Đề cương Ôn tập Lớp 2 - Tuần 22

docx 4 trang nhatle22 4530
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ôn tập Lớp 2 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_lop_2_tuan_22.docx

Nội dung text: Đề cương Ôn tập Lớp 2 - Tuần 22

  1. BÀI TẬP TỰ ÔN TOÁN - TIẾNG VIỆT TUẦN 22 I. TOÁN Bài 1: Tính 2dm 5cm + 37cm 37cm + 6dm 3cm 53cm - 2dm 8cm 6dm 4cm - 19cm 88cm + 1dm 5cm 99cm - 7dm5cm Bài 2: Điền dấu >; <; =? 53 - x 58 - x x + 27 19 + x x - 36 x - 41 25 + x x + 25 2 × 5 + 16 4 × 3 + 14 4 × 8 - 7 5 × 5 - 6 5 × 6 - 12 3 × 9 - 8 17 + 2 × 9 81 - 5 × 10 Bài 3: a) Vẽ đoạn thẳng MN dài 1dm 2cm. b) Vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm. c) Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm. d) Vẽ đường thẳng đi qua 3 điểm. Bài 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 3 × + 7 = 19 × 7 - 9 = 26 5 × + 8 = 23 × 5 - 3 = 7 42 - 4 × = 18 15 + 3 × = 45 81 + 2 × = 97 72 - 5 × = 57 Bài 5: Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống - Khi nhân 2 với 1 số được tích là số có 1 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 3 với 1 số được tích là số có 1 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 4 với 1 số được tích là số có 1 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 5 với 1 số được tích là số có 1 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 2 với 1 số được tích là số có 2 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 3 với 1 số được tích là số có 2 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 4 với 1 số được tích là số có 2 chữ số. Các phép nhân đó là: - Khi nhân 5 với 1 số được tích là số có 2 chữ số. Các phép nhân đó là: - Các cặp số có 1 chữ số có tích bằng 12 là: - Các cặp số có 1 chữ số có tích bằng 24 là: Bài 6: Đố em: Bác Tám lùa một đàn vịt đi chăn, đến một cánh đồng thì 25 con vịt chạy xuống nhặt thóc, còn lại 13 con vịt cứ đứng mãi trên bờ. Hỏi lúc đầu bác Tám lùa bao nhiêu con vịt đi chăn? Bài 7 Nhi có 19 bông hoa, Hằng cho Nhi thêm 8 bông hoa nữa. Hỏi sau khi nhận được hoa của Hằng cho, Nhi có bao nhiêu bông hoa? Bài 8. Sợi dây thứ nhất dài 9dm. Sợi dây thứ hai dài 17cm. Hỏi cả hai sợi dây dài bao nhiêu xăng-ti-mét? Bài 9. Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 24 cái ca, ngày thứ hai bán nhiều hơn ngày thứ nhất 18 cái ca. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được bao nhiêu cái ca? Bài 10. Nhà An có nuôi 65 con gà, nhà Dũng nuôi ít hơn nhà An 17 con gà. Hỏi nhà Dũng nuôi được bao nhiêu con gà?
  2. Bài 11. Đoạn dây thứ nhất dài 4dm8cm, đoạn dây thứ nhất dài hơn đoạn dây thứ hai 18dm. Hỏi đoạn dây thứ hai dài bao nhiêu đêximet? Bài 12. Bao gạo thứ nhất cân nặng 54kg, bao gạo thứ nhất nhẹ hơn bao gạo thứ hai 16kg. Hỏi bao gạo thứ hai nặng bao nhiêu kilogam? Bài 13: Học sinh lớp 2A ngồi học thành 9 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn? Bài 14: - Tích là số có hàng đơn vị bằng 8 và thừa số thứ nhất bằng 4. Vậy phép nhân đó là - Tích là số có tận cùng bằng 8 và thừa số thứ nhất bằng 3. Vậy phép nhân đó là - Tích là số tròn chục có hai chữ số và thừa số thứ nhất bằng 4. Vậy phép nhân đó là - Tích là số liền sau của số tròn chục và thừa số thứ nhất bằng 3. Vậy phép nhân đó là - Tích là số liền trước của số tròn chục và thừa số thứ nhất bằng 3. Vậy phép nhân đó là Bài 15: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tam giác Bài 16: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình tứ giác, có bao nhiêu đoạn thẳng? Bài 17:Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình chữ nhật?bao nhiêu đoạn thẳng? II. TIẾNG VIỆT Bài 1: Viết chính tả bài: Chuyện bốn mùa: Đoạn 2 Bài 2: Viết chính tả bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió: Đoạn 4 Bài 3: Những câu nói nào thể hiện sự lễ phép, lịch sự? a, Chào chị! b, Em chào chị ạ! c, Chị đấy à? Chào chị! d, Chúng em chào chị ạ! Bài 4: Những câu nào sử dụng dấu câu đúng? a, Khi nào lớp bạn đi cắm trại? b, Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại? c, Bao giờ nhà bạn về quê?
  3. d, Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê? Bài 5: Sắp xếp những từ ngữ sau thành câu: a, như mật ong/ trải khắp cánh đồng/ nắng vàng b, trắng xốp/ bồng bềnh trôi/ trong xanh/ bầu trời mùa thu/ với những đám mây Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ chấm: Trưa hè, tiếng ve kêu (nỉ non, da diết, ri rỉ, ra rả). Nắng ( chói lọi, chói sáng, chói chang, chói lói) như trút lửa dổ xuống mặt đất. Thời tiết thật là (nóng sốt, nóng nảy, nóng hổi, nóng nực), ai cũng chỉ muốn đi tắm. Bài 7: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để có đoạn văn tả về các mùa. a, Hoa phượng nở, thế là mua hè lại trở về. Mặt trời tỏa chói chang phủ khắp mặt đất. Khi mùa hè đến, những trái vải bắt đầu ( nắng vàng, ửng đỏ, náo nức, ánh nắng) b, Mùa xuân đến, những mảnh vườn trở nên trong màu lá Những nụ hoa đào li ti đã nở ra những bông hoa phớt hồng năm cánh. Những làm cho mọi loài cây đau nhau nảy lộc. (tươi non, náo nức, đâm chồi, xanh mát,bụi mưa xuân) Bài 8: Đặt 6 câu hỏi có cụm từ để hỏi Khi nào? và trả lời câu hỏi đó. Mẫu: - Khi nào bạn được nghỉ hè? - Tôi được nghỉ hè vào cuối tháng năm. Bài 9: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp vào đoạn văn sau và chép lại cho đúng chính tả: Con Nâu đứng lại cả đàn đứng theo tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống cứ thúc mãi mõm xuống ủi cả đất lên mà gặm bọt mép nó trào ra nom nó ăn đến ngon lành con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ chị Vàng lại dịu dàng nhường cho và đi kiếm bụi khác. Bài 10: Gạch chân dưới những từ viết sai chính tả: a, hoa xen hoa súng gia súc Xen lẫn ngôi xao xúng xính b, thời tiết cá diết bữa tiệc làm việc thương tiếc xanh biết Bài 11: Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. Chúng có lông màu nâu sẫm như lá bàng khô, phải tinh mắt mới thấy được. Cheo cheo đi ăn cả ngày lẫn đêm. Vào tuần trăng sáng, chúng đi ăn lúc trăng sắp mọc, chân đạp trên lá khô xào xạc. Khi kiếm ăn, cheo cheo dũi mũi xuống đất để đào giun hoặc mầm măng, vì vậy mũi không đánh hơi được. Đã thế, tai cheo cheo lại cụp xuống, nên không thính. Khi có động, chúng không chạy ngay mà còn dừng lại vểnh tai lên để nghe, thấy nguy hiểm thực sự mới lò dò chạy.
  4. Dựa vào nội dung của bài khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lới đúng: 1. Cheo cheo là loài thú thế nào? a. Hung dữ b. Khôn ngoan c. Nhút nhát 2. Cheo cheo có màu lông như thế nào? a. Màu nâu sẫm như lá bàng khô. b. Màu lá bàng xanh tươi. c. Màu vàng nhạt. 3. Cheo cheo đi ăn vào thời gian nào? a. Ban ngày b. Những đêm trăng sáng c. Cả ngày lẫn đêm. 4. Trong câu: Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. Từ ngữ nào trả lời câu hỏi Con gì? a. Cheo cheo b. Loài thú c. Sống trong rừng 5. Bộ phận được gạch chân trong câu: Tai cheo cheo không thính. Trả lời cho câu hỏi nào? a, Cái gì b. làm gì? c. là gì? 6. Trong câu: Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. Từ nhút nhát là từ chỉ gì? a. hoạt động b. đặc điểm c. sự vật 7. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân: Cheo cheo là loài thú nhút nhát, sống trong rừng. 8. Tìm câu văn trong đoạn văn được viết theo mẫu câu kiểu Ai (cái gì, con gì) là gì? 9. Tìm 3 câu văn trong đoạn văn được viết theo mẫu câu kiểu Ai (cái gì, con gì) làm gì? 10. Tìm câu văn trong đoạn văn được viết theo mẫu câu kiểu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Bài 12: Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau và bài tập đọc “ Chuyện bốn mùa” em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 – 5 câu) nói về mùa thu. Theo gợi ý: - Mùa thu bắt đầu từ tháng nào trong năm? - Thời tiết về mùa thu như thế nào? - Cây trái trong vườn về mùa thu như thế nào? - Em có thích mùa thu không? Vì sao? (Các con lưu ý: làm vào vở ở nhà, trình bày bài sạch đẹp; đừng quên ôn lại bảng cộng, bảng trừ và bảng nhân 2, 3, 4, 5 các bạn nhỏ nhé!)