Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai (Có đáp án)

docx 7 trang Hải Lăng 17/05/2024 2110
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Minh Khai (Có đáp án)

  1. Mã đề: 01 PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TP HƯNG YÊN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI Môn: Tiếng Việt - Lớp 5B Năm học: 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) - (35 phút) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: BỐ TÔI Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ một vùng núi cao xa xôi, luôn dõi theo tôi. Cuối mỗi tuần, bao giờ ông cũng mặc chiếc áo phẳng phiu nhất, đi chân đất xuống núi, rẽ vào bưu điện để nhận lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, vụng về, ông mở lá thư, xem từng con chữ, chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu. Rồi cũng lặng lẽ như lúc mở ra, ông gấp nó lại, nhét vào bao thư, mỉm cười, rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con vừa gửi thư về.” Mẹ tôi hỏi: “Thư đâu?”. Ông trao thư cho bà. Bà cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Chữ thật tròn, những cái móc rất bén. Chỉ tiếc là không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc hộ?”. Như mọi lần, bố tôi luôn bảo: “Chuyện bố con tôi chẳng lẽ để cho người ta đọc vanh vách lên? Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Rồi ông lấy lại lá thư, xếp vào trong tủ cùng những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm vào mặt rồi cất đi, không thiếu một lá Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường Đại học - ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần) * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu dưới đây: Câu 1. Người con đi học ở đâu? A.Ở dưới đồng bằng B.Ở miền trung du C.Ở dưới chân đèo D.Ở vùng núi cao Câu 2. Khi nhận lá thư của con, người cha đã làm gì? A. Ngắm phong bì thật kĩ, cất vào túi áo rồi mang thư về nhà đọc cho mẹ cậu bé nghe. B. Mở lá thư, xem từng con chữ, chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu. C. Cho ngay vào túi, sau đó mang lá thư về đưa cho mẹ cậu bé đọc. D. Mở lá thư ra đọc ngay xem cậu con trai viết gì. Câu 3. Vì sao khi nhận lá thư của con, người cha lại làm như vậy? A. Vì ông hiểu được tính nết của con nên ông không cần đọc thư. B. Vì ông hết mực yêu thương con nên rất quý trọng lá thư của con. C. Vì ông không biết chữ, chỉ cảm nhận về con qua từng nét chữ.
  2. D. Vì ông sợ mọi người biết, ông không cần đọc lá thư của con viết. Câu 4. Trong câu chuyện này, hành động của người cha nói lên điều gì? A. Ông yêu con, tự hào về con, nâng niu những gì là của con. B. Ông rất tự hào về cậu con trai của mình. C. Ông rất yêu thương con và tự hào về con. D. Ông muốn chăm sóc cho người con cẩn thận, chu đáo. Câu 5. Trong những cặp từ dưới đây, cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa? A. xa xôi - xa lắc B. chân đất - chân núi C. phẳng phiu - nhàu nát D. con đường - cân đường Câu 6. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu: “ bố tôi đã mất tôi biết chắc chắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời.” A. Nếu thì B. Tuy nhưng C. Vì nên D. Chẳng những mà Câu 7. Trong các từ sau: “lá thư, lá bàng, lá phượng, lá cờ ”. Từ nào được dùng với nghĩa chuyển? A. lá thư, lá phượng B. lá bàng, lá phượng C. lá bàng, lá cờ D. lá thư, lá cờ 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) - (20 phút) Bài viết: “Mùa thảo quả” (Hướng dẫn học Tiếng Việt 5, tập 1, trang 121) (Viết tên bài và đoạn 2: “Từ Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục đến lấn chiếm không gian.”)
  3. 2.2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Em hãy tả một người đã để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. Bài làm
  4. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I Lớp 5B - Năm học: 2021 – 2022 1. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1.1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói. (3 điểm) * Nội dung kiểm tra: + Học sinh đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 hoặc một đoạn văn không có trong Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 (do giáo viên lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng). + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra: Giáo viên kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết Ôn tập cuối học kì I. * Cách đánh giá, cho điểm: + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 1.2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt. (7 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 5 C 2 B 6 B 3 C 7 D 4 A 2. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 2.1 Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp bài chính tả: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2.2 Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Em hãy tả một người đã để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. * Yêu cầu: - Thể loại: Miêu tả. - Nội dung: Học sinh viết bài văn miêu tả người theo đúng yêu cầu đề bài. + Học sinh biết viết đoạn văn tả ngoại hình và tính tình, hoạt động thường ngày của người theo trình tự phù hợp, bố cục đoạn văn hợp lý, có liên kết ý cân đối, chặt chẽ. + Học sinh biết dùng từ ngữ thích hợp (chính xác, thể hiện tình cảm), viết câu ngắn gọn, bước đầu biết sử dụng các biện pháp tu từ, dùng các từ gợi tả, giúp người đọc dễ hình dung. - Hình thức: Bài viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. * Biểu điểm: Cho điểm đảm bảo các mức sau: 1. Mở bài : 1 điểm 2. Thân bài : 4 điểm + Nội dung : 1,5 điểm + Kĩ năng : 1,5 điểm + Cảm xúc : 1 điểm
  5. 3. Kết bài : 1 điểm + Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm + Dùng từ, đặt câu : 0,5 điểm + Sáng tạo : 1 điểm ➢ Điểm chung của môn Tiếng Việt = (Điểm Đọc + Điểm Viết) : 2 (Làm tròn 0,5 thành 1)
  6. MA TRẬN NỘI DUNG ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I Lớp 5B - Năm học: 2021 – 2022 Mạch kiến thức , kĩ năng Số câu, Mức Mức Mức Mức Tổng số điểm 1 2 3 4 1. Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc. Số câu 1 1 2 4 - Hiểu được nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. Số điểm 1 1 2 4 - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. 2. Kiến thức tiếng Việt: - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã Số câu 1 1 1 3 học. - Nhận biết được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa; nhận biết được đại từ, quan hệ từ đã học. - Sử dụng được các dấu câu đã học. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được Số điểm 1 1 1 3 cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh, nhân hóa để viết được câu văn hay. Số câu 2 2 3 7 Tổng Số điểm 2 2 3 7