Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý 10 - Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (Có đáp án)

docx 4 trang hoanvuK 09/01/2023 2430
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý 10 - Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_dia_ly_10_bai_37_dia_li_cac_nganh_gi.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Địa lý 10 - Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ 10 BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành hàng không? A. Tốc độ vận chuyển nhanh không phương tiện nào sánh kịp. B. Cước phí vận tải đắt, trọng tải thấp, chủ yếu chở hành khach. C. Có vai trò thứ yếu chuyên chở hành khách giữa các châu lục. D. Sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kĩ thuật mới. Câu 2: Những nơi có nhiều sân bay nhất thế giới là A. Hoa Kì và Tây Âu. B. Hoa Kì và Đông Âu. C. Trung Quốc và Nhật Bản. D. Trung Quốc và Xin-ga-po. Câu 3: Các cường quốc hàng không trên thế giới là A. Hoa Kì, Anh, Pháp, Đức. B. Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga. C. Hoa Kì, Anh, Đức, LB Nga. D. Hoa Kì, Anh, Pháp, Nhật Bản. Câu 4: Chỉ có các cường quốc về kinh tế và công nghệ thì mới là các cường quốc về hàng không, vì A. ngành hàng không phát triển đòi hỏi công nghệ tiên tiến. B. các cường quốc có nhiều vốn, kĩ thuật cao đê đâu tư lớn. C. các nước này có đội ngũ kĩ sư và lao động kĩ thuật cao. D. số lượng người dân đi lại bằng đường hàng không nhiều. Câu 5: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải. A. Đường ô tô. B. Đường sắt. C. Đường sông. D. Đường ống. Câu 6: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Du lịch. Câu 7: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là A. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray. B. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga. C. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao. Câu 8: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là A. Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình. B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại. C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa. D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn. Câu 9: Ưu điểm của ngành vận tải đường ô tô là A. Vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. B. Tiện lợi, cơ động và có khả nàng thích nghi với các điều kiện địa hình, C. Chi phí rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh. D. Nhân lực trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế. Câu 10: Ưu điểm của ngành vận tải bằng đường sông là A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình, C. giá rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chuyển nhanh. D. nhân lực trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế. Câu 11: Ưu điểm của ngành vận tải đường hàng không là A. vận tải được hàng nặng trên đường xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ. B. tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình, C. giá rẻ, thích hợp với hàng nặng, cồng kềnh; không yêu cầu chu yển nhanh. D. nhân lực trẻ, tốc độ cao, đóng vai trò đặc biệt trong vận tải hành khách quốc tế. Câu 12: Ngành vận tải đường sắt so với trước đây ít có đổi mới hơn cả về A. sức kéo. B. toa xe. C. đường ray. D. nhà ga.
  2. Câu 13: Những nơi nào sau đây có mật độ mạng lưới đường sắt cao? A. Châu Âu và Đông Bắc Hoa Kì. B. Đông Bắc Hoa Kì và Trung Phi. C. Trung Phi và Đông Nam Á. D. Đông Nam Á và châu Âu. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải ô tô? A. Sử dụng rất ít nhiên liệu khoáng (dầu mỏ). B. Hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở cự li ngắn, C. Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng. D. Phối hợp được với các phương tiện khác. Câu 15: Sự phát triển ồ ạt công nghiệp ô tô trên thế giới đã gây ra vấn đề xã hội nghiêm trọng nào sau đây? A. Góp phần làm cạn kiệt nhanh tài nguyên. B. Gây tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn. C. Làm tai nạn giao thông không ngừng tăng. D. Làm thu hẹp mạng lưới đường, nơi đỗ xe. Câu 16: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là A. Tắc nghẽn giao thông. B. Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường. C. Gây thủng tần ôdôn. D. Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn. Câu 17: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là A. Các tuyến đường xuyên Á. B. Đường Hồ Chí Minh. C. Quốc lộ 1 D. Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông. Câu 18: Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ A. XIX. B. XXI. C. XX. D. XVI. Câu 19: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển A. Than. B. Nước. C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Quặng kim loại. Câu 20: Ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất, nguyên nhân chính là do: A. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. B. Có địa hình núi và cao nguyên chiếm đa số C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu D. Có nhiều hải cảng lớn Câu 21: Loại phương tiện vận tải được sử dụng như là phương tiện vận tải phối hợp giữa nhiều loại hình giao thông vận tải là: A. Đường ô tô B. Đường hàng không C. Đường thủy D. Đường sắt Câu 22: Ở nước ta loại hình giao thông vận tải nào đang chiếm ưu thế: A. Đường sắt B. Đường biển C. Đường ô tô D. Đường sông Câu 23: Ngành trẻ nhất trong các loại hình vận tải là: A. Đường ô tô B. Đường ống C. Đường sắt D. Đường hàng không Câu 24: Điểm giống nhau dễ nhận thấy trong ngành vận tải đường ống giữa các nước phát triển và đang phát triển là: A. Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất B. Thường gắn liền với cảng biển C. Đây là ngành có vai trò quan trọng nhất D. Tất cả đều được xây dựng nửa sau thế kỷ 20 Câu 25: Những nước phát triển mạnh ngành đường sông hồ là: A. Những nước ở Châu Âu nhờ vào hệ thống sông Đa nuýp và Rai nơ B. Hoa Kỳ, Canada và Nga C. Các nước ở vùng có khí hậu lạnh có hiện tượng băng hà nên có nhiều hồ. D. Các nước Châu Á và Châu Phi có nhiều sông lớn Câu 26: Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới. A. I- rắc. B. A- rập Xê-út. C. I-an. D. Hoa Kì.
  3. Câu 27: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là: A. Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh. B. Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình. C. Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định. D. Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình. Câu 28: Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là A. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da. B. Anh, Pháp, Đức. C. LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam. D. Hoa Kì, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Câu 29: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do A. Cự li dài. B. Khối lượng vận chuyển lớn. C. Tinh an toàn cao. D. Tinh cơ động cao. Câu 30: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là A. Sản phẩm công nghiệp nặng. B. Các loại nông sản. C. Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ. D. Các loại hàng tiêu dùng. Câu 31: Sự phát triển của ngành vận tài đường ổng không phải gắn liền với nhu cầu A. Dầu mỏ B. các sản phẩm dầu mỏ. C. Khí đốt D. nước sinh hoạt. Câu 32: Nước hoặc khu vực nào sau đây có hệ thống ống dẫn dài và dày đặc nhất thế giới? A. Hoa Kì. B. LB Nga. C. Trung Quốc. D. Trung Đông. Câu 33: Yếu tố nào sau đây không hoàn toàn đúng với đặc điểm phân bô ngành vận tai đường sông? A. Phải có dòng sông lớn, có giá trị về vận tải thuỷ. B. Có nhiêu phụ lưu, có cửa sông mở về phía biển, C. Có cơ sở kinh tế phân bố dọc theo các dòng sông. D. Khu vực đường sông quan trọng đều có kênh đào. Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của các kênh đào trong một hệ thống vận tải đường sông? A. Nhờ có kênh đào mà các lưu vực vận tải được nối với nhau. B. Các kênh đào được xây dựng vượt qua các trở ngại địa hình, C. Các kênh đào là cơ sở quan trọng hình thành các cảng sông. D. Nhờ có kênh đào mà việc vận chuyển ở hệ thống linh hoạt. Câu 35: Các nước nào sau đây phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ? A. Hoa Kì, LB Nga, Đan Mạch. B. Nhật Bản, LB Nga, Ấn Độ. C. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-đa. D. Nhật Bản, LB Nga, Na Uy. Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành vận tải đường biển? A. Là loại hình vận chuyển hàng hoá quốc tế. B. Khối lượng luân chuyển hàng hoá rất lớn. C. Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển. D. Sự phát triển luôn gắn chặt với nội thương. Câu 37: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở A. Ven bờ Ấn Độ Dương. B. Ven bờ Địa Trung Hải. C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương. D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương. Câu 38: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ? A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn. B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp . C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn. D. Cchỉ vận chuyển được chất lỏng. Câu 39: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở A. Hoa Kì và Tây Âu. B. Nhật Bản, Anh và Pháp. C. Hoa Kì và các nước Đông Âu. D. Nhật Bản và các nước Đông Âu. Câu 40: Nơi có nhiểu hải cảng nhất là ở hai bên bờ của A. Thái Bình Dương. B. Đại Tây Dương, C. Ấn Độ Dương. D. Địa Trung Hải. Câu 41: Cho đến năm 2002, hải cảng lớn nhất thế giới là A. Rôt-tec-đam (Hà Lan). B. Mac-xây (Pháp).
  4. C. Niu Iooc (Hoa Kl). D. Phi-la-đen-phi-a (Hoa Kì). Câu 42: Đến năm 2004 ở Thái Bình Dương, hải cảng có lượng hàng qua cảng lớn nhất là A. Thượng Hải (Trung Quốc). B. Tô-ki-ô (Nhật Bản), C. Xin-ga-po (Xingapo). D. Ô-sa-ca (Nhật Bản). Câu 43: Đến năm 2004, nước có nhiều cảng lớn nhất thế giới là A. Trung Quốc. B. Hoa Kì. C. Pháp. D. Nhật Bản. Câu 44: Kênh Xuy-ê nối liền A. Địa Trung Hải và Biển Đỏ. B. Địa Trung Hải và Án Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. biển Ban-tích và Biển Bắc. Câu 45: Kênh Pa-na-ma nối liền A. Địa Trung Hải và Biển Đỏ. B. Địa Trung Hải và Ẩn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. biển Ban-tích và Biển Bắc. Câu 46: Kênh Ki-en nối liền A. Địa Trung Hải và Biển Đỏ. B. Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Biển Ban-tích và Biển Bắc. HẾT ĐÁP ÁN CÂU ĐA CÂU ĐA CÂU ĐA CÂU ĐA CÂU ĐA 1 C 11 D 21 A 31 D 41 A 2 A 12 D 22 C 32 A 42 C 3 B 13 A 23 B 33 B 43 A 4 A 14 A 24 B 34 C 44 A 5 B 15 C 25 B 35 C 45 C 6 B 16 B 26 D 36 D 46 D 7 C 17 C 27 A 37 C 8 A 18 C 28 A 38 B 9 B 19 B 29 A 39 A 10 C 20 A 30 C 40 B