Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ trữ tình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX-1945

docx 15 trang Thu Mai 06/03/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ trữ tình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX-1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_mon_ngu_van_lop_8_chuyen_de_tho_tru_tinh_viet_nam_tu.docx

Nội dung text: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Thơ trữ tình Việt Nam từ đầu thế kỉ XX-1945

  1. CHUYÊN ĐỀ THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM TỪ ĐẦU TK XX- 1945 - ÔNG ĐỒ - ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN ÔN TẬP VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ( VŨ ĐÌNH LIÊN) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 ) - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. - Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác năm 1936, đăng trên tạp chí Tinh Hoa. b. Thể thơ và phương thức biểu đạt: - Thể thơ: Năm chữ. - Phương thức biểu đạt : biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự. c. Bố cục: 3 phần: + Phần 1: Ông đồ thời vàng son (Hai khổ thơ đầu) + Phần 2: Ông đồ thời thất thế (Hai khổ thơ tiếp theo) + Phần 3: Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ ( Khổ thơ cuối) d. Giá trị nghệ thuật: - Thể thơ ngũ ngôn - Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật. - Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba. - Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản e. Giá trị nội dung: - Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ (thương người). - Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên ( hoài cổ). Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. II, CÁC DẠNG ĐỀ LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua.
  2. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay. (Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung và phươngthức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3: Hãychỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng? Câu 4: Em hiểu gì về tục treo câu đối ngày Tết trong nhà ? Câu 5: Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ thơ đầu? Vì sao có thể nói đây là thời kì vàng son của ông đồ? Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên Câu 2: -Nội dung: Hình ảnh Ông đồ thời vàng son. - Phươngthức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm Câu 3: - Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: - Từ ngữ : cặp từ hô ứng « mỗi năm lại thấy » - Cách ngắt nhịp : 2/3 ở hai câu đầu-> Cách ngắt nhịp 2/3 ở 2 câu thơ đầu kết hợp với cặp từ: mỗi lại thể hiện sự xuất hiện đều đặn của ông đồ. - Hình ảnh : hoa đào nở, mực tàu, giấy đỏ, phố đông -> Tạo ấn tượng cảnh sắc rực rỡ, tươi tắn, không khí đông vui, nhộn nhịp. Tài liệu Thu Nguyễn -> Hình ảnh ông đồ trở nên thân quen, không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về. Câu 4: - Tục treo câu đối trong nhà vào dịp tết cổ truyền là một nét văn hóa của người dân VN. Câu đối được viết bằng mực tàu đen nhánh trên nền giấy đỏ tươi thường được treo trong nhà, dán lên cột hai bên bàn thờ gia tiên vừa để trang trí, vừa thể hiện niềm mong ước những điều tốt lành của nhân dân ta khi năm mới đến. Câu 5: Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.
  3. Vì ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp nhất, là trung tâm của bức tranh, được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ. Tài liệu Thu Nguyễn PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay. Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 3: Hãychỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng? Câu 4: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào? Câu 5: Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ bằng đoạn văn diễn dịch có sử dụng một thán từ( gạch chân)? Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên Câu 2: -Nội dung: Hình ảnh ông đồ thời Nho học suy tàn - Phươngthức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự, miêu tả, biểu cảm Câu 3: - Nhịp: + Nhịp câu 1: 1/2/2 + Câu 2: 3/2 + Câu 3 đến câu 8: 2/3 -> Câu 1: Nhịp 1/2/2 (như nhịp đếm thời gian tạo âm điệu trầm buồn cho dòng thơ). - Từ ngữ: Từ chỉ sự đối lập “nhưng”, cặp từ hô ứng “ mỗi mỗi” - >6 câu tiếp đều có nhịp 2/3(tạo cho âm điệu của cả đoạn thơ đều đều, thể hiện nỗi buồn dai dẳng, mênh mang).
