Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

docx 211 trang Thu Mai 04/03/2023 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_cong_nghe_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao.docx

Nội dung text: Kế hoạch bài dạy môn Công nghệ Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM Môn Công nghệ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam. - Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt. - Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt. Phẩm chất, năng YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá lực 2. Về năng lực 2.1.1. Năng lực công nghệ + Nhận thức cơ bản về vai trò, triển vọng của Nhận thức công trồng trọt, đặc điểm của một số nghề nghiệp và a2.2 nghệ lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt. 2.1.2. Năng lực chung + Chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò, đặc Năng lực tự chủ và 2 điểm, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam. tự học + Biết sử dụng ngôn ngữ trong trồng trọt để thảo luận, trao đổi, trình bày thông tin, ý tưởng 3 Năng lực giao tiếp về những vấn đề liên quan đến vai trò, triển và hợp tác vọng của trồng trọt, đặc điểm một số nghề trong trồng trọt. 3. Về phẩm chất + Thích tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về 4 ngành trồng trọt. Phẩm chất chăm chỉ + Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về 5 lĩnh vực trồng trọt trong cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh - Tìm hiểu các phản phẩm của trồng trọt. - Đọc trước bài - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: “Nghề trồng trọt ở Hoạt động 1. Mở đầu Sách học sinh, sách bài tập và Việt Nam” các tư liệu liên quan. - Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
  2. + Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm. - Quan sát sản phẩm trồng trọt. - Tranh ảnh các sản phẩm của - Tìm hiểu những trồng trọt sản phẩm, triển Hoạt động 2. Hình -Tranh ảnh vai trò, triển vọng vọng phát triển thành kiến thức mới ngành trồng trọt. của một số ngành - Video minh họa hoạt động trồng trọt tại địa ngành trồng trọt. phương. Các bài tập phần Hoạt động 3. Luyện tập - Các đáp án phần luyện tập Luyện tập SHS - Quan sát thu thập một số thông - Tranh ảnh các sản phẩm trồng tin sản phẩm Hoạt động 4. Vận dụng trọt tại địa phương. trồng trọt tại địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Nội dung dạy Mục tiêu PP/KTDH học học PP/ Công cụ (Mã hoá) chủ đạo đánh giá (thời gian) trọng tâm Hoạt động 1. - Nguồn gốc của -PP:dạy Mở đầu các loại lương học hợp tác Phiếu trả lời (10 phút) thực, rau củ quả. a2.2, 4 của học sinh, - Các kiến thức, kĩ -KT:công nội dung trả năng cần có để tạo não lời thông qua ra lương thực, rau trò chơi. củ quả Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Vai trò của trồng Nội dung trả -PP:dạy (25 phút) trọt trong sản xuất lời của học a2.2, 2, 3,4 học hợp tác Vai trò của và đời sống của sinh trồng trọt ở con người. -KT:công não Việt Nam (10 phút)
  3. Hoạt động 2.2. Triển -PP: dạy Một số triển vọng của học giải Nội dung trả vọng của trồng trồng trọt ở quyết vấn lời của học a2.2, 2,3 trọt ở Việt Nam Việt Nam ( 5 đề sinh phút) -KT:công não Hoạt động -PP:dạy 2.3. Đặc điểm Đặc điểm cơ bản học giải Nội dung trả cơ bản của của một số nghề quyết vấn lời của học các nghề a2.2, 2,3,4,5 trong lĩnh vực đề sinh trong lĩnh trồng trọt. vực trồng -KT:công trọt (5 phút) não Hoạt động 2.4. Yêu cầu Phẩm chất, năng -PP: dạy Nội dung trả đối với người lực cần có của học hợp tác lời của học lao động a2.2, 2,3,4,5 người lao động sinh trong lĩnh -KT:công trong trồng trọt. vực trồng não trọt. -PP:dạy Hoạt động 3. Các bài tập phần 3, 4,5 học hợp tác Nội dung trả Luyện tập Luyện tập SHS lời của học -KT:công (10 phút) sinh não -PP:dạy Nội dung trả Hoạt động 4. 3,4,5 học hợp tác lời của học Vận dụng Bài tập phần Vận dụng trong SHS -KT:công sinh (10phút) não B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút) a.Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngành trồng trọt ở Việt Nam. b.Nội dung: - Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả. - Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả. c. Sản phẩm dự kiến: Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua vấn đáp. d.Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập:
  4. + GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau). + Phát phiếu học tập. + Yêu cầu các nhóm tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” trong thời gian 4 phút. Yêu cầu các nhóm ghi lại các sản phẩm của trồng trọt trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của trồng trọt. + Sau đó, giáo viên trình chiếu video, hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt. * Thực hiện nhiệm vụ + HS dựa vào kiến thức thực tế kể ra một số sản phẩm trong trồng trọt. - Trả lời được nguồn gốc của các sản phẩm trồng trọt. - Vai trò của sản phẩm từ cây trồng trong sản xuất và đời sống của con người. * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo. - Các nhóm đưa ra góp ý, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi. + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm đạt kết quả cao nhất trong trò chơi “Ai nhanh hơn”. - Từ các từ khóa, GV dẫn dắt vào bài. - Phiếu học tập số 1 Câu hỏi Trả lời Câu 1. Hãy kể tên các sản phẩm từ Lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, ớt, trồng trọt. . Câu 2. Sản phẩm từ cây trồng có vai trò Cung cấp lương thực thực, thực gì trong sản xuất và đời sống của con phẩm, cung cấp nguyên liệu cho người? công nghiệp . Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút) Hoạt động 2.1. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được vai trò trồng trọt ở nước ta. b. Nội dung: Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người. c. Sản phẩm: Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam d. Tổ chức hoạt động * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi.
  5. + GV đặt vấn đề: Trồng trọt đem lại những lợi ích như thế nào đối với sản xuất và đời sống. GV hướng dẫn HS bổ sung thêm một vài vai trò của trồng trọt mà HS không trả lời được. + GV Yêu cầu HS kể về một số sản phẩm trồng trọt được trồng nhiều ở nước ta, từ đó dẫn dắt HS trả lời câu hỏi: Trồng trọt ở nước ta đang thực hiện tốt vai trò nào? + GV khuyến khích học sinh kể các các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu + GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu của nông sản Viêt Nam * Thực hiện nhiệm vụ + HS quan sát hình ảnh, liên hệ kiến thức thực tế nêu được những lợi ích của trông trọt: cung cấp lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản xuất khẩu + HS nghiên cứu hình ảnh trả lời các phẩm trồng trọt như lúa, ngô, cà phê, tiêu Từ đó nêu được trồng trọt nước ta đang thực hiện tốt vài trò nào? + HS kể tên các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu. + Nêu được những thành tựu về xuất khẩu: như xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới * Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo và giải thích. - Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: GV bổ sung, hoàn chỉnh, kết luận. Ngành trồng trọt có vai trò chính: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động. Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được triển vọng của trồng trọt ở nước ta. b. Nội dung: Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam c. Sản phẩm: Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển: • Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm ( sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng ) • Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
  6. • Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp. • Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì: • Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau. • Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn. => Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV phân nhóm lớp làm 4 nhóm yêu cầu HS quan sát hình 1.2 + Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Những biện pháp minh họa hình 1.2 giúp lĩnh thực trồng trọt phát triển như thế nào? Vì sao lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các cùng chuyên canh cây trồng? + GV phân tích từng hình ảnh trong hình 1.2 + GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời. + Gv yêu cầu HS nêu những tiêu chuẩn trồng trọt mà Việt Nam hướng đến, từ đó giải thích về tiêu chuẩn VietGap. + GV gợi ý thêm, dẫn dắt HS tìm hiểu về tiêu chuẩn quốc tế trong trồng trọt. + GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn? + GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học về trồng trọt ở nước ta. * Thực hiện nhiệm vụ + HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm. + HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó. + Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời. + Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. + Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo phần thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
  7. - Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có) * Kết luận, nhận định: Trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút) a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt. b. Nội dung: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt. c. Sản phẩm: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt ở nước ta d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 yêu cầu HS hoạt động cặp đôi kể tên các nghề trong trồng trọt được minh họa trong hình. + GV gợi ý để HS đưa ra được đặc điểm cơ bản của các nghề trong hình. Từ đó yêu cầu HS kể thêm một số nghề, lĩnh vực trồng trọt ở địa phương + GV giải thích, bổ sung thêm một số đặc điểm một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt. + GV kể thêm một số nghề, gợi ý để HS nhận biết trồng trọt đã giải quyết việc làm và tạo ra thu nhập cho người lao động. + GV dẫn dắt để HS hiểu thêm về cơ hội việc làm của người lao động trong lĩnh vực trồng trọt và yêu cầu ngày càng cao về năng lực của người lao động. * Thực hiện nhiệm vụ + HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó. + Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời. + Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV * Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo phần thực hiện nhiệm vụ. - Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: Một số nghề phổ biến trong lĩnh vực trồng trọt: nhà trồng trọt, nhà nuôi cấy mô thực vật, nhà bệnh học thực vật, nhà tư vấn làm vườn, kĩ thuật viên trồng trọt Hoạt động 2.4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt. (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt. b. Nội dung: Phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt. c. Sản phẩm dự kiến: Các yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt, nhận thức sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt. Để làm được công việc như trong hình 1.4, người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng:
  8. • Quan sát, nhận biết sâu, bệnh hại: có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho cây trồng. • Sử dụng máy móc trong trồng trọt: Có kiến thức về khí hậu, tính chất đất trồng, kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực trồng trọt. Chăm sóc cắt, tỉa cây trồng: Có kiến thức về đặc điểm, sinh trưởng phát triển cây trồng, kĩ năng chăm sóc cây trồng, có tinh thần trách nhiệm. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV chiếu video minh họa về hoạt động nghề trồng trọt giúp HS nhận biết hoạt động của nghề trồng trọt. + GV gợi ý để HS đưa ra một vài yêu cầu cơ bản đối với người lao động của nghề trong video. + Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1.4 trả lời: Để làm được các công viêc trong hình 1.4 người lao động cần có những kiến thức, kĩ năng như thế nào? + GV bổ sung và giải thích thêm về yêu cầu của các nghề trong trồng trọt. + GV gợi ý để HS nhận biết sở thích, năng khiếu cảu bản thân đáp ứng những yêu cầu trong lĩnh vực của trồng trọt. Từ đó gợi ý để HS trả lời câu hỏi: Bản thân em phù hợp với nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt? Tại sao? + GV giới thiệu thêm thông tin về ngành trồng trọt hiện đại thu hút sự tham gia của nghiều ngành nghề chuyên sâu như cơ khí, tự động hóa nông nghiệp giúp HS thấy cơ hội việc làm trong ngành trồng trọt. + Giúp HS nhận biết những kiến thức, kĩ năng cần học tập, rèn luyện để đáp ứng ngành nghề trong tương lai. + Gợi ý HS cần học tập rèn luyện các môn khoa học tự nhiên để có thể làm các nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, tự động hóa nông nghiệp. * Thực hiện nhiệm vụ + HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó. + Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời. + Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, - Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có) * Kết luận, nhận định: Người lao động cần có kiến thức về trồng và chăm sóc cây trồng, khả năng sử dụng máy móc, thiết bị trong trồng trọt và có sức khỏe, tinh thần, trách nhiệm đối với nghề nghiệp. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (5 phút) a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vai trò của trồng trọt và nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt. b. Nội dung: Các bài tập phần Luyện tập SHS c. Sản phẩm dự kiến: Đáp án các bài tập phần Luyện tập SGK
  9. Ba sản phẩm trồng trọt, gia đình em sử dụng: • Lúa: cung cấp lương thực. • Mía : cung cấp thực phẩm. • Hoa giấy: làm cảnh Hình 1.5: a. Lao động trồng và khai thác rừng, b. lao động trồng , thu hoạch lúa; c. Lao động trồng, thu hoạch hoa và cây cảnh. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: - Hãy kể ba sản phẩm từ trồng trọt mà gia đình em sử dụng. Mỗi sản phẩm thể hiện vai trò nào của trồng trọt. - GV yêu cầu HS nêu thêm một vài sản phẩm trồng trọt ở địa phương mà sản phẩm đó đang thể hiện tốt vai trò ở nơi đó. - Quan sát hình 1.5 cho biết mỗi hoạt động minh họa nghề nào trong lĩnh vực trồng trọt ? * Thực hiện nhiệm vụ + HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần luyện tập. + HS quan sát hình ảnh để nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi: * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện HS báo cáo phần thực hiện nhiệm vụ của mình - Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: + GV công bố đáp án ở các câu hỏi nhiệm vụ của hoạt động luyện tập. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của từng HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động luyện tập. + GV dẫn dắt đi đến hoạt động vận dụng. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( 5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến nhà ở vào thực tiễn. b. Nội dung: Bài tập phần Vận dụng trong SHS c. Sản phẩm: Đáp án các bài tập phần Vận dụng trong SHS. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập:
  10. + GV nêu ba ngành nghề trong lĩnh vực trồng trọt phổ biến ở địa phương và đưa ra nhận xét về tác động của những ngành nghề đó trong nền kinh tế của địa phương qua các mặt: tạo việc làm, cung cấp sản phẩm cho sản xuất, xuất khẩu thu ngoại tệ + GV có thể gợi ý, định hướng giúp các em. * Thực hiện nhiệm vụ + HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần vận dụng. * Báo cáo, thảo luận: - HS báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. * Kết luận, nhận định: Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. Tiết học sau GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp.
  11. KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN BÀI DẠY: CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM Môn Công nghệ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Qua bài học học sinh sẽ khám phá được kiến thức về trồng trọt ở Việt Nam: - Kể tên được một số nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam. - Nêu một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. - Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao. Phẩm chất, năng Mã YÊU CẦU CẦN ĐẠT lực hoá 2. Về năng lực 2.1.1. Năng lực công nghệ + Nhận biết được các nhóm cây trồng ở Việt Nam + Nhận biết các phương thức trồng trọt ở Việt Nhận thức công Nam. a2.1 nghệ + Nhận biết đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao. + Biết được một số thuật ngữ về các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam + Biết được một số thuật ngữ về phương thức Giao tiếp công nghệ b2.1 trồng trọt ở Việt Nam. + Biết được một số thuật ngữ về trồng trọt công nghệ cao. + Xác định được nhóm cây trồng, các phương thức trồng trọt Việt Nam. d2.1 Đánh giá công nghệ + Xác định được loại ứng dụng trồng trọt công d2.2 nghệ cao. 2.1.2. Năng lực chung + Chủ động, tích cực tìm hiểu về các nhóm cây trồng, phương thức trồng trọt công nghệ cao, Năng lực tự chủ và + Biết thực hiện tốt phân việc của bản thân và 2 tự học của nhóm phân công, vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học vào trồng trọt. .
  12. + Hiểu rõ nhiệm vụ nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp Năng lực giao tiếp với bản thân. 3 và hợp tác + Biết thảo luận, trao đổi những vấn đề về lựa chọn phương thức trồng trọt. 3. Về phẩm chất + Có ý thức về nhiệm vụ học tập. Phẩm chất chăm chỉ + Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng về nhà 4 ở vào học tập và đời sống hằng ngày. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh - Tìm hiểu các hình thức trồng trọt phổ biến tại địa phương, và các vùng miền. - Đọc trước bài - Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: “Các phương thức Sách học sinh, sách bài tập và Hoạt động 1. Mở đầu trồng trọt ở Việt các tư liệu liên quan. Nam”. - Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: + Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm. - Tranh ảnh hình 2.1 hình 2.2, hình 2.3 - Phiếu học tập, phiếu làm việc Mỗi học sinh Hoạt động 2. Hình nhóm. chuẩn bị: hình thành kiến thức mới - Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện ảnh, clip về vườn dạy học. cây của gia đình. - Video về các phương thức trồng trọt. Hoạt động 3. Luyện Các bài tập phần - Các đáp án phần ôn tập tập Luyện tập SHS Quan sát các loại cây trồng ở địa Hoạt động 4. Vận - Tìm hiểu dịa phương những phương về hình dụng loại cây thường trồng thức trồng cây. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy PP/KTDH Phương án học (Mã hoá) học chủ đạo đánh giá
  13. (thời gian) trọng tâm Hoạt động 1. - Khơi gợi nhu cầu Khởi động tìm hiểu về cây (10 phút) trồng trọt tại Việt Nam. -PP:dạy Phiếu trả lời - Từ những lợi ích học hợp tác của học sinh, về trồng trọt giáo nội dung trả viên dẫn dắt học lời thông qua 3 -KT:công sinh về loại trồng vấn đáp não trọt đặc trưng theo từng vùng miền ở Việt Nam. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức Nội dung trả (25 phút) lời của học Hoạt động Tìm hiểu các -PP:dạy sinh 2.1. Các a2.1, b2.1 học hợp tác nhóm cây trồng Tranh học nhóm cây phổ biến ở Việt -KT:công sinh sưu tầm. trồng phổ Nam. não biến ở Việt Nam (5 phút) Hoạt động 2.2. Tìm hiểu Nội dung trả -PP:dạy Một số lời của học Một số phương học hợp tác phương thức 2 thức trồng trọt ở sinh -KT:công trồng trọt ở Việt Nam. Tranh học não Việt Nam sinh sưu tầm. (15 phút) -PP:dạy Nội dung trả Hoạt động học giải lời của học 2.3. Tìm hiểu Trình bày các ứng quyết vấn sinh Trồng trọt d2.2, 3 dụng trồng trọt đề Tranh học công nghệ công nghệ cao. -KT:công sinh sưu tầm. cao (5 phút) não, phòng tranh -PP:dạy Hoạt động 3. Các bài tập phần 3 học hợp tác Nội dung trả Luyện tập Luyện tập SHS lời của học -KT:công (10 phút) sinh não
  14. -PP:dạy Nội dung trả Hoạt động 4. 4 học hợp tác lời của học Vận dụng Bài tập phần Vận dụng trong SHS -KT:công sinh (10phút) não B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1. MỞ ĐẦU (5 phút) a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về cây trồng và phương thức trồng trọt tại Việt Nam. b. Nội dung: Kể tên các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam c. Sản phẩm dự kiến: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu các cây trồng và phương thức trồng phổ biến hiện nay ở nước ta. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS kể tên một số cây trông mà em biết, em hãy trình bày về cách trồng cây ngô và cây đậu xanh. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS kê tên một số cây trồng phổ biến như: Ngô, đậu xanh, lúa, dưa hấu . + HS trình bày về cách trồng cây ngô và cây đậu xanh * Báo cáo, thảo luận - HS trả lời, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: Trồng trọt cung cấp cho chúng ta nhiều sản phẩm, nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến thực phẩm, sản xuất tiêu dùng và thủ công nghiệp và trồng trọt cung cấp nhiều nông sản có giá trị xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước để tìm hiểu về phương thức trồng trọt vào bài mới. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút) Hoạt động 2.1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam (5 phút) a Mục tiêu: Giúp HS kể được một số nhóm cây trồng ở Việt Nam. b. Nội dung: Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam c. Sản phẩm dự kiến: Các nhóm cây trồng phổ biến. d. Tổ chức hoạt động học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS kể tên một số cây trông mà em biết, cây trồng ngắn ngày, cây trồng dài ngày, cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp . + GV đặt vấn đề: Kể tên các loại cây trồng phổ biến mà em biết thông qua vấn đề, GV dẫn dắt HS đi vào các nhiệm vụ. + GV Bác A đang muốn trồng 2 giống cây là ngô và đậu xanh, em hãy giới thiệu cho Bác A một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam. + GV giới thiệu Hình 2.1 hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm 2 phút hoàn thành phiếu học tập số 1. + GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế, kể thêm một số cây trồng?
  15. +Gv: Cung cấp cho học sinh thông tin về các vùng lúa đang bị thiệt hại do sự thay đổi khí hậu như hạn mặn giúp học sinh nhận biết sự thay đổi nhóm cây trồng đặc trưng ở từng vùng theo điều kiện biến đổi khí hậu và giới thông tin về thành tự xuất khẩu gạo của Việt Nam. + GV: Quan sát và gợi ý, định hướng hỗ trợ HS. + GV yêu cầu nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học. * Thực hiện nhiệm vụ + HS kể tên một số cây trồng phổ biến. + HS giới thiệu Bác A phương thức trồng trọt của cây ngô và đậu xanh và một số cây khác. + HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm 2 phút hoàn thành hình 2.1 và trả lời các câu hỏi về các nhóm cây trồng. + Nhóm HS liên hệ thực tế để kể thêm một số cây trồng. + Nhóm tiến hành thảo luận: Các loại cây trồng trong hình 2.1 thuộc những nhóm cây trồng nào? Sau đó, tiến hành báo cáo. + Một vài HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi. + Các nhóm cây trồng chủ yếu của việt Nam: Nhóm cây lương thực, cây lấy củ, cây ăn quả, cây rau và đỗ các loại, cây công nghiệp, hoa và cây cảnh. - Phiếu học tập số 1 Câu hỏi Trả lời Câu 1. - Cây lúa, cây sắn: Nhóm cây lương Các loại cây trồng trong Hình 2.1 thực. thuộc những nhóm cây trồng nào? - Cây mồng tơi: nhóm cây rau, đỗ các loại - Cây cà phê: nhóm cây công nghiệp. - Cây cam: nhóm cây ăn quả Câu 2. - Mỗi vùng miền lại có những cây Vì sao mỗi vùng miền lại có những loại đặc trưng, những giống cây trồng cây trồng đặc trưng hoặc những giống khác nhau vì: cây trồng khác nhau? - Cây trồng sẽ phát triển tốt phụ thuộc vào khí hậu, đất đai, nguồn nước. - Mỗi vùng miền có khí hậu, thời tiết và các loại đất khác nên tùy mỗi
  16. vùng mà có những loại cây trồng đặc trưng hoặc giống cây trồng khác nhau. Hoạt động 2.2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam (15 phút) a.Mục tiêu: Giúp HS trình bày các phương thức trồng trọt phổ biến tại Việt Nam. b. Nội dung: Các phương thức trồng trọt độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ. c. Sản phẩm: Các phương thức trồng trọt tại Viêt Nam. d. Tổ chức hoạt động * Giao nhiệm vụ học tập + GV giới thiệu Hình 2.2 hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2. + GV phân tích để học sinh nêu lên được ưu và nhược điểm từng phương thức (rồng trọt. độc canh, xen canh, luân canh, tăng vụ.) + GV nêu ví dụ về các loại cây trồng và hình thức trồng của từng loại cây? + GV số vụ gieo trồng phụ thuộc vào những yếu tố nào? + GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời. + Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV chốt lại vấn đề. * Thực hiện nhiệm vụ + HS chia lớp thành 4 nhóm (phân công mỗi nhóm 1 nhóm trưởng, 1 thư kí, phân chia cụ thể công việc cho từng cá nhân, yêu cầu hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2, các nhóm hoàn thành thời gian 3 phút + HS phân tích ưu nhược điểm của từng phương thức trồng trọt. + HS trả lời yếu tố ảnh hưởng đến số vụ gieo trồng trong năm + HS nêu ví dụ cây trồng và trồng hình thức trồng trọt nào + Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời. + Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, nghe GV chốt vấn đề. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định + Độc canh là phương thức canh tác chỉ trồng chuyên một loại cây. + Luân canh, xen canh là phương thức canh tác từ hai loại cây trở lên cùng diện tích. + Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích. - Phiếu học tập số 2 Câu hỏi Trả lời
  17. Câu 1. - Trồng độc canh: Trồng một cây duy nhất, trong điều Quan sát hình 2.2 kiện tự nhiên, giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây và trình bày điểm lan của sâu bệnh. khác nhau giữa - Trồng xen canh: Canh tác hai nhiều loại cây trồng trên trồng độc canh và cùng một diện tích, cùng một lúc, giúp tận dụng diện tích, xen canh? chất dinh dưỡng và ánh sáng. Câu 2. Luân canh có gì khác so với độc canh và xen canh? Trồng độc Trồng xen canh Luân canh canh - Trồng một - Canh tác hai hay - Gieo trồng luân phiên các loại cây loại cây duy nhiều loại cây trồng trồng khác nhau trên cùng một diện nhất. trên cùng một diện tích. tích, cùng một lúc hoặc => Trong điều cùng một khoảng thời => Làm tăng độ phì nhiêu, điều kiện tự nhiên, gian không dài. hòa chất dinh dương cho đất giảm độ phì và giảm sâu, bệnh cho cây. nhiêu của đất => Giúp tận dụng diện và tăng sự lây tích đất, chất dinh lan sâu bệnh. dưỡng và ánh sáng. VD: trồng luân canh cây sắn, ngô VD: trồng bí VD: trồng xen canh với đỗ ở khu vực Nam Bộ: đỏ. ngô và đậu tương + Vụ 1: trồng ngô và đỗ (từ tháng 5 - tháng 9) + Vụ 2: trồng sẵn ( từ tháng 9 – tháng 3 năm sau) Câu 3: Hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương thức trồng trọt. Độc canh Xen canh Luân canh Tăng vụ - Tối đa hóa hiệu quả. Tận dụng Tăng độ phì Tăng thêm sản Ưu diện tích, nhiêu cho phẩm thu điểm Tập trung chuyên môn chất dinh đất hoạch hóa. dưỡng, ánh sáng, tăng Tăng năng -Tăng cơ hội cạnh thêm thu suất cây tranh (Vì sản phẩm thu hoạch. trồng. được nhiều nên bán với giá thấp Điều hòa chất dinh Giảm sâu dưỡng cho bệnh cây. Giảm sâu bệnh phá hoại
  18. Làm giảm độ phì nhiêu Một số cây Mất khá Không có Nhược của đất. cao che mất nhiều công nhược điểm điểm sự tiếp xúc sức nào quá sức Tạo môi trường thuận của các cây ảnh hưởng đến lợi cho sâu bệnh phát thấp (chủ yếu Thời gian đời sống cây triển. họ Lạc) tìm tòi,các trồng yếu tố hợp Tăng nhu cầu về nước. Thu hẹp diện lí (chống tích đất sâu bệnh Đa dạng sinh học bị của mỗi suy thoái. loại) Hoạt động 2.3. Trồng trọt công nghệ cao (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được đặc điểm trồn trọt công nghệ cao. b. Nội dung: Những ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. c. Sản phẩm: Các đặc điểm để nhận biết trồng trọt công nghệ cao d. Tổ chức hoạt động dạy học: *Giao nhiệm vụ học tập + GV giải thích: Những ưu điểm của trồng công nghệ cao hiện nay giúp cho ngành nông nghiệp thế giới phát triển vượt bậc. Trước kia công nghệ 4.0 chỉ được áp dụng trong chế biến thực phẩm, thì hiện nay trên những cánh đồng, nông trại thì công nghệ này đang dần phổ biến, Giúp cây phát triển tốt, quả đều, đẹp, chống lị được sự khắc nghiệt của thời tiết và cũng như tăng năng suất lên gấp nhiều lần, trồng công nghệ cao. + GV cho HS xem thêm hình ảnh, video clip về trồng trọt như hình 2.3 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ứng dụng công nghệ cao trong môi trường ở hình 2.3 mang lại lợi ích gì cho việc trồng trọt? + GVHãy nêu ưu điểm và nhược điểm của trồng công nghệ cao. + GV: Quan sát và gợi ý, định hướng hỗ trợ HS. + GV yêu cầu nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đút kết thành kiến thức của bài học. *Thực hiện nhiệm vụ + HS xem thêm hình ảnh, video clip về trồng trọt như hình 2.3 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ứng dụng công nghệ cao trong môi trường ở hình 2.3 mang lại lợi ích gì cho việc trồng trọt? + HS nêu ưu điểm và nhược điểm của trồng công nghệ cao. + HS làm việc theo hướng dẫn của GV *Báo cáo, thảo luận - Đại diện báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).
  19. * Kết luận, nhận định: Trồng trọt công nghệ cao được ứng dụng kết hợp nghững công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. - Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học - Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất chất lượng cao. - Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hóa. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu: Làm sáng tỏ, củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức về phương thức trồng trọt ở Việt Nam b. Nội dung: Bài tập trong phần Luyện tập trong SHS. c. Sản phẩm: Đáp án bài tập luyện tập trong SHS. d. Tổ chức thực hiện *Giao nhiệm vụ học tập - Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? - HS suy nghĩ và viết ra vở, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp. - Yêu cầu Hs hoàn thiện bài tập trong phần luyện tập SHS * Thực hiện nhiệm vụ + HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần luyện tập. + HS quan sát màng chiếu các câu hỏi để nghiên cứu tài liệu trả lời các câu hỏi: Câu 1: Giả sử có một khuôn viên để trồng cây ở gia đình, em dự định trồng nhóm cây nào, loại cây nào? Với những loại cây đã chọn em sẽ trồng theo phương thức trồng trọt nào? Câu 2: Quan sát hình 2.4 cho biết hình ảnh nào thể hiện trồng trọt công nghệ cao? Vì sao? Câu 3: Em hãy kể về các ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt mà em từng thấy hoặc từng trải nghiệm. Cuối mỗi câu hỏi HS đều tham gia nhận xét, bổ sung và cuối cùng tập trung nghe GV chốt đáp án. * Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). Khen gợi các nhóm có kết quả chính xác * Kết luận, nhận định + GV công bố đáp án ở các câu hỏi nhiệm vụ của hoạt động luyện tập. Sau đó, nhận xét tính chính xác, đầy đủ nội dung trả lời của từng HS. Thông qua đó đánh giá từng HS và chốt những nội dung liên quan ở hoạt động luyện tập. + GV dẫn dắt đi đến hoạt động vận dụng. * Gợi ý đáp án:
  20. Câu 1: Nếu có một khuôn viên để trồng cây ở gia đình em dự định trồng cây rau, cà chua, rau húng, các loại rau cải, phương thức trồng luân canh, tăng vụ. Câu 2: Hình 2.4 B: trồng thủy canh, hình 2.4 C: Hệ thống tưới tiêu tự động. Câu 3: + Vòi phun nước tự động tưới nước tự động ở các công viên giải trí, hệ thống tưới tiêu tự động khi trồng rau. + Mô hình trồng rau trong hệ thống nhà kính: khí hậu trong nhà kính có thể điều chỉnh được, ít sâu bọ HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức và vận dụng các kiến thức, kĩ năng về vai trò, triển vọng của trồng trọt và định hướng nghề nghiệp trong trồng trọt vào thực tiễn. b. Nội dung: Bài tập phần Vận dụng trong SHS c. Sản phẩm: Đáp án các bài tập phần Vận dụng trong SHS. d. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập + GV chiếu các câu hỏi ở phần vận dụng: Địa phương em có những loại cây trồng trọt nào phổ biến? Những phương thức canh tác và ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt được áp dụng ở địa phương em như thế nào? * Thực hiện nhiệm vụ + HS quan sát màng chiếu các câu hỏi, nghe GV định hướng nội dung bài tập. + HS: Ở địa phương em, mọi người thường trồng cây lương thực: lúa; các loại cây ăn quả: bưởi, cam, vải, xoài, nhãn; các loại rau: rau ngót, rau lang, rau muống, rau cải, rau mồng tơi. + HS: Mọi người đã biết áp dụng các phương pháp xen canh, luân canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng. Mọi người thường ứng dụng phương pháp trồng thủy canh, chưa ứng dụng nhiều công nghệ cao vì địa phương em điều kiện còn thiếu thốn * Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của từng học sinh, tuyên dương những học sinh làm việc tích cực, khích lệ, động viên những học sinh chưa hoạt động sôi nổi. Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. Tiết học sau GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp.
  21. KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN CHỦ ĐỀ: TRỒNG TRỌT CHƯƠNG 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG TÊN BÀI DẠY: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT (TIẾT 3) Môn Công nghệ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt. - Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt. Phẩm chất, năng YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá lực 2. Về năng lực 2.1.1. Năng lực công nghệ + Nhận biết được mục đích, yêu cầu kĩ thuật Nhận thức công của các bước trong trồng trọt. a2.2 nghệ + Sử dụng được một số thuật ngữ để trình bày Giao tiếp công nghệ về quy trình trồng trọt. b2.2 + Nhận xét, đánh giá được các bước trong d2.2 Đánh giá công nghệ quy trình trồng trọt. 2.1.2. Năng lực chung + Chủ động tích cực thực hiện những công Năng lực tự chủ và việc của bản thân trong học tập; tự tìm hiểu 1 tự học để vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong trồng trọt. + Biết sử dụng ngông ngữ kết hợp với hình 2 Năng lực giao tiếp ảnh để thảo luận, trao đổi, trình bày những và hợp tác vấn đề về trồng trọt. 3. Về phẩm chất Phẩm chất chăm + Có ý thức về nhiệm vụ học tập. 3 chỉ
  22. + Có ý thức vận dụng kiến thức, kỹ năng trồng trọt vào cuộc sống. Phẩm chất trách Quan tâm đến công việc trồng trọt ở gia đình, 4 nhiệm địa phương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh - Nêu tình huống, từ đó đặt câu - Đọc trước bài hỏi: “Công việc trồng cây phải “Quy trình trồng Hoạt động 1. Mở đầu thực hiện theo trình tự thế nào trọt”. nhỉ?” - Tranh ảnh Hình 3.1; 3.2. - Quan sát các công việc chuẩn bị đất trồng - Quan sát, tìm - Tranh ảnh Hình 3.3; 3.4. hiểu việc chuẩn bị cây giống. - Quan sát, tìm - Tranh ảnh Hình 3.5. hiểu hình thức Hoạt động 2. Hình gieo trồng. thành kiến thức mới - Quan sát, tìm hiểu mục đích, - Tranh ảnh Hình 3.6. các biện pháp chăm sóc cây trồng. - Quan sát, tìm hiểu các phương - Tranh ảnh Hình 3.7. pháp thu hoạch. - Quan sát các Hoạt động 3. Luyện tập - Tranh ảnh Hình 3.8. công việc làm đất - Quan sát các giai đoạn phát triển - Tranh ảnh các giai đoạn phát Hoạt động 4. Vận dụng của cây tại địa triển của cây phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: 1. Chuẩn bị đất trồng 2. Chuẩn bị giống cây trồng Tiết 2: 3. Gieo trồng
  23. 4. Chăm sóc cây Tiết 3: 5. Thu hoạch Hoạt động Nội dung dạy Mục tiêu PP/KTDH học học Phương án (Mã hoá) chủ đạo đánh giá (thời gian) trọng tâm - Những công việc Hoạt động 1. 3 -PP:dạy thực hiện khi Mở đầu học hợp tác Phiếu trả lời trồng cây. (10 phút) của học sinh, - Từ đó giáo viên -KT:công nội dung trả dẫn dắt học sinh 2 não lời thông qua về tìm hiểu quy vấn đáp trình trồng cây đúng kĩ thuật Hoạt động 2. Hình thành Nội dung trả kiến thức mới Mục đích, trình tự lời của học (125 phút) -PP:dạy sinh a2.2 nội dung và yêu học hợp tác Hoạt động cầu kĩ thuật của Tranh ảnh 2.1. Chuẩn bị các bước chuẩn bị -KT:công SGK đất trồng đất trồng. não (15 phút) Mục đích, trình tự Hoạt động Nội dung trả nội dung và yêu -PP:dạy 2.2. Chuẩn bị lời của học cầu kĩ thuật của học hợp tác giống cây 2 sinh các bước chuẩn bị -KT:công trồng Tranh ảnh giống cây trồng não (25 phút) SGK Mục đích, trình tự -PP:dạy nội dung và yêu học giải Nội dung trả Hoạt động quyết vấn lời của học 2.3. Gieo cầu kĩ thuật của 4 đề sinh trồng (15 các bước gieo phút) trồng. -KT:công Tranh ảnh não, phòng SGK tranh Mục đích, trình tự Nội dung trả Hoạt động nội dung và yêu -PP:dạy lời của học 2.4. Chăm 3 cầu kĩ thuật của học giải sinh sóc cây các công việc quyết vấn Tranh ảnh (25 phút) chăm sóc cây. đề SGK.
  24. -KT:công não, phòng tranh -PP:dạy học giải Nội dung trả Hoạt động Mục đích, trình tự b2.2 quyết vấn lời của học 2.5. Thu nội dung và yêu đề sinh hoạch d2.2 cầu kĩ thuật của các bước thu -KT:công Tranh ảnh (20 phút) hoạch sản phẩm não, phòng SGK tranh -PP:dạy Hoạt động 3. Các bài tập phần 2 học hợp tác Nội dung trả Luyện tập Luyện tập SHS lời của học -KT:công (10 phút) sinh não -PP:dạy Nội dung trả Hoạt động 4. 3 học hợp tác lời của học Vận dụng Bài tập phần Vận dụng trong SHS -KT:công sinh (10phút) não B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Mờ đầu (5 phút) a. Mục tiêu: Khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về trồng cây b. Nội dung: Tình huống và câu hỏi ở phần Mở đầu SGK c. Sản phẩm dự kiến: Nhu cầu tìm hiểu quy trình trồng trọt. d. Tổ chức hoạt động dạy học *Giao nhiệm vụ học tập: + GV nêu tình huống ở phần mở đầu SGK và đặt câu hỏi “ Công việc trồng cây phải thực hiện theo trình tự như thế nào”? + Yêu cầu HS kể: các công việc khi trồng cây, cách thực hiện từng công việc trồng cây. *Thực hiện nhiệm vụ: + HS nghiên cứu, trao đổi, chia sẻ với nhau * Báo cáo, thảo luận: - Cá nhân HS trả lời, những HS còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của một số cá nhân học sinh, tuyên dương những cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên cá nhân chưa hoạt động sôi nổi, còn nhút nhát. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (125 phút) Hoạt động 2.1. Chuẩn bị đất trồng (15 phút)
  25. a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị đất trồng. b. Nội dung: Mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị đất trồng. c. Sản phẩm dự kiến: Các bước chuẩn bị đất trồng. Nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt, vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng: · Cây cỏ dại trong đất trồng. · Sinh vật gây hại cho cây trồng trong đất. => Vụ mùa thất thu Các yêu cầu chuẩn bị đất: · Làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng · Loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng. · Tạo luống, đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng (dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển). d. Tổ chức hoạt động dạy học *Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS quan sát hình 3.1 và chỉ ra các giai đoạn chuẩn bị đất trồng. + GV phân tích hình ảnh và dẫn dắt HS nhận biết công việc làm đất. + GV yêu cầu HS quan sát hình 3.2 và thảo luận (Mỗi nhóm 5-6 bạn), trả lời câu hỏi: Nếu đất trồng không được chuẩn bị tốt thì vụ mùa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
  26. + GV dẫn dắt HS nêu được mục đích của làm đất. + GV gợi mở vấn đề: Chuẩn bị đất như thế nào là đạt yêu cầu? Phân tích chi tiết việc chuẩn bị đất và yêu cầu cần đạt cho từng công việc. + GV yêu cầu nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS nghiên cứu quan sát hình SGK để tiến hành thảo luận nhóm (5-6 bạn), thời gian 7 phút + Nhóm tiến hành thảo luận: Chỉ ra các giai đoạn chuẩn bị đất trồng; Phân tích chi tiết các công việc chuẩn bị đất trồng; Nêu yêu cầu cần đạt của từng công việc. Sau đó, tiến hành báo cáo. + Một vài HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được, đúc kết thành kiến thức của bài học. * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi. Hoạt động 2.2. Chuẩn bị giống cây trồng (20 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị giống cây trồng. b. Nội dung: Mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị giống cây trồng c. Sản phẩm: Mục đích, trình tự, yêu cầu kĩ thuật của các bước chuẩn bị giống cây trồng d. Tổ chức hoạt động * Giao nhiệm vụ học tập:
  27. + GV yêu cầu HS quan sát hình 3.3 và hình 3.4, phân chia nhóm (5- 6 bạn) và chia nhiệm vụ thành viên trong nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. + GV có thể giới thiệu thêm thời gian ngâm ủ hạt. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm hoàn thành phiếu học tập. + Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: - GV báo hết thời gian 10 phút thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các cặp đôi học sinh, tuyên dương những cặp đôi làm việc tích cực, khích lệ, động viên những cặp đôi chưa hoạt động sôi nổi. Câu 1: - Cây con hình b không nên chọn trồng. Vì có mầm sâu, bệnh hại. Câu 2: - Cắt tỉa lá bị sâu, bệnh - Sử dụng bả, vợt, bẫy đèn hoặc thuốc hóa học, chế phẩm sinh học để diệt sâu, bệnh hại. Câu 3: - Hình b, vì đã mọc mầm. Hình a chưa lên mầm. Tiết 2
  28. Hoạt động 2.3. Gieo trồng (15 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các bước gieo trồng b. Nội dung: Mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kĩ thuật của các bước gieo trồng c. Sản phẩm: Mục đích, trình tự, yêu cầu kĩ thuật của các bước gieo trồng. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS quan sát hình 3.5 và trả lời câu hỏi: “Trình bày các hình thức gieo trồng?”. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS quan sát, lắng nghe và trình bày câu trả lời. + HS khác sẽ nhận xét, bổ sung. Cuối cùng, nghe GV chốt vấn đề. * Báo cáo, thảo luận: - Gọi vài HS trình bày câu trả lời. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của học sinh, tuyên dương những HS làm việc tích cực. + Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng. + Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng. + Tiến hành gieo trồng Hoạt động 2.4. Chăm sóc cây (25 phút) a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được mục đích và yêu cầu kĩ thuật của các công việc chăm sóc cây. b. Nội dung: Mục đích, nội dung và yêu cầu kĩ thuật của các công việc chăm sóc cây. c. Sản phẩm dự kiến: Mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các công việc chăm sóc cây. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV yêu cầu HS quan sát hình 3.6
  29. Thảo luận(5- 6 bạn) trong thời gian là 5 phút và đại diện nhóm trả lời vào phiếu học tập số 2, các câu hỏi sau: Câu 1: So sánh sự phát triển của 2 cây? Câu 2: Vì sao cùng một giống cây, cùng loại đất trồng và điều kiện khí hậu, các cây trồng lại có thể phát triển khác nhau? Câu 3: Vì sao cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng? Câu 4: Khi chăm sóc cây trồng, cần áp dụng những biện pháp nào để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường? * Thực hiện nhiệm vụ: + HS phân chia nhóm ( Nhóm 1: câu 1; Nhóm 2: câu 2; Nhóm 3: câu 3; Nhóm 4: câu 4) + HS quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời câu hỏi trong thời gian 5 phút hoàn thành các nhiệm vụ đã giao. - Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào phiếu học tập, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. c. Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. d. Kết luận, nhận định: - GV: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe - GV chốt kiến lại Câu 1: + Cây ở hình 3.6a sinh trưởng và phát triển tốt hơn cây ở Hình 3.6b. + Cùng một giống cây, cùng loại đất trồng và điều kiện khí hậu, các cây trồng phát triển khác nhau như vậy là do cách chăm sóc cây khác nhau.
  30. Câu 2: - Cần tỉa, dặm cây sau một thời gian gieo trồng để bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây: - Bỏ cây yếu, bị sâu, bệnh, chỗ cây mọc dày.Trồng dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết. - Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây. Câu 3: - Khi chăm sóc cây trồng, cần áp dụng những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường là: + Hạn chế sử dụng các chất hóa học. + Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ động gây thối rễ. + Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. Hoạt động 2.5. Tìm hiểu về thu hoạch (20 phút) a.Mục tiêu: Giúp HS trình bày được mục đích và yêu cầu kỹ thuật của việc thu hoạch cây trồng. b. Nội dung: Mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật trong thu hoạch sản phẩm cây trồng. c. Sản phẩm dự kiến: Mục đích, trình tự, nội dung và yêu cầu kỹ thuật của các bước thu hoạch sản phẩm cây trồng. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV phân nhóm dạng cặp đôi, phân chia nhiệm vụ. + GV cho HS quan sát hình phương pháp thu hoạch + HS thảo luận trả lời câu hỏi: - Nêu phương pháp thu hoạch ứng với mỗi hình?
  31. - Nêu phương pháp thu hoạch ở địa phương mà em biết? cho ví dụ minh hoạ cho từng phương pháp? - Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau? - Trình tự thu hoạch? - Yêu cầu kỹ thuật khi thu hoạch? + GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời. + Hết thời gian thảo luận, GV yêu các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Cuối cùng GV chốt lại vấn đề. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS mỗi nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm. + HS quan sát hình ảnh và thảo luận (3 phút) trả lời câu hỏi hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao. + Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời. * Báo cáo, thảo luận: + Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. + GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các cặp đôi học sinh, tuyên dương những cặp đôi làm việc tích cực, khích lệ, động viên những cặp đôi chưa hoạt động sôi nổi. * Kết luận, nhận định: - Thu hoạch nhằm mục đích đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt đạt tiêu chuẩn. Để thu hoạch, đầu tiên cần kiểm tra sản phẩm cây trồng, sau đó tiến hành thu hoạch sản phẩm. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (10 phút) a. Mục tiêu : Giúp HS hiểu rõ hơn về các công việc trong quy trình làm đất b. Nội dung: Các công việc trong quy trình làm đất c. Sản phẩm dự kiến: Đáp án các bài tập phần Luyện tập SGK d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV phân nhóm dạng cặp đôi, phân chia nhiệm vụ. + GV cho HS quan sát hình và hoàn thành bài tập
  32. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS mỗi nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm. + HS quan sát hình ảnh và thảo luận trả lời câu hỏi hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao. * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). Khen gợi các nhóm có kết quả chính xác * Kết luận, nhận định: + 1b; 2d; 3a; 4c HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 phút) a.Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những vấn đề liên quan đến quy trình trồng trọt vào thực tiễn trồng trọt ở gia đình. b. Nội dung: Bài tập phần Vận dụng trong SHS c. Sản phẩm dự kiến: Đáp án các bài tập phần Vận dụng trong SHS. d. Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV nêu cụ thể yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để HS biết thực hiện cho đúng. + GV chiếu các câu hỏi ở phần vận dụng, đồng thời gợi ý nội dung câu hỏi để giúp HS có định hướng ban đầu để giải quyết bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần vận dụng. + HS quan sát màng chiếu các câu hỏi, nghe GV định hướng nội dung câu bài tập. * Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
  33. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của từng học sinh, tuyên dương những học sinh làm việc tích cực, khích lệ, động viên những học sinh chưa hoạt động sôi nổi. * Kết luận, nhận định: Đầu giờ tiết học sau, các nhóm nộp sản phẩm học tập. Tiết học sau GV nhận xét, đánh giá các sản phẩm học tập các nhóm đã nộp. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI TÊN CHỦ ĐỀ: TRỒNG TRỌT CHƯƠNG 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG TÊN BÀI DẠY: NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI ( 3 TIẾT ) 1. Chuẩn bị đất trồng - Chuẩn bị đất trồng nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. - Chuẩn bị đất trồng được thực hiện theo trình tự: + Xác định diện tích đất trồng. + Vệ sinh đất trồng. + Làm đất và cải tạo đất. 2. Chuẩn bị giống cây trồng - Chuẩn bị giống có mục đích đảm bảo hạt giống, cây con khỏe mạnh, sạch sâu, bệnh, đủ số lượng giống để gieo. - Các bước thực hiện: + Lựa chọn giốn để gieo + Xử lí giống trước khi gieo trồng. + Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con. 3. Gieo trồng - Mục đích giúp cây được trồng ở điều kiện khí hậu, mật độ thích hợp. - Các bước thực hiện: + Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng. + Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng. + Tiến hành gieo trồng. 4. Chăm sóc cây - Mục đích nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây trồng. - Các công việc chăm sóc cây trồng: + Tỉa, dặm cây. + Làm cỏ, vun xới. + Bón phân thúc. + Tưới, tiêu nước + Phòng trừ sâu, bệnh. 5. Thu hoạch - Thu hoạch nhằm mục đích đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt đạt tiêu chuẩn.
  34. - Phương pháp thu hoạch: Hái (Cam, Quýt ), nhổ (Khoai mì, Su hào ), đào (Khoai lang, Củ gừng ), cắt ( Lúa, Hoa ). - Thu hoạch, sản phẩm cây trồng thực hiện theo trình tự: kiểm tra sản phẩm cây trồng, sau đó tiến hành thu hoạch sản phẩm. B. CÁC HỒ SƠ KHÁC Phiếu học tập số 1 Câu hỏi Trả lời Câu 1: Hình 3.3: Cây con trong hình - Cây con hình b không nên chọn nào không nên chọn để trồng? Vì sao? trồng. Vì có mầm sâu, bệnh hại. Câu 2: Hình 3.3: Cây con bị sâu hại, thì - Cắt tỉa lá bị sâu, bệnh nên xử lí như thế nào trước khi trồng? - Sử dụng bả, vợt, bẫy đèn hoặc thuốc hóa học, chế phẩm sinh học để diệt sâu, bệnh hại. Câu 3: Hình 3.4a hay hình 3.4b: Hạt lúa - Hình b, vì đã mọc mầm. Hình a ở hình nào có thể đem gieo trồng ngày? chưa lên mầm. Vì sao? - Phiếu học tập số 2 Câu hỏi Trả lời Câu 1: So sánh sự phát triển của 2 cây? - Cây ở hình 3.6a sinh trưởng và phát triển tốt hơn cây ở Hình 3.6b. Câu 2: Vì sao cùng một giống cây, cùng - Cùng một giống cây, cùng loại đất loại đất trồng và điều kiện khí hậu, các trồng và điều kiện khí hậu, các cây cây trồng lại có thể phát triển khác trồng phát triển khác nhau như vậy nhau? là do cách chăm sóc cây khác nhau. Câu 3: Vì sao cần tỉa, dặm cây sau một - Cần tỉa, dặm cây sau một thời gian thời gian gieo trồng? gieo trồng để bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây: - Bỏ cây yếu, bị sâu, bệnh, chỗ cây mọc dày.Trồng dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết. - Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây. Câu 4: Khi chăm sóc cây trồng, cần áp - Khi chăm sóc cây trồng, cần áp dụng những biện pháp nào để đảm bảo dụng những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi an toàn lao động và vệ sinh môi trường? trường là: + Hạn chế sử dụng các chất hóa học. + Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ động gây thối rễ.
  35. + Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. - Sách bài tập Công nghệ 7.
  36. BÀI 4: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH (2 tiết) Tiết PPCT: I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá 1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ Nhận biết được khái niệm nhân giống bằng phương pháp giâm cành, dặc điểm của cây có thể dễ nhân Nhận thức công nghệ giống bằng phương pháp giâm cành và quy trình nhân (a2.2) giống bằng phương pháp giâm cành. Thực hiện được quy trình nhân giống bằng phương Sử dụng công nghệ pháp giâm cành và áp dụng cho loại cây trồng khác ở (c2.5) gia đình. Nhận xét, đánh giá được thao tác kỹ thuật trong quy Đánh giá công nghệ trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành. (d2.1) 1.2. Năng lực chung Chủ động tìm hiểu về đặc điểm các loại cây trồng, chủ TCTH Tự chủ và tự học động vận dụng kiến thức, kỹ năng giâm cành vào việc trồng trọt của gia đình. 4.1 Biết thảo luận, trao đổi những vấn đề về phương pháp TCTH Giao tiếp và hợp tác giâm cành với học sinh khác, biết phối hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm. 4.2 2. Về phẩm chất Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến Chăm chỉ CC1.1 thức, kỹ năng giâm cành trong trồng trọt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh Đọc tài liệu và tìm hiểu Hoạt động 1. Câu hỏi ngắn. thông tin qua các kênh Mở đầu khác. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Khái niệm giâm Phiếu học tập. Đọc tài liệu cành Clip về các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng Hoạt động 2.2. đến sự phát triển cây trồng Đọc tài liệu và tìm kiếm Quy trình nhân thông tin trên internet. giống bằng Phiếu học tập.
  37. phương pháp giâm cành. Hoạt động 2.3. Thực hành nhân giống cây Chậu, giá thể, bình phun hoa mười giờ Tranh, ảnh, file powerpoint, kéo cắt cành. nước, rau muống. bằng phương pháp giâm cành. Hoạt động 3. Câu hỏi Đọc tài liệu Luyện tập Hoạt động 4. Câu hỏi yêu cầu thực hành Chậu, nước Vận dụng III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Tiết 1: + Khái niệm giâm cành. + Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành. - Tiết 2: Thực hành nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH PP/Công cụ đánh (thời gian) (Mã hoá) trọng tâm chủ đạo giá Hoạt động 1. Tạo hứng thú và PP: Hỏi – đáp khơi gợi nhu cầu Dạy học Mở đầu Công cụ: Câu hỏi tìm hiểu về phương khám phá. (5 phút) pháp giâm cành Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Khái niệm về phương pháp giâm cành. Hoạt động 2.1. (a2.2) Khái niệm - Đặc điểm của cây PP: Quan sát TCTH Hợp tác giâm cành có thể nhân giống Công cụ: bảng kiểm (15 phút) 4.2 bằng phương pháp giâm cành. Hoạt động 2.2. Các bước trong quy Quy trình nhân trình chung nhân (a2.2) PP: đánh giá quá giống bằng giống cây trồng trình phương pháp TCTH bằng phương pháp Hợp tác giâm cành 4.2 giâm cành. Công cụ: Rubric (20 phút) Hoạt động 2.3. (c2.5) Các bước nhân giống cây rau PP: đánh giá đồng Thực hành (d2.1) Thực hành nhân giống cây muống bằng đẳng TCTH theo nhóm rau muống phương pháp giâm Công cụ: bảng kiểm bằng phương 4.2 cành.
  38. pháp giâm cành (35 phút) PP: Hỏi – đáp Hoạt động 3. TCTH củng cố, khắc sâu Hoạt động cá Công cụ: Câu hỏi bài Luyện tập 4.1 kiến thức đã học nhân tập (8 phút) CC1.1 Hoạt động 4. CC1.1 Thực hiện phương PP: đánh giá quá Thực hành cá Vận dụng TCTH pháp giâm cành đối trình nhân (2 phút) 4.1 với một loại cây Công cụ: bảng kiểm B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút): a) Mục tiêu: tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về phương pháp giâm cành. b) Nội dung: tình huống và câu hỏi mở đầu trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: nhu cầu tìm hiểu nhân giống cây trồng. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS trả lời: Làm thế nào để một đoạn cành cây mẹ có thể phát triển thành cây con? * Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và phân tích tình huống đưa ra câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: + GV mời khoảng 6 HS trả lời. + GV ghi câu trả lời lên bảng và yêu cầu HS thảo luận thêm: • Trong các phương pháp các bạn đề xuất thì phương pháp nào đơn giản hơn? Tại sao? • Kể 1 loài cây trồng phù hợp với phương pháp giâm cành. → Để làm rõ vấn đề này chúng ta đi vào bài học “Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành”. * Kết luận, nhận định: Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 2.1. Khái niệm giâm cành (15 phút) a) Mục tiêu: giúp HS trình bày được phương pháp giâm cành, một số đặc điểm của các loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. b) Nội dung: khái niệm về phương pháp giâm cành, đặc điểm của cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: khái niệm phương pháp giâm cành, đặc điểm của cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Nguồn học liệu SGK/22. Hoàn thành Phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Cây tạo ra bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm gì so với cây được nhân giống từ hạt?
  39. 2. Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành có những đặc điểm gì? * Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm. Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm ở vị trí của nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi và nhận xét. * Kết luận, nhận định: Cho HS đánh giá đồng đẳng thông qua bảng kiểm. Nội dung cốt lõi: Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể. Các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành thường có khả năng ra rễ phụ nhanh. Hoạt động 2.2. Quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành (25 phút) a) Mục tiêu: giúp HS trình bày được quy trình chung giâm cành. b) Nội dung: các bước trong quy trình chung nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: quy trình chung của phương pháp giâm cành. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 HS xem clip về các điều kiện tự nhiên tác động đến cây trồng 1. Những yếu tố nào giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh? . 2. Sắp xếp các công việc nhân giống cây trồng theo thứ tự phù hợp?
  40. . 3. Ưu và nhược điểm của từng cách cắm giâm cành vào giá thể? * Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung SHS, tài liệu tham khảo, suy nghĩ và trả lời theo nhóm. * Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện ngẫu nhiên 3 nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm trình bày một nội dung. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV khen ngợi những nhóm làm việc hiệu quả và chốt lại nội dung. Nội dung cốt lõi: Quy trình chung giâm cành gồm bốn bước: Chuẩn bị giá thể giâm cành → chuẩn bị cành giâm → giâm cành vào giá thể → chăm sóc cành giâm. Hoạt động 2.3. Thực hành: Nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. (35 phút) a) Mục tiêu: tổ chức cho HS thực hành nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. b) Nội dung: các bước nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: cây rau muống đã được giâm cành đúng kỹ thuật. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu mục tiêu buổi thực hành, yêu cầu về trật tự, thời gian , tiêu chí đánh giá sản phẩm. GV thao tác mẫu và yêu cầu HS thực hiện. * Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, phân công nhiệm vụ các thành viên và tiến hành thực hiện.
  41. * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm đem sản phẩm của nhóm lên bàn trưng bày. Đại diện 1 nhóm trình bày lại quy trình thực hiện. Các nhóm còn lại đặt câu hỏi hoặc bổ sung (nếu cần) * Kết luận, nhận định: GV nhận xét các nhóm trong quá trình thực hành, những điểm cần phát huy và những động tác nên khắc phục. Nội dung cốt lõi: Quy trình nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành: + Bước 1: Chuẩn bị đất trồng rau muống. + Bước 2: Chuẩn bị cành giâm. + Bước 3: Giâm cành vào đất trồng. + Bước 4: Chăm sóc cành giâm. Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút) a) Mục tiêu: giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về phương pháp giâm cành, cách chọn cành giâm đạt yêu cầu, củng cố nội dung cốt lõi bài học. b) Nội dung: bài tập trong phần Luyện tập trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: đáp án cho câu hỏi trong phần Luyện tập trong SHS. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: HS làm phần Luyên tập/26 vào vở của mình. * Thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập vào vở. * Báo cáo, thảo luận: GV mời ngẫu nhiên 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe và đưa ra ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và đưa ra đáp án. Câu 1: a. Hình c mô tả phương pháp giâm cành b. Phương pháp giâm cành khác với phương pháp còn lại: • Cắt một đoạn cành tách từ cây mẹ và giâm xuống đất (trồng vào giá thể). • Cây con sẽ phát triển và mang các đặc tính của cây mẹ. Câu 2: Đoạn thân 20cm đảm bảo yêu cầu kĩ thuật làm cành giâm vì: • Cành giâm được lấy từ cây mẹ phải khỏe, không mang mầm bệnh, không quá non, không quá già. • Cành 10 cm là cành non nên ko đảm bảo yêu cầu kĩ thuật. Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút) a) Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiến nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
  42. b) Nội dung: bài tập trong phần Vận dụng trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: sản phẩm của HS. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Em hãy chọn một loại rau hoặc hoa mà gia đình em thường sử dụng hoặc đang trồng để nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Ghi nhận lại quá trình phát triển của cây từ khi giâm đến khi cây có 3 chồi non. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và ghi chép vào sổ. * Báo cáo, thảo luận: Khi có kết quả, HS chụp hình và báo cáo với cả lớp, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. * Kết luận, nhận định: Tuyên dương những HS thực hiện bài hoàn chỉnh. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI BÀI 4: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH • Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể. Các loại cây được chọn để nhân giống bằng phương pháp giâm cành thường có khả năng ra rễ phụ nhanh. • Quy trình chung giâm cành gồm bốn bước: Chuẩn bị giá thể giâm cành → chuẩn bị cành giâm → giâm cành vào giá thể → chăm sóc cành giâm. B. CÁC HỒ SƠ KHÁC Hoạt động 2.1. Khái niệm giâm cành Bảng kiểm đánh giá năng lực hợp tác và giao tiếp: STT Tiêu chí Đạt Không Ghi chú 1 Chăm chú lắng nghe 2 Không ngắt lời người nói 3 Kiềm chế cảm xúc tiêu cực Đưa ra ý kiến của mình trên tinh thần xây 4 dựng 5 Có thể hỏi về vấn đề được nghe 6 Có thể cung cấp thêm thông tin 7 Có thể tiếp nối và phát triển vấn đề hợp Hoạt động 2.2. Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành Phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubric:
  43. Tiêu chí 4 điểm 3 điểm 2 điểm Nội dung - Kiến thức đủ, chính - Kiến thức đầy đủ, - Kiến thức chưa đầy xác. chính xác. đủ. - Trả lời đủ 3 câu. - Trả lời chưa đủ 3 câu. - Trả lời chưa hoàn hảo 3 câu. Hình thức - Trình bày khoa học, - Trình bày khoa học, - Trình bày hơi rối, đẹp, màu sắc hài hòa, chưa thu hút người đọc. khó đọc. chữ dễ đọc. Thuyết trình - Giọng nói to, rõ ràng, - Giọng nói to, rõ ràng, - Giọng nói to, chưa dứt khoát. dứt khoát. rõ ràng. - Rất tích cực. - Khá tích cực. - Khá tích cực. Hoạt động 2.3. Thực hành: Nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành. Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành TT Các bước thực hiện Có Không 1 Chuẩn bị đất và chậu trồng rau muống. 2 Chuẩn bị cành giâm. 3 Giâm cành vào đất trồng. 4 Chăm sóc cành giâm. 5 Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động. Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành: • Đánh giá mức độ hoàn thành bài thực hành. • Đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí của bảng kiểm: TT Tiêu chí đánh giá sản phẩm Đạt Không đạt Ghi chú 1 Thành phần dinh dưỡng của đất cân đối, phù hợp với cây rau muống. 2 Lượng đất vừa đủ. 3 Cành giâm không quá già, không non, số lượng vừa đủ. 4 Cành giâm được cắt vát 15 – 20 cm, đoạn cành giâm có số lượng các chồi (mắt) bằng nhau. 5 Đầu già của cành giâm được cắm xuống đất. 6 Cành giâm chếch so với mặt đất trồng. 7 Khoảng cách giữa các cành giâm đều nhau.
  44. 8 Bề mặt đất luôn ẩm. 9 Cây phát triển tốt, không bị sâu, bệnh hại. 10 Sản phẩm thể hiện sự sáng tạo.
  45. BÀI 5: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢI XANH (2 tiết) Tiết PPCT: I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá 1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ Nhận biết được mục đích, quy trình, yêu cầu kỹ thuật Nhận thức công nghệ trồng cây cải xanh. (a2.2) Thực hiện được quy trình trồng và chăm sóc cây cải Sử dụng công nghệ xanh (c2.5) Nhận xét, đánh giá được thao tác kỹ thuật trong quy Đánh giá công nghệ trình trồng và chăm sóc cây cải xanh. (d2.1) 1.2. Năng lực chung Chủ động,tích cực thực hiện những công việc học tâp của bản thân,tự tìm hiểu thêm để vận dụng linh hoạt TCTH Tự chủ và tự học những kiến thức,kĩ năng đã học vào trong trồng trọt 4.1 có hiệu quả. Biết thảo luận, trao đổi những vấn đề về phương pháp TCTH Giao tiếp và hợp tác trồng cây cải xanh với học sinh khác, biết phối hợp tốt với các thành viên khác trong nhóm. 4.2 2. Về phẩm chất Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến Chăm chỉ thức, kỹ năng trồng cây cải xanh trong trồng trọt gia CC1.1 đình. Quan tâm đến việc trồng một số loại cây tạo ra sản Trách Nhiệm TN 2.1 phẩm an toàn cho gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh Đọc tài liệu và tìm hiểu Hoạt động 1. Câu hỏi ngắn. thông tin qua các kênh Mở đầu khác. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Clip hình ảnh về cây cải xanh được trồng trong Hoạt động 2.1. thùng mút. Đọc tài liệu Chuẩn bị Phiếu học tập.
  46. Clip hình ảnh về cây cải xanh phát triển tốt và Hoạt động 2.2. cây cải xanh bị sâu bệnh. Đọc tài liệu và tìm kiếm Yêu cầu kỹ thông tin trên internet. thuật. Phiếu học tập. Hoạt động 2.3. Quy trình trồng Phiếu học tập Đọc tài liệu cây cải xanh. Hoạt động 2.4. Thùng xốp, hạt giốngcây Thực hành Tranh, ảnh, file powerpoint. cải xanh đã ngâm,bao tay trồng cây cải . xanh. Hoạt động 3. Câu hỏi Đọc tài liệu Luyện tập Những loại rau ở gia đình Hoạt động 4. Câu hỏi yêu cầu thực hành trồng bằng hạt như: Cây Vận dụng mồng tơi,cây rau dền, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Tiết 1: 1.Hướng dẫn trồng cây cải xanh. 1.1: Chuẩn bị 1.2: Yêu cầu kỹ thuật. 1.3: Quy trình trồng cải xanh. - Tiết 2: Thực hành trồng cây cải xanh. Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH PP/Công cụ đánh (thời gian) (Mã hoá) trọng tâm chủ đạo giá Hoạt động 1. Tạo hứng thú và PP: Hỏi – đáp khơi gợi nhu cầu Dạy học Mở đầu Công cụ: Câu hỏi tìm hiểu về trồng khám phá. (5 phút) cây cải xanh Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. (a2.2) Nhận biết các công PP: Quan sát việc chuẩn bị trước Chuẩn bị TCTH Hợp tác khi trồng cây cải Công cụ: những (15 phút) 4.2 xanh dụng cụ,vật liệu Hoạt động 2.2. (a2.2) Biết được yêu cầu PP: Quan sát Yêu cầu kỹ TCTH kỹ thuật khi trồng Hợp tác thuật Công cụ: những 4.2 cây cải xanh dụng cụ,vật liệu (20 phút) Hoạt động 2.3. Các bước trong quy (a2.2) PP: đánh giá quá Quy trình trồng trình cây trồng cải TCTH trình cây cải xanh xanh. 4.2 Công cụ: Rubric (20 phút)
  47. (c2.5) Hoạt động 2.4. PP: đánh giá đồng (d2.1) Thực hành Các bước trồng cây Thực hành đẳng trồng cây cải TCTH cải xanh theo nhóm Công cụ: bảng kiểm xanh (35 phút) 4.2 PP: Hỏi – đáp Hoạt động 3. TCTH củng cố, khắc sâu Hoạt động cá Công cụ: Câu hỏi bài Luyện tập 4.1 kiến thức đã học nhân tập (8 phút) CC1.1 Hoạt động 4. CC1.1 Thực hiện phương PP: đánh giá quá Thực hành cá Vận dụng TCTH pháp trồng đối với trình nhân (2 phút) 4.1 một loại cây Công cụ: bảng kiểm B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút): a) Mục tiêu: tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về phương pháp trồng cây cải xanh. b) Nội dung: tình huống và câu hỏi mở đầu trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: nhu cầu tìm hiểu cây trồng cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể các công việc trồng và chăm sóc cây cải xanh mà em biết? * Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và phân tích tình huống đưa ra câu trả lời. * Báo cáo, thảo luận: + GV mời khoảng 3 HS trả lời. + Hs trình bày theo ý kiến riêng của cá nhân các em * Kết luận, nhận định: • GV nhắc lại quy trình trồng trọt. • Vậy cây cải xanh được trồng như thế nào? GV nêu mục tiêu bài học. → Để làm rõ vấn đề này chúng ta đi vào bài học “Trồng và chăm sóc cây cải xanh” Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 2.1. Chuẩn bị: (10phút) a) Mục tiêu: giúp HS nhận biết các công việc chuẩn bị trước khi trồng cây cải xanh. b) Nội dung: Chuẩn bị cho phần thực hành trồng cây cải xanh. c) Sản phẩm dự kiến: Những dụng cụ,vật liệu và cách tính toán cần khi trồng cây cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học: HS xem clip hoặc hình ảnh về cây cải xanh được trồng trong thùng xốp (hoặc chậu) và hoàn thành phiếu học tập số 1. * Giao nhiệm vụ học tập: Nguồn học liệu SGK/28. Hoàn thành Phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
  48. 1 Cần thực hiện những công việc chuẩn bị gì trước khi tiến hành trồng cây cải xanh? * Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm. Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm ở vị trí của nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi và nhận xét. Đánh giá theo bảng kiểm * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá quá trình chuẩn bị của hs - GV kiểm tra tính khả thi trong việc chuẩn bị của các nhóm trước khi thực hiện Nội dung cốt lõi: Chuẩn bị trồng cây cải xanh gồm các công việc:Chuần bị đất trồng, chuẩn bị hạt giống cây cải xanh, phân bón và dụng cụ trồng cây. Hoạt động 2.2. Yêu cầu kỹ thuật:(15 phút) a) Mục tiêu: giúp HS biết được yêu cầu kỹ thuật khi trồng cây cải xanh. b) Nội dung: Yêu cầu cây cải xanh khi thu hoạch. c) Sản phẩm dự kiến: Yêu cầu kỹ thuật khi trồng cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 HS xem clip hoặc hình ảnh về cây cải xanh phát triển tốt và cây cải xanh bị sâu,bệnh. 1. Mô tả những đặc điểm để nhận biết cây cải xanh phát triển tốt. . 2.Vì sao bao bì thuốc bảo vệ thực vật cần bỏ đúng nơi quy định?
  49. . cây. * Thực hiện nhiệm vụ: Lớp chia thành 6 nhóm. Các nhóm thảo luận và trả lời vào phiếu học tập. * Báo cáo, thảo luận: Các nhóm treo sản phẩm ở vị trí của nhóm. Đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe, trao đổi và nhận xét. * Kết luận, nhận định: Cho HS đánh giá theo rubic - GV hướng dẫn HS về việc sử dụng phân, thuốc( khuyến khích sử dụng phân thuốc có nguồn gốc sinh học) và qui định nơi bỏ bao bì thuốc bảo vệ thức vật. - GV giới thiệu thêm phương pháp trồng trọt theo hữu cơ. Nội dung cốt lõi: Cây cải xanh có thể được thu hoạch sau 30-40 ngày( hoặc cao trên 15cm) không bị sâu,bệnh.Lá cải còn nguyên vẹn, đều màu và có màu xanh đậm. Hoạt động 2.3. Quy trình trồng cây cải xanh (20 phút) a) Mục tiêu: giúp HS trình bày được các bước trong quy trình cây trồng cải xanh. b) Nội dung: Các công việc trong quy trình trồng cải xanh. c) Sản phẩm dự kiến: quy trình trồng cải xanh. d) Tổ chức hoạt động dạy học - GV dẫn dắt HS liên hệ quy trình trồng trọt với quy trình trồng cây cải xanh. - GV cho hs làm phiếu học tập để nắm được yêu cầu kỹ thuật trong quy trình trồng cây cải xanh. * Giao nhiệm vụ học tập: Hoàn thành phiếu học tập số 3
  50. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 1.Quan sát Hình 5.1 và cho biết trường hợp nào đảm bảo an toàn lao động trong khâu chuẩn bị đất trồng? Vì sao? . 2. Quan sát hình 5.2 và cho biết trường hợp nào đảm bảo an toàn lao động trong chăm sóc cây trồng. Vì sao? . . . . . . . * Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung SHS, tài liệu tham khảo, suy nghĩ và trả lời theo nhóm.
  51. * Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện ngẫu nhiên 3 nhóm lên báo cáo. Mỗi nhóm trình bày một nội dung. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung và thống nhất ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV khen ngợi những nhóm làm việc hiệu quả và chốt lại nội dung, yêu cầu trong kỹ thuật trong quy trình trồng cây cải xanh. Nội dung cốt lõi: Quy trình trồng cải xanh gồm 5 giai đoạn: Chuẩn bị đất trồng → chuẩn bị hạt giống cải xanh → gieo trồng → Chăm sóc→ Thu hoạch. Hoạt động 2.4. Thực hành: Trồng và chăm sóc cây cải xanh. (35 phút) a) Mục tiêu: tổ chức cho HS thực hành trồng cây cải xanh. b) Nội dung: các bước trồng cây cải xanh trong chậu( thùng xốp). c) Sản phẩm dự kiến: cây cải xanh được trồng đúng kỹ thuật. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu mục tiêu buổi thực hành, yêu cầu về trật tự, thời gian , tiêu chí đánh giá sản phẩm. GV thao tác mẫu và yêu cầu HS thực hiện. * Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, phân công nhiệm vụ các thành viên và tiến hành thực hiện. * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm đem sản phẩm của nhóm lên bàn trưng bày. Đại diện 1 nhóm trình bày lại quy trình thực hiện. Các nhóm còn lại đặt câu hỏi hoặc bổ sung (nếu cần). Yêu cầu các em đánh giá theo rubic * Kết luận, nhận định: GV nhận xét các nhóm trong quá trình thực hành, những điểm cần phát huy và những động tác nên khắc phục. Nội dung cốt lõi: Quy trình trồng cây cải xanh: + Bước 1: Chuẩn bị đất trồng . + Bước 2: Chuẩn bị hạt giống cây cải xanh. + Bước 3: Gieo trồng . + Bước 4: Chăm sóc cây cải xanh. + Bước 5: Thu hoạch. Hoạt động 3. Luyện tập (8 phút) a) Mục tiêu: giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về phương pháp giâm cành, cách chọn cành giâm đạt yêu cầu, củng cố nội dung cốt lõi bài học. b) Nội dung: bài tập trong phần Luyện tập trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: đáp án cho câu hỏi trong phần Luyện tập trong SHS. Câu hỏi 1. Quan sát Hình 5.3 và cho biết cây nào là cây cải xanh đã đực hướng dẫn trồng ở trên. Các cây trong hình còn lại có tên là gì? Theo em, cách trồng những cây cải này có giống cách trồng cải xanh không?
  52. Lời giải: • Cây cải xanh được hướng dẫn trồng ở trên là hình d. • Tên các cây còn lại trong hình là: o a. Cải ngồng o b. Xà lách xoăn o c. Cải bó xôi o e. Xà lách o f. Cải thìa (cải chip) • Theo em, cách trồng những cây cải này giống cách trồng cải xanh vì chúng đều là các loại rau xanh ăn lá. Câu hỏi 2. Theo em, quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ như thế nào? Lời giải: Quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ: • Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại. • Không sử dụng phân bón hóa học. • Không sử dụng chất kích thích phát triển. => Mang tới nguồn rau sạch, an toàn chất lượng cho người tiêu dùng. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: gv yêu cầu HS làm phần Luyên tập vào vở của mình. * Thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập vào vở. * Báo cáo, thảo luận: GV mời ngẫu nhiên 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe và đưa ra ý kiến. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và đưa ra đáp án. Tuyên dương các học sinh làm bài tốt. Nội dung cốt lõi: Tóm tắt lại các kiến thức đã học. Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút) a) Mục tiêu: giúp HS củng cố và vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiến trong trồng rau.
  53. b) Nội dung: bài tập trong phần Vận dụng trong SHS. c) Sản phẩm dự kiến: sản phẩm của HS. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: Dựa vào quy trình trồng cải xanh, em hãy tìm hiểu để thực hiện trồng và chăm sóc một loại cây rau đến khi thu hoạch. * Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện và ghi chép vào sổ. * Báo cáo, thảo luận: Khi có kết quả, HS chụp hình và báo cáo với cả lớp, rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét quá trình thực hành của các em, góp ý cho quy trình của hs, những điểm cần phát huy và những động tác nên khắc phục. Tuyên dương những HS thực hiện bài hoàn chỉnh. Nội dung cốt lõi: Nắm được quy trình trồng một loại cây mà các em đã lựa chọn IV. HỒ SƠ DẠY HỌC C. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI BÀI 5:TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CẢI XANH Quy trình trồng cây cải xanh: + Bước 1: Chuẩn bị đất trồng . + Bước 2: Chuẩn bị hạt giống cây cải xanh. + Bước 3: Gieo trồng . + Bước 4: Chăm sóc cây cải xanh. + Bước 5: Thu hoạch. B. CÁC HỒ SƠ KHÁC Hoạt động 2.1. Bảng kiểm đánh giá năng lực hợp tác và giao tiếp: STT Tiêu chí Đạt Không Ghi chú 1 Chăm chú lắng nghe 2 Không ngắt lời người nói 3 Kiềm chế cảm xúc tiêu cực Đưa ra ý kiến của mình trên tinh thần xây 4 dựng 5 Có thể hỏi về vấn đề được nghe 6 Có thể cung cấp thêm thông tin 7 Có thể tiếp nối và phát triển vấn đề hợp Hoạt động 2.2. Quy trình trồng cây cải xanh.
  54. Phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubric: Tiêu chí 4 điểm 3 điểm 2 điểm Nội dung - Kiến thức đủ, chính - Kiến thức đầy đủ, - Kiến thức chưa đầy xác. chính xác. đủ. - Trả lời đủ 3 câu. - Trả lời chưa đủ 3 câu. - Trả lời chưa hoàn hảo 3 câu. Hình thức - Trình bày khoa học, - Trình bày khoa học, - Trình bày hơi rối, đẹp, màu sắc hài hòa, chưa thu hút người đọc. khó đọc. chữ dễ đọc. Thuyết trình - Giọng nói to, rõ ràng, - Giọng nói to, rõ ràng, - Giọng nói to, chưa dứt khoát. dứt khoát. rõ ràng. - Rất tích cực. - Khá tích cực. - Khá tích cực. Hoạt động 2.4. Thực hành:Trồng và chăm sóc cây cải xanh. Tiêu chí đánh giá quy trình thực hành theo bảng kiểm TT Các bước thực hiện Có Không 1 Chuẩn bị đất và chậu trồng cây cải xanh. 2 Chuẩn bị hạt giống cây cải xanh (đã ngâm ủ). 3 Gieo hạt giống vào đất trồng. 4 Chăm sóc cây cải xanh. 5 Thao tác gọn gang, cẩn thận. 6 Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động. Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành: • Đánh giá mức độ hoàn thành bài thực hành. • Đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí của bảng kiểm: TT Tiêu chí đánh giá sản phẩm Đạt Không đạt Ghi chú 1 Xác định diện tích đất trồng và số lượng hạt giống tương ứng. 2 Lượng đất vừa đủ, thành phần dinh dưỡng đất cân đối,phù hợp trồng cây cải xanh. _ Đất được làm kĩ: sạch cỏ và tàn dư cây trồng. Đất bằng phẳng và tơi xốp
  55. 3 Hạt được ngâm ủ no nước hoặc nứt mầm,đủ số lượng. 4 Mật độ và khoảng cách gieo hạt của các hạt đều nhau. 5 Hạt được phủ một lớp đất mỏng( không bị vùi sâu). 6 Bón phân đúng thời điểm và liều lượng. Đánh giá 7 Bề mặt đất luôn ẩm. trong quá 8 Cây phát triển tốt, không bị sâu, bệnh hại. trình chăm 9 Thực hiện đúng phương pháp thu hoạch đã sóc và thu lựa chọn , sản phẩm đạt kích thước và độ tuổi. hoạch 10 Sản phẩm thể hiện sự sáng tạo.
  56. TÊN BÀI/CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU Phẩm chất, YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá năng lực 1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ – Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về vai trò, a1.1 Nhận thức triển vọng và đặc điểm nghề trồng trọt ở Việt Nam, các công nghệ phương thức trồng trọt, trồng trọt công nghệ cao, quy trình trồng trọt, nhân giống bằng phương pháp giảm cảnh Giao tiếp công - Biết được một số thuật ngữ trong trồng trọt b1.1 nghệ – Vận dụng kiến thức, kĩ năng trồng trọt trong Chương 1 và Sử dụng công Chương 2 để giải quyết các câu hỏi xoay quanh chủ để c1.1 nghệ trồng trọt ở Việt Nam. Đánh giá công -Nhận xét, đánh giá những vấn đề liên quan trồng trọt d1.1 nghệ Thiết kế kĩ -Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, tự luận liên quan đến kiến e1.1 thuật thức đã học về trồng trọt. 1.2. Năng lực chung Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân TCTH Tự chủ và tự trong học tập, tự tìm hiểu để vận dụng linh hoạt những kiến 2.1.1 học thức, kĩ năng đã học về trồng trọt vào thực tiễn Biết trình bày ý tưởng, trao đổi thảo luận những vấn đề của Giao tiếp và GTHT bài học, thực hiện có trách nhiệm các phần việc của cá nhân hợp tác 2.1.1 và phối hợp tốt với các thành viên trong nhóm 2. Về phẩm chất Có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, Chăm chỉ CC 2.2 kĩ năng trồng trọt vào đời sống hằng ngày II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh
  57. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và - Ôn lại các bài Hoạt động 1. câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham đã học, đọc trước Mở đầu khảo chính. bài ôn tập . - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. Hoạt động 2. Hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II Hoạt động - Nghiên cứu trọng tâm của Chương 1 2.1: Ôn lại - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và - Ôn lại các bài kiến thức câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo đã học, đọc trước chương 1 (10 chính. bài ôn tập phút) - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. Hoạt động - Nghiên cứu trọng tâm của Chương 2. 2.2. Ôn lại - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và - Ôn lại các bài kiến thức câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo đã học, đọc trước chương II (10 chính. bài ôn tập phút) - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. Hoạt động 2.3: Hệ thống - Nghiên cứu trọng tâm của Chương 1 và 2. kiến thức và - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và - Ôn lại các bài kỹ năng câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo đã học, đọc trước chương I và chính. bài ôn tập II - Bài giảng powerpoint, máy chiếu. ( 5 phút) Hoạt động 3. - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và Các bài tập phần Luyện tập câu hỏi ôn tập: SHS và SBT là tài liệu tham khảo Luyện tập trắc (5 phút) chính. nghiệm - Quan sát tranh Hoạt động 4. các hình thức - Tranh ảnh các hình thức trồng trọt ứng dụng Vận dụng trồng trọt ứng công nghệ cao trong nước. (7 phút) dụng công nghệ cao trong nước. III. Tiến trình dạy học A. Tiến trình dạy học
  58. Hoạt động Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTDH PP/Công cụ học (Mã hoá) trọng tâm chủ đạo đánh giá (thời gian) Hoạt động 1. Vai trò của trồng trọt (a1.1) PP: dạy học Mở đầu ( 5 và phương thức trồng Phiếu học tập TCTH 2.1.1 hợp tác phút) trọt số 1 Hoạt động 2. Hệ thống kiến thức và kỹ năng chương I và II Hoạt động a1.1 2.1: ôn lại Hệ thống hóa kiến - PP: dạy học CC 2.2 Phiếu học tập kiến thức thức, kĩ năng chương hợp tác TCTH 2.1.1 số 2 chương 1 (10 1 -KT: công não GTHT 2.1.1 phút) Hoạt động a1.1 2.2. Ôn lại Hệ thống hóa kiến - PP:dạy học CC 2.2 Phiếu học tập kiến thức thức, kĩ năng chương hợp tác TCTH 2.1.1 số 3 chương II (10 2 -KT:công não GTHT 2.1.1 phút) Mối liên kết giữa các kiến thức của Chương 1 và 2: Phiếu học tập Hoạt động + Vai trò, triển vọng số 4: Sơ đồ hệ 2.3: Hệ thống và đặc điểm nghề thống kiến kiến thức và a1.1 trồng trọt ở Việt Nam. - KT:công não thức và kỹ kỹ năng TCTH 2.1.1 + Các phương thức năng chương I chương I và trồng trọt. và II II + Quy trình trồng trọt. + Nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
  59. Hoạt động 3. -PP: dạy học Nội dung trả CC 2.2 Luyện tập Câu hỏi trắc nghiệm hợp tác lời của học TCTH 2.1.1 (5 phút) - KT:công não sinh Tìm hiểu các hình Nội dung trả Hoạt động 4. CC 2.2 -PP: dạy học thức trồng trọt ứng lời của học Vận dụng TCTH 2.1.1 hợp tác dụng công nghệ cao sinh (7 phút) GTHT 2.1.1 -KT:công não trong nước. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động 1. Mở đầu ( 10 phút): a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho các em khi củng cố lại kiến thức đã học: về vai trò và các phương thức trồng trọt. b) Nội dung: + Vai trò của nghề trồng trọt ở Việt Nam. + Các phương thức trồng trọt. c) Sản phẩm dự kiến: Hoàn thành phiếu học tập số 1 d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 6 nhóm : - GV trình chiếu các hình ảnh về vai trò của trồng trọt và phương thức trồng trọt - Phát phiếu học tập số 1 Hình Thực phẩm cho người và vật nuôi Nguyên liệu công nghiệp Vai trò Xuất khẩu Tạo việc làm cho người lao động Độc canh Xen canh Phương thức Luân canh Tăng vụ Yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận, ghi hình ảnh thích hợp vào trong máy chiếu trong vòng 1p * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ quan sát và ghi nhanh kết quả quan sát được, hoàn thành phiếu * Báo cáo, thảo luận: - Hs cử đại diện trình bày - Các nhóm lắng nghe - HS chủ động kiểm tra đã trả lời được bao nhiêu câu đúng. * Kết luận, nhận định:
  60. - Gv chốt lại vai trò và phương thức trồng trọt GV chốt ý vào hoạt động 2 Hoạt động 2. Hoạt động 2.1: ÔN LẠI KIẾN THỨC CHƯƠNG 1 (10 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng chương 1 b) Nội dung: Mối liên kết giữa các kiến thức của chương 1: + Vai trò, triển vọng và đặc điểm nghề trồng trọt ở Việt Nam. + Các phương thức trồng trọt. + Trồng trọt công nghệ cao. c) Sản phẩm dự kiến: Sơ đồ khối hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng của chương 1. d) Tổ chức hoạt động dạy học Chuẩn bị: - Giấy A4 (6 tờ) có in sẵn khung bên dưới. ( Phiếu học tập số 2)
  61. - Các chữ (tương ứng với nội dung sẽ dán vào các ô cam, vàng và hồng ) để sẵn. - Keo dán. * Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm. Gv phát phiếu số 2 cho các nhóm và các mẫu giấy có sẵn nội dung, yêu cầu các nhóm chọn và ráp nối các ô có sẵn thành sơ đồ. Thời gian cho mỗi nhóm: 7 phút. - Giáo viên ghim câu trả lời của các nhóm lên bảng. - Công bố rubric đánh giá nhóm. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ - Thảo luận để làm sơ đồ tư duy * Báo cáo, thảo luận: Mỗi đội sẽ cử đại diện trình bày sơ đồ tư duy. - Sau khi các nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. - Đánh giá nhóm theo rubric * Kết luận, nhận định: Hệ thống hóa được kiến thức chương I Tuyên dương các nhóm đạt số điểm cao. Hoạt động 2.2. ÔN LẠI KIẾN THỨC CHƯƠNG II (10 phút) a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng chương II. b) Nội dung: Mối liên kết giữa các kiến thức của chương II: + Quy trình trồng trọt. + Nhân giống bằng phương pháp giâm cành. c) Sản phẩm dự kiến: Hoàn thành sơ đồ khối hệ thống hóa các kiến thức, kĩ năng của chương II ( phiếu học tập số 3).
  62. d) Tổ chức hoạt động dạy học * Giao nhiệm vụ học tập: + GV chia lớp thành 6 nhóm: trình bày về quy trình trồng trọt qua 5 bước và nhân giống bằng phương pháp giâm cành (đã chuẩn bị sẵn ở nhà). + Phát phiếu học tập số 3. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS chia nhóm theo yêu cầu, thảo luận nhóm đề hoàn thành phiếu số 3 * Báo cáo, thảo luận: + Đại diện nhóm trình bày các bước trong quy trình trồng trọt và nhân giống bằng phương pháp giâm cành dựa vào phần chuẩn bị của nhóm ở nhà trước đó bằng tranh ảnh. + Sau khi các nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. + GV đặt câu hỏi, dẫn dắt để HS trả lời theo hệ thống kiến thức như sơ đồ SGK. * Kết luận, nhận định: + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm có sự chuẩn bị tốt nhất GV Hệ thống hóa tóm tắt kiến thức liên quan giữa 2 chương 1 và 2 qua sơ đồ tư duy
  63. Hoạt động 3. Luyện tập ( 15 phút ) a. Mục tiêu : Củng cố, khắc sâu kiến thức của Chương 1 và 2 b. Nội dung: Câu hỏi trắc nghiệm 1.Vai trò của trồng trọt là: A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp C. Cung cấp nông sản cho sản xuất D. Tất cả các ý trên 2. Luân canh là A. cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích B. tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất C. trồng hai loại hoa màu cùng một lúc trên cùng một diện tích D. tăng từ một vụ lên hai, ba vụ 3. Có mấy cách xử lý hạt giống? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 4. Các loại nông sản như cam, quýt, đậu xanh được thu hoạch bằng phương pháp nào?
  64. A. Hái. B. Nhổ. C. Đào. D. Cắt. 5. Mục đích của việc làm cỏ là: A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại. B. Chống đổ. C. Làm đất tơi xốp. D. Hạn chế bốc hơi nước. c. Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm: 1D, 2A, 3C, 4A, 5A d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: Gv trình chiếu các câu hỏi trên máy chiếu. Tổ chức cho các em trò chơi “ Câu cá”.Yêu cầu hs đọc câu hỏi và trả lời để giúp ông lão câu được nhiều cá. * Thực hiện nhiệm vụ: + Hs tham gia trò chơi + Hs đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi. * Báo cáo, thảo luận: + hs trình bày cá nhân + hs khác bổ sung, GV nhận xét hoàn thành nội dung trong phiếu học tập. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình tham gia trò chơi của các thành viên trong nhóm. Đánh giá phần kiến thức hs tiếp thu sau khi luyện tập. Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút ) a. Mục tiêu: Tìm hiểu các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. b. Nội dung: Em hãy mô tả các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước mà em biết c. Sản phẩm: Các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước. d. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: + GV chia lớp thành 6 nhóm: Yêu cầu hs về nhà tìm hiểu các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước hoặc ở địa phương em, tìm thêm tranh ảnh minh họa để tiết sau trình bày. * Thực hiện nhiệm vụ: + HS chia nhóm theo yêu cầu và phân chia nhiệm vụ để về nhà thực hiện * Báo cáo, thảo luận:(thực hiện ở tiết học sau) + Đại diện nhóm trình bày hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước dựa vào phần chuẩn bị của nhóm ở nhà trước đó bằng tranh ảnh. + Nhóm khác bổ sung, GV nhận xét. * Kết luận, nhận định: (thực hiện ở tiết học sau) + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc các nhóm. Chốt lại các hình thức trồng trọt ứng dụng công nghệ cao trong nước hoặc ở địa phương em
  65. HỒ SƠ HỌC TẬP: * Rubic đánh giá dành cho hoạt động 2.1: Tiêu Trọng Mức độ Điểm chí số Xuất sắc Tốt Đạt Chưa đạt (10-9) (8-7) (6-5) (4-0) Hoàn 50% Hoàn thành Hoàn Hoàn Hoàn thành đúng hoàn toàn thành đúng thành 50% thành dưới sơ đồ sơ đồ. 80% sơ đồ sơ đồ 50% sơ đồ. Thẩm 10% -Sơ đồ đẹp, -Sơ đồ rõ -Sơ đồ rõ -Sơ đồ dán mĩ và sạch. ràng, sạch ràng. lệch, logic không rõ rằng hoặc không chắc chắn Trật 20% -Nhóm giữ trật -Nhóm giữ -Nhóm có -Nhóm ồn tự và tự tốt và các trật tự tốt ồn nhưng và phải tinh thành viên và các giữ trật tự nhắc nhiều thần hoàn thành tốt thành viên sau khi lần; các hợp nhiệm vụ của hoàn thành được nhắc thành viên tác của mình. nhiệm vụ nhở; các hoàn thành nhóm của mình. thành viên nhiệm vụ. hoàn thành nhiệm vụ. Tham 20% Tích cực nhận Tích cực Có nhận Không gia xét sơ đồ của nhận xét sơ xét sơ đồ tham gia phản nhóm khác và đồ của của nhóm nhận xét. biện có đưa ra ý nhóm khác. kiến sáng tạo khác. đặc biệt.
  66. Bài 6: RỪNG Ở VIỆT NAM Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng YÊU CẦU CẦN ĐẠT Mã hoá lực 1. Về năng lực 1.1. Năng lực công nghệ Nhận biết vai trò của rừng đối với đời sống và Nhận thức công sản xuất, nhận dạng được được các loại rừng (a2.2) nghệ phổ biến ở Việt Nam Lựa chọn được loại rừng với chức năng sử Đánh giá công nghệ (d2.2) dụng phù hợp với địa phương 1.2. Năng lực chung Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn học tập phù hợp; lưu giữ Tự chủ và tự học (1) thông tin có chọn lọc bằng nội dung tóm tắt và các từ khóa Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận Giao tiếp và hợp tác (2) những vấn đề đơn giản. Chủ động, gương mẫu hoàn thành phần việc được giao. 2. Về phẩm chất Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến Chăm chỉ (3) thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn Trách nhiệm Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên (4) II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động Giáo viên Học sinh - Tranh ảnh về vai trò của rừng - Tranh ảnh về vai trò - Video hỗ trợ Hoạt động 1. Mở đầu của rừng - Phiếu học tập số 1 - Bảng đánh giá hoạt động nhóm Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Tranh ảnh hình 6.1 - Video hỗ trợ - Tranh ảnh về vai trò Hoạt động 2.1. Vai trò - Phiếu học tập số 2 của rừng của rừng - Bảng đánh giá hoạt động nhóm - Tranh ảnh hình 6.2; hình - Tranh ảnh về một số Hoạt động 2.2. Một số 6.3; hình 6.4 loại rừng phổ biến ở loại rừng phổ biến ở - Video hỗ trợ Việt Nam Việt Nam - Phiếu học tập số 3
  67. - Bảng đánh giá hoạt động nhóm - Hệ thống câu hỏi phần Hoạt động 3. Luyện tập Giấy A4 luyện tập - Hệ thống câu hỏi phần Hoạt động 4. Vận dụng Giấy A4 vận dụng III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động Nội dung dạy Mục tiêu PP/KTDH PP/Công cụ học học (Mã hoá) chủ đạo đánh giá (thời gian) trọng tâm - Giới thiệu - Đánh giá qua những tác động - Dạy học Hoạt động 1. sản phẩm học tập của rừng đến đời trực quan Mở đầu (a2.2) - Phiếu học tập số sống con người - Kĩ thuật (5 phút) 1 và một số loại công não rừng ở Việt Nam Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới - Trình bày được - Dạy học - Đánh giá qua Hoạt động vai trò của rừng giải quyết sản phẩm học tập 2.1. Vai trò (a2.2) đối với môi vấn đề - Phiếu học tập số của rừng trường, đời sống - Kĩ thuật 2 (15 phút) và sản xuất công não Hoạt động - Dạy học - Đánh giá qua 2.2. Một số - Phân loại được giải quyết sản phẩm học tập loại rừng (a2.2) một số loại rừng vấn đề - Phiếu học tập số phổ biến ở (d2.2) phổ biến ở Việt - Kĩ thuật 3 Việt Nam Nam công não (15 phút) - Dạy học - Đánh giá qua - HS vận dụng Hoạt động 3. theo nhóm sản phẩm học tập (1), (2), (3), kiến thức đã học Luyện tập - Kĩ thuật - Bảng kiểm (4) để làm bài tập (5phút) trình bày 1 - Bảng đánh giá phần luyện tập phút hoạt động nhóm - HS biết vận - Dạy học Hoạt động 4. dụng vào thực tế - HS đánh giá theo nhóm Vận dụng (d2.2) cuộc sống gia theo phiếu đánh - Kĩ thuật (5 phút) đình và địa giá đồng đẳng công não phương B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút):
  68. a) Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về vai trò và các loại rừng phổ biến ở Việt Nam b) Nội dung: Tình huống và câu hỏi trong phần Mở đầu trong SHS c) Sản phẩm dự kiến: Nhu cầu tìm hiểu các loại rừng ở Việt Nam d) Tổ chức hoạt động dạy học a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau). + Phát phiếu học tập số 1. + Yêu cầu các nhóm xem video (về mưa gió, bão, lũ lụt, sạt lở đất ) và trả lời câu hỏi: ? Rừng có tác động như thế nào đến đời sống của con người ? Ở Việt Nam có những loại rừng nào + Sau đó, giáo viên trình chiếu vedeo, ảnh về những loại rừng ở Việt Nam. b. Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS xem xong video (về mưa gió, bão, lũ lụt, sạt lở đất ) + Ghi lại câu trả lời trên phiếu học tập số 1 c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Giáo viên đưa ra câu trả lời + HS chủ động kiểm tra câu trả lời của nhóm mình + GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm đạt kết quả cao nhất d. Kết luận - GV dẫn dắt vào bài - Phiếu học tập số 1 Câu hỏi Trả lời Câu 1 - Ngăn cản, làm giảm tốc độ của dòng - Rừng có tác động như thế nào đến đời chảy sống của con người? - Hạn chế hiện tượng sạt lở đất, Câu 2 - Rừng nguyên sinh, rừng tre nứa, - Ở Việt Nam có những loại rừng nào? rừng ngập nước, rừng ngập mặn, Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới: Hoạt động 2.1. Vai trò của rừng (15 phút) a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất b) Nội dung: Những chức năng, tác dụng của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất c) Sản phẩm dự kiến: Vai trò của rừng đối với môi trường, đời sống và sản xuất d) Tổ chức hoạt động dạy học a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Phân thành 4 nhóm như hoạt động khởi động. + Giáo viên phát phiếu làm việc nhóm và nói rõ các yêu cầu cần thực hiện trong phiếu học tập này.
  69. + Cho học sinh xem hình ảnh hình 6.1 trong thời gian khoảng 2 phút. + Sau khi xem hình ảnh yêu cầu học sinh ghi vào phiếu học tập số 2. Thời gian để học sinh ghi nhận nội dung là 4 phút. + Kết thúc thời gian hoàn thiện phiếu học tập, giáo viên chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. + Giới thiệu thông tin về “Ngày Quốc tế về Rừng” b. Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nhận phiếu làm việc nhóm. + HS tập trung xem hình ảnh hình 6.1 về vai trò của rừng và thực hiện nhiệm vụ được giao trên phiếu làm việc nhóm. + HS nhận xét chéo theo yêu cầu của giáo viên. - HS trả lời vấn đáp thông qua phiếu học tập số 2 + HS khác nhận xét, đánh giá. + GV bổ sung, chốt kiến thức. c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS tự kiểm tra và dán sản phẩm ở góc của nhóm. - Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, trao đổi. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi. d. Kết luận - Rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. - Phiếu học tập số 2
  70. Câu hỏi Trả lời Câu 1 - Hình 6.1a: Cung cấp khí Oxygen và thu nhận - Em hãy nêu vai trò của rừng khí Carbon dioxide giúp không khí trong lành đối với môi trường, đời sống và góp phần điều hòa khí hậu. và sản xuất trong mỗi trường - Hình 6.1b: Chắn gió, chống cát di động ven hợp được minh họa ở hình biển, che chở cho vùng đất phía trong đất liền. 6.1? - Hình 6.1c: Cung cấp nguyên liệu gỗ cho sản xuất - Hình 6.1d: Rừng ngăn cản, làm giảm tốc độ của dòng chảy bề mặt của nước mưa, từ đó giúp bảo vệ độ phì nhiêu của đất, hạn chế các hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ lụt. - Hình 6.1e: Phục vụ nghiên cứu khoa học. - Hình 6.1f: Môi trường sinh sống tốt cho nhiều loài động vật Câu 2 Những ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu từ - Hãy kể những ngành sản rừng: xuất sử dụng nguyên liệu từ - Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ: rừng? ngành mộc, xây dựng - Ngành chế biến hương liệu và tinh dầu. (từ các bộ phận của cây: hoa, lá, cành, thân ) như mùi hương của mỹ phẩm, nước hoa - Ngành chế biến và cung cấp dược liệu, thuốc : dùng các loại nấm như linh chi, các vị thuốc bắc, thuốc nam. - Ngành chế biến nhựa để sản xuất keo. Hoạt động 2.2. Một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam (15 phút) a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân loại được một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam b) Nội dung: Đặc điểm của một số loại rừng theo từng cách phân loại c) Sản phẩm dự kiến: Đặc điểm theo mục đích sử dụng của một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam d) Tổ chức hoạt động dạy học a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Phân thành 4 nhóm như hoạt động khởi động. + Giáo viên phát phiếu làm việc nhóm số 3 và nói rõ các yêu cầu cần thực hiện trong phiếu học tập này. + Cho học sinh xem hình ảnh hình 6.2 và hình 6.4 trong thời gian khoảng 2 phút. + Sau khi xem hình ảnh yêu cầu học sinh ghi vào phiếu học tập số 3. Thời gian để học sinh ghi nhận nội dung là 4 phút. + Kết thúc thời gian hoàn thiện phiếu học tập, giáo viên chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm nhận xét chéo. + Giáo viên chiếu hình ảnh 6.3, yêu cầu học sinh cho biết tên gọi loại rừng này? b. Thực hiện nhiệm vụ học tập + HS nhận phiếu làm việc nhóm.
  71. + HS tập trung xem hình ảnh hình 6.2 và hình 6.4 về một số loại rừng trong tự nhiên và một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ được giao trên phiếu làm việc nhóm. + HS nhận xét chéo theo yêu cầu của giáo viên. - HS trả lời vấn đáp thông qua phiếu học tập số 3 + HS khác nhận xét, đánh giá. + GV bổ sung, chốt kiến thức. c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm HS tự kiểm tra và dán sản phẩm ở góc của nhóm. - Đại diện 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, trao đổi. - GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi. d. Kết luận - Ở nước ta rừng chủ yếu được phân loại theo mục đích sử dụng. Theo đó, có 3 loại rừng: Rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. - Phiếu học tập số 3 Câu hỏi Trả lời Câu 1 - Hình 6.2a: Nguồn gốc hình thành - Những loại rừng ở hình 6.2 - Hình 6.2b: Phân loại theo loài cây được gọi tên theo đặc điểm - Hình 6.2c: Phân loại theo điều kiện lập địa nào của rừng? Câu 2 - Ở địa phương em có : Rừng Quốc gia Cúc - Tại địa phương em có những Phương - Ninh Bình loại rừng nào? Hãy kể tên - Một số loại rừng ở Việt Nam mà em biết : rừng ở Việt Nam mà em biết? + Rừng U Minh - Cà Mau, Kiên Giang. + Rừng Nam Cát Tiên - Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng. + Rừng thông Bản áng - Mộc Châu, Sơn La + Rừng nguyên sinh Tam Đảo - Vĩnh Phúc + Rừng thông Bồ Bồ - Quảng Nam + Rừng tràm Trà Sư - An Giang Câu 3 - Hình 6.4a: Phục vụ cho ngành khai thác và sản - Hình 6.4 cho thấy rừng giúp xuất gỗ. ích cho môi trường và cho đời - Hình 6.4b: Phục vụ du lịch, bảo vệ di tích lịch sống con người như thế nào? sử - văn hóa; nghiên cứu khoa học; bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh. - Hình 6.4c: Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt. Hoạt động 3. Luyện tập (5 phút) a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về vai trò của rừng và các loại rừng phổ biến ở Việt Nam