Đề cương môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

doc 3 trang nhatle22 4440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề cương môn Sinh học Lớp 7 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKII MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC 2017 - 2018 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kiểm tra đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh, giúp học sinh củng cố kiến thức: - Đặc điểm cơ quan hô hấp của lưỡng cư. - Đăc điểm chung của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. - Vai trò của lớp da khô có vảy sừng của thằn lằn bóng đuôi dài. - Giải thích được tộc độ tiêu hóa của chim cao hơn bò sát. - Đặc điểm hệ hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Đặc điểm của thú ở nước (cá voi). - Thân nhiệt và đặc điểm sinh sản của một số loài động vật. - Sự tiến hóa ở giới động vật. - Sự suy giảm đa dạng sinh học trong tự nhiên ở nước ta, các cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm, ưu điểm và nhược điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức và vận dụng kiến thức để áp dụng vào đời sống. 3. Thái độ: - Giáo dục các em ý thức bảo vệ sự đa dạng của ĐV. - Giáo dục ý thức tự giác, trung thực khi làm bài. II. Ma trận: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Tổng Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Lớp Lưỡng cư Câu 5 Câu 9 2 câu 0,5đ 2điểm 2,5đ Lớp Bò sát Câu 8 1 câu 0,5đ 0,5đ Lớp Chim Câu 4 Câu 4 2 câu 0,5đ 1đ 1,5đ Lớp Thú Câu 1 Câu 11 Câu 2 3 câu 0,5đ 1 đ 0,5đ 2,0đ Sự tiến hóa của Câu 7 Câu 3 2 câu ĐV 0,5đ 0,5đ 1,0đ ĐV và đời Câu 6 Câu 10 2 câu sống con người 0,5đ 2đ 2,5đ 2,0đ 2,0đ 1,0đ 2,0đ 1,5đ 1,5đ 12câu Cộng 4,0đ 3,0đ 3,0đ 10 đ
  2. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2017-2018 Môn: Sinh học 7 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn ý trả lời đúng trong các câu hỏi sau rồi ghi vào tờ giấy làm bài kiểm tra. Câu 1: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? A. Khai thác quá mức. B. Tích cực trồng rừng. C. Phá rừng làm nương. D. Sự ô nhiễm. Câu 2: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất để phân biệt bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt là a. đời sống b. tập tính c. bộ răng d. cấu tạo chân Câu 3: Những loài động vật nào sau đây là động vật biến nhiệt, đẻ trứng? A. Chim, thú, bò sát. B. Thú, cá, lưỡng cư. C. Cá, lưỡng cư, bò sát. D. Lưỡng cư, cá, chim. Câu 4: Túi khí của chim bồ câu tham gia vào hoạt động của cơ quan nào? A. Tuần hoàn B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Bài tiết Câu 5: Cơ quan hô hấp của ếch là a. da và mang. b. phổi c. phổi và mang d. phổi và da Câu 6: Ốc xà cừ được xếp vào cấp độ đe dọa tuyệt chủng nào của động vật quý hiếm? A. Rất nguy cấp B. Nguy cấp C. Ít nguy cấp D. Sẽ nguy cấp Câu 7: Cơ thể đa bào, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng kitin và các phần phụ phân đốt khớp động với nhau là đặc điểm của ngành động vật nào sau đây? A. Động vật có xương sống. B. Chân khớp. C. Thân mềm. D. Động vật nguyên sinh. Câu 8: Lớp da khô có vảy sừng của thằn lằn bóng có tác dụng gì? A. Dễ bơi lội trong nước. B. Di chuyển dễ dàng trên cạn. C. Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể. D. Giữ ấm cơ thể. II/ TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 9: (2 điểm) Hãy trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư. Câu 10: (2 điểm) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên, nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 11: (1điểm) Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? Câu 12: (1 điểm) Vì sao chim có tốc độ tiêu hóa cao hơn bò sát?
  3. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. Môn Sinh 7 I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Chọn mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp B C C C D A B C án II/ TỰ LUẬN:(6 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 9 - Lưỡng cư là những động vật có xương sống có cấu tạo thích (2 điểm) nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: + Da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi. 0,5đ + Hô hấp bằng da và phổi. 0,5đ + Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha. 0,5đ + Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật 0,5đ biến nhiệt. Câu 10 - Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm (2 điểm) của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra. 0,5đ - Có 3 biện pháp: + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. 0,5đ + Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. + Gây vô sinh diệt động vật gây hại. * Ưu điểm : - Tiêu diệt những loài sinh vật có hại. 0,25đ - Tránh gây ô nhiễm môi trường. 0,25đ * Hạn chế: - Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định. - Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại. 0,25đ - Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. 0,25đ - Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại. Câu 11 - Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng. 0, 25đ (1 điểm) - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. 0, 25 - Xây dựng các khu bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên. 0,25đ - Tổ chức chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế. 0,25đ Câu 12 - Có sự biến đổi của ống tiêu hóa (thực quản có diều, dạ dày 0, 5đ (1 điểm) tuyến, dạ dày cơ (mề). - Tôc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn thích nghi 0, 5đ với đời sống bay.