  4. ->Từ “nhưng” thể hiện sự tương phản, đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Cấu trúc “ mỗi năm mỗi vắng” lại cho thấy sự thưa thớt dần của người thuê viết. -> Nhịp thơ 3/2 kết hợp với câu hỏi tu từ ở câu thứ 2 thể hiện tâm trạng bất ngờ, sửng sốt đầy xót xa. - Biện pháp tu từ: + Điệp từ: mỗi: điểm nhịp bước đi của thời gian-> Gợi lên sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại. + Nhân hóa + Câu hỏi tu từ, nghệ thuật tương phản, tả cảnh ngụ tình + Tương phản -> Cho thấy tâm trạng buồn, cô đơn, lạc lõng của ông đồ. Câu 4: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ : Ông đồ cô đơn, lạc lõng, bị mọi người lãng quên. Câu 5: Mở đoạn( Câu chủ đề): Gới thiêu tác giả, văn bản, nội dung đoạn trích. Tham khảo: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản“ Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh ông đồ thời Nho học suy tàn. Thân đoạn: cần đảm bảo các ý sau: - Chữ “nhưng” đứng đầu câu như cánh cửa khép- mở hai thời kì, qua rồi cái thời đắc ý của ông đồ-mọi người hân hoan đón đợi, giờ đây ông vẫn xuống phố nhưng đã bị mọi người thờ ơ, quên lãng. - Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. - Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. - Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thấm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. - Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo: + Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. + Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những con người tấp nập qua lại hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông.
  5. + Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. + Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Ôi! cái không gian thấm đẫm nỗi buồn “lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc. Kết đoạn : Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung Có thể nói, với thể thơ năm chữ, với hình ảnh, từ ngữ gợi cảm, các biện pháp nghệ đối lập hai khổ thơ đã tái hiện hiện hình ảnh ông đồ thật đáng thương cảm. B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phân tích bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên Lập dàn ý: I/ Mở bài - Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ - Giới thiệu bài thơ Ông đồ: Một trong những bài thơ bình dị mà cảm động, nhìn vào đó, mỗi người sẽ có cảm giác “sám hối với lớp người đang đi về cõi chết”- ông đồ II/ Thân bài 1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành - Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở - Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho - Địa điểm: Bên phố đông người ⇒ sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về ⇒ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưởu xưa - “Bao nhiêu người thuê viết khen tài”: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn ⇒ Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hòa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc ⇒ Nhịp thơ nhanh ⇒ giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời 2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn
  6. - “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất - “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn ⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen - “Giấy đỏ nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn động trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được - “Lá bàng mưa bị bay”: Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận 3. Tình cảm của nhà thơ: - Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên) - Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng ⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ - “Những người muôn năm cũ bây giờ?”: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình. ⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời III/ Kết bài - Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm - Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
  7. Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3: Nhận xét về nét độc đáo trong kết cấu của khổ đầu và khổ cuối của bài thơ. Kết cấu đó thể hiện điều gì? Câu 4: Sự thay đổi trong cách gọi ông đồ: Ông đồ già Ông đồ xưa cho em cảm nhận gì? Câu 5: Theo dõi 2 câu cuối, cho biết “ những người muôn năm cũ ” là ai ? Em hiểu “hồn” là gì? Câu 6: Cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng đoạn văn trng đó có sử dụng một câu nghi vấn( gạch chân)? Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên Câu 2: -Nội dung: Nỗi niềm tâm sự của nhà thơ - Phươngthức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm Câu 3: + Khổ đầu và khổ cuối đều nhắc đến hoa đào và ông đồ( kết cấu đầu cuối tương ứng). + Hoa đào vẫn nở, mùa xuân lại đến > < ông đồ không còn nữa( tương phản). TN vẫn tuần hoàn nhưng con người thì có thể trở thành xưa cũ và biến mất theo thời gian. Câu 4: - Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian. Giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. Câu 5: Là những ông đồ, một lớp nhà nho đã lùi vào dĩ vãng. Hồn: linh hồn, tinh hoa văn hóa dân tộc. Câu 6: Mở đoạn: Gới thiêu tác giả, văn bản, nội dung đoạn trích. - Tham khảo: Đoạn thơ trên được trích trong văn bản“ Ông đồ” của Vũ Đình Liên đã rất thành công trong việc thể hiện nỗi niềm tâm sự của nhà thơ . Thân đoạn: cần đảm bảo các ý sau: - Bài thơ khép lại bằng hình ảnh hoa đào nhưng chính sự sự có mặt của hoa đào càng gợi lên sự thiếu vắng ông đồ. Cảnh đấy, người đầu?
