Tài liệu ôn tập hè môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập hè môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tai_lieu_on_tap_he_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu.docx
Nội dung text: Tài liệu ôn tập hè môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều
- ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU Phần 1. KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 Phần 2. LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 PHẦN 1 KHÁI QUÁT KIẾN THỨC ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 BÀI 1: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CÁC THỂ LOẠI ĐÃ HỌC I/ Truyện truyền thuyết, truyện cổ tích II/ Thơ III/ Truyện đồng thoại, Truyện của Puskin và An – đéc - xen IV/ Văn bản nghị luận V/ Văn bản thông tin VI/ Truyện ngắn 1. Ôn tập kiến thức chung về truyện ngắn – Truyện ngắn: là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp. Chi tiết và lời văn trong truyện ngắn rất cô đọng. – Đặc điểm nhân vật: là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. – Lời người kể chuyện: là lời của người đã kể lại câu chuyện. Nếu người kể theo ngôi thứ nhất thì lời của người kể là lời của người xưng “tôi". Nếu người kể theo ngôi thứ ba thì lời của người kể là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện. - Lời nhân vật: là lời của một nhân vật trong truyện. 2. Một số lưu ý khi đọc - hiểu văn bản truyện ngắn. - Đọc kĩ văn bản, nhận biết được các yếu tố của truyện (ngôi kể, các nhân vật trong
- truyện, cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật ) - Đọc kĩ văn bản, suy nghĩ về đề tài, nội dung của truyện. - Truyện mang đến cho người đọc những nhận thức gì, những hiểu biết gì về cuộc sống. - Truyện mang lại thông điệp gì cho người đọc. - Liên hệ bản thân (nếu có). 3. Ôn tập một số văn bản truyện ngắn đã được học. a. Truyện Bức tranh của em gái tôi: - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Nhân vật chính: Kiều Phương, người anh trai - Nội dung chính: Chuyện kể về cô em gái Kiều Phương có tài năng hội họa. Cả nhà đều vui mừng duy chỉ có người anh trai ghen tị, mặc cảm và luôn tìm cách xa lánh em gái. Trong một lần khi em gái đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh với bức tranh anh trai tôi, người anh mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và tự thấy xấu hổ, hối hận về mình. - Thông điệp: Truyện nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó khẳng định: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình. b. Truyện Điều không tính trước - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Nhân vật chính: Tôi, Nghị, Phước - Nội dung chính: Truyện kể về câu chuyện mà tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, tôi xảy ra xích mích với Nghị. Cứ nghĩ chúng tôi sẽ xảy ra cuộc tranh chấp đánh nhau ai ngờ cả cả ba lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt. - Bài học: Trước một sự việc, chúng ta cần bình tĩnh để đánh giá mọi việc không nên lấy bạo lực để giải quyết mọi chuyện.
- 4. Thực hành một số đề đọc hiểu – ngữ liệu cùng thể loại Đề số 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui” (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam) Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dựa vào dấu hiệu nào để em biết điều đó? Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào? Câu 3: Xác định lời nhân vật và lời của người kể chuyện trong đoạn văn sau: “ Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc?
- Câu 4: Xác định các thành phần chính trong câu Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là người như thế nào? GỢI Ý ĐÁP ÁN: Câu 1: Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu nhận biết điều đó: người kể giấu mình, gọi tên theo tên của nhân vật (Sơn, Lan, Hiên). Câu 2: Đoạn trích trên có những nhân vật chính: Sơn, Lan, Hiên Câu 3: Lời nhân vật : Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Lời của người kể chuyện: Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: Câu 4: Thành phần chính trong câu: - Chủ ngữ:chị Lan - Vị ngữ: hăm hở chạy về nhà lấy áo. Câu 5: Qua đoạn trích, em cảm nhận được nhân vật Sơn và chị Lan là những người tốt bụng, trong sáng và giàu tình yêu thương. Đề số 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CON SẺ Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược,
- miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. (Theo I. Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2. Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.” Câu 3. Trong câu văn:” Song một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó đã cuốn nó xuống đất”, nhà văn muốn đề cập tới ” ý muốn” và ” sức mạnh” nào của con sẻ già trước tình huống khó khăn nguy hiểm nhất? Câu 4. Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”? Câu 5. Theo em, ý nghĩa của câu chuyện này là gì? GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự - Câu chuyện được kể theo ngôi nhất. Câu 2. Cụm danh từ trong câu: + cây cao + một con sẻ già có bộ ức đen nhánh
- Câu 3. Ý muốn của chim sẻ già là muốn ở yên trên cây để thoát khỏi cái chết. Sức mạnh vủa chim sẻ là sức mạnh của tình mẫu tử thiêng liêng. Sức mạnh ấy đã chiến thắng ý muốn và thôi thúc chim sẻ sà xuống cứu lấy con mình dù cho bản thân nó vô cùng sợ hãi. Câu 4. Nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục” vì: - Thấy được sự dũng cảm và sức mạnh của con sẻ nhỏ bé trước con chó lớn hơn nó nhiều lần. - Cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng quên mình để cứu con của sẻ già. Câu 5. Ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống. Đề số 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mắt ban giám khảo. Trước khi đi thi, nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”. Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều
- Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: - Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" (Trích Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh) Câu 1. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai, xuất hiện ở ngôi thứ mấy? Câu 2. Nhân vật người anh trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình hay qua tâm trạng, suy nghĩ? Câu 3. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi biết tin bức tranh của Kiều Phương đạt giải có gì đặc biệt? Nếu được đưa ra lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này? Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Câu 5. Giải thích vì sao người anh lại cảm thấy xấu hổ khi thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái? Câu 6. Tìm trạng ngữ trong câu “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường” và cho biết trạng ngữ đó có tác dụng gì? Câu 7. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách đối xử với những người trong gia đình. GỢI Ý TRẢ LỜI
- Câu 1. Người kể chuyện trong đoạn văn là người anh, xuất hiện ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). Câu 2. Nhân vật người anh trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua tâm trạng, suy nghĩ. Câu 3. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi biết tin bức tranh của Kiều Phương đạt giải: không vui, đẩy em ra, ghen tị với thành công của em. Nếu được đưa ra lời khuyên, em sẽ nói với người anh: ghen tị là thói xấu làm chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. Chúng ta nên vui mừng trước thành công của em gái mình, không nên đố kị với thành công của em. Câu 4. Những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình: giật sững người; ngỡ ngàng; hãnh diện; xấu hổ;muốn khóc. Câu 5. Người anh cảm thấy xấu hổ khi thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái vì: Cậu tự nhận thấy mình không xứng đáng với vẻ đẹp tuyệt vời trong bức tranh mà Kiều Phương đã vẽ về cậu. Xấu hổ vì thái độ, cách cư xử của mình không xứng với những tình cảm mà em dành cho cậu Câu 6. Trạng ngữ trong câu: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng Trạng ngữ chỉ nơi chốn Câu 7. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra bài học cho bản thân về cách đối xử với những người trong gia đình: Trước thành công và tài năng của người khác, chúng ta nên vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để chia sẻ niềm vui một cách chân thành. Anh em trong gia đình nên biết yêu thương, có lòng nhận hậu, độ lượng, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác. 5. Một số bài tập trắc nghiệm Câu 1. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Người em gái B. Người em gái, anh trai C. Bé Quỳnh D. Người anh trai
- Câu 2. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện bức tranh của em gái tôi? A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa Câu 3. Truyện Bức tranh của em gái tôi, tác giả sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi sử dụng lời kể của ai? A. Lời người anh, ngôi thứ nhất B. Lời người em, ngôi thứ hai C. Lời tác giả, ngôi thứ ba D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ hai Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng thái độ người anh khi thoạt đầu thấy cô em gái tự chế màu vẽ? A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi B. Kẻ cả, cho là em nghịch ngợm C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em D. Ngăn cản không cho em nghịch Câu 6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao? A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước D. Vui mừng vì em có tài
- Câu 7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình? A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện C. Tức tối, xấu hổ, hành diện, D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ Câu 8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình? A. Em gái mình vẽ không đẹp B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu D. Em gái vẽ sai về mình Câu 9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương? A. Hồn nhiên, hiếu động B. Tài hội họa hiếm có C. Tình cảm trong sáng nhân hậu D. Không quan tâm đến anh Câu 10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D. Cả ba đáp án trên. Câu 11: Nguyên nhân dẫn đến sự việc: “Tôi chuẩn bị đánh nhau” trong văn bản Điều không tính trước là gì? A. Xích mích trong gia đình B. Xích mích vì bạn gái C. Xích mích trong một trận bóng D. Xích mích trong một trận đá cầu Câu 12: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghĩa đã không công nhận bàn thắng của nhân vật “tôi”. Đúng hay sai?
- A. Đúng B. Sai Câu 13: Văn bản Điều không tính trước thuộc thể loại truyện ngắn. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 14: Văn bản Điều không tính trước của tác giả nào? A. Thạch Lam B. Nguyễn Khải C. Nguyễn Nhật Ánh D. Tô Hoài Câu 15: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã bị kết vào lỗi gì trong trận đá bóng? A. Chạm tay B. Kéo người C. Việt vị D. Phạt đền Câu 16: Nhân vật nào dưới đây không xuất hiện trong văn bản Điều không tính trước? A. Nghĩa B. Nghi C. Lợi D. Phước Câu 17: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã có thái độ như thế nào khi không được công nhận bàn thắng? A. Vui vẻ chấp nhận B. Không quan tâm C. Ức chế và giận tím mặt D. Bình thản
- Câu 18: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã chuẩn bị điều gì sau trận đánh bóng bị quy lỗi của mình? A. Trận đánh nhau B. Rèn luyện đá bóng tốt hơn C. Đọc sách về đá bóng D. Xem thêm các trận bóng để rút kinh nghiệm Câu 19: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghi đã chuẩn bị “vũ khí” gì để đáp lại đám bạn? A. Kềm B. Roi C. Cuốn luật bóng đá D. Dây thun Câu 20: Đâu là nhận xét đúng nhất về nhân vật “tôi” trong văn bản Điều không tính trước? A. Là cậu bé nóng nảy, nông nổi B. Là cậu bé thông minh, hài hước C. Là cậu bé tốt bụng, điềm tĩnh D. Là cậu bé vui vẻ, không chấp nhặt BÀI 2: KHÁI QUÁT CÁC KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT ĐÃ HỌC 1.Từ láy, từ ghép a. Khái niệm: - Từ ghép : Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung. - Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại. b. Cách phân biệt từ ghép và từ láy: Từ ghép: 2 tiếng đều có nghĩa và có Từ láy: chỉ có 1 tiếng có nghĩa hoặc quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: học không tiếng nào có nghĩa; không có tập, tốt bụng quan hệ về nghĩa, chỉ có quan hệ âm thanh (giống nhau hoàn toàn hoặc
- giống nhau 1 bộ phận của tiếng) Ví dụ: mềm mại, xinh xắn, Các từ phức có các tiếng giống nhau sẽ là từ ghép nếu: - Cả hai tiếng đều có nghĩa: tươi tốt, non nước, đi đứng - Các từ gốc Hán: cần mẫn, tham lam, bảo bối, chân chính, trang trọng - Danh từ: bình minh, hoàng hôn, - Từ đơn đa âm tiết (danh từ): chuồn chuồn, ba ba, đu đủ, thằn lằn Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu). VD: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt, a. Cách phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng Không có tiếng nào chính, tiếng nào chính thường chỉ loại lớn và đứng phụ; nghĩa của cả từ thường khái quát trước, tiếng phụ chỉ đặc điểm để phân hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó. loại lớn và đứng sau; nghĩa của cả từ VD: nhà cửa, quần áo, ăn uống, tốt thường hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. đẹp VD: xe đạp, đỏ sậm, bà ngoại, hoa hồng b. Bài tập thực hành Bài 1: Ghi lại từ đơn, từ phức trong đoạn thơ sau? Em yêu màu đỏ Như máu trong tim Lá cờ Tổ quốc Khăn quàng đội viên.
- Từ đơn: Từ phức: . Bài 2: Từ các từ đơn sau, hãy thêm tiếng để tạo ra các từ phức (nếu có) Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy cây nhà xanh nóng đỏ Bài 3: Phân loại các từ gạch chân trong đoạn văn sau vào ba nhóm “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông ” (Cô Tô, Nguyễn Tuân) Từ ghép đẳng lập Từ ghép chính phụ Từ láy Bài 4: Gạch chân vào từ khác với các từ còn lại trong nhóm a. Đo đỏ, thoang thoảng, ngay ngắn, tươi tốt. b. Xe đạp, bút chì, bà ngoại, quần áo. Bài 5: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có: a) Từ ghép tổng hợp b) Từ ghép phân loại c) Từ láy nhỏ nhỏ . . nhỏ
- lạnh . . lạnh . . lạnh . Đáp án bài tập Bài 1: Từ đơn: em, yêu, như, máu, trong, tim Từ phức: màu đỏ, lá cờ, Tổ quốc, khăn quàng, đội viên. Bài 2: Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy cây Cây bàng Cây cối nhà Nhà cửa xanh Xanh mướt Xanh xanh nóng Nóng nực đỏ Đỏ tươi Đo đỏ Bài 3: Từ ghép có nghĩa phân Từ ghép có nghĩa tổng Từ láy loại hợp Chân trời, mặt trời, phúc Chài lưới Dần dần, tròn trĩnh, đầy hậu. đặn, hồng hào, thăm thẳm. Bài 4: Từ khác với các từ còn lại trong nhóm c. Đo đỏ, thoang thoảng, ngay ngắn, tươi tốt. d. Xe đạp, bút chì, bà ngoại, quần áo. Bài 5: a) Từ ghép đẳng lập b) Từ ghép chính phụ c) Từ láy nhỏ bé nhỏ xíu nhỏ nhắn
- lạnh giá lạnh ngắt lạnh lẽo 2. Từ đa nghĩa, từ đồng âm 3. Từ mượn 4. Thành ngữ 5. Từ láy, từ ghép 6. Biện pháp tu từ hoán dụ 7. Trạng ngữ 8. Dấu chấm phẩy 9. Dấu ngoặc kép BÀI 3: KHÁI QUÁT CÁC KIỂU BÀI LÀM VĂN ĐÃ HỌC I/ ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM 1. Cách viết đoạn văn biểu cảm (nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ) a. Cấu trúc của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ - Hình thức: Hình thức của một đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, do nhiều câu văn tạo thành; có từ ngữ và có câu thể hiện chủ đề của đoạn. - Cấu trúc: Mở đoạn (1-2 câu) • Giới thiệu về bài thơ/đoạn thơ • Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ Thân đoạn (5 – 8 câu) • Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ • Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả • Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ. Kết đoạn (1-2 câu) • Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ.
- • Liên hệ bản thân (nếu có) b. Lưu ý khi viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một đoạn thơ/bài thơ Khi viết văn biểu cảm, các em có thể bày tỏ trực tiếp tình cảm của mình hoặc gián tiếp thể hiện những cảm xúc đó. - Phương thức biểu cảm trực tiếp: các em có thể bày tỏ những trạng thái cảm xúc những suy nghĩ của mình một cách trực tiếp thông qua các từ ngữ nói chính xác cảm xúc đó (yêu, thương, mong nhớ, đợi, chờ ) hoặc bằng những từ ngữ biểu cảm (chao ôi, the ôi, trời ơi, hỡi ôi, ). Những nỗi niềm cảm xúc sẽ được bày tỏ một cách trực tiếp. - Phương thức biểu cảm gián tiếp: với phương thức này, các em sẽ thông qua việc tả phong cảnh hay kể về một sự việc nào đó mà thể hiện tình cảm của mình. Hoặc các em lựa chọn tình cảm qua một hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn. 2. Một số đề viết đoạn văn cụ thể (có gợi ý) II/ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN 1. Cách viết đoạn văn nghị luận 2. Một số đề viết đoạn văn cụ thể (có gợi ý) III/ BÀI VĂN TỰ SỰ 1. Kể lại một truyện cổ tích a. Dàn bài chung b. Cách viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em c. Một số dàn bài cụ thể 2. Kể lại một trải nghiệm của bản thân a. Dàn bài chung b. Cách viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em c. Một số dàn bài cụ thể IV/ BÀI VĂN MIÊU TẢ 1. Dàn bài chung
- 2. Cách viết bài văn miêu tả 3. Một số dàn bài cụ thể V/ BÀI VĂN THUYẾT MINH – THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN 1. Dàn bài chung 2. Cách viết bài văn thuyết minh – thuật lại một sự kiện 3. Một số dàn bài cụ thể Phần 2. LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 I/ TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN II/ THƠ BỐN CHỮ, THƠ NĂM CHỮ 1. Một số khái niệm, đặc điểm hình thức của thơ - Thơ bốn chữ là thể thơ theo đó, mỗi dòng có bốn chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3. - Thơ năm chữ: thể thơ theo đó, mỗi dòng có năm chữ (tiếng). Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. - Cách gieo vần: Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thợ), vần liền (vần được giao liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vẫn không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thời hay vần hỗn hợp (vần được gieo không theo trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể có nhiều vần. - Hình ảnh trong thơ là những chi tiết, cảnh tượng tử thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. - Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng về hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung thơ. 2. Một số lưu ý khi đọc – hiểu thơ bốn chữ, thơ năm chữ - Đọc bài thơ/ đoạn thơ để xác định được thể loại qua các yếu tố như số tiếng, số dòng, vần, nhịp.
- - Thơ bốn chữ, năm chữ thường sử dụng nhịp nhanh, gấp gáp. Nên đánh giá tác dụng nhịp thơ đó trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. - Đọc kĩ bài thơ/ đoạn thơ để hình dung chủ thể trữ tình - người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ và cảm nhận ý thơ qua hình ảnh, từ ngữ - Xác định chủ đề của bài thơ/ đoạn thơ. Tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh và cấu trúc các hình ảnh trong việc thể hiện bức tranh thế giới trong bài thơ. - Nhận biết và nêu từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. - Liên tưởng, tưởng tượng để hình dung thế giới xã hội, con người được tác giả thể hiện qua ngôn ngữ thơ. - Phân tích ngôn ngữ, hình ảnh thơ để khám phá nội dung, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Suy nghĩ để cảm nhận tư tưởng, quan niệm của tác giả thể hiện qua nội dung của bài thơ/ đoạn thơ. - Liên hệ bản thân (nếu có) 3. Tìm hiểu một số văn bản trong Sách giáo khoa a. Văn bản Mẹ - Đỗ Trung Lai - Thể thơ: bốn chữ - Đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện trong bài: + Số tiếng trong 1 dòng thơ: 4 tiếng + Nhịp: nhịp chủ yếu là 2/2, có câu ngắt nhịp 1/3 (Cau - ngọn xanh rờn - Mẹ - đầu bạc trắng ). + Vần: Bài thơ gieo vần ở cuối câu 2 và câu 4 của mỗi khổ thơ. + Lời thơ dung dị, tự nhiên; biện pháp nghệ thuật đối lập được sử dụng một cách hiệu quả. - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm - Bài thơ Mẹ là lời của người con. - Cảm xúc bao trùm: Bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc: Yêu thương, xót xa, ngậm ngùi trước tuổi già của mẹ; trách giận thời gian. - Nội dung chính: thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống.
- - Biện pháp tu từ đặc sắc: Đối lập, so sánh hình ảnh người mẹ với cây cau ở các phương diện: Hình dáng, màu sắc (màu lá, màu tóc) ; chiều cao. Tác dụng: Cây Cau gắn liền với mẹ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày: Thói quen ăn trầu. Cau và mẹ luôn song hành trên hành trình sống. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hình ảnh người mẹ và cây cau gợi lên sự xót xa khi hình ảnh người mẹ ngày càng già đi. Qua đó biểu đạt niềm thương cảm của người con đối với mẹ. - Thông điệp, liên hệ bản thân: Thông qua việc thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng mỗi chúng ta hãy trân trọng giây phút bên cạnh mẹ của mình, thể hiện tình cảm yêu thương qua các hành động và lời nói với mẹ mình. b. Văn bản Ông đồ (Vũ Đình Liên) - Thể thơ: năm chữ - Đặc điểm của thể thơ thể hiện trong bài: + Số tiếng trong 1 dòng thơ: 5 tiếng + Vần: Bài thơ gieo vần chân, trong mỗi khổ, tiếng cuối cùng của câu 1 vần với tiếng cuối cùng của câu 3. Tương tự, tiếng cuối cùng của câu 2 vần với tiếng cuối cùng của câu 4. + Nhịp: Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm - Nội dung chính: Bài thơ khắc họa hình ảnh ông đồ già thời Nho học thịnh hành và lúc Nho học suy tàn, qua đó bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước một lớp người đầy tài năng nhưng do thời thế nên không còn được coi trọng. - Hình ảnh ông đồ trong bài thơ: + Khổ 1+2: hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết trong không gian vui tươi, tràn ngập sắc xuân là một hình ảnh đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Ngày ấy nghệ thuật thư pháp còn được coi trọng. Các hình ảnh tươi sáng, nhịp thơ nhanh gợi ra không khí mùa xuân náo nhiệt, nhộn nhịp đông vui.
- + Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hầu như không còn "người thuê viết". Nhịp thơ chậm lại, Hình ảnh thơ gợi sự cô đơn, tàn tạ, chia li; ảm đạm, lạnh lẽo, buồn bã. => Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. - Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: + Nhân hóa: “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” → Hình ảnh giấy, mực không được sử dụng đến nên buồn sầu. Chúng cũng có tâm hồn, cảm xúc như con người. + So sánh: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng bay” → Tài năng viết chữ của ông đồ. Ông viết đẹp, nghệ thuật như phượng múa, rồng bay. + Câu hỏi tu từ: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ giống như một lời than thân, một nỗi niềm tiếc thương cho số phận của ông đồ già, cho sự suy vong, tàn lụi của Nho học đương thời. - Thông điệp, liên hệ bản thân: Nhắc nhở mọi người hãy trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp. III/ TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG IV. VĂN BẢN THÔNG TIN V. TỪ ĐỊA PHƯƠNG (Ngôn ngữ các vùng miền) VI. PHÓ TỪ 1. Một số khái niệm Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. Ví dụ: lắm, đã, từng
- 2. Phó từ thường bổ sung các ý nghĩa: + Số hoặc số nhiều, ví dụ: mỗi người, các bạn, những ai + Cầu khiến, ví dụ: hãy đứng dậy, đừng về + Thời gian, ví dụ: đang đi, đã đến + Mức độ, ví dụ: rất đẹp, giỏi lắm + Sự tiếp diễn, ví dụ: vẫn khoe, cứ nói + Sự diễn ra đồng thời, tương tự, ví dụ: đều biết, cũng cười + Sự khẳng định, phủ định, ví dụ: có đến, không hiểu, chẳng cần + Tính thường xuyên, liên tục hay gián đoạn, bất ngờ, ví dụ: thường nói, luôn có mặt + Sự hoàn thành, kết quả, ví dụ: nói xong, vẽ rồi, nghĩ ra, + Sự lặp lại, ví dụ: hỏi lại, nghĩ đi nghĩ lại 3. Bài tập thực hành Bài 1. Tìm phó từ trong các câu sau: a. Cả gia đình tôi từng sống ở đó. b. Anh đừng trêu vào Anh phải sợ c. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. d. Con vật khủng khiếp quá! Bài 2. Tìm phó từ trong các câu sau, cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì. a. Ngoài kia, rặng rậm bụt cũng sắp có nụ. b. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng. Bài 3. Chỉ ra tác dụng của việc lặp lại phó từ “hãy” trong đoạn văn sau: Và những khi ấy tôi nghĩ: Hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc. Hãy vẽ hai cây phong của Đuy-sen và An-tu-nai, chính hai cây phong đã cho tuổi thơ của máy bay nhiều giây phút sướng vui, mặc dù máy không biết rõ sự tích của chúng. Hãy vẽ một đứa bé đi chân không, da rám nắng. Nó trào lên cao, thật là cao và ngồi lên một cảnh phong, đôi mắt hãn hoan nhìn vào cõi xa xăm kí ảo.
- (Người thầy đầu tiên) Đáp án bài tập: Bài 1. Phó từ trong câu (từ in đậm) a. Cả gia đình tôi từng sống ở đó. b. Anh đừng trêu vào Anh phải sợ c. Thế là mùa xuân mong ước đã đến. d. Con vật khủng khiếp quá! Bài 2. a. Phó từ: sắp phó từ chỉ thời gian b. Phó từ: đều phó từ chỉ sự diễn ra đồng thời, tương tự c. Phó từ: cũng phó từ chỉ sự diễn ra đồng thời, tương tự Bài 3: Phó từ “hãy” xuất hiện nhiều lần (6 lần) trong phần kết của văn bản Người thầy đầu tiên, việc lặp lại phó từ này đứng trước động từ có tác dụng bổ sung ý nghĩa cầu khiến, thuyết phục, động viên ai làm việc gì đó.