Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai - Mã đề 02 (Có đáp án)

docx 4 trang Hải Lăng 17/05/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai - Mã đề 02 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai - Mã đề 02 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP HƯNG YÊN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học: 2021 – 2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) Mã đề: 02 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) - (35 phút) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: MỪNG SINH NHẬT BÀ Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả. Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy. Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp Sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà giúp đỡ mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm. (Theo Cù Thị Phương Dung) * Em hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1. Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu? A. 4 bữa tiệc B. 5 bữa tiệc C. 6 bữa tiệc D. 7 bữa tiệc Câu 2. Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà? A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật. B. Vì từ trước tới giờ mọi người chưa ai biết sinh nhật của bà. C. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui. D. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
  2. Câu 3. Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm? A. Vì mấy chị em đã biết làm món bún chả cho cả nhà ăn. B. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui. C. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật vui vẻ. D. Vì mấy chị em đã biết nấu nướng và làm việc nhà giúp bà. Câu 4. Bài văn trên khuyên chúng ta điều gì? A. Cần quan tâm đến mọi người trong gia đình lúc ốm đau. B. Cần chăm sóc, nuôi dưỡng em nhỏ cẩn thận, chu đáo lúc ốm yếu. C. Cần phải biết kính trọng, quan tâm đến người già trong gia đình. D. Cần phải giúp đỡ mọi người trong gia đình, nhất là người già và trẻ nhỏ. Câu 5. Hai vế của câu ghép: “Chị Linh học lớp Sáu, chữ đẹp nhất nhà.” được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy. B. Nối bằng một quan hệ từ. C. Nối bằng dấu phẩy và một quan hệ từ. D. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Câu 6. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. B. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. C. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà giúp đỡ mà mọi chuyện đâu đã vào đó. D. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Câu 7. Hai câu: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ. B. Bằng cách thay thế từ ngữ. C. Bằng cả hai cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. D. Bằng từ ngữ nối. Đó là từ “Nhưng”. 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) - (20 phút) Bài viết: “Hộp thư mật” (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 2, trang 66) (Viết tên bài và đoạn: “Hai Long phóng xe đến Hai Long đã đáp lại.”) 2.2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện mà em đã được học.
  3. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II Lớp 5 - Năm học: 2021 – 2022 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) * Nội dung kiểm tra: + Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 hoặc một đoạn văn không có trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 2 (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập giữa học kì II. * Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 D 5 A 2 C 6 C 3 B 7 D 4 C 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1 Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp bài chính tả: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2.2 Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện mà em đã được học. * Yêu cầu: - Thể loại: Kể chuyện. - Nội dung: Viết bài văn kể chuyện thích nhất trong những truyện mà đã được học. + Học sinh biết viết bài văn kể chuyện theo đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ. + Học sinh biết dùng từ ngữ chính xác, viết câu ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau: 1. Mở bài : 1 điểm 2. Thân bài : 4 điểm + Nội dung : 1,5 điểm + Kĩ năng : 1,5 điểm + Cảm xúc : 1 điểm
  4. 3. Kết bài : 1 điểm + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm + Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm + Sáng tạo : 1 điểm ➢ Điểm chung của môn Tiếng Việt = (Điểm Đọc + Điểm Viết) : 2 (Làm tròn 0,5 thành 1)