Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả "

doc 12 trang nhatle22 3510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả "", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_phat_hien_va_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm: "Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả "

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG RIỀNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH HƯNG 2 BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN “ Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả . ” - Họ và tên : HUỲNH MINH VŨ - Chức vụ, nhiệm vụ được giao :Giáo viên chủ nhiệm lớp 3/1 - Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 - Họ và tên : CHÂU NGỌC PHƯỢNG - Chức vụ, nhiệm vụ được giao :Giáo viên chủ nhiệm lớp 5/1 - Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Giồng Riềng , ngày 15 tháng 05 năm 2015 BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: CHÂU NGỌC PHƯỢNG - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp “ Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả . ” 2/ Cơ sở khoa học TLV là môn học mang tính tổng hợp.Việc dạy TLV cần dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học . Để hoạt động dạy chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả đạt hiệu quả cao,GV cần dựa trên cơ sở khảo sát, thống kê , phân loại lỗi trong bài văn miêu tả của HS để chọn chữa những lỗi điển hình , xuất hiện phổ biến trong bài văn của các em . Tâm lí hoạt động của con người các em thể hiện như sau : Hoạt động cụ thể Động cơ mục đích chung Hành động Mục đích cụ thể Thao tác Điều kiện , phương tiện 3/ Thực trạng tình hình Qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS “ ngại “ học phân môn TLV . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong giờ TLV HS rất thụ động, thiếu tự tin . Nhiều em có biểu hiện rụt rè , không dám bày tỏ ý kiến riêng của mình, chữa lỗi dùng từ và cách chữa còn nhiều hạn chế .
  3. Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn TLV của lớp tôi dạy và thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 27/15 % % % % 4/ Các nội dung chính của giải pháp Trong dạy học TLV nói chung , dạy học văn miêu tả nói riêng ở lớp 5 , việc phát hiện , phân tích và chữa lỗi dùng từ là hết sức cần thiết .Việc làm này một mặt giúp HS loại bỏ lỗi dùng từ trong bài văn của mình , mặt khác giúp HS nâng cao ý thức về việc dùng từ ,hình thành kĩ năng dùng từ đúng và hay . Biện pháp chữa lỗi dùng từ cơ bản và cách chữa Căn cứ yêu cầu của việc dùng từ trong bài văn miêu tả và thực tế mắc lỗi dùng từ của HS , có thể chia lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của HS thành các loại lỗi cơ bản như sau : * Lỗi về nghĩa của từ Đối với HS lớp 5 , việc hiểu nghĩa của từ ( bao gồm : nghĩa biểu vật , nghĩa biểu niệm và cả nghĩa biểu thái của từ ) còn nhiều hạn chế , cho nên các em thường mắc lỗi dùng từ sai nghĩa trong bài văn miêu tả .Trong đó lỗi phổ biến nhất là HS dùng từ gần nghĩa .Hoặc có yếu tố cấu tạo chung . Tuy giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về ngữ cảnh . - Ví dụ 1 : Dáng người của anh bộ đội khá cao ráo . - Ví dụ 2 : Cô giáo em là một người phụ nữ diệu dàng , nết na . Hai câu trên đều mắc lỗi dùng từ sai nghĩa . Để chữa lỗi này , cần phải thay thế những từ ngữ dùng sai đó bằng các từ ngữ có khả năng thể hiện chính xác nội dung , ý nghĩa mà người viết muốn diễn đạt .Ở VD1 , từ dùng sai là từ cao ráo bởi cao ráo có nghĩa là : cao và khô , không bị ẩm thấp . Do đó , từ này chỉ dùng cho địa điểm và nơi chốn ( hoặc nếu có dùng trong tả người thì cũng chỉ dùng trong khẩu ngữ - ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày ) . Để miêu tả hình dáng anh bộ đội nên thay bằng từ cao lớn .Tương tự như vậy ở VD2 HS dùng từ nết
  4. na để miêu tả cô giáo là không thích hợp bởi từ này chỉ dùng để miêu tả , nhận xét người bằng vai hoặc thấp vai hơn người viết . Vì thế cần thay bằng từ hợp lí hơn , chẳng hạn từ nhân hậu , hiền từ * Lỗi về kết hợp từ Các từ khi được dùng trong câu văn , trong bài văn miêu tả , luôn luôn có mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp . Vì thế , do không nắm chắc được nghĩa hoặc không chú ý mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp nên các em kết hợp từ không đảm bảo hoặc không “ ăn khớp ” với nhau . - Ví dụ 1 : Cô có hàm răng trắng thẳng tắp . - Ví dụ 2 : Như là lớp trưởng nhưng bạn rất gương mẫu . Ở VD1 , thẳng tắp ( nghĩa là thẳng một đường dài ) dùng để miêu tả hàm răng là không hợp lí , nên thay từ này bằng từ đều đặn . Ở VD2 mắc lỗi sử dụng sai quan hệ từ để thể hiện mối quan hệ giữa các vế câu . Có thể chữa câu này bằng cách thay thế quan hệ từ nhưng bằng quan hệ từ nên . Hoặc giữ lại quan hệ từ nên và chữa lại một trong hai vế câu cho phù hợp với ý người viết : Như là lớp trưởng nhưng đôi khi bạn chưa gương mẫu . ( Hoặc Như không phải là lớp trưởng nhưng bạn rất gương mẫu ) . * Lỗi dùng thừa từ, lặp lại từ Dùng thừa từ, lặp lại từ là lỗi mà HS thường mắc phải trong bài văn miêu tả . Nguyên nhân của lỗi này là do HS không nắm chắc nghĩa của từ , không nắm chắc mô hình câu . Đồng thời , do nghèo về vốn từ , khả năng huy động và lựa chọn từ hạn chế . - Ví dụ 1 : Khi trăng lên , con sông quê tôi trở nên thơ mộng hơn biết bao . - Ví dụ 2 : Người bạn em yêu quý nhất hơn cả là bạn Thúy Hà . Để chữa lỗi dùng thừa từ, lặp lại từ trong các câu văn trên , cần phải loại bỏ từ ngữ dùng thừa , dùng lặp lại đó . Ở VD1, cần bỏ một trong hai từ : hơn hoặc biết bao vì từ này giúp cho câu văn miêu tả hay và truyền cảm hơn .Còn VD 2 , cần phải bỏ một trong hai từ : nhất hoặc hơn cả. * Lỗi dùng từ không đúng phong cách Do không ý thức rõ về chuẩn mực phong cách nên HS thường sử dụng từ địa phương theo phong cách nói .
  5. - Ví dụ 1 : Vào buổi sáng , không khí trong công viên cực kì trong lành . - Ví dụ 2 : Chúng tôi chả dễ gì quên cây phượng ở góc sân trường . Trong hai câu trên , các từ ngữ : cực kì, chả dễ gì quên không nên sử dụng trong văn miêu tả , cần thay thế cho phù hợp hơn , chẳng hạn như : vô cùng , không thể nào quên , * Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh , cảm xúc Văn miêu tả là loại văn giàu hình ảnh và cảm xúc nếu xét một cách cô lập , tách khỏi bài văn miêu tả thì hoàn toàn bình thường cả về cấu tạo ngữ pháp cũng như ý nghĩa . Tuy nhiên , khi đặt trong bài văn miêu tả , có thể thấy là chưa thực sự hay , chưa hấp dẫn và truyền cảm . - Ví dụ 1 : Chiếc bút có màu đen . - Ví dụ 2 : Những bông hoa trong vườn tỏa hương rất thơm . - Ví dụ 3 : Mặt cặp rất nhẵn , không có vết . Ở Ví dụ 1,2,3 có thể thay các từ : đen , thơm , nhẵn bằng các từ ngữ : đen nhánh , thơm ngát , nhẵn bóng Thay như thế có tác dụng tạo nên hình ảnh cụ thể , thể hiện rõ nét trước mắt người đọc . 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Với lòng yêu nghề mến trẻ, lúc nào cũng mong muốn HS đạt kết quả cao trong quá trình học phân môn TLV . Bản thân tôi đã áp dụng “ Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả . ” Mà giờ đây HS lớp tôi đã say mê và chủ động ,hứng thú học tập hơn .Những HS trước đây thụ động, nhút nhát các em đã dần trở nên mạnh dạng, tự tin . Cuối năm thu được kết quả rất khả quan , như sau : Tổng số học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 27/15 % % % / / Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 5/1 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang .
  6. 6/ Kiến nghị Thạnh Hưng, ngày 16 tháng 05 năm 2015 Người báo cáo Châu Ngọc Phượng PHÒNG GDĐT XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG XÁC NHẬN THÀNH TÍCH
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỒNG RIỀNG TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH HƯNG 2 BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN “ Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả . ” - Họ và tên : HUỲNH MINH VŨ - Chức vụ, nhiệm vụ được giao :Giáo viên chủ nhiệm lớp 3/1 - Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 - Họ và tên : CHÂU NGỌC PHƯỢNG - Chức vụ, nhiệm vụ được giao :Giáo viên chủ nhiệm lớp 5/1 - Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2
  8. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 2 Độc lập – Tự do Hạnh phúc Giồng Riềng , ngày 15 tháng 05 năm 2014 BÁO CÁO KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC - Họ và tên: CHÂU NGỌC PHƯỢNG - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu Học Thạnh Hưng 2, Thạnh Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang. 1/ Tên giải pháp “ Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả . ” 2/ Cơ sở khoa học TLV là môn học mang tính tổng hợp.Việc dạy TLV cần dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học . Để hoạt động dạy chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả đạt hiệu quả cao,GV cần dựa trên cơ sở khảo sát, thống kê , phân loại lỗi trong bài văn miêu tả của HS để chọn chữa những lỗi điển hình , xuất hiện phổ biến trong bài văn của các em . Tâm lí hoạt động của con người các em thể hiện như sau : Hoạt động cụ thể Động cơ mục đích chung Hành động Mục đích cụ thể Thao tác Điều kiện , phương tiện 3/ Thực trạng tình hình Qua khảo sát tôi nhận thấy nhiều HS “ ngại “ học phân môn TLV . Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong giờ TLV HS rất thụ động, thiếu tự tin . Nhiều em có biểu hiện rụt rè , không dám bày tỏ ý kiến riêng của mình, chữa lỗi dùng từ và cách chữa còn nhiều hạn chế . Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn TLV của lớp tôi dạy và thu được kết quả như sau:
  9. Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 36/17 2 5,55 % 11 30,55% 19 52,77 % 6 16,66% 4/ Các nội dung chính của giải pháp Trong dạy học TLV nói chung , dạy học văn miêu tả nói riêng ở lớp 5 , việc phát hiện , phân tích và chữa lỗi dùng từ là hết sức cần thiết .Việc làm này một mặt giúp HS loại bỏ lỗi dùng từ trong bài văn của mình , mặt khác giúp HS nâng cao ý thức về việc dùng từ ,hình thành kĩ năng dùng từ đúng và hay . Biện pháp chữa lỗi dùng từ cơ bản và cách chữa Căn cứ yêu cầu của việc dùng từ trong bài văn miêu tả và thực tế mắc lỗi dùng từ của HS , có thể chia lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả của HS thành các loại lỗi cơ bản như sau : * Lỗi về nghĩa của từ Đối với HS lớp 5 , việc hiểu nghĩa của từ ( bao gồm : nghĩa biểu vật , nghĩa biểu niệm và cả nghĩa biểu thái của từ ) còn nhiều hạn chế , cho nên các em thường mắc lỗi dùng từ sai nghĩa trong bài văn miêu tả .Trong đó lỗi phổ biến nhất là HS dùng từ gần nghĩa .Hoặc có yếu tố cấu tạo chung . Tuy giống nhau về nghĩa nhưng khác nhau về ngữ cảnh . - Ví dụ 1 : Dáng người của anh bộ đội khá cao ráo . - Ví dụ 2 : Cô giáo em là một người phụ nữ diệu dàng , nết na . Hai câu trên đều mắc lỗi dùng từ sai nghĩa . Để chữa lỗi này , cần phải thay thế những từ ngữ dùng sai đó bằng các từ ngữ có khả năng thể hiện chính xác nội dung , ý nghĩa mà người viết muốn diễn đạt .Ở VD1 , từ dùng sai là từ cao ráo bởi cao ráo có nghĩa là : cao và khô , không bị ẩm thấp . Do đó , từ này chỉ dùng cho địa điểm và nơi chốn ( hoặc nếu có dùng trong tả người thì cũng chỉ dùng trong khẩu ngữ - ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày ) . Để miêu tả hình dáng anh bộ đội nên thay bằng từ cao lớn .Tương tự như vậy ở VD2 HS dùng từ nết na để miêu tả cô giáo là không thích hợp bởi từ này chỉ dùng để miêu tả , nhận xét người
  10. bằng vai hoặc thấp vai hơn người viết . Vì thế cần thay bằng từ hợp lí hơn , chẳng hạn từ nhân hậu * Lỗi về kết hợp từ Các từ khi được dùng trong câu văn , trong bài văn miêu tả , luôn luôn có mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp . Vì thế , do không nắm chắc được nghĩa hoặc không chú ý mối quan hệ về ngữ nghĩa và ngữ pháp nên các em kết hợp từ không đảm bảo hoặc không “ ăn khớp ” với nhau . - Ví dụ 1 : Cô có hàm răng trắng thẳng tắp . - Ví dụ 2 : Như là lớp trưởng nhưng bạn rất gương mẫu . Ở VD1 , thẳng tắp ( nghĩa là thẳng một đường dài ) dùng để miêu tả hàm răng là không hợp lí , nên thay từ này bằng từ đều đặn . Ở VD2 mắc lỗi sử dụng sai quan hệ từ để thể hiện mối quan hệ giữa các vế câu . Có thể chữa câu này bằng cách thay thế quan hệ từ nhưng bằng quan hệ từ nên . Hoặc giữ lại quan hệ từ nên và chữa lại một trong hai vế câu cho phù hợp với ý người viết : Như là lớp trưởng nhưng đôi khi bạn chưa gương mẫu . ( Hoặc Như không phải là lớp trưởng nhưng bạn rất gương mẫu ) . * Lỗi dùng thừa từ, lặp lại từ Dùng thừa từ, lặp lại từ là lỗi mà HS thường mắc phải trong bài văn miêu tả . Nguyên nhân của lỗi này là do HS không nắm chắc nghĩa của từ , không nắm chắc mô hình câu . Đồng thời , do nghèo về vốn từ , khả năng huy động và lựa chọn từ hạn chế . - Ví dụ 1 : Khi trăng lên , con sông quê tôi trở nên thơ mộng hơn biết bao . - Ví dụ 2 : Người bạn em yêu quý nhất hơn cả là bạn Thúy Hà . Để chữa lỗi dùng thừa từ, lặp lại từ trong các câu văn trên , cần phải loại bỏ từ ngữ dùng thừa , dùng lặp lại đó . Ở VD1, cần bỏ một trong hai từ : hơn hoặc biết bao vì từ này giúp cho câu văn miêu tả hay và truyền cảm hơn .Còn VD 2 , cần phải bỏ một trong hai từ : nhất hoặc hơn cả. * Lỗi dùng từ không đúng phong cách Do không ý thức rõ về chuẩn mực phong cách nên HS thường sử dụng từ địa phương theo phong cách nói . - Ví dụ 1 : Vào buổi sáng , không khí trong công viên cực kì trong lành .
  11. - Ví dụ 2 : Chúng tôi chả dễ gì quên cây phượng ở góc sân trường . Trong hai câu trên , các từ ngữ : cực kì, chả dễ gì quên không nên sử dụng trong văn miêu tả , cần thay thế cho phù hợp hơn , chẳng hạn như : vô cùng , không thể nào quên , * Lỗi dùng từ thiếu hình ảnh , cảm xúc Văn miêu tả là loại văn giàu hình ảnh và cảm xúc nếu xét một cách cô lập , tách khỏi bài văn miêu tả thì hoàn toàn bình thường cả về cấu tạo ngữ pháp cũng như ý nghĩa . Tuy nhiên , khi đặt trong bài văn miêu tả , có thể thấy là chưa thực sự hay , chưa hấp dẫn và truyền cảm . - Ví dụ 1 : Chiếc bút có màu đen . - Ví dụ 2 : Những bông hoa trong vườn tỏa hương rất thơm . - Ví dụ 3 : Mặt cặp rất nhẵn , không có vết . Ở Ví dụ 1,2,3 có thể thay các từ : đen , thơm , nhẵn bằng các từ ngữ : đen nhánh , thơm ngát , nhẵn bóng Thay như thế có tác dụng tạo nên hình ảnh cụ thể , thể hiện rõ nét trước mắt người đọc . 5/ Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng được nhân rộng Với lòng yêu nghề mến trẻ, lúc nào cũng mong muốn HS đạt kết quả cao trong quá trình học phân môn TLV . Bản thân tôi đã áp dụng “ Biện pháp giúp học sinh phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong bài văn miêu tả . ” Mà giờ đây HS lớp tôi đã say mê và chủ động ,hứng thú học tập hơn .Những HS trước đây thụ động, nhút nhát các em đã dần trở nên mạnh dạng, tự tin . Cuối năm thu được kết quả rất khả quan , như sau : Tổng số Điểm 9 -10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm Dưới 5 học sinh SL TL SL TL SL TL SL TL 36/17 5 13,88 % 18 50 % 13 36,11 % / / Kinh nghiệm trên đã được áp dụng ở lớp 5/1 Trường Tiểu học Thạnh Hưng 2 và có thể nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh Kiên Giang . 6/ Kiến nghị
  12. Thạnh Hưng, ngày 16 tháng 05 năm 2014 Người báo cáo Châu Ngọc Phượng PHÒNG GDĐT XÁC NHẬN , ĐỀ NGHỊ UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG XÁC NHẬN THÀNH TÍCH