Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

docx 3 trang nhatle22 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_khoi_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2020- 2021 Đề 4 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2020 PHẦN I: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương: không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.” (Ngữ văn 8/tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1(1điểm): Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2(0,5điểm): Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3(1,5điểm): Ghi lại một câu ghép có trong đoạn trích, phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu ghép em vừa tìm. Câu 4(1điểm): Em hãy tìm và ghi lại chính xác tên một văn bản ( hoặc tác phẩm) trong chương trình Ngữ văn 8/tập 1 cũng viết về người nông dân. Nêu tên tác giả. PHẦN II: (6 điểm) Câu 1(1điểm): Việc sử dụng túi ni – lông, vứt rác bừa bãi hiện nay của người dân đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi chúng ta, nó từng ngày “tàn phá” Trái Đất của chúng ta. Dựa vào văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, em hãy đưa ra những giải pháp khắc phục góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Câu 2(5điểm): Chiếc bút bi từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc không chỉ với các bạn học sinh mà còn với nhiều đối tượng khác nhau trong đời sống. Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy viết bài văn thuyết minh về chiếc bút bi. Hết
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2020- 2021 Đề 4 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2020 Câu Đáp án Biểu điểm 1 - Tác phẩm: Lão Hạc 0,5 điểm - Tác giả: Nam Cao 0,5 điểm 2 - Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5 điểm 3 - Xác định đúng câu ghép 1 điểm PHẦN I: - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu ghép (4 điểm) vừa tìm được. 0,5 điểm 4 - Tên tác phẩm cùng chủ đề: Tức nước vỡ bờ 1 điểm (Ngô Tất Tố) PHẦN II: 1 HS đưa ra đưa ra những giải pháp: kể đúng được 1 điểm (6 điểm) 2 việc làm cụ thể: - Tuyên truyền tới mọi người ý thức bảo vệ môi trường. - Không vứt rác bừa bãi. - Hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông, không sử dụng bao bì ni lông đựng thực phẩm chín, nóng - Sử dụng các loại bao bì thân thiện với môi trường 2 I.Hình thức: 1 điểm - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài - Kiểu bài : Văn thuyết minh - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung 0,5 điểm 1. Mở bài - Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc. 2.Thân bài 1 điểm a) Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? ) b. Cấu tạo cây bút bi gồm 2 bộ phận chính: 1 điểm - Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất. - Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa
  3. dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước). - Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở. c. Phân loại, nguyên lý hoạt động, cách bảo 1 điểm quản 3. Kết bài 0,5 điểm - Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống. III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Minh Ngọc Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng