Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp trẻ học tốt phát triển thể chất cho trẻ 5 tuổi trong trường mẫu giáo"
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp trẻ học tốt phát triển thể chất cho trẻ 5 tuổi trong trường mẫu giáo"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoc_tot_phat.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp trẻ học tốt phát triển thể chất cho trẻ 5 tuổi trong trường mẫu giáo"
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO PHẦN 1: MỞ ĐÂU 1. Lý do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan" Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần, vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mẫu giáo. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “ Dễ nhớ, dễ quên, học qua chơi, chơi qua học”, vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết bị dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng để giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về các mặt: Giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Đối với trẻ mẫu giáo trong các giờ tập luyện điều quan trọng phải giáo dục được những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực. Trên thực tế Trường Mẫu giáo Long Phú là một trường nông thôn nằm trên địa bàn huyện Long Phú nên mọi điều kiện thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn: Khó khăn về cơ sở vật chất, về nhận thức của một số phụ huynh và thể lực của các cháu còn yếu Nếu trẻ không được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng, thể lực, về tâm lí sẵn sàng đi học thì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng yếu kém của các cấp học sau. - BGH nhà trường luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, khích lệ mỗi giáo viên có những sáng tạo trong bài dạy, tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ 1
- - Bản thân tôi là giáo viên luôn yêu nghề mến trẻ. Tôi luôn có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức hăng hái, học hỏi, tìm tòi nâng cao trình độ chuyên môn - Các cháu chăm ngoan, rất thích được tham gia hoạt động cùng cô. Về phụ huynh luôn quan tâm đến trẻ luôn trao đổi với giáo viên về tình hình học của trẻ – Tất cả trẻ đều cùng độ tuổi nên cũng thuận lợi cho việc giáo dục trong các giờ hoạt động. - Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ phát triển thể chất cho trẻ 5 tuổi trong trường Mẫu giáo” là đề tài chính mà tôi đầu tư nghiên cứu ở năm học 2016 - 2017 này. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao Phạm trù thể lực bao gồm các mặt sau Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh. Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo 5 tuổi nói riêng thì việc phát triển thể lực cho trẻ thông qua môn giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng và cần thiết. Nó giúp trẻ phát triển toàn diện và cân đối con người, rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ trước tác động của những điều kiện môi trường xung quanh. Vì vậy trong giờ thể dục cần phải có các điều kiện cơ sở vật chất: Địa điểm, trang phục, dụng cụ cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển thể lực được tốt. III. BIỆN PHÁP Biện pháp 1: Xây dựng lập kế hoạch chương trình giáo dục thể chất Môn học nào giáo viên cũng cần nắm bắt được đề tài đưa ra ở các chủ đề xem có phù hợp với khả năng nhận thức của lớp mình không. Nếu không phù hợp giáo viên có thể nghiên cứu, xây dựng lại và thông qua buổi họp chuyên môn đề xuất, thống nhất các đề tài phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ của lớp mình. Để việc xây dựng kế hoạch được chính xác, phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã cùng tổ trưởng chuyên môn xây dựng các đề tài phù hợp với từng chủ đề, phát huy từ dễ đến khó. Với môn học thể chất, trẻ lớp tôi được tập luyện với các vận động phù hợp: Phát triển được các vận động cơ bản( vận động thô): đi, chạy nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật 2
- Phát triển được các vận động tinh: vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay, chân, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ. Phát triển các nhóm cơ, xương: Cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng Trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc, còi, nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ: Bóng, gậy, vòng, nơ, cờ Biện pháp 2: Làm và sử dụng đồ dùng môn giáo dục thể chất Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì đồ dùng không thể thiếu và phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã kiểm tra đồ dùng dạy học xem đồ dùng đã phù hợp với chủ đề, với đề tài, hình thức dạy chưa. Từ đó tôi có kế hoạch sắp xếp thời gian để làm đồ dùng. Căn cứ vào kết quả thống kê đồ dùng, các đồ dùng được nhà trường trang bị, tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng cho từng chủ đề, từng đề tài. Việc làm đồ dùng dạy học tự tạo đối với giáo viên mầm non rất quan trọng, nó giúp ích rất nhiều trong quá trình dạy trẻ hơn nữa nó là đặc thù riêng của cô giáo mầm non. Từ những nguyên vật liệu sưu tầm được như len, vải vụn, bìa lịch cũ, xốp, gỗ tôi đã cùng giáo viên trong trường làm bổ xung những đồ dùng còn thiếu cho đủ để phù hợp với đề tài, phù hợp với chủ đề. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo là trẻ rất thích bắt chước người lớn, đặc biệt là thích làm các công việc giúp đỡ cô giáo. Tôi đã hướng dẫn trẻ cùng làm những chiếc gậy, vòng, Quá trình giáo dục thể chất trong trường mẫu giáo không đạt được hiệu quả tốt nếu không có các trang thiết bị, dụng cụ đồ dùng. Thiết bị, dụng cụ giúp cho các bài tập thể dục có tác dụng tốt hơn đối với cơ thể trẻ, nó làm tăng hiệu quả của các bài tập. Việc sử dụng đa dạng các dụng cụ khác nhau sẽ có ảnh hưởng đều khắp đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo được phát triển rất tốt thông qua việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng. Ví dụ: Sử dụng túi cát cho trẻ tập ném trúng đích sẽ phát triển tố chất khéo léo và khả năng kết hợp giữa mắt và tay, dùng túi cát để ném xa giúp trẻ có được cảm giác cơ đúng, nâng cao sức mạnh cơ bắp. Dụng cụ giúp trẻ thực hiện các động tác được chính xác hơn. Ví dụ: Vận động bò bằng bàn tay, bàn chân chui qua cổng, yêu cầu trẻ bò chui qua cổng mà không chạm cổng. Trẻ có thể tự kiểm tra việc thực hiện động tác của mình vì trẻ sẽ có cảm giác của cơ khi chạm vào cổng. Những kỹ năng của trẻ cũng sẽ được chuyển thành những kỹ xảo. Ví dụ: Cho trẻ bước đi trên dây bàn chân luôn luôn bước đúng trên dây, nó sẽ làm tăng độ khó của bài tập. Trẻ có thể tay chống hông hoặc để tự nhiên. Cảm giác nhịp điệu cũng được phát triển khi cho trẻ tập với các dụng cụ. Trẻ cầm vòng, gậy, cờ, nơ để tập các động tác phối hợp với âm nhạc, lời ca giúp ích rất nhiều cho trẻ. Ngoài ra trong tiết dạy tôi luôn quan tâm đến các động tác làm mẫu, phải rõ ràng, phải chính xác với khối lượng của vận động, động tác phù hợp với trẻ như: ghế thể dục, túi cát, dây, bóng và những dụng cụ nhỏ mang tính chất tăng 3
- tích cực khi thực hiện. Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, chính xác nhẹ nhàng để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt. Tuyệt đối giáo viên không được làm qua loa, đại khái. Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng Gây hứng thú cho trẻ trong giờ giáo dục thể chất vô cùng quan trọng. Trẻ phải được phát triển và củng cố các kỹ năng vận động như : đi, bò, ném, chạy, nhảy, trườn, trèo, bật Chính vì vậy giáo viên phải sáng tạo nhiều hình thức hay, phù hợp độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, thu hút trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất. Đối với trẻ mẫu giáo, thể dục giờ học và thể dục sáng là hoạt động được quy định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, nó có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình giáo dục sức khỏe cho trẻ mầm non. Buổi sáng trẻ được tập thể dục sẽ nâng cao hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát triển kỹ năng vận động cần thiết tạo cho trẻ trạng thái sảng khoái, vui tươi. Thể dục sáng giúp trẻ khôi phục khả năng làm việc của toàn bộ các cơ quan, cuốn hút trẻ vào các hoạt động. Đặc biệt khi trẻ được tham gia thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống, trong học tập, nâng cao tinh thần tập thể, ý thức lao động tinh thần trách nhiệm với công việc cho trẻ. Muốn tổ chức được hoạt động thể dục sáng thì phải chủ động sáng tạo đưa ra các hoạt động gây hứng thú cho trẻ. Trước giờ thể dục sáng tôi thường trò chuyện với trẻ về chủ đề trẻ đang học, đặc điểm thời tiết ngày hôm đó qua đó cũng giúp trẻ nhớ lại những kiến thức đã học và chuẩn bị kiến thức cho một ngày mới. Trong giờ thể dục sáng tôi lựa chọn, sắp xếp các động tác phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Bài tập phải có các động tác hoàn thiện các kỹ năng đi, chạy nhảy để hình thành tư thế đúng, giúp cho các cơ quan hô hấp, tuần hoàn và các nhóm cơ hoạt động tích cực. Bài tập thể dục sáng không thể thiếu được các động tác hô hấp, củng cố cơ vai, tay, bụng, chân, nên rất hào hứng tham gia buổi tập. Trẻ được tập với các dụng cụ thể dục nhạc nhanh,vui nhộn và tập tay không để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. Tôi thường lựa chọn các động tác tập thể dục với dụng cụ như : Động tác phát triển hô hấp: Gà gáy, thổi bóng bay, thổi nơ bay, tiếng còi tàu, ngửi hoa, máy bay ù .ù . Động tác phát triển cơ tay – vai: Tay đưa trước lên cao, tay đưa ngang lên cao, gập trước ngực Động tác phát triển cơ bụng – lườn: Đứng quay thân sang 2 bên, đứng nghiêng người sang 2 bên Động tác phát trển cơ chân: Ngồi khuỵu gối, đứng đưa một chân ra phía trước, ngồi xổm đứng lên ngồi xuống liên tục . Động tác bật nhảy : Bật tại chỗ, bật tách khép chân, bật luân phiên trước sau, bật tiến phía trước. Sau giờ thể dục sáng tôi tổ chức cho trẻ chơi nhẹ nhàng với các trò chơi dân gian, vận động những bài hát đơn giản, không làm xáo trộn đội hình của hình thức này, trẻ không những được tham gia trò chơi mà trẻ còn được ôn luyện lại các bài hát, trò chơi trong chủ đề, từ đó trẻ được khắc sâu hơn nữa kiến thức cô 4
- giáo dạy. Tôi đã sưu tầm được những bài hát có vận động ngô nghĩnh, các trò chơi với các ngón tay, các trò chơi dân gian có luật chơi đơn giãn, những trò chơi trẻ đã được chơi ở trên lớp và tất cả trẻ có thể cùng chơi Ví dụ: Trò chơi mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ, kéo cưa lừa sẻ Trong trường mẫu giáo, giáo dục thể chất giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ tạo nên một chế độ vận động nhất định cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Trong giờ học thể dục của mỗi chủ đề khác nhau tôi thường dẫn dắt vào các hội thi để tạo hứng thú cho trẻ. Sau khi cho trẻ đi khởi động, tôi cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng như: chuông reo ở đâu có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. Bài tập phát triển chung: Tôi chọn các động tác phù hợp với vận động cơ bản, phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân và các động tác hỗ trợ cho bài tập cơ bản. Vận động cơ bản: tôi hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ, động tác làm mẫu rõ ràng. Dứt khoát để trẻ quan sát làm theo cô. Trẻ tập đúng các động tác sẽ giúp hình thành tư thế đúng cơ thể phát triển hài hòa cân đối Trò chơi vận động: Tôi chọn các trò chơi củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Nếu vận động cơ bản giúp phát triển cơ tay, vai thì trò chơi vận động là phát triển cơ chân Ví dụ : Chủ đề nhánh “ Sở thích của bé” - Vận động cơ bản: Đi trên dây (dây đặt trên sàn) TTCB: Đứng xuất phát ở một đầu dây, tay thả xuôi hoặc chống hông TH: Bước đi trên dây đó, yêu cầu bàn chân luôn luôn bước đúng trên dây và giữ được thăng bằng. Trò chơi vận động: “ Tung bóng” - Tạo nhóm, tạo nhóm, trẻ tạo nhóm bạn mà trẻ thích nắm tay nhau thành một vòng tròn - Bây giờ cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ Tung bóng” * Luật chơi - Ném, bắt bóng bằng hai tay, ai làm rơi bóng hai lần phải ra ngoài một lần chơi * Cách chơi - 5 - 6 trẻ vào một nhóm mỗi nhóm có 1 quả bóng, trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt bóng xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng không làm rơi bóng thì được khen. + Cho trẻ chơi 2- 3 lần, sau mỗi lần chơi cô nhận xét khen ngợi trẻ Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ Nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ không chỉ thông qua các bài tập vận động mà cần phải giáo dục cho trẻ ăn uống đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh. Hàng ngày ngoài giờ thể dục sáng và giờ học giáo dục thể chất, tôi tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi như: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động, tập các bài tập để củng cố những 5
- thói quen vận động mà trẻ đã được học trong giờ học thể dục và phát tiển các tố chất thể lực. Trong giờ chơi tự do của trẻ tôi luyện tập thêm cho những trẻ phát triển chậm, không tiếp thu được trong giờ tập luyện, những trẻ kém năng động, chậm. chạp, trẻ khuyết tật nhằm giúp trẻ theo kịp các bạn trong lớp, theo kịp chương trình, phù hợp với độ tuổi Biện pháp 5: Phối kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh, tôi đã thông báo những trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận . Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết. IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 1. Kết luận Việc sử dụng các biện pháp trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một công việc vô cùng thiết thực. Giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là hình thành những con người có thể chất hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động học tập ở trường tiểu học. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội, từ đó hình thành nhân cách cho trẻ. 2. Bài học kinh nghiệm Để làm tốt việc phát triển thể lực cho trẻ tôi rút ra một số vấn đề sau Cần nắm vững khái niệm, mục đích, nội dung và phương pháp phát triển thể chất cho trẻ, tự học và biết xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch để phát triển thể chất cho trẻ. Luôn tự giác trong công việc, tâm huyết với việc phát triển thể chất cho trẻ. Cần phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý, năng lực và khả năng phát triển của nhóm trẻ mình phụ trách để tìm ra biện pháp phát triển thể chất phù hợp hơn. Khi tổ chức các hoạt động, cô giáo cần tôn trọng nhu cầu, sở thích, hứng thú của trẻ. Tuyệt đối không được áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình với trẻ trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ. Linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động, phát hiện tốt, nhanh các tình huống và biết cách xử lý linh hoạt để phát triển thể chất cho trẻ. 6
- Tuyệt đối không được thẳng thắng phê bình khi trẻ chưa làm được điều mong muốn mà phải nhắc nhở, dạy bảo nhẹ nhàng, phải luôn động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp: Nắm chắc điều kiện của nhà trường để có thể khai thác giúp bản thân phát triển thể lực cho trẻ; biết phối kết hợp với phụ huynh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ, kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục tồn tại. Mỗi giáo viên, người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người toàn diện. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội chúng ta phải quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp phù hợp, biện pháp tích cực hơn nữa trong quá trình phát triển giáo dục thể chất cũng như các mục tiêu khác trong giáo dục trẻ. V. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 5 tuổi nói riêng có được những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường như sau Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ. Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn. Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: Yếu tố về thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích. Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau này Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực. Những người lớn xung quanh nhất là các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ. Phong cách cô phải dịu dàng, hồn nhiên, vui tươi, gần gũi. Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm của bản thân. Bản thân cũng tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Trên đây là “ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt phát triển thể chất cho trẻ 5 tuổi trong trường Mẫu giáo”, rất mong được chia sẻ, đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 7
- Duyệt của BGH Long Phú, ngày 15 tháng 05 năm 2017 Người viết Trương Thị Ánh Châu 8
- MỤC LỤC Trang PHẦN 1: Phần mở đầu 2 PHẦN 2: Giải quyết vấn đề 4 PHẦN 3: Biện pháp 4 1: Các biện pháp 4 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục thể chất 5 Biện pháp 2:Làm sử dụng đồ dùng môn giáo dục thể chất 5 Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng 5 Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng thể dục cho trẻ 6 Biện pháp 5: Phối kết hợp phụ huynh nâng cao thể dục cho trẻ 7 PHẦN 4. Kết thúc vấn đề 8 1. Kết luận 9 2. Bài học kinh nghiệm 9 PHẦN 5: Kiến nghị đề xuất 10 11 12 13 14 DANH MỤC VIẾT TẮT MN: Mầm non GDMN:Giáo dục mầm non PTTC: Thể dục BGH: Ban giám hiệu CNTT: công nghệ thông tin CSGD: Chăm sóc giáo dục 9