Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy môn Toán 9

docx 31 trang Thu Mai 06/03/2023 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy môn Toán 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_tich_hop_trong_gia.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy môn Toán 9

  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 9 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong thời kỳ đổi mới hiện nay,mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là nhằm xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành những công dân phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật cao, thật sự là con người vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Việc giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách con người là một nhiệm vụ lâu dài, gian khó, nhiệm vụ cao cả đó được xã hội giao cho ngành giáo dục và đào tạo, “Sự nghiệp trồng người” trong nhà trường ở tất cả các cấp học gồm có hoạt động giáo dục kiến thức khoa học, tự nhiên, xã hội, giao tiếp và giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho người học.Sản phẩm của ngành giáo dục và đào tạo là con người - là nhân tố quan trọng nhất trong sự phát triển của xã hội - đòi hỏi cao nhất là sản phẩm cuối cùng đưa ra phải là những sản phẩm tốt, có ích, đáp ứng được ba mặt “Chân - Thiện - Mỹ”. Đó là những con người có đủ “Tài - Đức” phục vụ cho đời sống an sinh xã hội và cộng đồng. Để giáo dục thực hiện được chức năng, vai trò của mình thì đòi hỏi công tác giáo dục trong nhà trường nói riêng và trong hệ thống giáo dục các cấp nói chung phải có những bước đi, những giải pháp thiết thực, hoàn thiện đạt yêu cầu đề ra. Năm học 2015-2016, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ,đây là một trong những điều kiện cơ bản để ngành giáo dục và đào tạo đổi mới, hoàn thiện dần để nâng cao hiệu quả đào tạo các cấp học. Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh vực tr ong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, dẫn đến sự chuyể n biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung phương pháp và hình thức tổ chức dạy học , nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Vì vậy, phát triển chương trình giáo dục phổ thông dựa trên tiếp cận năng lực là một lựa chọn tất yếu khách quan và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến th ức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này Q
  2. uan điểm dạy học tích hợp, với mục tiêu phát triển các năng lực ở người học, gi úp họ có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại để đem lại thành công cao nhất trong cuộc sống. Bản thân là một giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn toán 8,9 trong nhiều năm học qua tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều để tìm các giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương. -Qua thực tế điều tra hs 2 lớp 9 đầu năm học: Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy, nắm vững kiến thức. -Điểm thi khảo sát đầu năm lớp 9 : Xếp loại Lớp Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 9/3 1 6 13 22 - Đánh giá theo tiêu trí hứng thú tích cực: Đánh giá Lớp Hứng thú Có hứng thú Chưa hứng thú 9/4 4 10 28 - Đánh giá theo sự hiểu biết – Lí giải: Đánh giá Lớp Lí giải tốt vấn đề Lí giải được vấn đề Còn khúc mắc 9/3 4 15 23 Điều đó nãy sinh trong tôi những trăn trở: Là làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê trong khi học? Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụng những gì đã học vào thực tiễn? Với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm:Phương pháp giảng dạy môn toán 9,chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 9 2. Tên sáng kiến:PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY MÔN TOÁN 9 3. Tác giả, đồng tác giả sáng kiến: - Họ và tên: TRƯƠNG THỊ LIÊN HOA - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Trần Phú - Email:Lienhoa1994@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :Tổ KHTN+ Trường THCS Trần Phú 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết) Có thể áp dụng trong giảng dạy môn toán lớp 8.9 THCS. Vấn đề sáng kiến giải quyết là :Giúp HS hứng thú học tập bộ môn,nâng cao chất lượng học tập;Góp phần giáo dục toàn diện hs thông qua các tiết dạy liên quan:Tích hợp liên môn,giáo dục về bảo vệ môi trường ,Giáo dục về an toàn giao thông,Dân số,giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,giáo dục lòng yêu quê hương đất nước,lòng tự hào dân tộc
  3. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử(ghi ngày nào sớm hơn)15/8/2015 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài -SKKN Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Quá trình dạy học chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Với quan điểm như vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới. Mặc dù đã được qua một số đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng do chương trình quá mới mẻ nên chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân người viết đề tài này cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp. Năm học 2015 - 2016 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông ;Từ những cơ sở trên, khi chọn đề tài này người viết cũng không ngoài mục đích là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và cũng mạnh dạn thiết kế thử nghiệm một vài bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong chương trình. Mong đồng nghiệp chia sẻ cho tiết dạy thử nghiệm theo phương pháp tích hợp, xen kẽ kênh hình của môn Mỹ Thuật, lồng ghép kiến thức Lịch Sử, Văn học vào tiết học. 2. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. - Một trong những thành tố cơ bản và trọng yếu của đổi mới giáo dục là công tác đổi mới phương pháp dạy – học. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy – học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. - Cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy – học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, được tổ chức thông qua phương pháp dạy – học tích cực mà đặc trưng của nó là: -Dạy – học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. -Dạy – học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
  4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Mô hình học tập tích cực theo thuyết kiến tạo (construcktivism) - Piagiê. Việc đổi mới phương pháp dạy - học, phương pháp đánh giá phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, giáo viên gặp không ít khó khăn khi lựa chọn phương pháp, tình huống thích hợp để giải quyết vấn đề. Với việc giảng dạy môn Toán nói chung và việc dạy một tiết luyện tập nói riêng thì việc lựa chọn phương pháp, tình huống để giải quyết vấn đề mà một tiết luyện tập yêu cầu không phải là điều đơn giản. Áp dụng các công thức đã học cho các em lồng ghép tính toán các số liệu, chiều cao, dài, rộng của các công trình thế kỷ, kỳ quan thế giới khơi dậy trí tò mò, ham học hỏi tạo hứng thú cho các em nắm bài chắc chắn hơn, hiểu được toán học quay trở lại phục vụ cuộc sống. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu : Hệ thống hoá các kiến thức về giải toán bằng cách lập pt,hệ PTgiúp các em rèn tốt khả năng tư duy, hệ thống kiến thức trong chương, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế. Khách thể khảo sát : Học sinh khối 9 trường THCS Trần Phú năm học 2015 - 2016 . Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và thử nghiệm, rút kinh nghiệm chuyên đề cấp trường ở khối 9 theo sự chỉ đạo của BGH và tôt chuyên môn trưòng THCS Trần Phú 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : 4.1. Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà HS sẽ gặp sau này, hoà nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. 4.2. Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống 4.3. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho HS nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, DHTH chú trọng tập dượt cho HS vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. 4.4. Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới
  5. thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là một vấn đề mới mẻ đang được quan tâm, trong khi vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm, giáo viên cũng cần tham khảo các môn học khác có liên quan đến bài dạy, mở mang kiến thức xã hội. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn : SKKN tập trung nghiên cứu biện pháp vừa dạy học vừa giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế, nâng cao tính sáng tạo của học sinh kết hợp giáo dục đạo đức;Góp phần giáo dục toàn diện hs thông qua các tiết dạy liên quan:Tích hợp liên môn,giáo dục về bảo vệ môi trường ,Giáo dục về an toàn giao thông,Dân số,giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,giáo dục lòng yêu quê hương đất nước,lòng tự hào dân tộc Phạm vi : Thực hiện trong bộ môn toán, giáo viên, khối học sinh của nhà trường THCS Trần Phú 6. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp kiểm tra sư phạm Nghiên cứu tài liệu trên mạng Intenet và quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để xử lý số liệu thu được và rút kinh nghiệm cho bài dạy sau. Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức , kĩ năng cơ bản cho học sinh. 7, Về nội dung của sáng kiến: Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP A,CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. 2. Đặc điểm của dạy học tích hợp Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:
  6. 2.1. Lấy người học làm trung tâm: Dạy học lấy người học làm trung tâm được xem là phương pháp đáp ứng yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục nhất là đối với giáo dục nghề nghiệp, có khả năng định hướng việc tổ chức quá trình dạy học thành quá trình tự học, quá trình cá nhân hóa người học. Dạy học lấy người học là trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn ở trong bài giảng của giáo viên mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá học để hành, hành để học, tức là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân. Trong dạy học lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm,hợp tác với nhóm, với lớp. Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào gỉai quyết vấn đề. Sự hợp tác giữa người dạy với người học là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là cần phải phát huy nội lực là tính tự chủ, chủ động nổ lực tìm kiếm kiến thức của người học. Còn người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập, đạo diễn cho người học tự tìm kiếm kiến thức và phương thức tìm kiếm kiến thức bằng hành động của chính mình. Người dạy phải dạy cái mà người học cần, các doanh nghiệp đang đòi hỏi để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho nền kinh tế- xã hội chứ không phải dạy cái mà người dạy có. Quan hệ giữa người dạy và người học được thực hiện dựa trên cơ sở tin cậy và hợp tác với nhau. Trong quá trình tìm kiếm kiến thức của người học có thể chưa chính xác, chưa khoa học, người học có thể căn cứ vào kết luận của nguời dạy để tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm về cách học của mình. Nhận ra những sai sót và biết cách sửa sai đó chính là biết cách học. Dạy học tích hợp biểu hiện cách tiếp cận lấy người học là trung tâm, đây là xu hướng chung có nhiều ưu thế so với dạy học truyền thống. 2.2. Định hướng đầu ra Dạy học tích hợp chú ý đến kết quả học tập của người học để vận dụng vào công việc tương lai nghề nghiệp sau này, đòi hỏi quá trình học tập phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ đó. Từ những kết quả đầu ra đi đến xác định vai trò của người dạy có trách nhiệm tạo ra kết quả đầu ra này. Do đó, đòi hỏi người dạy phải dạy được cả lý thuyết chuyên môn vừa biết cách tổ chức hướng dẫn luyện tập,thực hành 2.3. Dạy và học các năng lực thực hiện Dạy học tích hợp có thể hiểu là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành, qua đó ở người học hình thành một năng lực nào đó hay kỹ năng nhằm đáp ứng được mục tiêu của mô đun. Dạy học phải làm cho người học có các năng lực tương ứng với chương trình. Do đó, việc dạy kiến thức lý thuyết không phải ở mức độ hàn lâm mà chỉ ở mức độ cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự phát triển các năng lực thực hành ở mỗi người học. Trong dạy học tích hợp, lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học về những vấn đề cơ bản, về những quy luật chung của môn học.Hơn nữa, việc dạy lý thuyết thuần túy sẽ dẫn đến tình trạng lý thuyết suông, kiến thức sách vở không mang lại lợi ích thực tiễn. Do đó, cần gắn lý thuyết với thực hành trong quá
  7. trình dạy học. Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giúp cho người học hiểu rõ và nắm vững kiến thức lý thuyết. Đây là khâu cơ bản để thực hiện nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Thực hành phải có đủ phương tiện, kế hoạch, quy trình luyện tập gắn ngay với vấn đề lý thuyết vừa học. Để hình thành cho người học một kỹ năng thì cần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lý các nguồn nội lực (kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và ngoại lực (tất cả những gì có thể huy động được nằm ngoài cá nhân). Như vậy, người dạy phải định hướng, giúp đỡ, tổ chức, điều chỉnh và động viên hoạt động của người học. Sự định hướng của người dạy góp phần tạo ra môi trường sư phạm bao gồm các yếu tố cần có đối với sự phát triển của người học mà mục tiêu bài học đặt và cách giải quyết chúng. Người dạy vừa có sự trợ giúp vừa có sự định hướng để giảm bớt những sai lầm cho người học ở phần thực hành; đồng thời kích thích, động viên người học nẩy sinh nhu cầu, động cơ hứng thú để tạo ra kết quả mới, tức là chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành sản phẩm của bản thân. Trong dạy học tích hợp, người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, họ phải trực tiếp quan sát, thảo luận, làm bài tập, giải quyết nhiệm vụ đặt ra theo cách nghĩ của mình, tự lực tìm kiếm nhằm khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp xếp. Người học cần phải tiếp nhận đối tượng qua các phương tiện nghe, nhìn, và phân tích đối tượng nhằm làm bộc lộ và phát hiện ra các mối quan hệ bản chất, tất yếu của sự vật, hiện tượng. Từ đó, người học vừa nắm được kiến thức vừa nắm được phương pháp thực hành. Như vậy, người dạy không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn các thao tác thực hành. Hoạt động nào cũng cần có kiểm soát, trong dạy học cũng vậy, người dạy cũng cần có sự kiểm soát, củng cố những nhận thức đúng, uốn nắn những nhận thức chưa đúng. Việc kiểm soát sự thực hiện qua thông tin, tự đánh giá, điều chỉnh. Việc đánh giá và xác định các năng lực phải theo các quan điểm là người học phải thực hành được các công việc trong thực tế. Việc đánh giá riêng từng người khi họ hoàn thành công việc, đánh giá không phải là đem so sánh người học này với người học khác mà đánh giá dựa trên sự nỗ lực của từng cá nhân 3. MỘT SÔ QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TRONG TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP Hai quan điểm dạy học chủ đạo trong tổ chức dạy học tích hợp: 3.1. Dạy học giải quyết vấnđề · Khái niệm: Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức, con đường mà giáo viên áp dụng trong việc dạy học để làm phát triển khả năng tìm tòi khám phá độc lập của học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của học sinh nhằm giải quyết các vấn đề. · Đặc trưng của dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề gồm có bốn đặc trưng sau: (1) Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là xuất phát từ THCVĐ: - Tình huống có vấn đề (THCVĐ) luôn chứa đựng nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ và do vậy, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết THCVĐ sẽ là tri thức mới hoặc phương thức hành động mới đối với chủ thể.
  8. - THCVĐ được đặc trưng bởi một trạng thái tâm lý xuất hiện ở chủ thể trong khi giải quyết một bài toán, mà việc giải quyết vấn đề đó cần đến tri thức mới, cách thức hành động mới chưa biết trước đó (2) Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ được chia thành những giai đoạn có mục đích chuyên biệt: * Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước: Hình 1.5: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 3 bước Bước 1: Tri giác vấn đề - Tạo tình huống gợi vấn đề - Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống - Phát biểu vấn đề và đặt mục đích giải quyết vấn đề đó Bước 2:Giải quyết vấn đề - Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm - Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bác bỏ và chuyển hướng khi cần thiết. Trong khâu này thường hay sử dụng những qui tắc tìm đoán và chiến lược nhận thức như sau: Qui lạ về quen; Đặc biệt hóa và chuyển qua những trường hợp giới hạn; Xem tương tự; Khái quát hóa; Xét những mối liên hệ và phụ thuộc; Suy ngược (tiến ngược, lùi ngược) và suy xuôi (khâu này có thể được làm nhiều lần cho đến khi tìm ra hướng đi đúng) - Trình bày cách giải quyết vấn đề Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải - Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải - Kiểm tra tính hợp lý hoặc tối ưu của lời giải - Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả - Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lật ngược vấn đề và giải quyết nếu có thể. * Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước
  9. Hình 1.6: Cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề theo 4 bước Bước 1:Đưa ra vấn đề: Đưa ra các nhiệm vụ, tình huống và mục đích của hoạt động Bước 2:Nghiên cứu vấn đề: Thu thập hiểu biết của học sinh, nghiên cứu tài liệu Bước 3:Giải quyết vấn đề: Đưa ra lời giải, đánh giá chọn phương án tối ưu Bước 4:Vận dụng: Vận dụng kết quả để giải quyết bài tình huống, vấn đề tương tự. (3) Quá trình dạy học theo quan điểm GQVĐ bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Quá trình học tập có thể diễn ra với những cách tổ chức đa dạng lôi cuốn người học tham gia cùng tập thể, động não, tranh luận dưới sự dẫn dắt, gợi mở, cố vấn của giáo viên; ví dụ: - Làm việc theo nhóm nhỏ (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi ). - Thực hiện những kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm nhỏ theo những ý kiến cùng loại ). - Tấn công não (brain storming), đây thường là bước thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề (người học thường được yêu cầu suy nghĩ, đề ra những ý hoặc giải pháp ở mức độ tối đa có thể có của mình). - Báo cáo và trình bày (thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ, báo cáo của nhóm trước cả lớp ). (4) Có nhiều mức độ tích cực tham gia của học sinh khác nhau: Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề Tùy theo mức độ độc lập của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề, người ta đề cập đến các cấp độ khác nhau, cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của dạy học giải quyết vấn đề như tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm tòi từng phần, trình bày giải quyết vấn đề của giáo viên. 3.2. Dạy học định hướng hoạt động
  10. Hình 1.7:Cấu trúc vĩ mô của hoạt động . Bản chất của dạy học định hướng hoạt động là hướng học sinh vào hoạt động giải quyết các vấn đề hoặc các nhiệm vụ tình huống, nhằm chuẩn bị cho học sinh tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ - Một hoạt động bao gồm nhiều hành động và bao giờ cũng nhằm vào đối tượng để chiếm lĩnh nó, chính đối tượng đó trở thành động cơ hoạt động của chủ thể. - Hành động được thực hiện bằng hàng loạt các thao tác để giải quyết những nhiệm vụ nhất định, nhằm đạt mục đích của hành động. - Thao tác gắn liền với việc sử dụng các công cụ, phương tiện trong những điều kiện cụ thể. Trong bất kỳ hành động có ý thức nào, các yếu tố tâm lý đều giữ những chức năng: - Định hướng hành động - Thúc đẩy hành động - Điều khiển thực hiện hành động - Kiểm tra, điều chỉnh hành động Vận dụng lý thuyết hoạt động vào hoạt động dạy học tức là phải coi học sinh là chủ thể của mọi hoạt động học tập (học lý thuyết, học thực hành, thực tập sản xuất, học các hoạt động văn hóa, xã hội ), giáo viên cần phải xây dựng nên nội dung hoạt động đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo thể hiện thành hệ thống những nhiệm vụ cụ thể và tổ chức hoạt động của học sinh thực sự có kết quả. Trọng tâm kiểu dạy học định hướng hoạt động là tổ chức quá trình dạy học mà trong đó học sinh hoạt động để tạo ra một sản phẩm. Thông qua đó phát triển được các năng lực hoạt động. Các bản chất cụ thể như sau: - Dạy học định hướng hoạt động là tổ chức học sinh hoạt động mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình hoạt động, thực hiện hoạt động theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. - Tổ chức quá trình dạy học, mà trong đó học sinh học thông qua hoạt động độc lập ít nhất là theo qui trình cách thức của họ. - Học qua các hoạt động cụ thể mà kết quả của hoạt động đó không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả hoạt động có thể khác nhau). - Tổ chức tiến hành giờ học hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh kỹ năng giải quyết nhiệm vụ nghề nghiệp. - Kết quả bài dạy học định hướng hoạt động tạo ra được sản phẩm vật chất hay ý tưởng.
  11. Về khía cạnh phương pháp dạy học. Giờ học theo kiểu định hướng hoạt động đươc tổ chức theo qui trình 4 giai đoạn sau: Hình 1.8: Cấu trúc dạy học định hướng hoạt động Giai đoạn 1: Đưa ra vấn đề nhiệm vụ bài dạy - Trình bày yêu cầu về kết quả học tập (sản phẩm) Ở giai đoạn này, giáo viên đưa ra nhiệm vụ bài dạy để học sinh ý thức được sản phẩm hoạt động cần thực hiện trong bài dạy và yêu cầu cần đạt được. Hình thức trình bày rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của giáo viên. Nếu có điều kiện thì tổ chức tình huống học tập (THHT) ngay tại lớp học. Nếu trình huống quá phức tạp thì tổ chức cho lớp học tiếp cận ngay tại hiện trường (tham quan hoc tập), hoặc ghi hình hiện trường rồi trình chiếu lại trên lớp. Nếu không có điều kiện thì đơn giảng chỉ là lời kể lại, mô tả lại của giáo viên bằng lời, bằng hình vẽ hay tranh ảnh tượng trưng. Việc này không đơn giản chỉ để dẫn nhập mà còn có nhiều tác động xuyên suốt bài dạy. Sản phẩm hoạt động càng phức tạp thì độ khó đối với học sinh càng lớn. Thông thường, các bài học được bắt đầu với các nhiệm vụ đơn giản. Trong giai đoạn này giáo viên không chỉ giao nhiệm vụ mà còn thống nhất, quán triệt với học sinh về kế hoạch, phân nhóm và cung cấp các thông tin về tài liệu liên quan để học sinh chủ động lĩnh hội trong quá trình thực hiện. Giai đoạn 2: Tổ chức lập kế hoạch hoạt động giải quyết vấn đề Trong giai đoạn này, giáo viên tổ chức cho học sinh thu thập thông tin qua tình huống học tập (THHT), những gì quan sát được, thâu lượm được, rồi đối chiếu với điều kiện hiện tại. Từ đó xác định cái gì mới chưa biết cần phải học, cái gì đã biết cần vận dụng cái nào khó cần phải hỏi Như vậy ta thấy THHT đóng vai trò hết sức quan trọng, cho nên xây dựng THHT không phải đơn giản. Trên cơ sở phân tích THHT giáo viên tổ chức cho HS lập kế hoạt hành động để giải quyết vấn đề đã xuất hiện trong THHT. Sản phẩm thu được của giai đoạn này là bản kế hoạch thực hiện, mà bản thân nó đã được GV chuẩn bị trước khi vào giờ giảng. Thông thường nó bao gồm danh sách các kỹ năng cần hình thành, qui trình thực hiện từng kỹ năng, định lượng thời
  12. gian làm việc cho từng kỹ năng và lượng kiến thức lý thuyết mới xen vào khi thực hiện các qui trình đó. Riêng GV cần lưu ý thời điểm xen phần lý thuyết vào giai đoạn của quá trình hoạt động sao cho khi HS cần GV đáp ứng đúng thời điểm mới có hiệu quả. Giai đoạn 3: Tổ chức thực hiện theo kế hoạch, qui trình đã lập Trong giai đoạn này có những việc phải làm là: - Thao tác mẫu của GV - Trình bày tổng quát qui trình đã lập - Thao tác thử của HS - Đánh giá thao tác thử của HS - Lưu ý các lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục, phòng tránh. - Trang bị kiến thức lý thuyết cần thiết. Tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của vấn đề đặt ra mà các kỹ năng cần hình thành được tổ chức hợp lý. Giai đoạn 4: Tổ chức đánh giá Bước cuối cùng của dạy học định hướng hoạt động là GV tổ chức đánh giá quá trình giải quyết vấn đề. Nội dung đánh giá bao gồm: - Về kỹ năng: Mức độ hình thành các kỹ năng của bài học. Thông qua quá trình theo dõi HS luyện tập GV đã nắm bắt thao tác của từng HS, sản phẩm thu được của các em so với sản phẩm mẫu. - Về kiến thức: Mức độ lĩnh hội các kiến thức lý thuyết mới cũng như mức độ vận dụng kiến thức đã học vào quá trình luyện tập. - Về thái độ: GV đã quan sát thái độ học tập của HS từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối ra sao, diễn biến tâm lý có đúng như dự đoán của GV không. Thái độ học tập của biểu hiện qua tinh thần học tập hăng say, tích cực hay thụ động, miễn cưỡng tò mò khoa học, muốn hỏi nhiều điều hay chỉ dừng lại ở thắc mắc ? Ngoài ra GV có thể đánh giá thêm về tiến độ thời gian, về độ khó của vấn đề trên tinh thần động viên HS học tốt hơn sau này. 4. TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP 4.1. Bài dạy học tích hợp Bài dạy tích hợp là đơn vị học tập nhỏ nhất có khả năng hình thành nơi người học cả kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để giải quyết 1 công việc hoặc một phần công việc chuyên môn cụ thể, góp phần hình thành năng lực thực hiện hoạt động nghề nghiệp của họ. Khi xây dựng bài dạy theo quan điểm tích hợp, người GV không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà còn phải xây dựng một hệ thống hoạt động, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt người học từng bước thực hiện để hình thành năng lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống nghề nghiệp.Bài dạy tích hợp liên quan đến các thành phần sau: - Mô đun giảng dạy - Giáo án tích hợp - Đề cương bài giảng theo giáo án - Đề kiểm tra - Các mô phỏng, bản vẽ, biểu mẫu sử dụng trong bài giảng
  13. 4.2. Giáo án tích hợp Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lên lớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tình huống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung và cấu trúc đặc thù. Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và thái độ đối với lao động nghề nghiệp và cuộc sống. 4.3. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, thì quy trình tổ chức dạy học tích hợp như sau: Hình 1.9: Quy trình tổ chức dạy học tích hợp Bước 1:Xác định bài dạy tích hợp Xác định các bài dạy tích hợp thông qua hoạt động phân tích , các bài dạy tập trung hướng đến hình thành các năng lực, phần lý thuyết trong bài dạy là kiến thức lý thuyết mới, phục vụ cho việc thực hành kỹ năng. Bước 2:Biên soạn giáo án tích hợp Hình 1.10: Các bước biên soạn giáo án tích hợp (1) Xác định mục tiêu của bài học Để xác định mục tiêu của giáo án cần: Tham khảo mục tiêu của mô đun trong hệ thống các mô đun của chương trình đào tạo nghề và phiếu phân tích công việc, xác định vị trí của mô đun, bài trong chương trình đào tạo nghề, từ đó xác định chi tiết mục tiêu học tập của từng bài ở 3 mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. (2) Xác định nội dung bài học
  14. Dựa vào mục tiêu sẽ chọn lọc nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh đưa vào bài quá nhiều kiến thức mà không phân biệt được kiến thức chính yếu với kiến thức thứ yếu hoặc ngược lại làm bài dạy tích hợp sơ lược, thiếu trọng tâm. Ngoài ra, dựa vào mục tiêu để biết cách sắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ, giúp HS hiểu bài và ghi bài một cách dễ dàng. - Xác định các tiểu kỹ năng cần thực hiệntrong bài học - Xác định những kiến thức liên quan đến các tiểu kỹ năng (3) Xác định các hoạt động dạy-học của GV và HS - Hoạt động dạy và học tập trung hướng tới mục tiêu - HS phải hình thành và phát huy năng lực hợp tác - Để HS nêu cao trách nhiệm trong quá trình học - HS phải học cách tìm kiếm thông tin - HS bộc lộ năng lực - HS rèn luyện để hình thành kỹ năng nghề Từ việc xác định các hoạt động học tập trên thì người giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài dạy (4) Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học mà giáo viên lựa chọn các phương tiện dạy học nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy - học của bài học. (5) Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án. Trong việc xác định thời gian thực hiện giáo án cần chú trọng thời gian dạy - học tiểu kỹ năng. (6) Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án: Công tác chuẩn bị, quá trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh lĩnh hội được. Bước 3:Thực hiện bài dạy tích hợp Bài dạy tích hợp tương ứng với kỹ năng, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Trong kỹ năng này thường gồm nhiều tiểu kỹ năng. Vì vậy, để thực hiện bài dạy tích hợp, GV cần dạy từng tiểu kỹ năng.
  15. Hình 1.11: Hoạt động của GV và HS trong từng tiểu kỹ năng Bước 4:Kiểm tra đánh giá - Học sinh: Thực hiện bài kiểm tra về các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu bài học đề ra. - Giáo viên: Từ kết quả kiểm tra mà học sinh đạt được, giáo viên sẽ điều chỉnh nội dung, thay đổi phương pháp dạy học để chất lượng dạy - học ngày một tốt hơn. Kết luận: Trên đây là 4 bước cơ bản để tổ chức dạy học tích hợp. Bốn bước này có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, giúp người giáo viên tổ chức dạy học tích hợp thành công. 4.4. Điều kiện tổ chức dạy học tích hợp Bên cạnh quy trình tổ chức dạy học đã nêu, để tổ chức dạy học tích hợp thành công cần có các điều kiện sau: - Phương pháp dạy học: Các phương pháp dạy học được áp dụng theo định hướng hành động, tích hợp giữa truyền thụ kiến thức lý thuyết với hình thành rèn và luyện kỹ năng thực hành, nhằm tạo điều kiện cho người học chủ động tham gia và hình thành cho người học năng lực thực hành - Phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học bao gồm cả học liệu được thiết kế, phát triển phù hợp với mô đun đào tạo. - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành. Ngoài kiến thức chuyên môn,
  16. kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ hiểu biết các vấn đề nga òi môn học, xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - Đánh giá: Đánh giá kết quả học tập nhằm xác định/công nhận các năng lực mà người học đã đạt được thong qua đánh giá sự thực hiện cũng như mức độ đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ. - Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Do đó phòng dạy tích hợp phải trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học, cũng như dụng cụ thực hành kỹ năng, cụ thể phải đáp ứng điều kiện dạy được cả lý thuyết và thực hành: Hiện tại chưa có chuẩn quy định về loại phòng này. Tuy nhiên do đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh. 5.Chương trình giáo dục tích hợp Chương trình tích hợp chính xác là gì? Trong khái niệm đơn giản nhất của nó, chương trình tích hợp liên quan đến việc tạo lập các kết nối, các mối liên hệ. Chương trình tích hợp được chia thành 3 loại: - Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) - Tích hợp liên môn: Interdisciplinary Integration - Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) (1) Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration) Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ nỗ lực tích hợp. Những miêu tả dưới đây phác họa các phương án khác nhau nhằm thực hiện quan điểm tích hợp đa môn Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach): Theo phương án này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lắp, khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn/môn học. Tích hợp đọc, viết và giao tiếp ngôn ngữ nói trong môn Ngôn ngữ là một ví dụ. Giáo viên tích hợp lịch sử, địa lý, kinh tế, và chính quyền trong nội bộ chương trình môn học Nghiên cứu xã hội. Thông qua kiểu tích hợp nội bộ môn học này, người học được trông đợi đạt được hiểu biết về các mối quan hệ giữa những phân môn khác nhau và mối quan hệ giữa chúng với thế giới.
  17. Tích hợp kiểu lồng ghép (Fusion). Theo cách tích hợp này, các kỹ năng, kiến thức và thái độ được lồng ghép vào chương trình các môn học thường ngày. Tại một số trường, học sinh học thái độ tôn trọng người khác qua mỗi môn học. Chủ đề Hòa bình hoặc Tiết kiệm năng lượng được lồng ghép học tập qua các môn học. Tích hợp kiểu lồng ghép có thể liên quan đến các kĩ năng cơ bản. Các nhà giáo dục có thể lồng ghép công nghệ vào các môn học trong chương trình với kĩ năng vi tính được tích hợp vào mỗi môn học Học tập dịch vụ (Service Learning). Học tập dịch vụ liên quan đến các dự án cộng đồng được thực hiện trong suốt thời gian học ở lớp. Học tập dịch vụ được xem là một phương án tích hợp đa môn. Glenn (2001) nhận thấy rằng hơn 80% các trường tích hợp học tập dịch vụ vào lớp học đã nâng cao mức điểm trung bình của các học sinh tham gia. Theo Glenn, các chương trình như thế nuôi dưỡng cho học sinh thái độ gắn kết tham gia với công đồng, mài sắc các kĩ năng sống (“people skills”) và chuẩn bị cho các em vào đời để làm việc. Các Góc học tập/ Các môn học song hành (Learning Centers/ParallelDisciplines). Đây là một cách thức tích hợp phổ biến trong đó một đề tài hoặc một chủ đề được đưa qua lăng kính cùa vài lĩnh vực môn học khác nhau. Ở một phòng học của một trường, học sinh thường trải nghiệm phương án này ở các góc học tập của lớp. Ví dụ, đối với chủ đề như là “mô thức- patterns”, ở mỗi góc học tập có một hoạt động cho phép học sinh tìm hiểu/ thám hiểm các mô thức từ quan điểm/góc nhìn của một môn học- toán, ngôn ngữ, khoa học hay nghiên cứu xã hội. Khi học sinh di chuyển qua các góc học tập để hoàn thành những hoạt động, họ lĩnh hội khái niệm “mô thức- patterns” dưới lăng kính của nhiều môn học. (2) Tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration) Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên ngành/môn. Họ kết nối các nội dung học tập chung nằm trong các môn học để nhấn mạnh các khái niệm và kỹ năng liên môn. Các môn học có thể nhận diện được, nhưng họ cho rằng ít quan trọng hơn so với cách tiếp cận tích hợp đa môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với một hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Thí dụ Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Công dân giáo dục, Hoá, Lý, được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” ở chương trình giáo dục bậc tiểu học tại Anh, Úc, Singapore, Thailand. (3) Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học .Học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai con đường dẫn đến tích hợp xuyên môn: học tập theo dự án (project-based learning) và thương lượng chương trình học (negotiating the curriculum). Học tập theo dự án . Theo Chard (1998), việc hoạch định chương trình học theo dự án được tiến hành qua ba bước:
  18. 1. Giáo viên và học sinh chọn một đề tài nghiên cứu theo mối quan tâm của học sinh, chuẩn chương trình và nguốn tài nguyên của địa phương. 2. Giáo viên nhận diện ra những điều học sinh đã biết và giúp họ đưa ra những câu hỏi để tìm kiếm, khám phá. Giáo viên cũng cung cấp nguồn cho học sinh và cho họ cơ hội làm việc trong lĩnh vực chuyên môn. 3. Học sinh chia sẻ, trao đổi công việc với người khác thông qua một hoạt động có tính tích hợp cao nhất. Học sinh trưng bày kết quả tìm thấy được, tổng quan và đánh giá dự án đã thực hiện Thương lượng chương trình học Theo cách học tích hợp này, những vấn đề/câu hỏi của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của chương trình học. Trong Soundings, học sinh phát triển chương trình học của riêng mình, Các chủ đề mà học sinh đã phát triển bao gồm “Bạo lực trong nền Văn hóa của chúng ta”, “Các vấn đế y tế ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta”; “Những môi trường ngoài hành tinh còn tồn tại”. 1.3.5:Một số khái niệm, luận điểm, luận cứ liên qua đến đề tài Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012, CTGDGPT sau 2015, “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết” (Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012). Định hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương trình GDPT theo hình thức và mức độ tích hợp trong phạm vi hẹp và tích hợp trong phạm vi rộng. Hai hướng tích hợp này phần nào tương thích với định hướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn như đã đề cập ở trên. Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông TIỂU KẾT CHƯƠNG Theo hướng tích hợp, nhiều nước kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đã đưa vào trường THCS các môn học như khoa học tự nhiên (tích hợp Toán ,lí, hoá, sinh, địa chất, thiên văn), khoa học xã hội và nhân văn (tích hợp sử, địa, giáo dục công dân, xã hội học). Kinh nghiệm các nước cho thấy việc DHTH các môn học sẽ giúp cho HS dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp là vấn đề mới mẻ, đang được Bộ GD phát động nghiên cứu. SKKN này góp phần để nâng cáo hiệu quả của vấn đề nghiên cứu khi ứng dụng vào thực tế địa phương, nhà trường, đối tượng học sinh và giáo viên. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của địa phương, nhà trường * Giáo viên: Đội ngũ giáo viên của trường THCS Bàn Đạt có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường.
  19. * Học sinh : Đối tượng dạy học là học sinh khối lớp 9 trường THCS Bàn Đạt Phú Bình –Thái Nguyên Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra Thứ hai: Đối với bộ môn Địa lý, Lịch sử, Văn học các em đã được học rất nhiều bài có liên quan đến vấn đề môi trường, các kỳ quan thiên nhiên. Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Văn học. lịch sử, Địa lí các em đã được tìm hiểu về kiến thức nhiều môn được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn toán để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Như vậy chỉ có học sinh lớp 9 mới có thể kết hợp được kiến thức của các môn học để giải quyết một vấn đề nào đó trong môn học một cách thuận lợi nhất, 2. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu • Ưu điểm: Dạy học tích hợp lồng ghép các môn khác giảm bớt sự căng thẳng nhàm chán do đặc thù của môn toán, lồng ghép kỹ năng sống cho học sinh. Giúp các em áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn. Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công, lao động hợp tác trong xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc Trong hoạt động hợp tác mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công làm một nhiêm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục tiêu chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng. Đây là một sự chuẩn bị rất cần thiết khi mà HS của chúng ta ra trường rất thiếu kỹ năng làm việc thực tiễn Dạy học tích hợp giúp học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang lại không khí thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sỡ cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẫn thận, do đó khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động đặc biệt là giữa GV và HS • Nhược điểm: + Đối với người dạy: - Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau : - Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao . * Nguyên nhân : do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh .
  20. -Giáo viên sử dụng chưa thành thạo phương pháp dạy học tích hợp để làm tăng sự linh hoạt trong bài giảng. -Thời gian của giáo viên hạn hẹp, kiến thức xã hội thường cập nhật kém các ngành khác. + Đối với học sinh: - Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Toán - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập. - Một số học sinh TB yếu chưa biết cách làm bài tập nhất là các BT liên quan đến kiến thức thực tế - Một số em còn lười biếng về nhà không chịu làm bài tập 3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng vấn đề nghiên cứu Việc DHTH không đơn giản vì từ lâu các trường sư phạm chỉ quen đào tạo GV dạy các môn học riêng rẽ. Việc đào tạo GV dạy các môn học tích hợp đòi hỏi phải thiết kế lại chương trình ĐTGV về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phải chuẩn bị chu đáo về đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị DH Việc DHTH ở các trường PT không chỉ liên quan với việc thiết kế nội dung chương trình mà còn đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ về cách tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi việc đánh giá, kiểm tra, thi. Vì những lẽ đó, trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chúng ta chưa thể thực hiện các môn học tích hợp ở THCS một cách đại trà và liên tục.Tuy chưa thực hiện được các môn học tích hợp, chúng ta vẫn đặt vấn đề phát triển năng lực DHTH ở GV trung học. Ngày càng có nhiều nội dung GD mới cần đưa vào nhà trường (dân số, môi trường, phòng chống HIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông ) nhưng không thể đặt thêm những môn học mới mà phải lồng ghép vào các môn học đã có. Vì thế trong dạy học, GV cần tăng cường những mối liên hệ liên môn (ví dụ sinh học với kĩ thuật nông nghiệp, vật lí với kĩ thuật công nghiệp), thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học (ví dụ Tiếng Việt - Văn học, Tập làm văn trong môn Ngữ văn), tích hợp các mặt giáo dục khác trong các môn học phù hợp (ví dụ giáo dục dân số, môi trường trong môn sinh học, địa lí). TIỂU KẾT CHƯƠNG Tóm lại, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên của dạy học tích hợp, mỗi giáo viên chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng cỏ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài dạy chính là sau bài hoc học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự khám phá kiến thức hoặc có thể tự mình tạo lập căn bản trong những tình huống mà đời sống đặt ra cho các em. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: Xác định mục tiêu học tập
  21. Cần quan niệm rõ Mục tiêu dạy học là hướng tới mục tiêu học tập bộ môn của trò (chứ không phải của thầy), GV phải hình dung sau khi học xong bài học, HS phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ gì, ở mức độ như thế nào. Mục tiêu đề ra là cho HS, thông qua các hoạt động học tập tích cực, vì thế khi xác định mục tiêu học tập cần : - Lấy trình độ HS chung của cả lớp làm căn cứ, nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm HS có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi HS được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa với sức mình. - Chú trọng đồng đều đến các lĩnh vực : kiến thức, kỹ năng, tư duy và thái độ. Mỗi lĩnh vực GV nên cụ thể hoá các mức độ sao cho có thể đánh giá được càng cụ thể càng tốt, qua đó có được thông tin phản hồi về nhận thức của HS sau mỗi nội dung dạy học. - Tránh xây dựng các mục tiêu chung chung cho nhiều bài học, quá khái quát cho nhiều nội dung dạy học, hoặc xa rời nội dung và phương pháp dạy học, hoặc mang nặng tính chủ quan của GV. - MTHT phải tạo nên sự gắn kết giữa nội dung và phương pháp dạy học, là cơ sở để GV chủ động đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việc học tập của HS trở nên lý thú, có hiệu quả thiết thực. Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát hợp với yêu cầu chương trình, với điều kiện hoàn cảnh dạy học thì càng tốt. Mục tiêu được xác định như vậy sẽ là căn cứ để thầy đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để cho trò tự đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện các nhiệm vụ, nhằm đạt mục đích dạy học một cách vững chắc. Dự kiến các hoạt động học tập (HĐHT) Để đạt đến các mục tiêu dạy học thông qua phương pháp dạy học tích cực, GV phải chủ động dự kiến các hoạt động học tập của HS trong tiết học. Có thể nói HĐHT là trọng tâm của hoạt động dạy học, qua đó GV thể hiện các ý đồ về phương pháp giúp HS đạt được mục tiêu học tập. Mỗi HĐHT là một tình huống gợi động cơ học tập; một HĐHT thường gồm nhiều HĐ thành phần với mục đích riêng; thực hiện xong các HĐ thành phần thì mục đích chung của cả HĐ cũng được thực hiện. Vì thế, GV phải có sự đầu tư về chất lượng và kết quả của HĐ, suy nghĩ công phu về những khả năng diễn biến của các HĐ đề ra cho HS, dự kiến các giải pháp điều chỉnh để đảm bảo thời gian. -Trong các hoạt động học tập GV cần xác định phần nào,mục nào sẽ cần tích hợp,tìm hiểu ,sưu tấm các dữ liệu hình ảnh liên quan đến vấn đề đó giúp hoạt động có hiệu quả và gây hứng thú cho HS -Trước hoặc sau tiết học GV nên có sự hướng dẫn hS tự tìm hiểu ,sưu tầm các vấn đề đã hoặc sẽ tích hợp,sau đó trình bày trước lớp hoặc làm bài thu hoạch =>HS sẽ thấy hào hứng ,ham mê yêu thích bộ môn hơn Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy -Giáo viên tự học hỏi CNTT theo mạng Intenet hoặc dưới sự chỉ đạo của PGD khi có lớp tập huấn -Áp dụng tìm hiểu trên mạng Intenet và các phương tiện thông tin đại chúng để tìm hiểu,nắm vững các vấn đề ngoài môn học để việc tích hợp đạt hiệu quả -Học hỏi bạn bè đồng nghiệpkeetshowpj với tự nghiên cứu để hiểu thấu đáo các vấn đề liên quan đến giúp cho HS hiểu và yêu thích giờ học,môn học
  22. 8,Áp dụng:Sau đây là bài dạy theo chương trình tích hợp đã được thử nghiệm ở khối 9 trường THCS Bàn Đạt năm học 2015-2016: Tuần 20-Tiết 43:Luyện tập-Đại số 9 I/ MỤC TIÊU: Sau tiết học HS cần đạt được: 1,Kiến thức: Học sinh được cũng cố lại các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình 2,Kỹ năng: HS rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức môn học vật lí, môn hoá học , hình học để giải thành thành thạo một số bài toán có nội dung khác nhau bằng cách lập hệ phương trình. 3,Thái độ: Học sinh có ý thức và tích cực giải bài tập, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán , cũng như các môn lí , hoá , địa lí , giáo dục dân số , môi trường II) Chuẩn bị : * Giáo viên: Máy chiếu, , giáo án,bảng phụ,1 số tranh ảnh và tư liệu có liên quan đến bài học Thước, , phấn màu, máy tính. *Học sinh: Làm các bài tập về nhà. Thước kẻ, máy tính.sưu tầm 1 số tranh ảnh ,tư liệu liên quan đến các vấn đề nêu ra trong các bài toán III) Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành. IV,Các bước tiến hành: 1,Ổn định lớp và kiểm tra sĩ (2’) 2,Kiểm tra bài cũ(2’): Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3,Tiến hành luyện tập(35’) Hoạt động của GV và học sinh Nội dung Dạng 1:Bài tập tích hợp giáo dục môi trường –Thực phẩm an toàn(10’) Bài 34sgk/24 y/c hs giải bài tập theo HS thảo luận và Bài giải: nhóm giải BT theo Gọi x là số luống rau, y là số cây của mỗi GV đi hỗ trợ giúp các nhóm luống. Điều kiện x > 0, y > 0. Tăng 8 nhóm HS yếu luống, mỗi luống ít hơn 3 cây thì số cây toàn vườn ít đi 54 cây, ta được: -Gọi đại diện 1 nhóm 1 vài HS trả lời (x + 8)(y - 3) = xy - 54 lên bảng trình bày,các Giảm 4 luống mỗi luống tăng thêm 2 cây nhóm khác nhận xét bổ thì số cây toàn vườn tăng 32 cây, nên ta sung được: (x - 4)(y + 2) = xy + 32 -Cho hs dự đoán vườn -hs nêu ý kiến Ta được hệ phương rau nhà bạn Lan trồng rau sạch hay k sạch? trình: -HD hs tìm hiểu về rau Giải ra ta được: x = 50, y = 15 sạch cũng như ảnh Số cây rau cải bắp nhà Lan trồng: 50 . 15 hưởng của an toàn TP = 750 (cây) đối với đs con người Lắng nghe GV Dạng 2:Bài tập tích hợp sinh học;Kĩ năng sống(12’)
  23. Bài 2:Năm học 2014-2015 trường THCS Cận thị học đường đang Lắng nghe,tìm Bàn Đạt có số HS cận thị =1/12số HS toàn ngày càng phỏ biến hiểu đề bài,1 hs trường,Năm học 2015-2016 số HS cận nhất là các thành phố đọc to đề bài thị=1/8 số HS cả trường do đó số hs cận lớn,ở trường ta cũng thị nhiều hơn năm học trước là 40 HS. vậy số hs năm sau cận HS thảo luận và Biết tổng số HS 2 năm học là 736 hs thị nhiều hơn năm giải BT theo Hãy tính số hs bị cận thị trong mỗi năm trước,muốn biết cụ thể nhóm học? các em đi giải BT -Đại diện các Giải: Gọi số hs bị cận thị năm học 2014- sau(nêu đề bài ra bảng nhóm treo bài 2015 là x(hs) phụ) lên bảng Số hs bị cận thị năm học 2015-2016 là -Y/c HS làm việc theo -HS các nhóm * y(hs)(x,y>736;x,y∈ N ) nhóm nhận xét trao đổi Số hs bị cận thị năm nay cao hơn năm học kết quả trước là 22hs -Nêu các ý kiến y-x=22 -x+y = 22(1) thắc mắc và cách Số HS toàn trường 2 năm học là 736 hs giải khác => 12x+8y = 736(2) Liện hệ :Thế nào là -HS liên hệ,nêu ý Từ (1) và (2) ta có hệ pt: bệnh cận thị ;Cách kiến x y 22 phòng tránh bệnh cận 12x 8y 736 thị Giải hệ PT ta được x=28;y=50(TMĐK) -Liên hệ với trường -HS lắng Vậytrường THCS Bàn Đạt năm học 2014- xem phòng học có đủ nghe,ghi nhớ 2015 có 22 hs bị cận thị;Năm học 2015- tiêu chuẩn về ánh sáng 2016 có 50 hs bị cận thị chưa? HS liên hệ Dạng 3:Bài tập tích hợp giáo dục lịch sử truyền thống Đội TNTP HCM(13’) Bài 3:Năm ngoái , trong phong trào “kế Trong các phong trào hoạch nhỏ”tổng số giấy vụn của hai chi hoạt động của Đội thì đội 9A và 9B góp được là 100 kg . Do làm có 1 phong trào rất có ý công tác tuyên truyền vận động , khá tốt nghĩa ,đó là phong trào nên năm nay, số giấy vụn góp được của Lắng nghe ”kế hoạch nhỏ”ở liên chi đội 9A tăng thêm 20 %. Còn chi đội 9 Đọc đề bài Đội ta cũng vậy,để biết B tăng thêm 25%. Tuy nhiên , số giấy số giấy vụn 2 chi đội vụn của 9 A năm nay vẫn nhiều hơn 9 B khối 9 góp được bao là 25,5kg. Tính sốgiấy vụn năm ngoái nhiêu ta đi xét BT sau: của mỗi chi đội? (đưa đầu bài lên bảng Giải phụ cho hs đọc) Gọi số giấy vụn chi đội 9A góp được năm Cho HS hoạt động cặp ngoái là x(kg) HS hoạt động đôi Số giấy vụn chi đội 9b góp đượcnăm ngoái cặp đôi -gọi 1 hs đại diện 1 cặp là y(kg) (0 y) 1 hs trình bày lời đôi trình bày lời giải Tổng số giấy 2 chi đội góp được năm ngoái giải -HD hs nhận xét ,sửa là 100kg Các cặp đôi khác sai,giải đáp thắc mắc =>x+y =100(1) nhận xét, bổ Liên hệ :Phong trào Số giấy vụn năm nay chi đội 9A góp được sung,nêu các vấn ”kế hoạch nhỏ” là gi? là x+20%x=1,2x(kg) đề thắc mắc
  24. Số giấy vụn năm nay chi đội 9B góp được Lịch sử và ý nghĩa của là :y+50%y =1,5y(kg) phong trào “kế hoạch Theo đầu bài ta có: nhỏ”? -HS lắng 1,2x-1,5 y =25.5(2) Liên hệ với phong trào nghe,ghi nhớ Từ (1) và (2) ta có hệ PT: ở liên đội ta? x y 100 Hs liên hệ 1,2x 1,5y 25,5 Giải hệ PT ta được :x=65 ;y=35(TMĐK) Vậy số giấy vụn năm ngoái chi đội 9A góp được là 65kg ; Số giấy vụn năm ngoái chi đội 9B góp được 35kg 4,Củng cố(4’): -Nêu các KT cần nhớ qua tiết học? (1-2 hs phát biểu =>Gv chốt lại Kt toàn bài ,LƯU Ý NHẤN MẠNH CÁC VẤN ĐỀ TÍCH HỢP có trong tiết dạy) 5,Hướng dẫn về nhà(2’): -Ôn lại các BT và tìm hiểu kĩ hơn các vẫn đề liên quan trong tiết học -Làm BT35,37,38,39sgk/25,xét xem qua các bài tập có vấn đề nào có thể tích hợp?(ví dụ bài toán chuyển động đường bộ có thể tích hợp về ATGT,hoặc tìm hiểu về các loại xe,các vụ tai nạn giao thông và cách phòng tránh ) -Ôn tập chương III PHỤ LỤC: Một số tư liệu dùng trong tiết học (ngoài 1 số tranh ảnh ,tư liệu HS tự sưu tầm) *)Dành cho bài tập1(bài 34sgk) 1, Thế nào là rau sạch? Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn là loại rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật bảo đảm được tiêu chuẩn sau: Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích nhằm giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, thuốc trừ sâu, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Rau chỉ được coi là sạch nếu người sản xuất tuân thủ các biện pháp kỹ thuật sau: Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch, chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen ), chưa bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý). Giảm lượng phân đạm bón cho các loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Khi ăn vào, nitrat sẽ chuyển thành nitrit, chúng kết hợp với các amin tạo nên các nitro amin gây bệnh, làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u, nhất là các em gái rất dễ bị ngộ độc với nitrat. Lượng nitrat trong rau phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật canh tác. Bón càng nhiều phân hóa học thì lượng nitrat càng lớn. Bón các loại phân đạm có chứa nitrat thì lượng nitrat cao hơn bón các loại phân urê, sulfat đạm. Bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat thấp, bón muộn quá trước khi thu hoạch thì lượng nitrat trong rau cao. Bón phân hóa học đúng quy định, kết hợp với phân chuồng, phân xanh và phân vi lượng là biện pháp làm giảm
  25. nitrat trong rau. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng hoai, mục để giảm các mầm bệnh, đặc biệt là các vi sinh vật có hại. Không tưới rau bằng phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, các loại nước đã bị nhiễm bẩn. Không phun thuốc trừ sâu, vì thuốc trừ sâu có chứa nhiều gốc hóa học như DDT, 666, thủy ngân gây độc hại cho cơ thể. Phun thuốc trừ sâu bừa bãi làm độc tố tồn dư trong đất cao và nguy hại hơn nữa là chúng hòa tan vào các nguồn nước sinh hoạt cho người sử dụng. Hiện nay, việc sử dụng phân hữu cơ hoai, mục, phân vi sinh tổng hợp, ứng dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với rau nói riêng đang được khuyến khích. Với thuốc trừ sâu, không nên mua các loại thuốc không rõ nguồn gốc. Không nên thu hoạch ngay sau khi bón phân, hoặc nhất là khi mới phun thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời gian phân giải, phân hủy an toàn khác nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác nhau. Tuyệt đối không được thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc trừ sâu. Phải bảo đảm đủ thời gian phân hủy sau khi phun, tưới mới được thu hoạch và mang bán. 2. Ảnh hưởng của chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tới sức khỏe của con người và kinh tế xã hội 2.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người nói chung Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người để học tập, làm việc và lao động sản xuất, nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Cần phải nhấn mạnh rằng, không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, , nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các độc tố có hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh (như ung thư) hoặc có thể gây ra các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng cụ thể tới sức khỏe phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh khác nhau. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có những ảnh hưởng cụ thể đến những vấn đề sau của sức khỏe con người: - Ảnh hưởng đến tạo hình: thể lực, chiều cao - Ảnh hưởng tới điều hòa gen: giống nòi - Ảnh hưởng tới hệ thống Enzyme: quá trình chuyển hóa - Ảnh hưởng đến chức năng: tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết, hô hấp, sinh dục
  26. - Nguy cơ gây nên bệnh tật: ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính, bệnh truyền qua thực phẩm, huyết áp, ung thư (thực quản, tiền liệt tuyến, dạ dày, đại tràng, vú, trực tràng, khoang miệng, gan, ), sỏi mật, đái đường, sơ gan, răng miệng, loãng xương, phù thũng, lở loét da, khô mắt, còi xương, (riêng bệnh huyết áp và ung thư chiếm 35% có liên quan đến ăn uống). 2.2. Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội Hàng năm, ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người. Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc, con người có thể trải qua những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể và thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sức khỏe, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về viện phí, mất thời gian trong công việc của bản thân người bệnh và người thân trong gia đình, giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng về tâm lý cho những người thân phải lo lắng, suy tư về tình hình sức khỏe của người bị bệnh. Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Mục tiêu tiếp theo của vệ sinh an toàn thực phẩm là có được uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng và người tiêu dùng, bán được nhiều sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước làm tăng thêm nguồn thu cho cá nhân, doanh nghiệp, làm giàu cho quốc gia, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, *)Dành cho bài 2: 1. Cận thị là gì? Cận thị là một tật khúc xạ của mắt. Cận thị do nhãn cầu bị dài ra hoặc do độ tụ của mắt tăng hơn bình thường. Tiêu cự của mắt không nằm trên võng mạc mà nằm trước võng mạc, trong thủy tinh dịch. Khi các cơ thể mi đã giãn hết thì không còn cơ chế nào để làm giảm độ tụ của mắt nữa. Trường hợp này mắt không thể điều tiết để cho ảnh của một vật ở xa nằm đúng trên võng mạc, nhưng khi vật lạ gần hơn thì mắt có thể tăng độ tụ để ảnh nằm đúng trên võng mạc. Để sửa tật cận thị người ta phải đeo kính phân kỳ để giảm trị số khúc xạ của thủy tinh thể, nhờ vậy mà ảnh của vật hiện rõ trên võng mạc. 2. Nguyên nhân gây cận thị?
  27. -Di truyền: Nếu trẻ có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 đi ốp trở lên, khả năng bệnh di truyền sang trẻ là 100%. -Trẻ sinh non, trẻ có cân nặng thấp khi sinh: Hầu hết những trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều bị cận thị ở giai đoạn từ học vỡ lòng đến tuổi thiếu niên. -Trẻ thiếu hoặc ít ngủ: Thiếu ngủ hay ngủ quá ít dễ khiến trẻ bị mắc cận thị từ sớm. -Trẻ đọc sách nhiều, trẻ ngồi học sai quy cách khi để mắt quá gần sách lâu ngày có nguy cơ bị cận thị cao hơn các trẻ khác. -Trẻ xem tivi nhiều và ngồi gần tivi ở khoảng cách dưới 3m. 3. Triệu chứng bệnh cận thị? -Trẻ hay nheo mắt, chói mắt, giụi mắt, mỏi mắt do khả năng điều tiết của mắt kém. -Trẻ không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m. -Trẻ dí sát mặt vào cuốn sách trong khi đọc, khó đọc do không nhìn rõ chữ. -Trẻ thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ các chữ trên bảng. -Trẻ nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt. -Trẻ làm kém hiệu quả trong các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ hình, tập đọc 3,Phương pháp phòng tránh bệnh cận thị Thay đổi thói quen hằng ngày để phòng bệnh cận thị -Cho mắt nghỉ ngơi từng lúc: Khi chúng ta hoạt động gì về mắt quá lâu như đọc truyện, đọc sách báo quá lâu sẽ khiến mắt chúng ta mỏi và làm cho thị lực bị giảm đi. Chính vì vậy nhìn gần quá lâu chúng ta lên cho mắt nhìn xa 1-2′, hoặc nhắm mắt thư giãn trong khoảng 30s. Chú ý đến ánh sáng: Ánh sáng cũng là 1 tác nhân dẫn đến cận thị. Khi phòng học hoặc nơi làm việc có ánh sáng kém, không đủ sáng cho mắt cũng khiến cho mắt phải cố nhìn lên dẫn đến thị lực bị kém đi. Vậy nên tìm nơi nào có ánh sáng đủ sáng để làm việc, hoặc lên sử dụng các loại bóng đèn có ánh sáng trắng, không sử dụng các loại bóng đèn vàng nó sẽ làm cho mắt bị chói và nhanh mỏi mắt. Chú ý khoảng cách khi đọc và viết: Khoảng cách đọc và viết từ 25cm đến 40 cm tùy theo độ tuổi lớn nhỏ. Còn khoảng cách sử dụng màn hình máy tính khoảng 60cm. Chúng ta không nên đọc và viết khoảng cách gần quá vì khi đó mắt sẽ phải cố gắng điều tiết thị lực để đọc được, chính vì vậy sẽ làm thị lực bị giảm đi. Không nên đọc sách, truyện, báo trên tàu xe: vì khi đó khoảng cách đọc của chúng ta sẽ bị thay đổi liên tục rất có hại cho mắt Không nên xem tivi quá gần, quá lâu: Ánh sáng tivi quá sáng cũng khiên cho mắt chúng ta hay bị mỏi. Lên xem tivi với lượng thời gian vừa phải để có thời gian cho mắt được nghỉ. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh cận thị -Ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin A: Vitamin A có tác dụng làm sáng mắt chính vì vậy nên bổ sung các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin A như: cà chua, cà rốt, gấc - Nên cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các vi chất vitamin E, C, chất khoáng có trong rau củ quả, thịt, cá biển, trứng để duy trì các môi trường trong suốt của mắt.
  28. -Ngoài ra nên đi khám mắt định kì để sớm phát hiện các bệnh về mắt để có hướng điều trị kịp thời. *)Dành cho bài 3: PHONG TRÀO “KẾ HOẠCH NHỎ” Phong trào kế hoạch nhỏ là một phong trào của thiếu nhi Việt Nam ra đời năm 1958, do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí thu được để xây nhà máy nhựa TNTP tại Hải Phòng. Ngày 2/12/1958, Chủ tích Tôn Đức Thắng đã viết thư cho phép mở rộng phong trào trên toàn miền Bắc. Trong lễ khánh thành nhà máy, 18.000 sản phẩm của nhà máy để trao lại cho thiếu nhi miền Nam đang sống dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hành động này nhằm thể hiện sự đoàn kết giữa thiếu nhi cả hai miền nam bắc. Năm 1975, Sau khi thống nhất đất nước, phong trào được thực hiện thêm ở miền Nam. Chủ yếu hoạt động thu hồi giấy, phế liệu, tăng gia, trồng cây, nuôi gia cầm,"Trồng một cây, nuôi một con", Sau nhiều năm triển khai, phong trào đã phát triển rộng khắp và đạt được nhiều kết quả như: góp phần cho ra đời "Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh", xây dựng "Khách sạn khăn quàng đỏ" ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ niệm Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống, cờ, khăn quàng đỏ, vì vậy phong trào luôn lớn mạnh TIỂU KẾT CHƯƠNG Bài dạy thử nghiệm đã thu được một số thành công:HS hào hứng thích thú học tập,tiết học sôi nổi sinh động,đa số hs hiểu bài và thích học. Song cũng không tránh được hạn chế như:Tốn nhiều thời gian,không chữa được hết các dạng BT Tóm lại, để đạt được mục tiêu đào tạo chung với những yêu cầu trên, mỗi giáo viên chúng ta cần có nhiều cố gắng nỗ lực tìm tòi nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng cỏ bản của từng bài học cụ thể, từ đó tìm tòi, lựa chọn phương pháp thích hợp trong quá trình dạy học. Cần đầu tư cho khâu chuẩn bị bài dạy chính là khâu thiết dạy học để có thể phát huy tối đa năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh.Thành công của bài dạy chính là sau bài học, học sinh sẽ có đủ kiến thức và năng lực để tự khám phá hoặc có thể tự mình tạo lập trong những tình huống mà đời sống đặt ra cho các em các em sẽ thấy yêu thích bộ môn và ham học hơn,thấy yêu trường yêu lớp yêu bạn bè hơn Từ đó chất lượng học tập được nâng lên KẾT LUẬN * Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Với SKKN này hiệu quả trước tiên tôi nhận được chính là sự hứng thú, chủ động của học sinh trong việc học môn toán vốn khô khan, khó hiểu. Khi các em có kiến thức văn hóa các em tiếp cận bài toán đơn giản, dễ hiểu hơn rất nhiều. Thứ nữa, tạo cho các em thói quen và kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và đặc biệt luôn biết khai thác kiến thức
  29. đã có để giải quyết một vấn đề mới. Đó cũng là yêu cầu mà môn học nào cũng đặt ra. Thứ ba, dạy tích hợp trong môn toán cũng tạo ra cho giáo viên thói quen luôn tự làm mới mình. Đặc biệt với những giáo viên chỉ đào tạo một môn toán sẽ có điều kiện tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa liên quan để bổ sung cho tư duy của mình. Và một hiệu quả nữa là việc thiết kế bài bài học sẽ đơn giản, tránh máy móc cầu kì. Bởi vì nó luôn được thiết kế theo xu hướng mở nên dất dễ trong lựa chọn thiết bị dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học, * Kết quả thực hiện: Năm học 20 – 20 với 1 lớp dạy thử nghiệm: Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp kết quả đã có sự chuyển biến rõ nét. - Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm hiểu. - khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức. - Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài hiểu biết kiến thức cũng được nâng lên. - Sau đây là bảng tiêu chí đánh giá kết quả thông qua khảo sát độ tin cậy, nắm vững kiến thức. Sau đây là bảng so sánh kết quả thu được trước và sau khi thử nghiệm đề tài-SKKN -Điểm TB cả năm : Xếp loại Lớp Giỏi Khá Đạt Chưa đạt Trước sau Trước sau Trước sau Trước sau 9/3 1 14 6 12 13 12 22 04 - Đánh giá theo tiêu trí hứng thú tích cực: Đánh giá Lớp Hứng thú Có hứng thú Chưa hứng thú Trước sau Trước sau Trước sau 9/3 4 14 10 20 27 7 - Đánh giá theo sự hiểu biết – Lí giải: Đánh giá Lớp Lí giải tốt vấn đề Lí giải được vấn đề Còn khúc mắc Trước sau Trước sau Trước sau 9/3 4 13 10 19 23 10 - Kết quả hoàn thành của học sinh qua phiếu học tập cá nhân (ở cấp độ trung bình qua sự hướng dẫn của giáo viên), lồng ghép nhiều môn, kênh hình giúp học sinh ghi nhận kiến thức tốt. - Vận dụng lý thuyết vào làm BT cấp độ thấp - Vận dụng giải BT tổng hợp (ở mức độ thông hiểu,vận dụng cấp độ cao,thấp) - Áp dụng kiến thức toán học vào thực tế giới thiệu lồng ghép danh lam thắng cảnh, khám phá địa danh, du lịch B,Về khả năng áp dụng của sáng kiến SKKN dựa trên yêu cầu tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nên hoàn toàn có thể áp dụng một cách thuận lợi dễ dàng. Thứ hai, với môn Toán nói chung, và toán 9 nói riêng. Các kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lí có xuất hiện đan xen trong từng
  30. khía cạnh, từng phần của mỗi bài học. Bởi vậy, biết chọn nội dung tích hợp phù hợp trong dạy một bài toán là yêu cầu mới giáo viên phải có. Không nắm được những tri thức này thì không thể dạy thành công một vấn đề , càng không thể khơi gợi được sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh. Thứ ba, cách chuẩn bị, thiết kế bài giảng cũng tương đối khoa học, đơn giản theo hướng hiệu quả nên bất kỳ giáo viên nào cũng có thể áp dụng được. Vì thế, Tôi tin rằng đây sẽ là một cách tiếp cận đúng cho việc giảng dạy tích hợp môn toán 9 của mỗi giáo viên dạy toán. Trong sáng kiến này tôi chỉ nêu ra và áp dụng với học sinh khối 9 năm học 2015- 2016 trường THCS Trần Phú trong việc dạy học tích hợp môn toán nói chung và toán 9 nói riêng.Những khó khăn học sinh mắc phải từ đó đưa ra các giải pháp tạo cho các em niềm say mê, hứng thú với bộ môn .Qua đó cải thiện và nâng cao chất lượng môn Toán trong nhà trường 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên: Giảng dạy tích hợp là dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, do vậy giáo viên phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề. Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề thì giáo viên phải có trình độ xác định các mục tiêu bài dạy, phân bố thời gian hợp lý, chọn lựa phương pháp dạy học phù hợp, khả năng bao quát và điều hành hoạt động của người học. - Học sinh: Học sinh phải chủ động, tích cực, độc lập, có tinh thần hợp tác. - - Cơ sở vật chất: Bản chất của dạy học tích hợp là tổ chức dạy học kết hợp giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành trong cùng không gian, thời gian và địa điểm. Điều này có nghĩa là khi dạy một kỹ năng nào đó thì phần kiến thức liên quan đến đâu sẽ được dạy đến đó và sẽ được thực hành ngay kỹ năng đó. Tuy nhiên do đặc điểm của việc tổ chức dạy học tích hợp cho nên phòng học phải có chỗ để học lý thuyết đồng thời cũng phải có chỗ để bố trí máy móc thiết bị thực hành. Vì vậy, diện tích phòng dạy học tích hợp phải đủ lớn để kê bàn, ghế học lý thuyết, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ giảng dạy lý thuyết, lắp đặt đủ các thiết bị thực hành cho học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: -HS yêu thích học tập bộ môn -Chất lượng học tập của HS được nâng lên -Giúp hs phát triển toàn diện hơn -GV được hiểu rộng rãi các môn,từ đó có tinh thần trách nhiệm và nâng cao nghiệp vụ sư phạm 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: -Học sinh hứng thú học tập,yêu trường ,yêu lớp -HS được giáo dục toàn diện -Chất lượng học tập của trường sẽ được nâng lên -Quan hệ thầy- trò,trò-trò được cải thiện:Gần gũi ,yêu quý và hiểu biết lẫn nhau,có sự hợp tác tốt
  31. THAY LỜI KÊT: Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là chủ đề mới mẻ. Nó có nhiều ưu điểm nhưng chắc chắn không tránh được nhược điểm. Giáo viên mất nhiều thời gian nghiên cứu trong khi chưa có tài liệu hướng dẫn, tham khảo. Bên cạnh đó giáo viên phải ứng dụng CNTT tốt, tra cứu và tự học hỏi với đồng nghiệp qua mạng INTENET Do điều kiện và năng lực của bản thân tôi còn hạn chế, các tài liệu tham khảo chưa thật đầy đủ nên chắc chắn khi thực hiện đề tài còn những điều chưa hoàn thiện. Nhưng tôi mong rằng sang kiến này ít nhiều cũng giúp học sinh có thêm động lực sự say mê và nhất là thay đổi được thói quen học thụ động trong học môn toán 9 nói riêng và môn Toán nói chung Bằng những kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, nhất là những bài học rút ra sau nhiều năm dự giờ thăm lớp của các đồng chí cùng trường cũng như dự giờ các đồng chí trường bạn. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn trường THCS Bàn Đạt,tôi đã hoàn thành đề tài- SKKN: "Dạy học tích hợp trong giảng dạy môn toán 9" ở trường THCS Trần Phú Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các đồng chí trong tổ chuyên môn trường THCS Đạt đã giúp tôi hoàn thành đề tài- SKKN này. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí trong ban giám hiệu và các đồng chí trong tổ, ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Ninh Hà,ngày tháng năm20 Ninh Hà, ngày 21 tháng 5 năm20 Thủ trưởng tổ chức, đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu)