Đè cương Ôn tập môn Địa lý Khối 9 - Trường THCS Ngọc Lâm
Bạn đang xem tài liệu "Đè cương Ôn tập môn Địa lý Khối 9 - Trường THCS Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_dia_ly_khoi_9_truong_thcs_ngoc_lam.docx
Nội dung text: Đè cương Ôn tập môn Địa lý Khối 9 - Trường THCS Ngọc Lâm
- Trường THCS Ngọc Lâm Ôn tập môn địa lí: Khối 9 Tổ : Hóa –Sinh-Địa Chủ đề: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tuần từ 22/2 đến 28/2 Phần I: Trắc nghiệm: Em hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1.Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là A.đất, khí hậu, nguồn nước, khoángsản B.đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoángsản C.đất, rừng, nguồn nước, khoángsản D.đất, khí hậu, nguồn nước, sinhvật. Câu 2.Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp các vùng nào sau đây? A.Đông Nam Bộ B.Tây Nguyên C.Duyên hải Nam Trung Bộ D.Bắc Trung Bộ Câu 3.Loại hình dịch vụ nào sau đây đặc trưng cho vùng sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long? A.Chợ nổi trên sông B.Chợ đêm C.Chợ phiên D.Chợ truyền thống Câu 4. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với Biển Đông ở phía nào? A.Tây B.Bắc C.Đông ,Nam D.Tây,Nam Câu 5. Tỉnh nào ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa giáp Biển Đông vừa giáp vịnh Thái Lan? A.Cà Mau B.Kiên Giang C.Long An D. An Giang Câu 6. Đảo lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là A.đảo Phú Quốc B.quần đảo Thổ Chu C. quần đảo Nam Du D. Côn Đảo Câu 7. Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc tỉnh nào ở Đồng bằng sông Cửu Long ? A.Kiên Giang B.Đồng Tháp C.Phú Quốc D.Cà Mau Câu 8.Tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. An Giang B.Trà Vinh C. Long An D.Bến Tre Câu 9. Tỉnh nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Cửu Long ? A.Bạc Liêu B.Đồng Nai C.Đồng Tháp D.Bến Tre Câu 10.Các dân tộc ít người sinh sống ở ĐBSCL là A. Tày, Nùng B. Gia Rai, Ê Đê C. Khơ me, Chăm, Hoa. D. Giáy, Dao Câu 11. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29 cho biết nhận định nào khôngchính xác về các trung tâm côngnghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm có mặt ở tất cả các trung tâm công nghiệp của vùng. B. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và cơ khí có mặt trong nhiều trung tâm công nghiệp. C. Hai trung tâm công nghiệp có quy mô trung bình là Cà Mau và Cần Thơ. D. Là nơi có nhiều trung tâm công nghiệp nhất cả nước nhưng chỉ là quy mô nhỏ và trung bình. Câu 12.Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL là A. Đất phèn B. Đất mặn. C. Đất phù sa ngọt. D. Đất cát ven biển Câu 13.Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là do A.có nhiều cửa sông đổ ra biển B.mùa khô kéo dài và sâu sắc C.phá rừng ngập mặn để nuôi tôm D.đồng bằng thấp trũng Câu 14. Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long là
- A. thiếu nước ngọt vào mùa khô, hiện tượng xâm mặn. B. bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra. C. đất nghèo nguyên tố vi lượng, đất chặt, độ chua lớn. D. diện tích rừng bị suy giảm trong những năm gần đây. Câu 15. Ý nghĩa quan trọng nhất của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là A.Cung cấp hoa quả,mật ong rừng B.Cung cấp than bùn,săn bắt thú C.Là rừng phòng hộ D.Tạo cân bằng sinh thái Câu 16. Nhóm đất phèn phân bố chủ yếu ở: A.Đồng Tháp Mười ,Tứ giác LongXuyên B.Dọc sôngTiền C.Venbiển ,các đảo D.Dọc sôngHậu Câu 17.Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. Xâm nhập mặn B. Cháy rừng. C. Triều cường. D. Thiếu nước ngọt Câu 18.Trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long ,cây lúa được trồng nhiều ở A. An Giang, Kiên Giang , Đồng Tháp B.Cẩn Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh C.Hậu Giang, An Giang,Tiền Giang D.tất cả các tỉnh của đồng bằng Câu 19. Ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hơn vùng ĐBSH vì A. Có nguồn lợi thủy sản từ mùa lũ mang lại rất lớn. B. Người dân có nhiều kinh nghiệm hơn. C. Nguồn thủy sản phong phú, diện tích nước mặt nuôi trồng lớn. D. công nghiệp chế biến phát triển mạnh hơn. Câu 20 Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY LÚA NƯỚC TA Năm Diện tích( Nghìn ha) Sản lượng lúa( Nghìn tấn) 1990 6042,8 19225,1 1995 6765,6 24936,7 2000 7666,4 32529,5 2005 7326,4 35790,8 2010 7513,7 37717,8 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích và sản lượng lúa nước ta qua các năm là A. biểu đồ cột B. biểu đồ kết hợp C. biểu đồ đường D biểu đồ.miền Phần II: Tự luận Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và Át lát địa lí tr 29: Hãy nêu đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Đb sông Cửu Long? Câu 2: Hãy phân tích các đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên để Đb sông Cửu Long thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp?