Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn âm nhạc"

doc 12 trang nhatle22 6510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn âm nhạc"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn âm nhạc"

  1. CHUYÊN ĐỀ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn âm nhạc PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh , âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Âm nhạc đi sâu vào tâm hồn trẻ con qua lời ca, giai điệu bài hát, giúp cháu hiểu biết lời giáo dục trong từng câu, chữ trong bài hát và cháu sẽ thích thú và hứng thú hơn khi thể hiện bằng lời ca kết hợp có nhạc , xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”. Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng, ở cháu không ca hát mà cháu còn nhún theo nhịp lời ca, đung đưa người theo lời ca, theo giai điệu bài hát. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. 1
  2. Âm nhạc nối kết các cháu lại gần nhau hơn. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Hiện nay, chương trình âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng ca hát đúng giai điệu bài hát, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, hoặc giọng hát chưa diễn cảm, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa đạt được so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp để dạy trẻ Mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ ca hát và vận động theo nhạc, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn âm nhạc 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động ca hát của trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tìm ra được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm hình thành kỹ năng ca hát thể hiện đúng giai điệu bài hát, hát đúng lời ca cho trẻ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại lớp lá ở điểm Bưng Long Trường Mẫu Giáo Long Phú năm học 2016 - 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát trẻ Thực hành trên trẻ Các loại tài liệu về hoạt động âm nhạc 5. Tính mới của đề tài Có nhiều hình thức phương pháp mới lạ thu hút trẻ vào các hoạt động một cách tích cực thông qua tranh ảnh, hình ảnh trên máy PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Khái niệm về ca hát Ca hát là thể hiện lời ca kết hợp với nhạc của bài hát, với lời ca diễn cảm, hát theo giai điệu bài hát tốt kết hợp với nhạc sẽ làm cho lời ca thêm sinh động và đầy truyền cảm 2. Đặc điểm khả năng vận động theo nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi 2
  3. Ca hát giúp cháu trẻ 5 - 6 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy: Bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhóm, từ nhóm nhảy toả ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các động tác nhảy chân sáo, đá chéo chân, cùng với người lớn tập dượt các bài hát, truyền đạt các bài mẫu trò chơi. Trẻ 5 - 6 tuổi có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, trống đệm theo nhịp, tiết tấu chậm. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 - 2 âm thanh. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trường Mẫu giáo Long Phú còn thiếu về cơ sở vật chất so với một số trường MN, MG thuộc Huyện Long Phú. Nhiều điểm lẻ, đa số các lớp mượn tạm của tiểu học, nhưng đường đi cũng dễ đi lại CHƯƠNG II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY CA HÁT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 1. Hát mẫu chuẩn Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất. Hát diễn cảm là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và lời ca, giai điệu bài hát là rất quan trọng) Dạy trẻ hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ nội dung bài hát, lời bài hát, giai điệu bài hát mà lựa chọn cho phù hợp với cháu lớp mình 2. Dạy vận động - Dạy vỗ tay theo nhịp (Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp), múa: thì chọn động tác phù hợp với lời múa và giai điệu của bản nhạc Ví dụ: Dạy trẻ múa bài Cháu yêu cô chú công nhân - Vào bài cô đố trẻ Ai người đo vải Rồi lại cắt may Áo quần mới, đẹp 3
  4. Nhờ bàn tay ai (Cô thợ may) - Cô hỏi trẻ + Câu đố kể về ai ? + Các con đã được làm quen với những bài hát nào kể về cô chú công nhân ? + Ai sáng tác bài Cháu yêu cô chú công nhân ? - Cô nói: Để bài hát khi biểu diễn thêm vui, nhịp nhàng cô cùng các con vỗ tay theo tiết tấu chậm kết hợp với lời ca nhé. - Cả lớp cùng hát lại bài hát - Cô làm mẫu. Cách vỗ tay như sau: Chú công nhân – xây - nhà cao tầng 123 nghỉ 123 - Cô giải thích cho trẻ như hướng dẫn trên, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bài. Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc giáo viên có thể linh hoạt, làm đa dạng các cách hướng dẫn Dạy cả lớp vận động theo nhạc. Nối tiếp theo tổ. ( Cô dùng các câu đối đáp để mời cháu.VD: Chim kêu, chim kêu; cô thương cô thương; cô bảo cô bảo, ). Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. Nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các vũ công và múa cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ. Theo tốp nhỏ. Dưới nhiều hình thức : Tổ, nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ tập sử dụng hoa múa, nơ cho bài hát để tiết mục âm nhạc thêm sinh động * Trong tổ chức có nhiều người tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác cháu trai khác động tác cháu gái Muốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, tôi cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của các cháu trai trước, động tác của các cháu gái sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: Chú bộ đội có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh như như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.” Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. 4
  5. Để tạo sự hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực luyện tập múa, tôi có thể cho trẻ múa dưới các hình thức và sắp xếp di chuyển đội hình như sau: + Cô cho cả lớp múa. (Đội hình đứng vòng tròn, cô cũng đứng ở vòng tròn múa cùng trẻ). + Trẻ múa theo nhóm các bạn trai và các bạn gái đứng riêng theo từng vòng tròn. (hai vòng tròn đồng tâm) + Trẻ múa từng đôi. (Hai trẻ quay mặt vào nhau hoặc tự chọn bạn để múa) + Trẻ múa theo nhóm nhỏ. + Cá nhân múa. Do trẻ học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Trẻ bắt chước có thể không như giáo viên như những gì nghe nhìn qua mẫu giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa. Như vậy bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật. VD: Dạy trẻ ca hát: cô cũng sử dụng thủ thuật như trên, nhưng với ca hát thì trước hết cô cần hát đúng lời, đúng giai điệu và hát diễn cảm bài hát, đây là điều rất quan trọng trong tiết dạy hát. Để tiết học ca hát thêm sinh động thì cần có nhạc. đàn khi hoạt động trong giờ âm nhạc, điều đó sẽ giúp tiết âm nhạc thêm vui tươi hơn. 3. Tăng cường luyện tập ca hát cho trẻ Cũng giống như vận động theo nhạc, trẻ phải bắt chước và luyện tập hát lại nhiều lần các lời , câu chữ, giai điệu khó trong bài hát, hát một cách chính xác và rõ ràng. Giáo viên cần sử dụng một số biện pháp sau: * Hát mẫu diễn cảm và có sử dụng đàn, nhạc trong tiết học, nhằm khơi gợi trong trí nhớ, tri giác và kích tích khả năng âm nhạc cho cháu. Khi luyện tập cô cần rèn cháu hát, sửa sai cháu ở những câu chữ, giai điệu, lời hát khó trong bài hát * Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng) * Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các lời hát để gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động. Cô khuyến khích trẻ tự hát để tạo khả năng theo dõi, và giúp trẻ làm chính xác lại. * Đa dạng hoá các cách dạy hát 5
  6. Để khi trẻ đỡ chán và nâng cao khả năng của trẻ giáo viên nghiên cứu và thấy cần phải đa dạng hoá cách dạy hát. Giáo viên có thể tạo thành trò chơi cho trẻ; thi ai hát giỏi, ai hát đúng được khen, * Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, giáo viên có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự lời hát: đọc lại toàn bộ lời hát trước khi hát, hát thuộc bài hát, xong kết hợp nhạc khi hát, sẽ có hiệu quả hơn Sự hình thành các kỹ năng ca hát cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo. 4. Tạo môi trường âm nhạc. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. 4.1. Tạo môi trường Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mẫu giáo. Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy giáo viên luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. - Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: Tti vi, đầu đĩa, vi tính - Giáo viên vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy. - Giáo viên chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Đồ chơi có 2 loại chủ yếu: * Đồ chơi công nghiệp: Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục * Đồ chơi tự tạo: Đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận. Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo. Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được. Ví dụ: + Tận dụng những đoạn tre già để làm phách tre. + Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc. + Tận dụng vải vụn của thợ may làm hoa cài tay. 6
  7. + Mút xốp làm mũ múa v.v Giáo viên xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu. Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác. 4.2. Sử dụng một cách có hiệu quả Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giaó trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú say mê hoạt động nghệ thuật. Ví dụ: Dạy trẻ vận động minh hoạ bài “lớn lên cháu lái máy cày” của tác giả Kim Hữu. Giáo viên cho cả lớp đội mủ hoa. Giáo viên nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ. Trẻ vui sướng ngỡ mình là chú bộ đội vác súng bước đi hùng tráng. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình đối với chú bộ đội. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn. 4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học Đất nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay các cấp học rất cần được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy . Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầm non làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới, hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham gia vào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao. Đặc biệt giúp giảm bớt đồ dùng không cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí. Ví dụ Khi dạy trẻ vỗ theo tiết tấu chậm bài “Lớn lên cháu lái máy cày”, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh đẹp về nghề nông bằng cách cô chọn trong mạng một số cánh đồng lúa để lưu trong máy vi tính. Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vi tính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh đẹp hình thành ở trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, con người, yêu lao động. Qua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật. Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trong phần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyền đạt, để dạy trẻ cho phù hợp với bài học. 7
  8. 4. Tận dụng môi trường ở mọi lúc, mọi nơi 4.1 Trong tiết học Lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi giáo viên thực hiện theo chương trình đổi mới. Giáo dục âm nhạc mỗi tiết dành cho trẻ gồm 3 phần: 1 hoạt động trọng tâm và 2 hoạt động kết hợp . Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã nghiên cứu và áp dụng quan điểm đổi mới hình thức giáo dục âm nhạc. Mục đích giáo dục của hướng đổi mới là giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ tích cực hoạt động vui chơi, tìm tòi, khám phá. Trẻ tham gia hoạt động, một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng cá nhân. Giáo viên đã tích cực làm việc trực tiếp với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở nên năng động hơn. Chính vì vậy, trong ca hát, trẻ tự do thể hiện nhiều cách khác nhau, không nhất thiết yêu cầu mọi trẻ thể hiện giống nhau. Ví dụ: Dạy trẻ vận động theo nhạc bài Lớn lên cháu lái máy cày của tác giả Kim Hữu, sau khi đã cho trẻ làm quen với một số cách vận động theo nhạc, tôi cho trẻ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như cô cho 3 tổ hội ý xem tổ của mình vận động theo cách nào, sau đó cho cả 3 tổ thực hiện vận động cùng một lúc. Có thể tổ gõ đệm theo phách, có tổ bước kết hợp đá chân (Bước, bước, bước, nhảy đá chân), có tổ vận động minh hoạ trên nền nhạc . 4.2 Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi - Ca hát trong giờ đầu đón trẻ, cuối buổi trả trẻ. Vào đầu giờ đón trẻ hoặc cuối giờ trả trẻ cô có thể cho trẻ ca hát với từng nhóm và cá nhân trẻ, cô sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và cô dễ dàng sửa sai cho trẻ. -Tích hợp ca hát vào tiết học, vào giờ chơi, vào giờ giải lao, . -Tuổi Mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung vốn rất ngắn của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Ca hát có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào giờ ổn định gây hứng thú. Như vậy, ở trường mẫu giáo, từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca, điệu múa thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, là cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ. 8
  9. * Kết luận thực nghiệm kiểm tra Giáo viên dạy vận động theo nhạc cháu thực hiện đạt kết quả thấp hơn dạy ca hát, vì lớp có nhiều trẻ mới đến trường, nên khả năng vận động theo nhạc cháu còn yếu hơn ca hát Tóm lại: Khi vận dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng vào dạy vận động theo nhạc hay ca hát cho trẻ Mẫu giáo Lá 5- 6 tuổi , tôi nhận thấy các cháu rất hứng thú, hăng say tích cực hoạt động và đã thu được kết quả tốt đẹp. Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của chúng tôi thành công, áp dụng các biện pháp giáo viên đề ra rất phù hợp và vận động theo nhạc sẽ khó hơn ca hát và chiếm tỷ lệ không cao bằng ca hát đối với một số cháu mới đến trường, khả năng âm nhạc còn hạn chế III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung và nâng cao chất lượng dạy ca hát cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, giáo viên tự rút cho mình một bài học như sau: - Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Nghiên cứu, học tập, rèn luyện để có kiến thức âm nhạc. - Cô giáo luôn học tập, sáng tạo, rèn luyện để thể hiện thật hấp dẫn và phù hợp với trẻ. - Cô giáo phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với âm nhạc, đặc điểm khả năng vận động, cơ quan phát âm để có phương pháp dạy thích hợp. - Tạo môi trường giáo dục âm nhạc phong phú. Sử dụng đồ dùng trực quan một cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. - Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm tăng sự tích cực hoạt động của trẻ. - Cô giáo phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, truyền cảm để thu hút, hấp dẫn trẻ. - Thường xuyên rèn luyện kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Luôn khuyến khích, động viên, tạo cho trẻ niềm say mê hoạt động. - Phối kết hợp với phụ huynh để trao đổi, thống nhất quan điểm giáo dục. Long Phú, ngày 15 tháng 03 năm 2017 Người viết 9
  10. Trương Thị Ánh Châu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 5-6 tuổi 2. “Tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề “ của viện chiến lược và chương trình giáo dục. 3. “Giáo dục âm nhạc tập 1-2-3” của tác giả Phạm Thị Hoà. 4. “Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục âm nhạc” của vụ giáo dục mầm non. 5. “Tâm lý học mầm non” 10
  11. MỤC LỤC Trang PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1-2 II. Mục đích nghiên cứu 2 III.Thời gian và địa điểm. 2 IV. Đóng góp mảng thực tiễn. 3 V. Phương pháp nghiên cứu. 3 PHẦN II: NỘI DUNG I. Chương I: Tổng quan I Cơ sở lý luận. 4 II Cơ sở thực tiễn 4-5 II. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu I Thực trạng. 5-6 II Một số biện pháp. 7-13 III Kết quả thực hiện. 14-16 BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 16 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16-18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 MỤC LỤC 20 11