Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 2 trang nhatle22 2550
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_cong_nghe_lop_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_20.doc

Nội dung text: Đề cương Ôn tập môn Công nghệ Lớp 7 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2019 - 2020 MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7 I. PHẦN LÝ THUYẾT: 1. So sánh khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét? 2. Để cải tạo đất chua, đất đồi núi cần áp dụng biện pháp nào? Các biện pháp đó có tác dụng gì? 3. Kể tên các loại phân bón của phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh? Người ta thường dùng loại phân nào để bón thúc, bón lót? Khi sử dụng phân bón phải chú ý điều gì? 4. Thế nào là phương pháp lai, phương pháp gây đột biến? 5. Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính áp dụng cho loại cây nào? 6. Côn trùng là gì? Bệnh cây là gì? 7. Nêu tên các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh phá hại. Nêu ưu điểm, nhược điểm của biện pháp hóa học và sinh học. B. PHẦN BÀI TẬP: Câu 1: Trình bày quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt? Câu 2: Trình bày những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống? Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa kiểu biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn của côn trùng? Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại? Câu 4: Khi phòng trừ sâu, bệnh hại cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Trong các nguyên tắc đó, nguyên tắc nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 5: Cho các loại phân bón: cây muồng muồng, phân trâu, supe lân, phân heo, cây điền thanh, phân NPK, khô dầu dừa, nitragin (chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm), khô dầu đậu tương, phân kali, bèo dâu. Hãy phân loại các loại phân đó vào các nhóm sau: a) Phân hữu cơ. b) Phân hóa học. c) Phân vi sinh. Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân
  2. GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 6 Năm học: 2019 – 2020 Câu 1: - Năm thứ 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và chọn ra cây có đặc tính tốt. - Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng. - Năm thứ 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng - Năm thứ 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà. Câu 2: - Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không bị sâu bệnh. - Nơi cất giữ phải bảo đảm nhiệt độ, phải kín để chim, chuột, côn trùng không xâm nhập được. - Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lý kịp thời. Câu 3: - So sánh sự khác nhau: + Biến thái hoàn toàn: 4 giai đoạn, giai đoạn sâu non phá hại mạnh nhất. + Biến thái không hoàn toàn: 3 giai đoạn, giai đoạn sâu trưởng thành phá hại mạnh nhất. - Những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại: cành bị gãy; lá bị thủng; lá, quả bị biến dạng; cây, củ bị thối; thân, cành bị sần sùi, Câu 4: * Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: + Phòng là chính + Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để + Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ * Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc “ Phòng là chính” quan trọng nhất vì sẽ ít tốn công, ít sâu bệnh, cây sinh trưởng và phát triển tốt, giá thành thấp. Câu 5: a) Phân hữu cơ: cây muồng muồng, phân trâu, phân heo, cây điền thanh, khô dầu dừa, khô dầu đậu tương, bèo dâu. b) Phân hóa học: supe lân, phân NPK, phân kali. c) Phân vi sinh: nitragin (chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm). Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Đỗ Thị Minh Xuân