Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề 2: Truyện nước ngoài

docx 36 trang Thu Mai 06/03/2023 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề 2: Truyện nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_8_chuyen_de_2_truyen_nuoc_ngoai.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề 2: Truyện nước ngoài

  1. CHUYÊN ĐỀ 2: TRUYỆN NƯỚC NGOÀI - Cô bé bán diêm - Chiếc lá cuối cùng. - Đánh nhau với cối xay gió. ÔN TẬP VĂN BẢN: CÔ BÉ BÁN DIÊM (TRÍCH) - AN-ĐÉC-XEN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: - An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen - Quê quán: nhà văn người Đan Mạch - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. + Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý + Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí - Phong cách sáng tác: + Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Văn bản được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. b. Thể loại: Truyện ngắn - PTBĐ: Tự sự - Ngôi kể: thứ 3 c. Bố cục: - Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét - Đoạn 2: (tiếp theo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực - Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm Tóm tắt: Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm đi trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Ngồi nép một góc tường, em quẹt một que diêm sưởi ấm. Quẹt que diêm đầu tiên, em tưởng như ngồi trước lò
  2. sưởi, vừa duỗi chân ra sưởi thì diêm vụt tắt. Que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn rồi diêm vụt tắt. Que diêm thứ ba thấy cây thông Nô-en, em với tay về phía cây diêm tắt. Que diêm thứ tư, thật kì diệu, em nhìn thấy người bà hiền hậu độc nhất với em, nhưng bà đã chết từ lâu. Rồi diêm vụt tắt, em quẹt hết cả bao diêm để níu bà. Rồi em cùng bà bay lên cao. Sáng hôm sau, người ta đã thấy một cô bé bán diêm chết vì giá rét, má hồng và đôi môi mỉm cười. e. Giá trị nghệ thuật: Với cách kể chuyện hấp dẫn chân thực, diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản nhằm tạo điểm nhấn về một số phấn bất hạnh nhưng em luôn cháy lên khát vọng sống tốt đẹp và những ước mơ tươi sáng. d. Giá trị nội dung: Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc. II. LUYỆN TẬP A. DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.( )Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010) Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích? Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó? Câu 3: Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa - diêm trong đoạn trích “ Cô bé bán diêm”
  3. Câu 4: Cho câu chủ đề: "Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn An-dec-xen đối với một em bé bất hạnh”, viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 8 câu làm rõ ý diễn dịch của câu chủ đề trên. Gợi ý: Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec-xen - Phương thức biểu đạt chính : tự sự Câu 2: *Sự khác nhau trong cách viết của 2 câu văn đã cho Câu 1( Họ đã về chầu thượng đế.): Dùng cách nói giảm, nói tránh. Câu 2( Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa): Không dùng cách nói giảm nói tránh *Hiệu quả của cách viết đó: - Câu 1: Tránh sự nặng nề, tạo cảm giác nhẹ nhành, phù hợp với tâm lí và khát khao của nhân vật, sự thấu hiểu và tinh tế của nhà văn. - Câu 2: Nổi bật bi kịch, tăng tiếng nói tố cáo, bức thông điệp gửi Câu 3: - Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuỏi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế. - Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy. Câu 4: Câu mở đoạn( Câu chủ đề) là câu đề bài đã cho. Câu thân đoạn: Các câu khai triển: - Dưới ngòi bút của An-déc-xen, người đọc thấy thương xót cho số phận của cô bé bán diêm giao thừa, đói rét khong nhà, không cửa, không người thân. - Không chỉ vậy, người đời đối xử rất tàn nhẫn với em kể cả đến lúc chết em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt của người qua đường. - Chao ôi!hoàn cảnh của cô bé mới đáng thương làm sao! - Truyện cũng thể hiện lòng thương cảm của tác giả đối với cô bé bất hạnh. - Nhà văn không những đồng cảm những ước mơ giản dị của cô bé mà còn day dứt, xót xa trước cái chết thương tâm của cô bé.
  4. - Đặc biệt là phần kết thúc gợi được niềm thương cảm sâu sắc của người đọc đối với cô bé. Câu kết đoạn: Phải chăng sự đồng cảm đó có được không chỉ nhờ giá trị hiện thực sâu sắc mà còn là lòng nhân đạo cao cả của nhà văn Đan Mạch. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Cho đoạn văn và trả lời câu hỏi : "Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm Họ đã về chầu Thượng đế". Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Đoạn trích kể về sự việc nào ? Câu 3: Dấu hiệu nào cho biết thứ tự các lần quẹt diêm ? Ngữ "đánh liều" cho ta biết tình trạng cô bé đó như thế nào ? Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Những que diêm nhỏ bé kia đã trở thành "những que diêm hi vọng" của tâm hồn trẻ thơ. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec- xen Câu 2:Đoạn trích kể về những lần quẹt diêm của cô bé. Câu 3: Dấu hiệu: Đánh liều quẹt một que diêm. Em quẹt tất cả những que diêm còn lại Ngữ “đánh liều” cho ta biết tình trạng co bé lúc đó: quá rét, không chịu nổi nữa, buộc phải quẹt diêm để sưởi ấm cho đỡ rét. Câu 4:Trong tăm tối khổ đau, những que diêm nhỏ bé thực sự là “những que diêm hi vọng” của tâm hồn trẻ thơ, bởi vì: - Ánh sáng ấy xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của kiếp mình, sống trong niềm vui giản dị với những niềm hi vọng thiêng liêng. - Ánh sáng lửa diêm đã thắp sáng những ước mơ đẹp đẽ, những khát khao mãnh liệt của tuổi thơ, đem đến thế giới mộng tưởng với những niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự, những gì mà em bé không thể có được ở cuộc sống trần gian. - Ngọn lửa diêm có ý nghĩa phủ nhận hiện thực, thắp sáng và giúp em bé vươn tới một thế giới tưởng tượng không còn cô đơn, khổ đau và đói rét. - Ngọn lửa diêm là ánh sáng duy nhất trong đêm giao thừa rét buốt, được thắp lên từ tâm hồn ngây thơ, trong sáng, thánh thiện với những ước mơ giản dị mà tuyệt đẹp: ước mơ của tuổi thơ về một cuộc sống no ấm, đầy đủ trong ngôi nhà hạnh phúc tràn ngập tình yêu thương. Ánh sáng diệu kì của ngọn lửa diêm
  5. chính là ánh sáng tâm hồn cô bé lung linh tỏa sáng giữa xã hội đen tối, lạnh lùng, vô cảm. Ngọn lửa của niềm tin và hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp mãi lung linh tỏa ngọn nến. Từ ước mơ vật chất đến ước mơ tinh thần; từ ước mơ được sưởi ấm, được ăn no, được vui vầy, sum họp đến ước ao được yêu thương, được chở che, chăm sóc. Cuộc đời dù cứ bị vùi dập bởi xã hội tàn nhẫn, cô bé vẫn khát khao, hi vọng, tin tưởng cuộc sống tốt đẹp sẽ đến. Những ước mơ ấy càng bùng cháy, sáng mãi không bao giờ tắt. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt đâu” Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Hãy tìm 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên? Câu 3: Hãy xác định các vế câu và mối quan hệ ý nghĩa giưã chúng trong câu sau: Nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Câu 4: Gia đình là nơi để trở về, hãy viết đoạn văn từ 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên trong đó có sử dụng trợ từ. Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc- xen Câu 2: 2 tình thái từ có trong đoạn trích trên là “ với”, “ biết bao” Câu 3: Nếu cháu // ngoan ngoãn, cháu // sẽ được gặp lại bà. QHT CN1 VN1 CN2 VN2 - Quan hệ ý nghĩa: vế 1- vế 2 là: giả thiết- kết quả. Câu 4: Yêu cầu đoạn văn: - Về hình thức: Dung lượng 6-8 câu, có sử dụng một trợ từ. - Về nội dung: Viết về vai trò của gia đình đối với mỗi người. Cụ thể như sau: * Câu mở đoạn: Gia đình là nơi lưu luyến khi ta đi và là nơi ôm ấp trái tim khi ta trở về * Các câu thân đoạn: - Đó chính là nơi ta sinh ra và lớn lên. - Nó mang lại cho ta niềm vui, hạnh phúc khi ở bên gia đình. - Để có được sự thành công như ngày hôm nay chúng ta không thể nào quên được sự chăm sóc, nuôi nấng của những người trong gia đình mình. - Gia đình như một liều thuốc bổ đem lại cho ta tiếng cười sảng khoái và còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người chúng ta.
  6. - Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý, nó luôn được khắc sâu trong trái tim ta. * Câu kết đoạn: Vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và bảo vệ thứ tình cảm ấy mãi mãi tươi đẹp và trong trong sáng, đừng để một thứ gì đó cản trở làm rạn nứt gia đình. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bà cụ cầm tay em trong đêm giao thừa.” Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy chỉ ra và phân tích cấu tạo của câu ghép trong đoạn trích? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt niềm vui đầu năm” Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên” trong đoạn trích? Câu 4: Tìm câu ghép trong đoạn trích? Phân tích cấu tạo? Nêu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép? Câu 5: “Cái kì diệu mà em đã trông thấy” được nói đến trong đoạn trích là gì? Câu 6: Viết đoạn văn tóm tắt đoạn trích Cô bé bán diêm của An-đéc-xen từ bảy đến mười câu. Truyện kết thúc như thế nào ? Kết thúc đó có ý nghĩa gì ? Câu 7 : Em cảm nhận được tình cảm gì của nhà văn dành cho cô bé bán diêm? Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Cô bé bán diêm” của nhà văn An-đec- xen Câu 2: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm. Câu 3: Các từ thuộc trường từ vựng “ thiên nhiên”: tuyết, trời, mặt đất, mặt trời, bầu trời. Câu 4: Sáng hôm sau, tuyết // vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời // lên, trong CN1 VN1 CN2 VN2
  7. sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.( quan hệ đối lập) Câu 5: Cái kì diệu được nói đến đó là: - Lò sưởi bằng sắt ấm áp. - Bàn ăn thịnh soạn, con ngỗng quay đang tiến về phía mình. - Cây thông nô-en lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến rực rỡ. - Bà đang mỉm cười với em, hai bà cháu bay lên cao mãi. Câu 6: - Tóm tắt: + Cô bé lang thang bán diêm trong đêm giao thừa, cô đói, rét giữa đường phố. + Cô bé quẹt diêm để sưởi và mộng tưởng của cô: năm lần cô bé quẹt diêm, mộng tưởng hiện ra rồi lại trở về thực tại (kể ngắn gọn các mộng tưởng và thực tại ấy). + Cô bé chết tron sự đói rét và trước sự ghẻ lạnh của người đời. - Truyện kết thúc: Cô bé chết vì đói và rét nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi đang mỉm cười. Mọi người vẫn thờ ơ, lạnh lùng với em như khi em còn sống. Ý nghĩa: Thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn với em bé và thái độ lên án xã hội đồng tiền. Câu 7: Tình cảm của nhà văn dành cho cô bé bán diêm là tình thương cảm, lòng nhân đọa, sự cảm thông. B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN Đề bài: Phân tích truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen. Lập dàn bài: I. Mở bài - Giới thiệu tác giả. - Giới thiệu văn bản. - Nêu nội dung chính của văn bản. Tham khảo: An- đéc- xen là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông. Văn bản “ Cô bé bán diêm” là một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông viết về đề tài thiếu nhi, được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút. Qua câu chuyện nhà văn đã đưa đến chúng ta một
  8. thông điệp ý nghĩa: Lòng thương cảm trước số phận của trẻ thơ bất hạnh, hãy phấn đấu vì một tương lai cho tuổi thơ tốt đẹp tràn đầy hạnh phúc. II. Thân bài Luận điểm 1: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm gia thừa giá rét - Mẹ mất, bà nội cũng qua đời nên cô bé phải sống với bố - Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc tại một xó tối trên gác sát mái nhà - Bố em khó tính, em luôn phải nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa và phải đi bán diêm để kiếm sống ⇒ Em có hoàn cảnh rất đáng thương, nghèo khổ, cô dơn và đói rét - Thời gian bán diêm: Đêm giao thừa giá rét - Không gian: Nơi đường phố, tuyết rơi rét buốt + Trời rét, tuyết rơi, giá lạnh thấu xương nhưng em chỉ mặc phong phanh với đôi chân trần + Những ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh ở trên phố còn nhà em thì trong một xó tối tăm ⇒ Những hình ảnh tương phản làm nổi bật lên sự thiếu thốn khổ cực của em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Qua đó lay động sự cảm thương nơi người đọc Luận điểm 2: Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tại - Cô bé bán diêm có năm lần quẹt diêm trong đó có 4 lần quẹt một que và lần cuối cùng là quẹt hết những que diêm còn lại. - Thực tế của em ở trong hoàn cảnh đau khổ nhưng mộng tưởng thì lại vô cùng tươi đẹp + Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm + Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ + Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình + Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà + Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế ⇒ Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn Luận điểm 3: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm - Cô bé chết giữa đường phố, mọi người đi qua không một ai giúp đỡ em
  9. ⇒ Một xã hội lạnh lùng vô cảm, thơ ơ với nỗi bât hạnh của người nghèo ⇒ Tác giả đã dành cho em tất cả niềm cảm thương sâu sắc nhất thể hiện tính nhân văn của tác phẩm. III. Kết bài - Khái quát lại vài nét nội dung nghệ thuật và nội dung: Bằng ngòi bút đẫm chất hiện thực và nhân văn tác giả đã đưa người đọc đến sự rung cảm nhất định là niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn. - Lời khuyên của bản thân: Mỗi chúng ta nên sống một cách rộng lượng, biết yêu thương và san sẻ, biết giúp đỡ người khác để xã hội ngày một tươi đẹp. Đề bài: Thế nào là kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học ? Ý nghĩa của kiểu kết thúc này? Theo em, kết thúc truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An- đéc-xen là kết thúc có hậu hay không có hậu? Hãy lý giải. * Về hình thức: Câu trả lời cần được trình bày thành một đoạn văn, ý mạch lạc, đảm bảo sự liên kết giữa các câu. * Về nội dung: Trả lời được hai ý : - Kết thúc có hậu của một tác phẩm văn học: Người tốt phải được hưởng hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng trị, cái thiện sẽ thắng cái ác, sự công bằng sẽ thắng bất công - đây là mô týp truyền thống của các truyện cổ cũng như của một số truyện hiện đại. Những truyện có kết thúc có hậu thường mang ý nghĩa sâu xa: Có tác dụng răn dạy con người hướng thiện, làm điều thiện để cuộc đời luôn tươi đẹp hạnh phúc; thể hiện khát vọng về công bằng trong xã hội và để động viên, làm tăng niềm tin, niềm lạc quan cho con người trong cuộc sống Với truyện Cô bé bán diêm: Phần kết thúc truyện là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả (Sáng sớm, ngày đầu năm mới, người ta thấy một em bé gái chết rét trong một xó tường điều đặc biệt là em có một đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, tựa như mãn nguyện về sự ra đi của mình ). Cách kết truyện như vậy vừa có hậu vừa không có hậu: Có hậu là vì em ra đi thanh thản, gương mặt em vẫn toát lên vẻ đẹp đẽ, thánh thiện, vẫn mỉm cười mãn nguyện sau những mộng tưởng đẹp. Tuy nhiên đây cùng là kết thúc không có hậu vì hiện thực 0,5 vẫn là một cảnh thương tâm, đậm chất bi kịch. Đó là bi kịch của một cõi đời thiếu
  10. vắng tình thương. Cái chết của em trong đói rét, trong sự thiếu vắng tình thương khiến người đọc chúng ta sót xa thương cảm. ÔN TẬP VĂN BẢN: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (TRÍCH) - O-HEN-RI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả: O’Hen-ri sinh năm 1862, mất năm 1910, tên thật của ông là William Sydney Porter. - Quê quán: là nhà văn người Mỹ. - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi. Ông bỏ dở việc học tập năm 15 tuổi do gia cảnh nghèo khó. Ông đi nhiều nơi và làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên, kế toán, thủ quỹ ngân hàng. . . Cũng chính bởi lớn lên trong hoàn cảnh đó, mà nhà văn luôn hướng ngòi bút của mình, dành sự thương cảm và sự yêu mến đối với tầng lóp dân nghèo. + Sau này, khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ. - Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả. 2. Văn bản: a. Xuất xứ: “Chiếc lá cuối cùng” (The last Leaf) là truyện ngắn xuất sắc bậc nhất của O’Hen-ri. Tác phẩm được in trong tập Cây đèn thanh mảnh (The Trimmed Lamp) xuất bản năm 1907. b. Thể loại: truyện ngắn - PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm c. Bố cục: 3 phần *Tóm tắt: Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Bơ-men, một họa sĩ già cũng sống ở đó với họ, cả đời cụ khao khát vẽ một kiệt tác nhưng chưa thoả ý. Chẳng may, mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men bộc lộ sự không tán thành,
  11. nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn- xy suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn- xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng. d. Giá trị nghệ thuật: - Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O’Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. - O’Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thổ kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau của từng nhân vật. - Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. - Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. e. Giá trị nội dung: Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn -xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn-xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ-men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời. - Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thổ tạo ra. Chiếc lá - một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của nghệ sĩ già đến với cuộc đời này. - Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó, nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.
  12. d. Ý nghĩa nhan đề: Đó là chiếc lá thường xuân sinh động như thật do cụ Bơ- men đã vẽ với mong muốn truyền thêm niềm tin và hi vọng để Giôn-xi chiến thắng bệnh - Đó là một tác phẩm nghệ thuật bởi một người nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng. - Chiếc lá cuối cùng là hình tượng nghệ thuật, xuyên suốt tác phẩm văn học - là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả. Ta có thể nhận thấy "Chiếc lá cuối cùng" là một tiêu đề vô cùng ấn tượng, nó để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người đọc. Đây cũng là hình ảnh thể hiện chủ đề của chuyện, gắn liền với diễn biến tâm trạng của cả ba nhân vật. II, LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chị có chuyện này đã rụng”. Câu 1: Cho biết nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là ai? Câu 2: Tìm một từ tượng hình có trong đoạn trích và nêu tác dụng? Câu 3: Hãy chỉ ra một trợ từ, thán từ có trong đoạn trích? Câu 4: Trong đoạn trích trên, nhà văn đã bỏ qua không kể sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Em hãy hình dung và kể lại sự việc đó bằng một vài câu văn. Câu 5: Xiu cho rằng chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác, em có đồng ý không? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về điều ấy? Gợi ý: Câu 1: Nhân vật chị và em trong đoạn trích trên là Xiu và Giôn-xi. Câu 2: Tìm một từ tượng hình : rung rinh-> Cho thấy một sự chuyển động nhẹ của một vật nào đó. Câu 3: Một trợ từ: Cụ ốm chỉ có hai ngày. Thán từ : Ồ, em thân yêu. Câu 4: Tối hôm đó là một đêm mưa to, gió lớn, cụ Bơ-men mang theo những thứ cần thiết để vẽ bức vẽ của mình. Mặc dù phải vẽ trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng cụ vẫn cố gắng để hoàn thành bức tranh. Cụ tỉ mỉ vẽ từng chi tiết một và cuối cùng trên bức tường đối diện với cưả sổ phòng Giôn-xi bức vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng cũng hoàn thành. Cụ trở về nhà trong bộ quần áo mưa ướt sũng. Cụ lên giường và thiếp đi. Tài liệu Thu Nguyễn
  13. Câu 5: Tôi đồng ý với ý kiến của Xiu khi cô cho rằng chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác của cụ Bơ-men. Chiếc lá mà cụ đã vẽ rất sinh động và nó hoàn toàn giống như một chiếc lá thật. Chiếc lá đó không được vẽ trong một căn phòng có đầy đủ tiện nghi hay đơn thuần là trong điều kiện tốt mà là trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt- trong một đêm mưa gió rất khó khăn. Không những thế, kiệt tác ấy còn được vẽ bởi một người có tấm lòng cao thượng, hi sinh và lao động đến quên bản thân mình. Nó được Xiu coi như một kiệt tác. Có lẽ cũng bởi vì chính chiếc lá đó đã đem lại niềm tin cho Giôn- Xi. Chiếc lá như có một sức mạnh tiềm tàng tiếp thêm nghị lực về sự sống cho cô gái trẻ. Đối với tôi, chiếc lá như thay mặt cho cụ Bơ-men trao niềm tin cho Giôn- xi. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. (Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri) Câu 1: Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ. Câu 3: Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạn trích trên vẽ có xứng đáng là một kiệt tác không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả? Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên. Câu 5: Từ ý nghĩa đoạn trích trên, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu. Gợi ý: Câu 1: Thán từ: ô kìa -> thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng dũng cảm vẫn đeo bám ở trên tường Câu 2: - Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành.
  14. Câu 3: - Bức tranh xứng đáng là một kiệt tác. Vì: + Trước hết, nó giống thật đến mức hai người họa sĩ không nhận ra. + Không chỉ vậy, bức tranh ấy còn cứu sống một mạng người, mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn-xi. + Chiếc lá ấy còn được vẽ bởi tình yêu thương, sự hi sinh của cụ Bơ-men giành cho Giôn-xi. - Quan niệm nghệ thuật cả tác giả: một tác phẩm nghệ thuật chân chính là khi nó được sinh ra để phục vụ con người. Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: - Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). - Gợi nhiều liên tưởng: - Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. - Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. - Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. Câu 5: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề. Thân đoạn: triển khai được vấn đề. Kết đoạn: khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nghị lực sống của con người c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Triển khai luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; dụng tốt thao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể sinh động . Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau: - Giới thiệu tác giả và vấn đề nghị luận - Nghị luận về đoạn trích: Đoạn trích làm hiện lên hình ảnh chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân. Trước sự dữ dội của thiên nhiên, chiếc lá vẫn kiên cường treo bám vào cành. Từ sức sống mãnh liệt ta nghĩ về nghị lực của con người trong cuộc sống. - Nghị luận về nghị lực sống của con người
  15. Nghị lực sống của con người chính là bản lĩnh, ý chí, sự cố gắng để vượt lên tất cả những khó khăn, dám nghĩ, dám làm, dám sống - Vai trò, ý nghĩa của nghị lực sống: + Tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm, tự tin trong cuộc sống + Ứng phó và cải biến được khó khăn, thử thách + Ngoài trí tuệ và tài năng, tình cảm và nhiệt huyết thì nghị lực sống là một nhân tố quan trọng, là động lực giúp cho con người thành công trong cuộc sống. + Nghị lực sống là thước đo phẩm chất con người (Nêu và phân tích những tấm gương cụ thể trong đời sống trên các mặt: vượt khó để học tập, lập nghiệp, lao động và sáng tạo ) - Phê phán những biểu hiện tiêu cực: thiếu nghị lực, bản lĩnh, chỉ biết sống trong sự bao bọc, chở che, không dám đối diện với khó khăn, thử thách - Rút ra bài học: + Rèn luyện nghị lực sống để vượt qua khó khăn, gian khổ và vượt qua chính mình + Kiên định mục đích sống của mình, không chán nản, bi quan, bỏ cuộc PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu : “Đó là chiếc lá cuối cùng”, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nh ất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. “Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt h ốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Nhưng Giôn-xi không trả l ời. Cái cô đơn nh ất trong khắp th ế gian là m ột tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và v ới thế gian cứ l ơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn. Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đ ơn đ ộc níu vào cái cuống của nó trên t ường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan (O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng )
  16. Câu 1: Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong kh ắp thế gian là m ột tâm h ồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì? Câu 3: Phân tích c ấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết.”. Câu 4: Kết thúc truy ện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao? Câu 5: Theo em, sự yếu đuối buông xuôi, chờ đón cái chết của Giôn-xi đáng thương hay đáng trách? Hãy trình bày ý kiến của em. Câu 6: Chỉ rõ nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần trong truyện và nêu tác dụng? Câu 7: Từ văn bản có đoạn trích trên và bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10-12 câu nói về tình yêu thương con người . Gợi ý: Câu 1 - Ngôi kể: ngôi thứ ba. - Phương thức biểu đạt chính: tự sự. Câu 2: - Biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh. - Ý nghĩa cụm từ “chuyến đi xa xôi bí ẩn”: chết Câu 3: “Hôm nay nó / sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em / sẽ chết.”. c v c v - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời. Câu 4 : HS trả lời theo ý mình, có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đủ các ý sau: + Chiếc lá được vẽ rất đẹp, giống y như thật. + Chiếc lá được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. + Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương, sự hi sinh cao thượng, đã cứu sống Giôn-xi. Câu 5 : Hs tự trình bày ý kiến cá nhân. Câu 6:
  17. + Giôn- xi bị viêm phổi luôn bi quan và phó mặc cuộc sống của mình cho chiếc lá thường xuân, chiếc lá rụng là cô sẽ chết. Nhưng nhờ bức tranh CLCC giống y như thật cô lại dần hồi sinh và khỏe mạnh trở lại. + Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh vì thương Giôn – xi nên quyết định vẽ bức tranh CLCC trong đêm mưa tuyết, do đó chết vì bệnh sưng phổi. Kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần gây hứng thú cho người đọc, tạo nên kết thúc bất ngờ và góp phần làm rõ chủ đề truyện, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật. Câu 7: * Về hình thức: viết đoạn văn diễn dịch từ 10 – 12 câu. * Về nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: - Giải thích “Tình yêu thương con người” là gì: Yêu thương con người là biết quan tâm, sẻ chia, thấu hiểu, cảm thông, với những người xung quanh. - Biểu hiện của tình yêu thương con người. + Trong gia đình là tình yêu thương của ông bà đối với con cháu, của cha mẹ đối với các con, gia đình luôn kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn. + Xã hội tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. - Lòng yêu thương con người trong xã hội hiện đại là vô cùng cần thiết, quan trọng: + Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn. + Cuộc sống cũng vì thế mà trở nên ấm áp, hạnh phúc hơn. + Làm cho tâm hồn ta luôn thanh thản, hạnh phúc, trong sáng. - Dẫn chứng về lòng yêu thương con người: hoạt động nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, người khuyết tất, - Lòng yêu thương con người là một nghĩa cử cao đẹp, cần nhân rộng hơn nữa trong xã hội hiện đại. B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Hãy đóng vai nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi phục trở về với cuộc sống của Giôn – xi (Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm)
  18. I – Mở bài: - Xiu giới thiệu về mình: Tôi tên Xiu, là 1 nữ họa sĩ trẻ nghèo. Sống trong khu 1 nhà tồi tàn, ẩm thấp cùng với cô bạn thân tên là Giôn xi - Bây giờ nhìn thấy Giôn – xi đã khỏe mạnh, yêu đời, tôi lại nhớ lại quá trình hồi phục, trở về với cuộc sống của cô . II- Thân bài: 1- Kể về nỗi tuyệt vọng của Giôn – xi : - Ngày ấy Giôn – xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời. Dù biết suy nghĩ của Giôn xi là suy nghĩ vớ vẩn, dại khờ, kì quặc nhưng tôi không thể nào thuyết phục để cô từ bỏ ý nghĩ đó nên tôi rất lo lắng. Tài liệu Thu Nguyễn - Tôi đem kể việc này với cụ Bơ – men, người họa sỹ già ở tầng dưới cùng khu nhà với chúng tôi, nghe xong cụ vô cùng ái ngại - Một buổi sáng, sau trận mưa lớn vùi dập và những cơn gió kéo dài cả đêm, tôi kéo tấm rèm lên thì thấy trên cây thường xuân chỉ còn lại 1 chiếc lá, đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Giôn – xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng nên tuyệt vọng muốn chết, tôi đâm ra lo lắng, ko biết khi chiếc lá kia rụng nốt thì Giôn – xi sẽ thế nào đây, sự sống của Giôn – xi được tính từng giờ, từng phút. Dù thương bạn nhưng tôi đành bất lực vì làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa 2- Quá trình hồi phục của Giôn – xi : - Ngày hôm đó đã trôi qua bình yên, sau một đêm mưa gió, tuyết rơi. Khi trời vừa hửng sáng Giôn xi lại ra lệnh cho tôi kéo tấm mành lên. Ô kìa! chiếc lá thường xuân vẫn còn đó, thật ngạc nhiên. Giôn – xi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn chưa rụng thì tỏ ra phấn chấn, sau đó thú nhận mình là con bé hư, muốn chết là có tội, đòi ăn cháo, uống sữa, soi gương, ngồi dậy, hi vọng đi vẽ. Bác sỹ đến khám và thông báo bệnh của Giôn xi đã đỡ năm phần mười rồi , giờ chỉ cần chăm sóc là sẽ khỏi. Khỏi phải nói tôi vô cùng vui mừng 3- Sự kì diệu của bức tranh mang lại sự sống cho Giôn – xi : - Ngay lúc đó bác sĩ cũng cho biết chuyện cụ Bơ – men bị ốm nặng không còn hi vọng gì. Thế rồi cụ qua đời . Tôi biết rõ cụ vì nguyên nhân gì mà cụ bị bệnh rồi ra đi - Sau đó tôi đã nói sự thật về chiếc lá cuối cùng cho Giôn – xi biết
  19. - Ngợi ca cụ Bơ – men - Xúc động của Giôn – xi III- kết bài: - Thấy Giôn – xi đã khỏe mạnh hồi phục trở lại tôi rất vui và thầm cảm ơn cụ Bơ – men - Chúng tôi vô cùng thương tiếc một con người giàu lòng nhân ái như thế - Tôi thầm hứa với cụ Đề bài: Giôn – xi trước mộ của cụ Bơ – men I- Mở bài: Giôn – xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn – xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen – ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng . Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời Tôi được cụ Bơ – men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ – men để tạ ơn. II- Thân bài: 1- Một buổi sáng mùa xuân ( tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ – men - Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ – men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ – men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ – men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây. 2- Giôn – xi hồi tưởng nhớ lại: a, Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng - Đứng trước mộ cụ Bơ – men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là
  20. chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na – Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều. - Điều đáng buồn là cụ Bơ – men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi. b- Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men - Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ – men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ. - Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ – men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ – men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời. 3- Suy nghĩ cảm xúc Giôn – xi - Cụ Bơ – men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu. - Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ – men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ – men không ra nông nỗi này. - Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu - Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: là kiệt tác - Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ: - Lời thầm hứa . giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ – men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”. III -Kết bài: - Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ – men và thấy trống vắng vô cùng,/
  21. - Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ – men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ Đề bài: Hãy chứng minh rằng: “ Với chiếc lá cuối cùng, Ô – Hen – ri đã mang đến một bức thông điệp màu xanh thấm đẫm tình người và tình đời” I. Mở Bài - Đi từ tác giả ( phong cách hoặc cuộc đời bất hạnh ), các tác phẩm hay lời đánh giá )-> Trích tác phẩm-> trích mệnh đề - Đi từ kết thúc bi kịch của cô bé bán diêm Thì đến với” Chiếc lá cuối cùng” ta lại ta lại tràn đầy tình yêu thương con người bấy nhiêu - Trích dân nhận định. II. Thân Bài 1. Giải thích – Trước hết, “ Thông điệp” chính là một lời nhắn gửi . Ở đây chính là lời truyền gửi của Ô – Hen – ri đến với độc giả thông qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”. Màu xanh là màu của sự sống, của hi vọng “Thông điệp màu xanh” là thông điệp về sự sống. – Để dệt nên bức thông điệp ấy chính là tình người, tình đời( tình yêu thương chân thành, sự sẻ chia đầy ấm áp giữa những người nghèo khổ) => Tóm lại, qua tình huống Giôn – xi mắc bệnh -> tuyệt vọng, chờ chết. Độc giả đã rất bất ngờ vì nhờ lòng nhân hậu, nhờ đức hi sinh của mọi người mà cô đã vượt qua cái chết. Màu hồng trên đôi má Giion – xi là minh chứng cho sự trở về của cô gái. Một bức thông điệp màu xanh 2. Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh của Giôn – xi – Mùa đông năm ấy, Giôn – xi mắc bệnh viêm phổi -> căn bệnh nặng tới mức cô mất tới 9/10 sự sống -> đau đớn về thể xác. – Nghèo túng, xa quê hương, xa những người ruột thịt lại ốm đau khiến cho cô rơi vào tình trạng tuyệt vọng. – Chán nản, Giôn – xi gắn mình với những chiếc lá thường xuân + Cô thấy mình mỏng manh, yếu đuối như chiếc lá. Chiếc lá yêú ớt , chống trọi với thời tiết khắc nghiệt, còn cô thì chống trọi với bệnh tật + Giôn- xi nghĩ” chiếc lá thường xuân cuối cùng mà rụng -> cô cũng lìa đời – Bởi tuyệt vọng như vậy nên cặp mắt Giôn – xi thẫn thờ, giọng nói của cô thều thào. Cô buông xuôi chờ chết
  22. – Hoàn cảnh của Giôn – xi khiên cho ta vừa giận lại vừa thương + Giận vì cô hèn nhát, đầu hàng hoàn cảnh quá sớm + Thương vì: Tuổi đời còn trẻ, vậy mà mắc bệnh nghiêm trọng. 3. Chứng minh tình người và tình đời. a. Tình bạn chân thành của Xiu – Tuy kết bạn với nhau, ban đầu chỉ là chung sở thích nhưng tình bạn của họ được kiểm chứng qua tình huống Giôn – xi mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là lúc ta đánh giá được sự chan thành vfa giá trị của tình bạn. Người đời đã đúc kết “ khi vui có bạn, khi hoạn nạn mới biết bạn là ai” – Xiu đã luôn ở bên cạnh bạn mình. Thậm chí cô cố gắng đi làm thêm giờ, kiếm tiền mời bác sĩ ( với những người nghèo, ốm đau đực gặp bác sĩ không phải là việc dễ dàng) – Chăm sóc Giôn – xi từng li từng tí + Nấu cháo + Pha sữa + Kê gối + Lấy gương => Chăm sóc em đến nỗi Xiu hốc hác cả mặt – Xiu đã cầu cứu cụ Bơ – men, cho cụ biết về bệnh tình của Giôn xi -Xiu sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, luôn lo lắng chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô phải chứng kiến niềm đau của bạn mình. - Xiu đã tìm lời để động viên Giôn – xi “Em thân yêu em hãy nghĩ đến chị ” - Và việc đến vẫn cứ phải đến: Giôn xi lại ra lệnh cho Xiu kéo màn lên -> cô làm theo một cách chán nản - Xiu đã vô cùng hạnh phúc khi thấy chiếc lá thường xuân vẫn dũng cảm treo bám trên tường - Khi Giôn – xi hồi phục Xiu hạnh phúc đến vô cùng. -> Tóm lại: Tình yêu thương chân thành của những người bạn là động lực to lớn giúp con người ta thắng được gian nan. Đã là bạn phải đồng cam, cộng khổ, phải chia ngọt sẻ bùi. Tình bạn như thế mới thực sự đáng giá. b. Đức hi sinh của cụ Bơ – men - Cụ Bơ – men 60 tuổi, chưa thành công trong nghệ thuật. Cụ sống cùng xóm trọ với 2 họa sĩ trẻ -> yêu thương họ như con mình
  23. - Khi nghe Xiu nói về ý nghĩ kì quặc của Giôn xi -> cụ đã tức giận, cho là điên rồ + Cụ lo lắng cho sự sống của cô bé + Quyết định vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió - Hậu quả: cụ viêm phổi -> nhập viên -> qua đời - Nhưng sản phẩm của cụ để lại được gọi là kiệt tác + Nó không chỉ được thực hiện bằng chất liệu của hội họa: màu vẽ, đường nét chiếc lá giống như thật + Điều cơ bản hơn là nó được dệt nên từ tình yêu thương giữa người với người, lòng nhân hậu, quan điểm sống “ sống là cho” -> đã tạo ra một kiệt tác + Chiếc lá giả nhưng đã cứu một mạng người thật . Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật “ vị nhân sinh” ( nghệ thuật vì con người). Để làm nghệ thuật, để mang đến điều tốt đẹp cho con người, người ta phải đổi cả bằng mạng sống. “Nơi nào có sự yêu thương, nơi đó sẽ có điều kì diệu” 4. Giôn – xi vượt qua cái chết – Khi kéo mành lên, Giôn – xi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn tồn tại sau một đêm mưa gió phũ phàng. Cô nhận ra chiiecs lá rất dũng cảm. Tuy nó nhỏ nhoi nhưng đã kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. – Chiếc lá cuối cùng đã giúp Giôn – xi nhận ra mình là một con bé hư + Muốn chết là một tội – Cô thay đổi hoàn toàn: Nhu cầu ăn uống nhu cầu làm đẹp -> Từ chỗ tuyệt vọng, Giôn – xi đã hồi sinh. Hẳn là nhờ sự tận tình của bác sĩ, nhờ công dụng của thuốc men. Nhưng điều quan trọng hơn là Giôn – xi có nghị lực từ chiếc lá cuối cùng. Từ đó mà cô tự hóa giải lời nguyền để vượt qua cái chết => Chiếc lá cuối cùng là hiện thân của tình người, tình đời. III. Kết bài: 1. Khẳng định lại vấn đề 2. Bài học rút ra từ câu chuyện – Biết quý trọng tình bạn , biết sống với nhau một cách chân thành. – Tình yêu thương, sự sẻ chia sẽ mang lại những giá trị lớn lao cho cuộc sống con người. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật cụ Bơ – men I- Mở bài:
  24. - Ô Hen – ri là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ hết sức cảm động. - Truyện chiếc lá cuối cùng là 1 câu chuyện rất hay và xúc động thể hiện tình yêu thương giữa những người họa sĩ nghèo,. - Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” nhân vật cụ Bơ – men đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi cụ là người có tấm lòng nhân hậu cao cả và niềm đam mê nghệ thuật hội họa. II- Thân bài: 1- Trước hết qua câu chuyện ta thấy cụ Bơ – men là 1 con người giàu lòng nhân ái, quên mình vì người khác - Trông vẻ bề ngoài của cụ Bơ – men có vẻ kì dị, dữ tợn nhưng bên trong là cả một tấm lòng cao đẹp: nhân hậu, thương người. Cụ thương 2 cô gái nghèo khổ sống cùng khu nhà bằng tấm lòng của 1 người cha, sẵn sàng ngồi làm người mẫu cho Xiu vẽ mà không cần tiền thù lao vì cụ biết rằng 2 cô họa sỹ cũng nghèo khổ như mình nên không đòi hỏi bất cứ điều gì. Tài liệu Thu Nguyễn - Biết Giôn – xi bị bệnh nặng, cụ thường xuyên qua lại thăm hỏi khi thấy cô tuyệt vọng luôn nghĩ đến cái chết chỉ vì nhìn thấy những chiếc lá thường xuân rụng dần cụ Bơ – men tỏ ra hết sức ái ngại, tình cảm của cụ đối với Giôn – xi như tình cảm người cha lo lắng cho đưa con, biết quan tâm cả những cái nhỏ nhặt. - Biểu hiện rõ rệt và cảm động nhất trong tình thương người của cụ Bơ – men đó là việc cụ đã quên mình để cứu sống Giôn – xi, cụ đã vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng đã rụng trong đêm mưa gió rét để rồi sau đó cụ bị bệnh viêm phổi và chết. Cụ đã không quản gian khổ, nguy hiểm âm thầm lặng lẽ lao động vì người khác, cụ đã cứu sống Giôn – xi đó là sự hi sinh lớn lao. Việc làm của cụ khiến cho người đọc vô cùng cảm động. 2- Hơn thế nữa, cụ Bơ – men tuy là một nghệ sĩ nghèo nhưng lại có 1 niềm đam mê nghệ thuật chân chính. - Cụ là 1 nghệ sĩ nghèo từ tỉnh lẻ tới, nguồn thu nhập chủ yếu là ngồi làm mẫu và vẽ tranh quảng cáo, cụ ko đủ tiền dồn cho 1 sáng tác nghệ thuật chân chính. Trong suốt 40 năm cầm bút vẽ cụ vẫn chưa có được 1 kiệt tác, có lẽ cuộc sống nghèo khổ đã phần nào ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của cụ. - Thế nhưng cụ không nản chí, vẫn say mê, vẫn ấp ủ ước mơ về 1 kiệt tác, điều không thể ngờ là bức vẽ chiếc là cuối cùng đã trở thành kiệt tác khi cụ đã hi sinh,
  25. sự hi sinh làm cho tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa cao quý hơn bởi đó là tác phẩm nghệ thuật chân chính hướng tới cuộc sống của con người,. III- Kết bài: - Có thể nói, Cụ Bơ – men là một con người đáng quý, đáng kính trọng bởi vẻ đẹp trong tâm hồn. - Nhân vật để lại dư vị sâu lắng trong lòng người đọc về một lẽ sống cao đẹp, quên mình vì người khác . ÔN TẬP VĂN BẢN: HAI CÂY PHONG( TRÍCH NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN) AI-MA-TỐP I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Ai-ma-tốp (1928- 2008) tên đầy đủ là Chyngyz Torekulovich Aytmatov - Quê quán: Là nhà văn Cư-rơ-gư-stan- một nước cộng hòa ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm về quê hương ông + Ông bắt đầu hoạt động văn học vào năm 1952 + Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên đã được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học vào năm 1963 + Nhiều tác phẩm của ông trở nên rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Con tàu trắng, Cây phong non trùm khăn đỏ - Phong cách sáng tác: + Các truyện ngắn của Ai-ma-tốp chủ yếu viết về cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh 2. Văn bản
  26. a. Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, được sáng tác năm 1957 b. Thể loại và ngôi kể: - Truyện ngắn - Ngôi kể thứ nhất với hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau: “tôi”, “ chúng tôi” c. Bố cục: - Đoạn 1: (Từ đầu đến “ai cũng nhìn rõ”): Giới thiệu về làng Ku-ku-rêu và hai cây phong - Đoạn 2: (tiếp đến “thần xanh”): Cảm nhận của nhân vật tôi về hai cây phong trong trong mỗi lần về thăm quê - Đoạn 3: (tiếp đến “biêng biếc kia”): Hai cây phong trong kí ức và tuổi thơ của tác giả. - Đoạn 4: (còn lại): Nhân vật “tôi” nhớ tới người trống hai cây phong và gắn liền với thầy Đuy-sen Tóm tắt: Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe. Thuở ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là “Trường Đuy-sen”. d. Giá trị nghệ thuật: - Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo - Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc. - Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản. e. Giá trị nội dung: Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy- người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình II, LUYỆN TẬP
  27. A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây. Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy. (Ngữ văn 8 - tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Câu 3: Hình ảnh làng Ku-ku-rêu hiện lên như thế nào? Câu 4: Nêu nội dung của đoạn trích trên. Câu 5:Tìm một câu ghép có trong đoạn đoạn trích trên và phân tích cấu tạo? Gợi ý: Câu 1: Văn bản “ Hai cây phong” trích trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp Câu 2: PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả Câu 3: Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Ka-ra mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến chân trời phía tây.” Câu 4: Hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”. Câu 5: Câu ghép:
  28. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi( CN1) //cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên( VN1), chúng( CN2) // luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi.( VN2) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: “ Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.” (Ngữ văn 8, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.97) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Nêu xuất xứ của văn bản. Câu 2: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản? Câu 3:Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn trích và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Câu 4: Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn trích và cho biết vai trò của câu ghép trong đoạn trích? Câu 4:Hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì? Câu 5:Từ đoạn trích trên, em hãy liên hệ kể tên một tác phẩm viết về thiên nhiên, làng cảnh quê hương Hà Nam mà em được biết. Chép lại theo trí nhớ một, hai câu văn hoặc câu thơ của tác phẩm đó. Câu 6: Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có chứa đoạn trích , em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 3 đến 5 câu) về một kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc của mình, trong đó có sử dụng trợ từ và thán từ (gạch chân dưới trợ từ và thán từ đó). Gợi ý:
  29. Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản Hai cây phong, trích Người thầy đầu tiên; tác giả Ai-ma-tốp. Câu 2: - Nhân vật "tôi" trong đoạn văn là người kể chuyện. - Trong văn bản, nhân vật "tôi" có vai trò làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn Câu 3: - Hai từ tượng thanh: rì rào, vù vù. - Hai từ tượng hình: dẻo dai, êm dịu. - Tác dụng: gợi ra âm thanh, hình ảnh cụ thể sinh động của hai cây phong, đem lại cảm giác như được chứng kiến, nghe thấy, nhìn thấy cảnh tượng hai cây phong, gần gũi thân thương Câu 4: Trong làng tôi( CN1) // không thiếu gì các loại cây(VN1), nhưng hai cây phong này( CN2) //khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu(VN2) -> Vai trò: Là câu chủ đề chứa nội dung chính của đoạn. Câu 5: Có thể tham khảo: - Hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút tinh tế, ngôn ngữ đầy tính tạo hình của hội họa và tính trữ tình của thơ, của nhạc, nhân cách hóa cao độ như có tiếng nói và tâm hồn riêng. Người viết đã phát huy cao độ trí tưởng tượng bay bổng và cảm xúc say mê nồng nhiệt, một trái tim yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc của mình vào việc thể hiện vẻ đẹp lạ thường của hai cây phong. - Hai cây phong đã khơi nguồn cảm hứng cho người kể chuyện gắn với kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò, nuôi dưỡng ước mơ, hi vọng cho những đứa trẻ; từ hình ảnh hai cây phong còn gợi cho chúng ta cảm nhận về tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên tha thiết Tài liệu Thu Nguyễn Câu 6: - Kể đúng tên một tác phẩm viết về thiên nhiên, làng cảnh quê hương Hà Nam. Câu 7: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đảm bảo số câu theo quy định. b. Xác định đúng vấn đề cần biểu cảm: cảm nhận của bản thân về một kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc
  30. c. Biết cách triển khai vấn đề. Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng phải bám sát chủ đề yêu cầu và có sử dụng trợ từ và thán từ; có thể tham khảo các ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần biểu cảm. - Gợi lại kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc và những cảm nhận của bản thân về kỷ niệm đó. - Khẳng định mỗi người phải biết trân trọng kỉ niệm tuổi thơ, từ đó biết nuôi dưỡng tình yêu với gia đình, thầy cô, bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 [ ] Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đấy phá tổ chim. Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền. Và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất, công kênh nhau bám vào các mắt mấu và cành cây trèo lên cao làm chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim hoảng hốt kêu lên, chao đi chao lại trên đầu. Nhưng chúng tôi vẫn chưa coi vào đâu, đến đây đã thấm gì! Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa – nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai! – và từ trên những cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Nêu xuất xứ của văn bản. Gợi ý: Câu 1: Đoạn văn được trích từ văn bản Hai cây phong, trích Người thầy đầu tiên; tác giả Ai-ma-tốp. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt. Mỗi đứa chúng tôi đều nín thở ngồi lặng đi trên một cành cây và quên mất cả chim lẫn tổ chim. Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất trên thế gian, ngồi đây chúng tôi thấy chỉ như một căn nhà xép bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong làn sương mờ đục. Chúng tôi cố
  31. giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh. Chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ: đã phải đấy là nơi tận cùng thế giới chưa, hay phía sau vẫn còn có bầu trời như thế này, những đám mây, những đồng cỏ và sông ngòi như thế này? Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: “ Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? (Hai cây phong – Ai-ma-Tốp) 1. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu (1) rồi gọi tên. 2. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn văn. 3. Xác định các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn. 4. Trong đoạn văn trên có câu nào là câu nghi vấn. 5. Tại sao hai cây phong luôn gây xúc động mãnh liệt cho nhân vật "tôi" ? Miêu tả và cảm nhận về hai cây phong, nhân vật tôi muốn ca ngợi điều gì ? 1.- Tôi// lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim// đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào xạc không ngớt ấy, tôi //cố hình dung ra những miền xa lạ kia. => - Tôi: CN1 lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào: VN1 - Tim: CN2 đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng: VN2 - Tôi: CN3
  32. cố hình dung ra những miền xa lạ kia: VN3 - Vế 1 và vế 2 có quan hệ : đồng thời vế 2 với vế 3 có quan hệ: bổ sung 2.Các từ tượng thanh có trong đoạn văn là: rì rào, rộn ràng, xào xạc 3. Phương thức biểu đạt trong đoạn văn là tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 4.Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này?(2) Người vô danh ấy có đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã áp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? (3) 5. - Vì hai cây phong gắn bó máu thịt với tôi. Tâm hồn tôi có sự giao hòa đồng điệu với tâm hồn của cây. - Vì hai cây phong là hình ảnh của quê hương - Vì hai cây phong còn gắn với câu chuyện xúc động về thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen trồng cây và lời thấy nói với An-tư-nai chính là gửi gắm ước mơ: những em nhỏ làng Ku-ku-rêu sẽ thoát khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu dốt nát, tăm tối. Các em sẽ được đi học, sẽ trưởng thành, tương lai sẽ tươi sáng. Việc thầy Đuy-sen trồng cây cũng giống như sự nghiệp trồng người của thầy ở mảnh đất này. Thầy là người gieo ước mơ, hi vọng, gieo niềm tin mãnh liệt cho trẻ thơ nơi đây. Hai cây phong thầy trồng đã che chở, đã mở rộng tầm hiểu biết cho trẻ hay chính là thầy đã nâng cánh ước mơ cho trẻ thơ. - Miêu tả và cảm nhận về hai cây phong, nhân vật tôi muốn ca ngợi thầy Đuy-sen, ca ngợi mái trường quê hương - nơi mang đến cho trẻ thơ niềm vui, niềm tin, nơi khơi gợi bao mơ ước và chắp cánh ước mơ. B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN Đề bài: Phân tích văn bản “ Hai cây phong” của Ai-ma-tốp. Dàn bài: I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả. - Giới thiệu văn bản. - Nêu nội dung chính của văn bản.
  33. Tham khảo: Ai-ma-top là nhà văn Cư- rơ-gư-xtan, ông được trao giải thưởng với 3 tác phẩm : Người thầy đầu tiên; Cây phong non trùm khăn đỏ; Mắt lạc đà. Văn bản Hai cây phong là phần đầu của truyện Người thầy đầu tiên, đây là đoạn trích ca ngợi tình cảm thiêng liêng, đó là tình yêu quê hương xứ sở, đồng thời là bài ca về người thầy chân chính II. Thân bài: Cần phân tích làm nổi bật các ý sau: 1. Hình ảnh hai cây phong - Hai cây phong nằm ở trên đồi như ngon hải đăng trên núi. - Ai đến làng cũng đều thấy chúng trước tiên ⇒ Là dấu hiệu để nhận ra làng ⇒ Phép so sánh chỉ giá trị tín nhiệm của hai cây phong. Khẳng định giá trị không thể thiếu đối với những người đi xa, thể hiện niềm tự hào về hai cây phong. - Hai cây phong ấy cũng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng: tiếng rì rào nhiều cung bậc khác nhau. - Hai cây phong gắn bó với sự sống, với con người: nơi giúp bọn trẻ thấy một “ thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”, nhìn ra vẻ đẹp mới và khơi gợi khát vọng khám phá miền đất lạ. - Hai cây phong là nhân chứng cho hành động và tình cảm của thầy Đuy-sen. - Cảnh trèo lên hai cây phong cho ta thấy đây là nơi hội tụ niềm vui, mở rộng chân trời hiểu biết, nơi khắc ghi những biến cố của làng. ⇒ Bằng cách kể, miêu tả, nhân hóa so sánh cho thấy sức sống mãnh liệt của hai cây phong, biểu tượng cho con người thảo nguyên. Tài liệu Thu Nguyễn 2. Hình ảnh con người - Nhân vật “tôi” có tình cảm đặc biệt, yêu mến hai cây phong. - Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong. - Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và làng quê
  34. ⇒ Con người đã khắc họa lên một bức tranh thiên nhiên đậm chất hội họa được khám phá từ điểm nhìn trên hai cây phong- là những kỉ niệm tuổi thơ cho tình yêu yêu quê hương của những đứa trẻ - Hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuyn-sen đã vun trồng ước mơ hi vọng cho những người học trò nghèo: Thầy đã trồng 2 cây phong với hi vọng các thế hệ trẻ được học hành, có khát vọng lớn và trở thành người hữu ích. III. Kết bài - Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung làm nên thành công của đoạn trích. Tham khảo: - Cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo, sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc, những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ - Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu. ÔN TẬP VĂN BẢN: Đánh nhau với cối xay gió (Xéc- van- tét) I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tác giả - Xéc- van- tét (1547- 1616) tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra - Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút + Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập. + Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng + Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-hô-te 2. Văn bản a. Xuất xứ: - Văn bản trích từ chương 8 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
  35. b. Thể loại: Tiểu thuyết - PTBĐ: c. Bố cục: - Phần 1: (từ đầu đến “bọn khổng lồ”): thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió - Phần 2: Tiếp đến “con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai”: Thái độ và hành động của mỗi người. - Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ. e. Giá trị nội dung - Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại Phục Hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn. d. Giá trị nghệ thuật - Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản. - Có giọng điệu hài hước, phê phán. III. Dàn ý phân tích văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” I. Mở bài - Vài nét về tác phẩm Đôn-ki-ho-te: Một tiểu thuyết hiệp sĩ xuất sắc, mở đầu cho thời đại Phục Hưng, thời đại của những con người với tính cách mới với chủ nghĩa nhân văn đậm nét - Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”: Trích chương 8, 9 tiểu thuyết, khắc họa thành công hai hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa II. Thân bài 1. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê - Xuất thân: Tầng lớp quý tộc nghèo - Hình dáng: Đôn-ki-hô-tê gầy gò và cao lêu nghêu, cưỡi con ngựa gầy còm, ốm yếu - Mục đích: Trừ gian diệt ác, cứu khốn phò nguy, giúp người lương thiện - Việc làm: + Phong ngựa còm là chiến mã, người phụ nữ nông dân là công nương; bản thân là hiệp sĩ tài ba; dụng cụ han gỉ đánh bóng lại
  36. + Lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rô-xi-nan-tê xông thẳng tới, đâm mũi giáo vào cánh quạt dù lực lượng không cân sức vẫn cứ một mình đương đầu không sợ nguy hiểm, không màng đến tính mạng. ⇒ Nghĩ những chiếc cối xay gió là những người khổng lồ nên xông vào đánh => Đôn-ki-hô-tê có những suy nghĩ và hành động nực cười, mê muội và hoang tưởng vì đọc quá nhiều truyện hiệp sĩ - Kết quả: cả người và ngựa đều bị thương. Khi bị thương nhưng không hề rên rỉ, coi khinh cái tầm thường, không lấy việc ăn uống tầm thường làm thích thú - Trong tình yêu vô cùnng say đắm, luôn nghĩ về nàng Đuyn-xi-nê-a. Đôn-ki-hô- tê có khát vọng dũng cảm và lí tưởng cao đẹp nhưng lại rất hoang tưởng. Tài liệu Thu Nguyễn 2. Giám mã Xan-chô-pan-xa - Xuất thân: Có xuất thân là nông dân - Hình dáng: Người béo lùn, cưỡi con lừa thấp và lùn - Mục đích: Nhận làm giám mã vì hi vọng được làm đốc cai trị vài hòn đảo - Việc làm: + Luôn mang theo bầu rượu và túi có hai ngăn đựng đầy thức ăn ⇒ Là người nông dân thích danh vọng hão huyền + Xan-chô-pan-xa đã can ngăn Đôn-ki-hô-tê khi có ý định đánh nhau với cối xay gió - Tính cách: + Hơi đau là rên rỉ + Vô cùng quan tâm đến những nhu cầu vật chất hằng ngày như ăn, ngủ + Tính tốt: luôn tỉnh táo và thực tế + Tính xấu: sợ hãi, hèn nhát và thực dụng III. Kết bài - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật: Xây dựng nhân vật vừa so sánh vừa tương phản lẫn nhau làm nổi bật tính cách riêng của mỗi người. - Trình bày ý nghĩa văn bản: Thông qua câu chuyện về sự thất bại của Đôn-ki-hô- tê khi đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền; phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội. - Bài học: Con người muốn tốt đẹp thì không nên hoang tưởng, thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng