Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Đình Phùng

doc 3 trang Kiều Nga 03/07/2023 2701
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_tin_hoc_lop_8_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Tin học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Phan Đình Phùng

  1. PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG MÔN TIN HỌC - KHỐI LỚP 8 Câu 1: Ta thực hiện các lệnh gán sau : x:=1; y:=9; z:=x+y; Kết quả thu được của biến z là: A. 10 B. 9 C. 1 D. Một kết quả khác Câu 2: Writeln (‘Ban hay nhap nam sinh’); Readln (NS); Ý nghĩa của hai câu lệnh trên là: A. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh”. B. Thông báo ra màn hình dòng chữ: “Ban hay nhap nam sinh” và yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS C. Yêu cầu người sử dụng nhập giá trị cho biến NS. D. Không thực hiện gì cả. Câu 3: Câu lệnh write(‘Toi la Free Pascal’); A. Câu lệnh trên sai cú pháp B. In ra màn hình dòng chữ Toi la Free Pascal và đưa con trỏ xuống dòng C. Dùng để yêu cầu nhập giá trị cho biến Toi la Free Pascal D. In ra màn hình dòng chữ Toi la Free Pascal, không đưa con trỏ xuống dòng Câu 4: Hãy cho biết kết quả in ra màn hình khi thực hiện Câu lệnh sau: writeln (‘16 div 3 = ’ , 16 div 3) ; A. 16 div 3 = 5 B. 16 div 3 = C. 16 div 3 = 16 div 3 D. Tất cả đều sai Câu 5: Hãy cho biết kết quả của phép tính 123 mod 5 = A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 6: Để chạy chương trình ta sử dụng tổ hợp nào: A. Ctrl – Shitf – F9 B. Alt – F9 C. Ctrl – F9 D. F9 Câu 7: Trong các từ sau, từ nào là từ khóa: A. char B. integer C. real D. begin Câu 8: Để tạm dừng chương trình ta dùng lệnh nào sau đây A. Play B. Delay( ); C. Pausce D. Repet ( ); Câu 9: Kết quả của phép toán 7 mod 4 + 1 là bao nhiêu? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 10: Câu lệnh Writeln(‘x=’ , 15 mod 2 +5); sẽ in ra kết quả: A. 12 B. x=6 C. x=12 D. 6 Câu 11: Nếu xuất ra màn hình kết quả của biểu thức 20 - 5, ta dùng lệnh: A. Writeln(20 - 5); B. Writeln(’20 - 5 =20 - 5’); C. Writeln(’20 - 5’) D. Writeln(’20 - 5 = ’); Câu 12: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng: A. var diem: real; B. var r = 9; C. const pi:=3.14; D. tb: integer; Câu 13: Phép toán sau cho ra kết quả là: (15-(16 div 5))/4 A. 3.0 B. 5 C. 1.0 D. 15 Câu 14: Lệnh gán X := X+1 có ý nghĩa như thế nào? A. Tăng giá trị biến X lên 1 đơn vị, kết quả gán lại cho biến X B. Gán giá trị 1 cho biến X C. Không gán giá trị nào cho biến X D. Gán giá trị X cho biến X Trang 1/3 - Mã đề 001
  2. Câu 15: Dãy bit là dãy chỉ gồm: A. 6 và 7 B. 4 và 5 C. 0 và 1 D. 2 và 3 Câu 16: Để dịch chương trình Pascal sang ngôn ngữ máy ta nhấn tổ hợp phím: A. Ctrl + X B. Alt + X C. Ctrl + F9 D. Alt + F9 Câu 17: Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng? A. const x: real; B. Var tb: real; C. Var R = 30; D. Type 4hs: integer; Câu 18: Câu lệnh nhập giá trị cho các biến x, y là: A. read(m,n); B. read(a,b); C. readln(c,d) D. readln(x,y); Câu 19: Biến c là chu vi hình tròn. Khai báo nào sau đây là hợp lý: A. var c: real; B. var c: char; C. var c: string D. var c: integer; Câu 20: Kết quả của phép chia 9 Mod 8 là A. 3 B. 2 C. 0 D. 1 Câu 21: Biểu thức nào sau đây đúng khi chuyển từ toán học sang Pascal? A. 15*(4+30+12) B. a*x+b*x+2:c C. (a+b)*3 / (c+d)2 D. (x-y)/3*x2 Câu 22: Cấu trúc chung của một chương trình gồm: A. Phần thân chương trình B. Phần khai báo C. Cả A và B D. Tất cả đều sai Câu 23: Hãy cho biết kết quả của phép tính 34 div 4 = A. 8 B. 4 C. 5 D. Tất cả đều sai Câu 24: Program là từ khoá dùng để: A. Kết thúc chương trình B. Khai báo biến C. Khai báo tên chương trình D. Viết ra màn hình các thông báo Câu 25: Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ? A. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c) B. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c) C. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c) D. (a2+ b)(1 + c)3 Câu 26: Từ khóa VAR dùng để làm gì? A. Khai báo Hằng B. Khai báo thư viện C. Khai báo Biến D. Khai báo Tên chương trình. Câu 27: Biểu thức toán học (a2 + b)(1 + c)3 được biểu diễn trong Pascal như thế nào ? A. (a.a + b)(1 + c)(1 + c)(1 + c) B. (a*a + b)(1+c)(1 + c)(1 + c) C. (a*a + b)*(1 + c)*(1 + c)*(1 + c) D. (a2+ b)(1 + c)3 Câu 28: Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh nào: A. Var( tên biến); B. Writeln(tên biến); C. Readln(tên biến); D. Const( tên biến); Câu 29: Trong các tên sau đây, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal: A. bai tap B. 8a C. tamgiac D. program Câu 30: Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình gồm: A. Tên không được bắt đầu bằng chữ số, các kí hiệu đặc biệt và không được chứa dấu cách B. Tên không được trùng với từ khóa C. Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau D. Cả ba đáp án trên Câu 31: Trong ngôn ngữ lập trình Pasal, câu lệnh gán nào sau đây đúng? A. y:= a +b; B. x : = real; C. z: 3; D. I: = 4 Câu 32: Chọn câu chính xác nhất cho câu trả lời sau: Trang 2/3 - Mã đề 001
  3. A. const : integer; B. var = 200; C. Var n, 3hs: integer; D. Var x,y,z: real; Câu 33: Để nhập dữ liệu từ bàn phím, ta sử dụng lệnh: A. read( ); B. readln( ); C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 34: A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số nguyên, X là biến với kiểu dữ liệu xâu. Phép gán hợp lệ là: A. A:= 57 ; B. A:=‘baitap’ C. X:= 12 ; D. X:= 4.5 ; Câu 35: Cho biết dữ liệu nào sau đây được xem là dữ liệu dạng xâu kí tự: A. 123+1E B. ‘1234’ C. 1234 D. 123.4 Câu 36: Cách chuyển biểu thức ax2 +bx+c sang Pascal nào sau đây là đúng? A. a*x*x + b*x+c B. a*x*x+b*x+c*x C. a*x2+b*x+c D. a*x*x +b.x +c*x Câu 37: Trong các tên sau đây, đâu là tên ĐÚNG theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình: A. dien tich; B. 8ª C. begin; D. Tamgiac; HẾT Trang 3/3 - Mã đề 001