Đề cương Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 6 trang nhatle22 5330
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KỲ II Năm học 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn 8 Mô hình Trường học mới A. KIẾN THỨC I. VĂN BẢN VĂN HỌC 1. Nội dung: a) Thơ lãng mạn: Nhớ rừng – Thế Lữ, Quê hương – Tế Hanh b) Thơ cách mạng: Khi con tu hú – Tố Hữu, Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng – Hồ Chí Minh c) Văn chính luận: Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi d) Văn bản khác: Đi bộ ngao du – Ru xô, Thuế máu – Hồ Chí Minh 2. Yêu cầu: - Nắm vững kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Biết cảm nhận các chi tiết hay, hình ảnh đẹp. - HS kẻ bảng thống kê kiến thức theo mẫu: TT Tác Tác Thể loại Hoàn cảnh Ý nghĩa Nội dung Nghệ thuật giả phẩm sáng tác nhan đề II. TIẾNG VIỆT 1. Kiến thức - Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. - Lựa chọn trật tự từ. 2. Yêu cầu - Nhận diện, đặt câu, viết đoạn có sử dụng câu: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. - Lựa chọn trật tự từ: giải thích lý do lựa chọn trật tự từ trong các câu thơ, câu văn. III. TẬP LÀM VĂN 1. Kiến thức: Văn nghị luận có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự 2. Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết và viết thành bài văn hoàn chỉnh. B. MỘT SỐ DẠNG BÀI CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM: Cho đoạn trích sau. Đọc và trả lời các câu hỏi cho bên dưới bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra: “(1) Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, (2) Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. (3) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, (4) Song hào kiệt đời nào cũng có.” Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Chiếu dời đô B. Bình Ngô đại cáo C. Hịch tướng sĩ D. Thuế máu Câu 2: Tác phẩm đó thuộc thể: A. Hịch B. Chiếu C. Cáo D. Tấu Câu 3: Dòng nào nêu đúng nhất chức năng của thể cáo? A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
  2. B. Dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả một việc lớn để mọi người cũng biết. C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc ngoại xâm D. Dùng để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi Câu 4: Dòng nào nêu đúng nhất ý nghĩa nhan đề của “Bình Ngô đại cáo”? A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô B. Thông báo về việc dẹp yên ngoại xâm C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên ngoại xâm D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: A. Nghị luận B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự Câu 6: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? A. Liệt kê, đối xứng B. Liệt kê, nói quá C. Tương phản D. Đối lập, liệt kê Câu 7: Khi liệt kê các triều đại của ta và phong kiến phương Bắc song song tồn tại với nhau, tác giả muốn khẳng định điều gì? A. Nước Đại Việt ta đã có sự tồn tại và phát triển cùng truyền thống văn hóa lâu đời. B. Nước Đại Việt ta có biên cương, ranh giới rõ ràng, độc lập C. Nước Đại Việt ta đã trải qua nhiều triều đại D. Nước Đại Việt ta đã có sự tồn tại và phát triển lâu đời, sánh ngang với phong kiến phương Bắc. Câu 8: Các câu sau thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói? “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.” A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn C. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán Câu 9: Trật tự từ của những câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian? A. Câu (1) B. Câu (2) C. Câu (3) D. Câu (4) II.TỰ LUẬN 1. Văn bản văn học Bài 1: Bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu được viết theo kiểu kết cấu gì? Em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) phân tích ý nghĩa của việc sử dụng kết cấu đó trong bài thơ. Bài 2: Hãy nêu ý nghĩa nhan đề Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân - Nguyễn Ái Quốc). Bài 3: a) Chép chính xác 6 câu đầu của bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu). b) Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ. 2. Tiếng Việt Bài 1: Cho đoạn trích sau: (1) Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề: (2) – Thầy bốc quân gì thế? (3) – Dạ, bẩm, con chưa bốc. (4) – Thì bốc đi chứ! a) Xác định các kiểu câu xét theo mục đích nói. b) Chỉ ra hành động nói của các câu có trong đoạn hội thoại
  3. Bài 2: Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong các câu sau: a) Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi (Nhớ rừng – Thế Lữ) b) Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng (Nhớ rừng – Thế Lữ) c) Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. (Lão Hạc – Nam Cao) Bài 3: a) Hãy viết một đoạn hội thoại ngắn (khoảng 4 câu), trong đó em chia sẻ niềm vui khi đạt thành tích cao trong học tập với cha mẹ. Hãy chỉ ra câu văn bộc lộ cảm xúc của em. Ở câu văn đó, em sử dụng hình thức câu nào theo mục đích nói? b) Từ văn bản Đi bộ ngao du, em rút ra được bài học gì cho mình về việc nâng cao sức khỏe, mở rộng vốn hiểu biết của bản thân? Bài 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” (Quê hương – Tế Hanh) 3. Tập làm văn Đề 1: Bằng những hiểu biết về bài thơ Quê hương, em hãy làm sáng tỏ nhận định: Tế Hanh đã viết về làng quê của ông với một tình cảm trong sáng, đằm thắm. Đề 2: Cuộc vượt ngục tinh thần trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. Đề 3: Qua Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, đoạn trích Nước Đại Việt ta trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc được thể hiện như thế nào? Đề 4: Tâm sự của con hổ trong Nhớ rừng của Thế Lữ. Đề 5: Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm khao khát tự do cháy bỏng trong Khi con tu hú (Tố Hữu) Ban Giám hiệu Tổ nhóm CM Người lập Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung
  4. C. GỢI Ý LÀM BÀI: I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp B C B A A A C,D A A,B án II.TỰ LUẬN 1.Văn bản văn học Bài 1: - Kết cấu đầu cuối tương ứng (lặp lại âm thanh tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài) - Tác dụng: GV hướng dẫn HS viết đoạn văn, đủ độ dài phân tích ý nghĩa của việc sử dụng kết cấu đó trong bài “Khi con tu hú” Bài 2: Ý nghĩa nhan đề Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân - Nguyễn Ái Quốc). Người dân Việt Nam khi xưa bị bóc lột bằng nhiều thứ thuế mà trong đó tàn nhẫn nhất chính là thuế xương máu mạng người.Tác giả dùng nhan đề Thuế máu nhằm gây ám ảnh cho người đọc bởi nhan đề rùng rợn, tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp và thể hiện thái độ thương xót của tác giả với những người dân Việt Nam. Bài 3: a) Chép chính xác 6 câu đầu của bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu) dựa vào văn bản SGK b) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài Khi con tu hú : sáng tác tháng 7/1939 – khi Tố Hữu bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) - Nội dung: Tình yêu cuộc sống và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi phải sống cảnh tù ngục - Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, sử dụng thành công các biện pháp tu từ 2. Tiếng Việt Bài 1: Câu a) Kiểu câu xét theo mục b) Hành động nói số đích nói (1) Trần thuật Kể (2) Nghi vấn Hỏi (3) Trần thuật Trả lời (4) Cầu khiến Ra lệnh Bài 2: a) thứ tự quan trọng của sự việc b) thứ tự trước sau của sự việc c) thứ tự trước sau của sự việc Bài 3: a) GV hướng dẫn HS viết đoạn hội thoại đủ độ dài, đúng nội dung và yêu cầu. b) Bài học rút ra: đi bộ có nhiều lợi ích; cách mở rộng hiểu biết: tự khám phá, hòa mình với thiên nhiên Bài 4: Biện pháp tu từ: so sánh (cánh buồm giương to – mảnh hồn làng); nhân hóa (cánh buồm – rướn)
  5. Tác dụng: Khắc họa rõ nét hình ảnh cánh buồm no gió trở thành biểu tượng linh thiêng cho làng chài, sự chủ động của con người trong công cuộc chinh phục biển khơi 3. Tập làm văn: HS lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh Đề 1: a) Mở bài: Giới thiệu đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh -> bài thơ Quê hương b) Thân bài: Bám sát VB, khai thác nghệ thuật để làm rõ những cảm nhận tinh tế của tác giả về hình ảnh quê hương: - Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong vẻ đẹp buổi bình minh - Cảnh đoàn thuyền trở về c) Kết bài: Khẳng định tài năng, tình cảm với quê hương của Tế Hanh và sức sống của bài thơ. Đề 2: HS cần bám vào các hình ảnh thơ, các nét nghệ thuật để làm rõ được: - Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt (2 câu thơ đầu) - Cuộc thưởng trăng đặc biệt (2 câu thơ sau): sự giao hòa của người và trăng, sự chuyển hóa từ nhân - thi nhân Đề 3: Gợi ý Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng. Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng -Ở "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh. -Ở "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược. -Ở "Nước Đại Việt ta" (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc. Đề 4: a. Mở bài Giới thiệu bài thơ và hình tượng con hổ. b. Thân bài * Tâm trạng của con hổ trong cảnh giam cầm ở vườn bách thú - Niềm căm uất “gậm một khối căm hờn trong cũi sắt” và nỗi ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua” (đoạn 1). - Tâm trạng chán chường và thái độ khinh miệt trước sự tầm thường, giả dối ở vườn bách thú (đoạn 4). * Nỗi “nhớ rừng” da diết không nguôi của con hổ ( đoạn 2, 3 và 5) - Con hổ nhớ cảnh nước non hùng vĩ với tất cả những gì lớn lao, dữ dội, phi thường. - Con hổ nhớ tiếc về một “thuở tung hoành hống hách những ngày xưa” đầy tự do và uy quyền của chúa sơn lâm. c. Kết bài: Tâm trạng của con hổ là một ấn dụ thể hiện một cách kín đáo tâm trạng của tác giả, cũng là tâm sự yêu nước của những người Việt Nam thuở ấy: họ chán ghét cảnh sống
  6. tù túng, tầm thường của thực tại nô lệ và khao khát tự do. Tâm trạng ấy đã làm nên giá trị và sức sống lâu bền của bài thơ. Đề 5: HS bám sát văn bản để làm rõ - Vẻ đẹp của bức tranh ngày hè: rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, tràn trề nhựa sống -> gợi lên từ âm thanh tiếng tu hú -> tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống - Tâm trạng ngột ngạt uất ức khi con chim tu hú ngoài trời cứ kêu: âm thanh tiếng chim lặp lại đầy thúc giục, sự ngột ngạt của phòng giam -> hành động đạp tan phòng -> khát khao tự do cháy bỏng Ban Giám hiệu Tổ nhóm CM Người lập Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Tô Thị Phương Dung