Chuyên đề “Dạy học phát triển năng lực học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1” Sách Chân trời sáng tạo

docx 13 trang Thu Mai 06/03/2023 6200
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề “Dạy học phát triển năng lực học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1” Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_day_hoc_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_trong_mon_hoa.docx

Nội dung text: Chuyên đề “Dạy học phát triển năng lực học sinh trong môn Hoạt động trải nghiệm Lớp 1” Sách Chân trời sáng tạo

  1. CHUYÊN ĐỀ “DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 1” (Bộ sách Chân trời sáng tạo) I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được xác định dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; chức năng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục trong nhà trường; nhu cầu thực tiễn về phát triển toàn diện nhân cách học sinh đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước cũng như hội nhập thế giới. Năm học 2020-2021 giáo viên, học sinh khối lớp 1 của Cụm chuyên môn số 6 cùng thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, thực hiện các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) cũng cùng chung một mục đích yêu cầu. Hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong chương trình tổng thể, hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Với mong muốn cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu, thực hiện tốt các hoạt động dạy học môn hoạt động trải nghiệm lớp 1 nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu sách giáo khoa mới thành công và hiệu quả cao, chúng tôi thống nhất chọn chuyên đề “Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong môn hoạt động trải nghiệm lớp 1” (Bộ sách Chân trời sáng tạo).
  2. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu của môn học Ở tiểu học, hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. 2. Mục tiêu chuyên đề - Để thực hiện tốt môn hoạt động trải nghiệm lớp 1 chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, kiến thức, năng lực, phẩm chất, phương pháp giảng dạy, dạy học của từng bài dạy. - Đặc biệt là vận dụng linh hoạt quy trình các hoạt động như xây dựng trong chuyên đề nhằm giải đạt hiệu quả cao trong dạy học. III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - Chương trình hoạt động trải nghiệm quy định ba mạch nội dung đối với lớp 1: hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội. - Chương trình GDPT 2018 quy định nội dung hoạt động trải nghiệm tích hợp nội dung giáo dục địa phương bao gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, - Các loại hình, quy mô, địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động trải nghiệm được thực hiện thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn. - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường. - Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học. - Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học. Trong đó: + 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường). + 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học). + 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề (quy mô lớp học, nhóm lớp học). - Thời lượng giáo dục của địa phương nằm trong tổng thời lượng thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong bốn loại hình hoạt động chủ yếu nêu ở mục 1, 2. - Khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các cơ sở giáo dục có đủ điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh. Ngoài các nội dung của hoạt động trải nghiệm được quy
  3. định trong chương trình, các cơ sở giáo dục có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). - Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường được chỉ đạo tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, giáo viên dạy học môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ, Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. VI. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC CHUNG Nhằm phát huy năng lực của học sinh cần lưu ý phương pháp dạy học, đó là: 1. Lựa chọn phương pháp và hình thức có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu hoạt động Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học để đạt được mục tiêu của hoạt động cần xem xét những phương pháp và hình thức có khả năng cao hơn các phương pháp và hình thức khác. Ví dụ: Ở chủ đề “Phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”, hình thức diễn đàn là chủ đạo, thảo luận về chủ đề hay phương pháp sắm vai, sân khấu tương tác, sẽ có ưu thế trong việc hướng đến hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh hơn là các phương pháp khác như là thuyết trình, 2. Lựa chọn phương pháp và hình thức phù hợp với nội dung hoạt động Giữa nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học có mối quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường hợp quy định lẫn nhau. Vì thế, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học cần tương thích, phù hợp với nội dung của mỗi hoạt động. Ví dụ: Trong giờ hoạt động trải nghiệm theo chủ đề “Hưởng ứng ngày môi trường thế giới”, ở hoạt động chiêm nghiệm, kết nối kinh nghiệm nên chọn hình thức diễn đàn làm hình thức chính để báo cáo, trình bày, thuyết trình về vấn đề thực trạng môi trường, nguyên nhân và hậu quả cũng như việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, sau đó đến hoạt động rèn kỹ năng nên kết hợp với hình thức sân
  4. khấu tương tác, sắm vai hay dự án bảo vệ môi trường, để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn cho diễn đàn. 3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, thói quen của học sinh; kinh nghiệm sư phạm, năng lực của giáo viên Khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học cần chú ý đến hứng thú, nhu cầu, thói quen của học sinh. Ví dụ: Học sinh đã có kỹ năng và thói quen tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác nhau như sách, báo, internet thì khi trình bày, báo cáo cần ưu tiên lựa chọn các phương pháp và hình thức sử dụng phương tiện nghe nhìn, sử dụng truyền thông đa phương tiện càng tốt. Hoặc học sinh đã có kỹ năng và thói quen làm việc nhóm thì đối với các hoạt động chế biến thông tin có thể tổ chức các hoạt động tự phát hiện, phối hợp với làm việc theo nhóm, phát huy càng tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh càng tốt. Khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học cần đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức nhằm tăng hứng thú, tránh nhàm chán cho học sinh. Kinh nghiệm sư phạm, năng lực của giáo viên có ảnh hưởng đến việc lựa chọn PP và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học. Giáo viên có thể ưu tiên lựa chọn các phương pháp và hình thức mà giáo viên đã thành thạo, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn, để đáp ứng nhu cầu đổi mới, các giáo viên rất cần thiết phải tiếp cận và sử dụng các phương pháp và hình thức hướng đến hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh. 4. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học phải được diễn ra trong mối quan hệ với các điều kiện vật chất, nguồn lực nhất định. Nói khác là cần phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện vật chất, nguồn lực của lớp, của nhà trường, của địa phương. Tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học không phải tốt nhất, hiệu quả nhất là được tổ chức ngoài trường, ngoài lớp hay sử dụng những phương tiện hiện đại, cầu kì mà quan trọng là lựa chọn được những phương pháp và hình thức phù hợp với điều kiện tổ chức hoạt động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Phương pháp giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm gồm: Trò chơi, sắm vai, tiểu phẩm, diễn đàn, sân khấu tương tác, hội thi/cuộc thi, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, hoạt động
  5. nhân đạo, tham quan, dã ngoại, lao động công ích đều được thực hiện theo các định hướng chung sau đây: - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực - Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. - Giúp học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hóa những gì trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới. - Vận dụng các phương pháp giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học để đạt được mục tiêu của hoạt động cần xem xét những phương pháp và hình thức có khả năng cao hơn các phương pháp và hình thức khác V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Để thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cần có những thiết bị cơ bản sau: 1. Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về hướng nghiệp; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động; 2. Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli, 3. Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép, theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động; 4. Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể. VI. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Đánh giá kết quả giáo dục của hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cần phải dựa trên mục tiêu của chương trình; dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT; đặc điểm phát triển nhân cách, phát triển tâm sinh lí của học sinh; đặc biệt dựa trên các học thuyết hiện đại về đánh giá. 1. Về mục tiêu Đánh giá kết quả giáo dục trong hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với các yêu
  6. cầu cần đạt về phầm chất, năng lực đặt ra cho mỗi giai đoạn học tập, nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh trong quá trình phát triển của bản thân, khuyến khích và định hướng cho học sinh tiếp tục rèn luyện để hoàn thiện. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 2. Về nội dung Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động. Cụ thể: - Đánh giá mức độ nhận thức về các vấn đề đã được đề cập trong các chủ đề hoạt động; - Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực, của học sinh khi tham gia hoạt động; - Đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động. - Đánh giá về đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể; - Đánh giá về số giờ tham gia các hoạt động. 3. Các hình thức đánh giá - Tự đánh giá; - Đánh giá đồng đẳng; - Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng; - Đánh giá của giáo viên. 4. Tổng hợp kết quả đánh giá Đối với tiểu học: Kết quả đánh giá sau mỗi học kỳ và cuối năm đối với từng học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên định kỳ về phẩm chất và năng lực theo 3 mức: - Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên; - Mức Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên; - Mức Cần cố gắng: chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ. VII. QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 1. Bước 1: Xác định chủ đề và mục tiêu của chủ đề
  7. a. Xác định chủ đề là một việc làm cần thiết, vì tên của chủ đề tự nó đã nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của chủ đề. Tên chủ đề cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Việc xác định của đề cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Rõ ràng, chính xác, ngắn ngọn. - Phản ánh được mục tiêu chủ đề và nội dung của hoạt động. - Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh. b. Dựa vào yêu cầu cần đạt trong chương trình môn học để xác định mục tiêu của chủ đề. Có nhiều cách diễn đạt mục tiêu của chủ đề. Tuy nhiên, dù theo cách nào thì mục tiêu của chủ đề phải nêu rõ được những kiến thức, kỹ năng mà học sinh đạt được sau chủ đề cũng như chủ đề đã góp phần hình thành những phẩm chất, năng lực nào cho học sinh. 2. Bước 2: Xác định các hoạt động trong chủ đề - Loại hoạt động thứ nhất: các hoạt động liên quan đến huy động kinh nghiệm đã có của học sinh liên quan đến chủ đề. - Loại hoạt động thứ hai: Các hoạt động rèn luyện các kỹ năng thành phần để góp phần tạo nên mục tiêu về năng lực của chủ đề. - Loại hoạt động thứ ba: Các hoạt động vận dụng vào thực tiễn cuộc sống có liên quan đến chủ đề hoạt động. Chú ý: các hoạt động phải được thiết kế sao cho tất cả học sinh đều được tham gia trải nghiệm. 3. Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện - Phân tích các hoạt động cụ thể theo tiết (nêu rõ đối tượng, thời gian, địa điểm). - Xác định phương pháp, hình thức thực hiện của các hoạt động. 4. Bước 4: Thiết kế chi tiết hoạt động trong chủ đề - Đặt tên cho hoạt động: Tên hoạt động cần nói lên được mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động; phải bám sát chủ đề và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề. - Xác định mục tiêu của hoạt động: Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kỹ năng, thái độ, định hướng giá trị và góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. - Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau: + Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?). + Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
  8. + Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động? + Góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực nào cho học sinh? - Xác định cách thức tổ chức hoạt động: Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể trong một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là trung tâm, còn hình thức khác là phụ trợ. - Chuẩn bị cho hoạt động: Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị. Để chuẩn bị tốt cho hoạt động, giáo viên cần làm tốt các công việc sau đây: + Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định và dự kiến tiến trình hoạt động. + Dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. Các phương tiện và điều kiện cụ thể là: * Các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề, phục vụ cho các hình thức hoạt động. * Các phương tiện hoạt động như phương tiện âm thanh, nhạc cụ, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu overhead hay projector, các loại bảng * Phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác. + Tài chính chi phí cho việc tổ chức hoạt động, + Dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị. + Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động. + Dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động. - Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, cơ quan tự quản lớp hay các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị. Trong quá trình đó, giáo viên cần tăng cường sự theo dõi sát sao, kiểm tra và giúp đỡ kịp thời, giải quyết những vướng mắc để hoàn thành tốt khâu chuẩn bị, tránh phó mặc hoặc qua loa, đại khái. 5. Bước 5. Đánh giá chủ đề a. Tự đánh giá
  9. Học sinh tự xem xét lại về những hoạt động mình tham gia (kết quả và thái độ của bản thân khi tham gia hoạt động). Tự đánh giá tạo cơ hội cho học sinh tự xem xét và điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho giáo viên về giá trị, nhu cầu và cách thức rèn luyện mong muốn của học sinh. b. Đánh giá đồng đẳng Hoạt động đánh giá giữa các học sinh nhằm cung cấp thông tin phản hồi để cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động này giúp học sinh nhìn lại bản thân thông qua đánh giá của các bạn trong lớp (chú ý hướng học sinh tập trung đánh giá vào những điểm tích cực của bạn). c. Đánh giá của phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục Đây làm một kênh thông tin phản hồi để giáo viên tham khảo khi tiến hành đánh giá, và cũng là điểm mới trong chương trình hoạt động trải nghiệm. Do hoạt động này diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ, nên kênh đánh giá này là cần thiết và hiệu quả (phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục có thể tham gia đánh giá tùy theo từng chủ đề hoạt động trải nghiệm). d. Đánh giá của giáo viên Là nhiệm vụ thu thập, xử lí thông tin về quá trình tham gia hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của học sinh (qua quan sát học sinh tham gia hoạt động, qua các sản phẩm, qua việc trình bày, dự án nghiên cứu ). Việc nhận xét cần bao quát cả về thái độ, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia hoạt động. Sau khi thực hiện xong các bước trên, rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa bằng văn bản./.
  10. KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ I. Mục tiêu - Kiến thức. - Phát triển năng lực, phẩm chất. II. Chuẩn bị III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới và kết nối bài. - Phương pháp: Trò chơi. - Hình thức: Hoạt động nhóm. - Nhiệm vụ: Học sinh thảo luận nhóm. - Cách tiến hành. Hoạt động 2: Khám phá - Mục tiêu: Khám phá nội dung kiến thức mới theo chủ đề bài học. - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp. - Hình thức: Hoạt động cá nhân, nhóm bốn, nhóm năm,chia sẻ trước lớp. - Nội dung: Quan sát mô tả các hoạt động và trình bày nội dung. - Cách tiến hành: Tham gia trò chơi tìm hiểm khám phá phát triển năng lực. Hoạt động 3: Thực hành - luyện tập - Mục tiêu: Biết thực hiện một số việc theo chủ đề bài học. - Nội dung: Thực hành làm việc đơn giản theo chủ đề bài học. - Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi. - Hình thức: Cá nhân, nhóm. - Cách tiến hành. Hoạt động 4: Mở rộng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trong thực tế thực hành làm sản phẩm. - Nội dung: Trò chơi. - Phương pháp: thực hành luyện tập. - Hình thức: Hoạt động nhóm. - Cách tiến hành: Làm sản phẩm. Hoạt động 5: Đánh giá - Mục tiêu: Biết đánh giá bạn qua hoạt động học tập. - Học sinh trưng bày sản phẩm. - Giáo viên gợi ý học sinh đánh giá.
  11. - Nhận xét sản phẩm. - Kĩ năng làm việc nhóm. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Trên đây là chuyên đề “Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh trong môn hoạt động trải nghiệm lớp 1” (bộ sách Chân trời sáng tạo). Để đạt được hiệu quả cao, rất mong được sự đóng góp ý của các đồng chí trong Cụm chuyên môn số 6./. Buôn Ma Thuột, ngày 04 tháng 01 năm 2021 Người viết
  12. GIÁO ÁN MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Chủ đề: Gia đình yêu thương Bài dạy: Gia đình vui vẻ Giáo viên dạy: I. Mục tiêu - Thể hiện được lòng biết ơn với người thân trong gia đình. - Giới thiệu được những hoạt động trong gia đình. Làm được một số sản phẩm trưng bày trong ngày Tết. - Phẩm chất: Yêu thương người thân trong gia đình. - Tích hợp: Đạo đức, Tiếng Việt, Âm nhạc, II. Chuẩn bị - Nhạc bài hát có liên quan đến nội dung bài học, tranh cho hoạt động, thẻ khuôn mặt biểu hiện cảm xúc. - Học sinh: Bảng con, hộp bút (hoặc một dụng cụ học tập tuỳ ý). III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của giáo viên 1. Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu Giúp học sinh nhớ về người thân trong gia đình. b. Cách tiến hành - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của - Giáo viên yêu cầu học sinh hát một giáo viên. số bài hát về gia đình. - Từ trò chơi này, giáo viên dẫn dắt lớp học đi vào nội dung bài học. 2. Khám phá (6 phút) a. Mục tiêu Giới thiệu hoạt động của gia đình trong ngày Tết - Học sinh xem clip về hoạt động của b. Cách tiến hành gia đình trong ngày Tết. - Giáo viên tổ chức cho học sinh xem - Học sinh thảo luận nhóm, trình bày clip về hoạt động của gia đình trong trước lớp. ngày Tết - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 chia sẻ về: hoạt động của gia đình trong ngày Tết 3. Luyện tập (7phút) a. Mục tiêu
  13. Biết làm một số việc giúp gia đình - Học sinh nêu cá nhân trong ngày Tết b. Cách tiến hành - Yêu cầu học sinh nêu một số việc giúp gia đình trong ngày Tết 4. Mở rộng - Học sinh có cùng ý tưởng ngồi cùng a. Mục tiêu nhóm thực hành - Biết trang trí sản phẩm trưng bày trong ngày Tết. - Giáo viên có thể chia học sinh có cùng ý tưởng chọn cách trang trí giống - Học sinh xem clip hoặc xem giáo viên nhau vào cùng nhóm để tạo thuận lợi hướng dẫn trực tiếp. cho học sinh trong quá trình thực hiện. - Giáo viên dễ hướng dẫn học sinh. - Học sinh trình bày. - Giáo viên có thể dùng một số video - Học sinh lắng nghe. clip cho học sinh xem để các em biết cách trang trí sản phẩm trưng bày trong ngày Tết. - Yêu cầu học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét, góp ý và động - Học sinh đánh giá bạn theo gợi ý. viên học sinh. 5. Đánh giá (5 phút) a. Mục tiêu: - Biết đánh giá bạn qua hoạt động học tập. - Giáo viên gợi ý học sinh đánh giá theo phiếu: + Giới thiệu được những hoạt động trong gia đình. + Làm được một số sản phẩm trưng bày trong ngày Tết. + Kĩ năng làm việc nhóm Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học.