệ, tấn công D. Nguyên liệu quý giá để trang trí. Câu 9. Trong ngành chân khớp, nhiều chân nhất là nhóm các loài nào sau đây: A. Tôm, tép. B. Châu chấu, cào cào. C. Nhện, bọ cạp D. Cua biển, cua đồng Câu 10. Tôm, nhện, ong, cua, mọt có điểm nào giống nhau nhất trong sau đây: A. Có chân bò. B. Có hệ thần kinh chuỗi hạch phát triển C. Có vỏ áo giáp cứng D. Có phần phụ phân đốt và khớp động với nhau Câu 11.Vây lưng cá có tác dụng gì trong đời sống của cá: A. Để rẽ nước nhanh hơn khi bơi. B. Để giữ thăng bằng chiều dọc cơ thể. C. Để hướng lên trên khi bơi. D. Để giữ thăng bằng chiều ngang cơ thể Câu 12. Vì sao trứng cá chép mỗi lứa đẻ có hàng vạn trứng được sinh ra? A. Tỉ lệ con non sống sót thấp. B. Tỉ lệ cá con nở ra quá thấp C. Thụ tinh ngoài nên tỉ lệ sống sót thấp D. Được thụ tinh trong nước B.Tự luận (7đ )
- Câu 1 (2,0đ ): Bệnh do kí sinh trùng và giun sán kí sinh rất hại cho sức khỏe con người, chúng ta cần phòng tránh bệnh do chúng gây ra thế nào cho cá nhân và cộng đồng? Câu 2 ( 2,0đ ): Động vật lớp sâu bọ rất phong phú, chúng có cấu tạo gì điển hình? Câu 3 (3đ ): Các động vật thân mềm và ruột khoang có vai trò gì với sinh cảnh biển và con người? Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn cảnh quan biển đảo chúng ta hiện nay? III. HƯỚNG DẪN CHẤM 1. Trắc nghiệm mỗi câu trả lời đúng, được 0,25 điểm. ( 0,25đ x 12= 3,0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B C D B C B A D B C 2. Tự luận ( 7 điểm) Câu Nội dung Điểm * HS trình bầy một số cách phòng tránh bệnh do kí sinh trùng, giun sán gây ra ( 8 việc làm trong các ý sau): Câu 1 - Thực hiện ăn chín, uống sôi không ăn thức ăn ôi thiu, . 0,25 - Vệ sinh cá nhân và gia đình được sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 0,25 2,0 đ - Vệ sinh cộng đồng: sạch rác, dọn quang ngõ xóm, ao tù, 0,25 - Tuyên truyền giáo dục, phổ biến phòng, chống bệnh tật, 0,25 - Tiêm phòng, uống thuốc, diệt muỗi, tẩy giun . 0,25 - Quản lí trồng rau an toàn, thân thiện môi trường, 0,25 - Xử lí, phân loại rác thải tránh ảnh hưởng môi trường, 0,25 - Xử lí vụ việc thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường, . 0,25 * Động vật chân khớp có cấu tạo điển hình ( có 8 yêu cầu): Câu 2 - Lớp vỏ kitin vừa là bộ xương ngoài, áo ngụy trang, 0,25 - Cơ thể ba phần: đầu, ngực, bụng. 0,25 2,0 đ - Phát triển qua biến thái: hoàn toàn và không hoàn toàn 0,25 - Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, và 2 đôi cánh. 0,25 - Hô hấp bằng hệ thống ống khí ở bụng 0,25 - Hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt bụng 0,25 - Thần kinh phát triển cao, có hạch não phát triển. 0,25 - Đủ 5 giác quan: Xúc giác, khứu giác, thính giác, thị giác, vị giác 0,25
- a* Lợi ích ( 4 trong các ý sau): - Chúng ăn phù du trôi nổi, chất hữu cơ làm sạch môi trường nước. 0,5 - Tạo nên hệ sinh thái quan trọng của biển cả thăm quan, du lịch. 0,5 Câu 3 - Làm đồ trang sức đẹp, có giá trị, cảm hứng sáng tác nghệ thuật. 0,5 - Làm thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, xuất khẩu có giá trị. 0,5 3,0 đ - Dùng làm thuốc phòng, chữa bệnh cho người. - Thức ăn, nơi ở cho động vật khác trong hệ sinh thái. b* Việc cần làm để bảo vệ môi trường biển đảo (4 trong các ý sau): - Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng môi trường biển 0,25 - Không săn bắt bừa bãi, phá hoại động vật biển, đảo. 0,25 - Tuyên truyền, phổ biến, vận động, ngăn chặn hành vi vi phạm 0,25 - Học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu phát triển, bảo vệ biển 0,25 - Bảo vệ và giữ gìn các khu bảo tồn tài nguyên biển. - Thực hiện giữ gìn vệ sinh, chung tay dọn rác bãi biển, Học sinh trình bầy đảm bảo các nội dung, đáp án có thể khác vẫn đúng, phù hợp đến đâu, GV cho điểm đến đó để đảm bảo tính độc lập và sáng tạo của HS.