  8. - Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ông đồ không còn nữa. Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thòi gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi: “Những người muôn năm cũ, Hồn ở đầu bây giờ?” - Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ - “hồn” của ông - còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm day dứt, ngậm ngùi. Tài liệu Thu Nguyễn - Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông. - Bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi tu từ. Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước?. Kết đoạn: Với cách sử dụng thành công câu hỏi tu từ, kết cầu đầu cuối tương ứng, đoạn cuối của bài thơ đã cho ta thấy sự đồng cảm của tác giả với một thế hệ nhà nho, cũng như sự tiếc nuối của tác giả về một nét đẹp của văn hóa dân tộc. B. DẠNG ĐỀ LÀM VĂN Đề bài: Phân tích bài thơ “ Ông đồ” của Vũ Đình Liên. Lập dàn ý: ÔN TẬP VĂN BẢN: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN( PHAN CHÂU TRINH) I, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1, Tác giả: Phan Châu Trinh(1872-1926) hiệu Tây Hồ; quê ở Quảng Nam. + Tham gia hoạt động yêu nước sôi nổi đầu thế kỉ XX.
  9. + Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ. + Các tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, tỉnh quốc hồn ca 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian Phan Châu Trinh bị tù đầy ngoài Côn Lôn -tức Côn Đảo từ tháng 4 năm 1908 đến tháng 6 năm 1910, do bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì. b. Thể loại và phương thức biểu đạt: Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật -Phương thức biểu đạt: biểu cảm c. Bố cục: 2 phần + 4 câu đầu: Công việc đập đá và khí phách người tù + 4 câu cuối: Ý chí người tù d. Giá trị nghệ thuật: - Thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Ngôn ngữ hàm súc, độc đáo. - Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào sảng. - Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng phép đối, ẩn dụ, lối nói khoa trương. e. Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí. G, Ý nghĩa nhan đề: - Nghĩa thực: Công vịêc đập đá ở Côn Lôn mà tác giả phải trải qua. - Nghĩa biểu tượng: Hình ảnh con người làm việc trong tư thế chinh phục thiên nhiên, tư thế chinh phục thử thách. II, CÁC DẠNG ĐỀ LUYỆN TẬP A, DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn, Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống,
  10. Ra tay đập bể mấy trăm hòn. ( Ngữ văn 8- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên và nêu tác dụng? Câu 4: Tư thế người tù cách mạng ta nên hiểu theo mấy nghĩa? Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Bốn câu thơ đầu đã dựng được bức tượng đài uy nghi về những tù nhân Côn Đảo, những anh hùng cứu nước giữa chốn địa ngục trần gian, với khí phách hiên ngang lẫm liệt giữa đất trời” ý kiến em như thế nào? Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn Đập đá ở Côn Lôn của tác giả Phan Châu Trinh. Câu 2: - Nội dung: Tư thế của người tù cách mạng. - Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm Câu 3: -Từ “đứng giữa”-> Nhấn mạnh vị trí tự chủ, sự chủ động đón nhận mọi khó khăn. - Đảo từ “ lừng lẫy” vừa là từ láy vừa là tính từ-> Nhấn mạnh tư thế ngạo ngễ, lẫm liệt phải vang danh muôn đời. - Phép đối câu 3-4 Xách búa- ra tay Đánh tan- đập bể Năm bảy đống- mấy trăm hòn-> Nhấn mạnh hành động mạnh mẽ, quyết liệt, với một sức mạnh phi thường - Động từ+ danh từ: xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể-> Nhấn mạnh tư thế chủ động, kiên quyết, kiên cường. - Số từ và lượng từ: năm, bảy, mấy, trăm”-> Gợi thiên nhiên vũ trụ hùng vĩ to lớn. -> Tư thế con người làm chủ thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên
  11. Câu 4: Tư thế người tù cách mạng ta nên hiểu theo 2 nghĩa: + Nghĩa thực: Người tù trong tư thế làm việc “đập đá” + Nghĩa ẩn dụ: Là hành động tiêu diệt bọn giặc cướp nước và bán nước Câu 5: Em đồng ý với ý kiến đó vì 4 câu thơ đã làm hiện lên hình ảnh người chiến sĩ trong cảm xúc tự hào, tự do dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, dù sao đập đá trên núi cũng còn hơn nhiều so với ngồi trong xà lim. Đây là khí thế vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh của người tù. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tháng ngày bao quản thân sành sỏi, Mưa nắng càng bền dạ sắt son. Những kẻ vá trời khi lỡ bước, Gian nan chi kể việc con con! ( Ngữ văn 8- Tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu thơ trên và nêu tác dụng? Câu 4: Cụm từ “lỡ bước” cho em hiểu thêm điều gì về thái độ của người tù? Câu 5: Em hiểu nghĩa câu thơ “Gian nan chi kể việc con con” là như thế nào? Nhận xét về giọng điệu 4 câu thơ cuối? Gợi ý: Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh. Câu 2: - Nội dung: Ý chí của người tù cách mạng - Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm Câu 3: - Phép đối giữa câu 5-6( tháng ngày- mưa nắng, thân sành sỏi- dạ sắt son, bao quản- càng bền) - Đối lập giữa thời gian và công việc và khó khăn, thời tiết, giữa vật chất và tinh thần, sẵn sàng chấp nhận và vượt qua
  12. ->Tg muốn khẳng định cái chí lớn, cái quyết tâm cao của người tù yêu nước. Không có khó khăn nào, công việc gian khổ nặng nhọc nào có thể làm chùn bước làm thay đổi, lung lay quyết tâm và ý chí của người tù trên đảo. Càng khó khăn càng bền chí, càng gian khổ, càng son sắt một lòng. - Nt Ẩn dụ + “Tháng ngày”|( thời gian), “nắng mưa”( hoàn cảnh) ->thời gian dài đằng đẵng với những khó khăn gian khổ của hoàn cảnh + “sành sỏi” -> dạn dày, từng trải, giàu kinh nghiệm. + “sắt son” -> thủy chung, thắm thiết không thay đổi. + “ Những kẻ vá trời khi lỡ bước” -> gợi đến hình ảnh kì vĩ Nữ Oa đội đá, vá trời trong thần thoại Trung Hoa- khiến hình ảnh người tù không hề nhỏ bé, tả tơi khốn khổ mà vụt lớn bổng lên theo chiều kích, tầm vóc mới- tầm vóc thần thoại hào hùng, lãng mạn. => Ý chí kiên cường, không chịu khuất phục hoàn cảnh và niềm tin sắt son vào sự nghiệp của mình Câu 4: -Khi làm việc lớn những gian khổ, khó khăn gặp phải là điều tất yếu, đón nhận gian khổ một cách vui vẻ, bản lĩnh, tự tin. Câu 5: - Gian nan: khó khăn thử thách khi lỡ bước - Từ láy “con con”- nhấn mạnh sự ung dung ngạo nghễ, thản nhiên coi đó là điều tất yếu => Thái độ coi thường, coi khinh, ung dung, tư thế ngạo nghễ khi đối diện với thử thách này-> xem thường gian nan thử thách - Giọng điệu ngang tàng, ngạo ngễ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc lại bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh và trả lời câu hỏi sau:.
  13. Câu 1: Có ý kiến cho rằng “ Câu thơ cuối bài đã gửi đến cho người đọc một bức thông điệp về tinh thần kiên cường, ý chí sắt đá, tinh thần vượt mọi gian khổ truyền đến thế hệ mai sau” ý kiến em như thế nào? Câu 2: Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) theo kiểu diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ có sử dụng một câu ghép ( gạch chân và chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế của câu ghép)? Tài liệu Thu Nguyễn Gợi ý: Câu 1: Em đồng ý với ý kiến đó bởi vì cả bài thơ công việc đập đá chỉ là cái cớ để người tù bộc lộ cảm xúc, ý chí sắt đá, tinh thần vượt mọi gian khổ tin tưởng vào tương lai Câu 2: Nhan đề bài thơ có ý nghĩa : - Nghĩa thực: Công vịêc đập đá ở Côn Lôn mà tác giả phải trải qua. - Nghĩa biểu tượng: Hình ảnh con người làm việc trong tư thế chinh phục thiên nhiên, tư thế chinh phục thử thách. Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ? Mở đoạn( câu chủ đề): Gới thiêu tác giả, văn bản, nội dung đoạn trích. Tham khảo: Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh được ông sáng tác trong thời gian bị tù đầy ngoài Côn Lôn đã rất thành công trong việc thể hiện hình ảnh người tù cách mạng với vẻ đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp gian nguy vẫn không sờn lòng đổi chí. Thân đoạn: Hình ảnh người tù hiện lên qua 2 phương diện: - Tư thế (4 câu đầu): Tư thế con người làm chủ thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên + Tư thế của một đấng nam nhi, không phỉa sóng trong cảnh “vợ bìu con ríu” hoặc khom lưng quì gối ở chốn quan trường mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, một nhà từ, một địa ngục. + Đầu/ đội trời, chân/ đạp đất, tai nghe/ sóng vỗ suốt đêm.( Câu ghép có 3 vế chỉ quan hệ tăng tiến)
  14. + Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình “Lừng lẫy làm cho lở núi non.” + Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng, hiên ngang. - Ý chí( 4 câu cuối): Ý chí kiên cường, không chịu khuất phục hoàn cảnh và niềm tin sắt son vào sự nghiệp của mình. + Tác giả đã sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “ Tháng ngày” chỉ thười gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “ mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình đầy đọa. “ Thân sành sỏi”, “ dạ sắt son” laf hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước, với dân của một đấng nam nhi có chí lớn. + Tác giả đã mượn sự tích “ vá trời” của bà nữ Oa để nói lên ý chí lớn làm cách mạng, cứu nước, cứu dân. Câu kết( 1 câu): Khẳng định lại một lần nữa hình ảnh người tù cách mạng. Tham khảo: Có thể nói, với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, với những hình ảnh tượng trưng và các ẩn dụ đặc sắc bài thơ đã khắc họa sâu sắc vẻ đẹp của người tù cách mạng hiên ngang, lạc quan, một tấm lòng thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ. Tài liệu Thu Nguyễn B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN ĐỀ BÀI: Phân tích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh. Lập dàn ý I. Mở bài - Giới thiệu vài nét tiêu biểu về Phan Châu Trinh - Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và nội dung chính của bài thơ: sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo, thể hiện rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của tác giả II. Thân bài 1. Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ - Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh ⇒ Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo Tài liệu Thu Nguyễn - “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương
  15. + “lở núi non”, “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể”: điểm xuất phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng. + Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường ⇒ Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm ⇒ Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường 2. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ - Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng ⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ - Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng. - Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con” ⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình Tài liệu Thu Nguyễn III. Kết bài - Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm - Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước