Hệ thống câu hỏi và trả lời môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 1

docx 71 trang Thu Mai 06/03/2023 1520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi và trả lời môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_va_tra_loi_mon_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi.docx

Nội dung text: Hệ thống câu hỏi và trả lời môn Ngữ văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 1

  1. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 SGK CTST HỌC KỲ I Soạn bài 1: Đọc Lời của cây Câu hỏi 1: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Bài giải: - Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. - Khổ thơ cuối là lời của cây. - Dựa vào những câu thơ được tác giả miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây nên ta xác định năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đối với khổ thơ cuối, tác khẳng định được đó là lời của cây bởi tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa, chính thức xưng “tôi”. Câu hỏi: Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì? Trả lời: Em đã quan sát quá trình lớn lên của chú chó con nhà em từ lúc mới được chó mẹ sinh ra đến bây giờ khi nó trưởng thành. Em cảm thấy thật là kì diệu và vô cùng thích thú bởi sự phát triển thay đổi rõ rệt của chú chó. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh "nhú lên giọt sữa"? Trả lời: Hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, đã khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt nhưng cũng đầy sự dễ thương. Câu hỏi 2: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4. Trả lời: Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm: + Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai. + Khổ 3: nằm, nghe. + Khổ 4: kiêng, nghe, đón. Câu hỏi 2: Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ. Bài giải: Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ: - Khi còn là hạt: " nằm lặng thinh". - Khi đã lên mầm: "nhú lên giọt sữa", "thì thầm", "kiêng gió bắc", "kiêng mưa giông", "đón tia nắng hồng". - Khi đã thành cây: "nghe màu xanh", "bắt đầu bập bẹ", "góp xanh đất trời". Câu hỏi 3: Theo em, những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ"?
  2. Bài giải: Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu. Câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì. Bài giải: - Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm mở mắt. - Đó là tình cảm nâng niu, yêu thương, trân trọng của tác giả đối với mầm cây. Câu hỏi 5: Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của chúng. Bài giải: - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản: nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. - Tác dụng: đã làm những câu thở trở nên đa nghĩa, đa thanh, giàu sức gợi hình gợi cảm và đầy sinh động. Câu hỏi 6: Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện "lời của cây"? Bài giải: - Nhịp thơ 2/2 dễ thuộc, dễ nhớ, đều đặn như nhịp đưa nôi, vừa diễn tả nhịp điệu êm đềm của đời sống cây xanh, vừa thể hiện cảm xúc yêu thương trìu mến của tác giả. - Nhịp thơ 1/3 (Rằng các bạn ơi) nói lên sự khác biệt, có tác dụng nhấn mạnh vào khao khát của cây khi muốn được con người hiểu và giao cảm. - Việc sử dung cách gieo vần, ngắt nhịp vậy đã kiến bài thơ trở nên sinh động với tiết tấu vui tươi, đầy phù hợp với nội dung của bài thơ. Câu hỏi 7: Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Bài giải: - Chủ đề: Bài thơ thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên. - Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống mưới là những mầm non. Bởi mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời. Bên cạnh đó, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng các bạn nhỏ cũng như những mầm cây, cũng phát triển từ bé đến lớn, góp phần xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Câu hỏi 8: Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi hóa thân vào chúng. Bài giải: Tôi là chú mèo Mi Mi, được cậu chủ nhặt từ ngoài đường về. Mặc dù vậy, tôi luôn được cậu yêu chiều như con cưng trong nhà. Mỗi ngày trôi qua với tôi đều là một ngày tràn ngập vui
  3. vẻ . Cậu chủ luôn âu yếm, vuốt ve tôi, và thường ôm tôi mỗi tối đi ngủ. Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc bởi những điều cậu chủ dành cho tôi. Soạn bài 1: Đọc Sang thu CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi: Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên vào thời khắc giao mùa. Trả lời: Em cảm thấy vô cùng thích thú, và muốn ngắm nhìn từ những điều nhỏ bé nhất thay đổi trong thiên nhiên vào khoảnh khắc giao mùa. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu"? Trả lời: Theo em, hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu" là hình ảnh đặc sắc thể hiện thời điểm giao mùa thu và mùa hạ. Có thể thấy được sự bịn rịn, lưu luyến của cảnh sắc và đám mấy đầy tâm trạng. Câu hỏi 2: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì? Trả lời: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần đều diễn tả cảm giác, trạng thái, thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên một cách tinh tế nhưng cũng đầy sự ngập ngừng, chầm chậm, như muốn níu giữ thời gian vào khoảnh khắc giao mùa. Câu hỏi 1: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó? Bài giải: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - thu đã được thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh và câu thơ: "Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu." Đám mây như chiếc cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Hàm chứa trong đó nhiều sự lưu luyến, bịn rịn, đồng thời mang đầy tâm trạng của thi nhân. Câu hỏi 2: Tìm các từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn nhà thơ? Bài giải: - Các từ ngữ miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: +Bỗng: Ngạc nhiên, bâng khuâng. + Phả vào: hương thơm bốc mạnh tỏa ra thành luồng, chứ không thoang thoảng. Nhà thơ vừa thấy hương ổi, vừa cảm nhận được cái se lạnh của gió đầu thu. + Chùng chình: nhân hóa, có ý vừa nhởn nhơ, chậm chạp vương vất bên ngõ xóm đường làng.
  4. + Hình như : Mùa thu về chưa thật rõ ràng, thu về đột ngột nhưng thật nhẹ nhàng làm cho nhà thơ chưa dám tin, chưa dám chắc. Những hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: + Hương vị: "bỗng nhận ra hương ổi" - mùi ổi chín lan tỏa trong không gian. + Hình ảnh: cơn gió se, sương thu, dòng sông, đàn chim bay vội vã, từng đám mây lững lờ trôi, nắng nhạt hơn, mưa cũng vơi dần và tiếng sấm thưa dần. => Qua đó, ta thấy được nhà thơ Hữu Thỉnh là một người có tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của quê hương, đất nước. Đó là những cảm nhận vô cùng tinh tế cùng sự quan sát đầy tỉ mỉ đã bộc lộ rõ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của ông. Câu hỏi 3: Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bàu thơ Sang thu có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện nội dung văn bản? Bài giải: Trong bài Sang thu, việc sử dụng những câu thơ ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế, độc đáo đã thể hiện được sự phong phú phú của khoảnh khắc giao mùa, làm cho cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ hòa quyện với tâm trạng của tác giả, giúp bộc lộ được những điều mà tác giả đã gửi gắm. Câu hỏi 4: Theo em, chủ đề của bài thơ Sang thu là gì? Qua bài thơ này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc? Bài giải: - Theo em, chủ đề của bài thơ thể hiện những rung động, cảm nhận tinh tế của tác giả Hữu Thỉnh về những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu. Đồng thời diễn tả những chiêm nghiệm sâu lắng của nhà thơ. - Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: bước vào tuổi trung niên, con người sẽ bình tĩnh hơn để đón nhận những thay đổi bất ngờ của cuộc sống, những sóng gió của cuộc đời. Đồng thời, cũng là lời khẳng định đất nước sẽ vững vàng hơn trong mọi khó khăn, thử thách phía trước và vững bước tiến vào tương lai. Câu hỏi 5: Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì Sao? Bài giải: Nếu nhan đề Sang thu được sửa thành Thu hay Mùa Thu thì sẽ không lột tả được hết những mong muốn, gửi gắm của tác giả vào bài thơ. Bởi nhan đề "Sang thu" đã thể hiện cách lựa chọn thời gian, bắc cầu giữa hai mùa. Ngoài ra, "sang thu" còn là đời người. Đời người sang thu nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc sống. Vì vậy, nếu sửa nhan đề, chúng ta sẽ không thấy được rõ ý nghĩa của bài thơ. Câu hỏi 6: Đọc bài thơ Sang thu, em học được gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả? Bài giải: Thông qua bài thơ Sang thu, em thấy tác giả Hữu Thỉnh đã có cảm nhận và quan sát vô cùng tinh tế với những hình ảnh giàu sức biểu cảm qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan (khứu giác, thị giác, xúc giác, thính giác) và sự rung động tinh tế của trái tim yêu thiên nhiên.
  5. Câu hỏi 7: Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích sự lựa chọn của em. Bài giải: Em thích nhất từ "phả" trong câu thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Bởi từ "phả" là động từ giúp em hình dung ra được mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió làm lan tỏa đến tâm trí con người, khắp không gian. Soạn bài 1: Đọc kết nối Ông một SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Tìm một số chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng. Đó là tình cảm như thế nào? Trả lời: Các chi tiết thể hiện tình cảm của con voi đối với Đề đốc Lê Trực và người quản tượng: - "Nó voi nhớ ông Đê Đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng": trở nên ủ rũ, buồn thiu, gầy rạc đi, bỏ ăn. - Mặc dù được người quản tượng thả về rừng, hàng năm khi sang thu, nó đều xuống làng thăm ông, quỳ ở trước sân. - Nó luyến chủ trở về, nó giúp người quản tượng nhiều việc: cuốn các ống bắng ra sông lấy nước, lên nương lấy vòi quắp những câu gỗ mang về. - Khi người quản tượng không còn nữa, "nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi". Khi biết gọi vô ích, nó lồng chạy vào nhà, "nó hít hơi cái giường cũ của người quản tượng rồi buồn bã đi ra, chạy khắp làng tìm chủ", :lồng chạy như voi hoang". - Từ đó, voi mấy năm lại xuống một lần, "nó trở nên lặng lẽ, đảo qua nhà cũ của người quản tượng, tha thẩn đi trong sân, vừa tung vòi hít ngửi khắp chỗ vừa khe khẽ rền rĩ rồi âm thầm bỏ đi". => Qua đây, con voi luôn dành tình cảm yêu thương, sự gắn kết đặc biệt đối với Đê Đốc và người quản tượng. Nó hiểu được sự quan tâm của con người dành cho nó, vì vậy biết cách trả ơn qua những hành động của nó. Câu hỏi 2: Người quản tượng và dân làng đã cư xử ra sao với con voi? Trả lời: - Cách người quản tượng đã cư xử với con voi: + Ông để nó nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn, ngày nào cũng ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. + Ông coi con voi như con em trong nhà. + Khi thu sang, ông biết voi nhớ rừng nên ông quyết định thả cho nó đi. Mặc dù vậy, hàng năm khi thu sang, voi lại về thăm ông, ông như trẻ lại, hớn hở đưa nó lên nương và thiết đãi nó những bữa no nê. - Cách dân làng đã cư xử với con voi: + Dân làng gọi con voi bằng cái tên đầy thân thuộc "Ông Một". + Mỗi khi voi về, họ nô nức cùng người quản tượng ra đón nó ở tận đầu làng.
  6. + Khi người quản tượng qua đời, dân làng vẫn quan tâm đến nó, "các bô lão mang mía đến cho nó". Câu hỏi 3: Đoạn trích trên giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên? Trả lời: Qua đoạn trích, em thấy được thái độ và hành vi của con người sẽ tác động không nhỏ trong mối quan hệ với thế giới tự nhiên. Chúng ta cần tôn trọng, có cách cư xử thân thiện, xây dựng một mối quan hệ qua lại đối với giới tự nhiên. Đó chính là cốt lõi về lối ứng xử biết ơn đối với tự nhiên mà con người cần hướng đến. Hãy coi động vật cũng như là một người bạn, giúp ích mình trong cuộc sống. Thực hành tiếng việt trang 19 sách chân trời sáng tạo ngữ văn 7 tập 1 Câu hỏi 1: Tìm phó từ trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào? a. Chưa gieo xuông đất Hạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung, Lời của cây) b. Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ. (Trần Hữu Thung, Lời của cây) c. Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Hữu Thỉnh, Sang Thu) d. Những buổi chiều tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Tôi đoán được hai loại hoa: hoa mồng gà và hoa hướng dương. Bố cười khà khà khen tiến bộ lắm! Một hôm khác, tôi đoán được ba loại hoa. (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) đ. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. (Vũ Hùng, Ông Một) e. Khi biết mọi tiếng rống lên gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà. (Vũ Hùng, Ông Một) Trả lời: a. Phó từ: chưa - bổ sung ý nghĩa cho động từ "gieo". b. Phó từ: đã - bổ sung ý nghĩa cho động từ "thì thầm". c. Phó từ: vẫn - bổ sung ý nghĩa cho động từ "còn". Phó từ: đã - bổ sung ý nghĩa cho động từ "vơi". d. Phó từ: được - bổ sung ý nghĩa cho danh từ "hai loại hoa", "ba loại hoa". đ. Phó từ: vẫn - bổ sung ý nghĩa cho động từ "giúp". e. Phó từ: đều - bổ sung ý nghĩa cho tính từ "vô ích".
  7. Câu hỏi 2: Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong trường từng trường hợp. a. Rằng các bạn ơi Cây chính là tôi Nay mai sẽ lớn Góp xanh đất trời (Trần Hữu Thung, Lời của cây) b. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu) c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn ăn thêm hai vác mía to, hai thúng cháo. (Vũ Hùng, Ông Một) d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được. (Vũ Hùng, Ông Một) Trả lời: a. sẽ: bổ sung ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian cho tính từ lớn. b. đã: bổ sung ý nghĩa chỉ quan hệ thời gian cho động từ về. c. cũng: bổ sung ý nghĩa chỉ tiếp diễn cho động từ cho. d. quá: bổ sung ý nghĩa chỉ mức độ cho động từ quen. Câu hỏi 3: Cho 2 câu sau: a. Trời tối. b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân. Dùng ít nhất 2 phó từ để mở rộng câu cho mỗi trường hợp trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa của các câu mở rộng trong từng trường hợp. Trả lời: a. Trời tối - Trời tối quá. (phó từ chỉ mức độ) - Trời đã tối. (phó từ chỉ quan hệ thời gian) b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân. - Bọn trẻ sẽ đá bóng ngoài sân. (phó từ chỉ quan hệ thời gian) - Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân. (phó từ chỉ sự tiếp diễn) Câu hỏi 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Khi hạt nảy mầm Nhú lên giọt sữa Mầm đã thì thầm Ghé tai nghe rõ. (Trần Hữu Thung, Lời của cây) Trả lời: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa "mầm đã thì thầm" - làm hình ảnh về mầm cây trở nên gần gũi với con người hơn.
  8. Câu hỏi 5: Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao? Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu) Trả lời: - Từ “phả” là động từ có sắc thái mạnh, diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại. - Từ “tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận. - Từ "quyện" sẽ gợi ra sự hòa lẫn mùi hương vào nhau, sẽ làm hương ổi bị lẫn vào các mùi hương khác, không làm nổi bật được dụng ý của tác giả. => Vì vậy, nếu thay đổi từ "phả" thành từ "tỏa" hoặc "quyện", câu thơ sẽ không gây ấn tượng mạnh, sự tập trung của người đọc khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu. Câu hỏi 6: Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. (Hữu Thỉnh, Sang thu) Trả lời: Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa (1) bởi hình ảnh "sông dềnh dàng" gợi hình ảnh sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng. Soạn bài 1: Đọc mở rộng Con chim chiền chiện sách chân trời sáng tạo ngữ văn 7 tập 1. HƯỚNG DẪN ĐỌC Câu hỏi 1: Xác định vần và nhịp của bài thơ và cho biết hiệu quả nghệ thuật của nó. Trả lời: - Bài thơ sử dụng: vần chân theo dạng giãn cách ( cao ngào; xanh,,,lanh; ) và vần lưng (chiền -chiện, vút - vút, cánh - xanh, )
  9. => Tác dụng: tạo ra sự hài hòa, sức âm vang cho thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ trong bài. - Bài thơ sử dụng: nhịp 2/2. => Tác dụng: giúp các câu thơ trong bài được diễn tả rành mạch, tạo tiết tấu, nhạc điệu cho bài thơ trở nên vui tươi. Đồng thời cũng góp phần biểu đạt nội dung bài thơ. Câu hỏi 2: Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất. Trả lời: Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sương chói. Hình ảnh con chim chiền chiện bay lượn, đang đập trên tầng “cao vợi” của trời xanh, giữa khung cảnh thiên nhiên mênh mông, bao la rất đẹp. Cùng với đó, là tiếng hót "long lanh" đầy ngọt ngào của chim, càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Những hình ảnh đó khiến em vô cùng thích thú và liên tưởng đến cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do tung hoành. Câu hỏi 3: Trong khổ thơ thứ hai và thứ tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Những biện pháp đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ? Trả lời: - Trong khổ thơ thứ hai, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa chú chim nói "chuyện chi, chuyện chi" có tác dụng thể hiện sự gần gũi giữa chim và tác giả. - Trong khổ thơ thứ tư, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (từ thính giác sang thị giác) tiếng chim hót "làm xanh da trời" có tác dụng tăng sức biểu cảm, tạo ấn tượng cho người đọc. Câu hỏi 4: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả. Đó là cảm xúc gì? Trả lời: Những hình ảnh "lòng vui bối rối", "tưng bừng lòng ta" đã thể hiện tình cảm của tác giả dành cho chú chim. Đó là những cảm xúc đầy xúc động và bâng khuâng. Câu hỏi 5: Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì? Trả lời: Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điêp: Qua những câu thơ về tiếng hót chiền chiện của nhà thơ, ông muốn gợi cho chúng ta cảm giác về một cuộc sống tự do, bình yên, êm đềm và hành phúc. Một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, từ đó thể hiện ước nguyện về một mùa xuân của đất nước tự do và bừng sáng. Soạn bài 1: Viết Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN Câu hỏi 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Trả lời: Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Câu hỏi 2: Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
  10. Trả lời: - Những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: + Mặt trời "trốn". + Cây :khoác tấm áo nâu". + "Áo" trời xanh ngắt. + Se sẻ "giấu tiếng hát", "núp sâu trong mái nhà". + "Chị" ong chăm chỉ. + Màn sương "ôm dáng mẹ". + Khói lên trời "đung đưa". - Những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ so sánh: + Sương mờ - bảng lảng. + Chiếc áo choàng màu đỏ - đốm nắng đang trôi. - Những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ: + Chợ xa, chiếc áo choàng - hình ảnh người mẹ + Giọt nắng hồng. Câu hỏi 3: Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng? Trả lời: Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng, bởi vì người đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa một sự vật, hiện tượng. Đồng thời, giúp các câu thơ, văn trở nên gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn. Câu hỏi 4: Làm thơ không phải chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có thể hiện đặc điểm đó không? Trả lời: Hai khổ thơ cuối có thể hiện đặc điểm về thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống thông qua hình ảnh người mẹ với những liên tưởng thú vị. (chiếc áo choàng màu đỏ như đốm nắng đang trôi, mang theo giọt nắng hồng). Câu hỏi 5: Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào? Trả lời: Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng vần chân theo các dạng: - Dạng liên tiếp: (đâu - nâu), (lửa - đưa). - Dạng giãn cách: (rồi - trôi), (đầy - tay). Câu hỏi 6: Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ? Trả lời: Để làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ, ta cần chú ý những yếu tố sau: - Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Bài thơ cần có nhịp (2/2 nếu là thơ bốn chứ hoặc 2/2, 3/2 nếu là thơ năm chữ), vần thơ (vần gần nhau hoặc giống nhau).
  11. - Bài thơ cần thể hiện được ý nghĩa của bài, có hình ảnh, mạch cảm xúc và xoay quanh một chủ đề. - Bài thơ cần sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Đề bài: Hãy làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống. 02Bài giải: Bài viết mẫu: Mùa xuân đi rồi Nhiều hoa vắng mặt Như chị hoa đào Ra đi trước nhất Các chị thược dược Hoa cúc hoa hồng Thảy đều lần lượt Theo bước mùa xuân Chỉ còn hàng cây Đung đưa theo gió. Soạn bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN Từ đoạn văn trên, em hãy xác định các đặc điểm của đoạn văn ghi lại cảm xúc vê một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ bằng cách trả lời câu hỏi sau: - Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc hay không? - Tác giả đã thể hiện những cảm xúc nào về bài thơ? - Nội dung câu mở đoạn là gì? - Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bài những nội dung gì? - Nêu nội dung câu kết đoạn. Trả lời: - Tác giả có dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. - Tác giả đã thể hiện những cảm xúc: bất ngờ, thú vị. - Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu về bài thơ Nắng Hồng của tác giả Bảo Ngọc. Đồng thời thể hiện cảm xúc chung về bài thơ. - Phần thân đoạn gồm những câu từ "Thủ pháp nhân hóa mùa xuân tươi sáng". Nội dung thân đoạn nói về cảm xúc của "tôi" về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. - Nội dung câu kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ đối với "tôi". Đề bài: Chủ đề bản tin học tập Ngữ Văn tháng này của trường em là: "Vẻ đẹp của những bài thơ". Em vừa đọc được một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ rất hay và muốn viết đoạn văn khoảng 200 chữ để chia sẻ cảm xúc về bài thơ đó với các bạn. Hãy thực hiện dự định của mình và gửi đoạn văn đến ban biên tập bản tin. Bài giải: Cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên)
  12. Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Soạn bài 1: Ôn tập Câu hỏi 1: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây: Trả lời: Câu hỏi 2: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau: Chừng như thu ngấp nghẻ Trong hương vườn đâu tây Khói lam chiều rất nhẹ Sông vừa vơi vừa đầy. (Tạ Hữu Yên, Sang mùa) Trả lời:
  13. - Thể thơ: thể thơ năm chữ. - Vần thơ: vần chân - dạng giãn cách (nghẻ - nhẹ; đây - đầy). - Nhịp thơ: 2/3 (Chừng như/ thu ngấp nghẻ; khói lam/ chiều rất nhẹ); 3/2 (trong hương vườn/ đâu đây; sông vừa vơi/ vừa đầy). Câu hỏi 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ gạch dưới hay không? Vì sao? Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quân tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rên rỉ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra. (Vũ Hùng, Ông Một). Trả lời: Không thể lược bỏ ba từ đó bởi nếu bỏ đi nghĩa của câu trong đoạn sẽ bị thay đổi, sai với ý mà tác giả thể hiện. Câu hỏi 4: Em rút ra bài học kinh nghiệm gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ? Trả lời: Để làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ, ta cần chú ý những yếu tố sau: - Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ. - Bài thơ cần có nhịp (2/2 nếu là thơ bốn chứ hoặc 2/2, 3/2 nếu là thơ năm chữ), vần thơ (vần gần nhau hoặc giống nhau). - Bài thơ cần thể hiện được ý nghĩa của bài, có hình ảnh, mạch cảm xúc và xoay quanh một chủ đề. - Bài thơ cần sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, Câu hỏi 5: Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó? Trả lời: Bài thơ Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ tôi ấn tượng sâu sắc nhất bởi cách nhìn đầy tinh tế của tác giả khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Với khổ thơ đầu tiên, tôi như thấy mình ở trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm với sự lan toả của hương ổi và cái sẽ lạnh của gió nhờ động từ "phả". Đồng thời, với thủ pháp nhân hóa sương "chùng chình", tôi thấy được sự quấn quýt, chầm chậm của sương. Tất cả đã làm nên sự giao thoa của tạo vật khiến cho tôi không khỏi ngỡ ngàng và xao xuyến. Có thể thấy, hình ảnh đất trời thu sang trong không gian dài, rông cao, đã được bộc tả rõ nét hơn qua những câu thơ ở khổ 2 bằng nghệ thuật nhân hóa: sông "dềnh dàng", chim "vội vã", đám mây "vắt nửa mình sang thu". Kết lại bài thơ bằng khổ 3 với đầy suy tư của tác giả, ông đã khéo léo sử dụng các thủ pháp nhân hóa "sấm bất ngờ", "hàng cây đứng tuổi" và thủ pháp ẩn dụ hàng cây - con người. Bài thơ đã đem lại sự lắng đọng đến với người đọc, đầy bâng khuâng, cảm xúc, gợi bao suy nghĩ về đời người lúc sang thu. Qua đó, đã giúp tôi có cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời con người. Câu hỏi 6: Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ? Trả lời:
  14. Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì làm vậy sẽ giúp ta dễ nhớ, dễ lưu giữ và tìm kiếm. Câu hỏi 7: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Trả lời: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên sẽ giúp cuộc sống của chúng ta biết cách yêu quý và trân trọng thiên nhiên, đem lại những kiến thức bổ ích thú vị và khám phá được những điều mà ta chưa biết. Soạn bài 2: Đọc Những cái nhìn hạn hẹp CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi 1: Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau. Trả lời: Từ các vị trí khác nhau, em thấy đám mây chuyển động và hình dạng của chúng cũng khác nhau. Câu hỏi 2: Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa? Trả lời: Qua phim ảnh, sách vở, em thấy những ông thầy bói ngày xưa mù, hay đeo cặp kính tròn, mặc bộ áo dài màu đen kèm chiếc gậy. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Do đâu mà chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể"? Trả lời: Chú ếch này "cứ tưởng" trời "là cái vung" còn mình "là chúa tể" là bởi vì khi sống dưới giếng, ếch thấy trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể vì cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ. Câu hỏi 2: "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ" thì kết quả sẽ như thế nào? Trả lời: - "Xem voi" mà chỉ dùng tay "sờ": + Thầy sờ voi: sun sun như con đỉa. + Thầy sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn. + Thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc. + Thầy sờ chân: sừng sững như cái cột đình. + Thầy sờ đuôi: tùn tũn như cái chổi sể cùn. => Kết quả: không ai chịu ai, ai cũng cho là mình đúng nên đã xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản. Bài giải: - Tóm tắt nội dung câu chuyện:
  15. + Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. + Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu. - Đề tài của hai văn bản: + Ếch ngồi đáy giếng: tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân. + Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện. Câu hỏi 2: Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì? Bài giải: - Tình huống trong Ếch ngồi đáy giếng: Ếch coi trời chỉ là cái vung con và mình oai như một vị chúa tể. Cuộc sống xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé như: nhái, cua, ốc. Khi nó cất tiếng kêu làm vang động cả giếng đều khiến các con vật kia hoảng sợ. - Tình huống trong Thầy bói xem voi: Cả năm ông thầy bói đều không biết hình thù của một con voi như thế nào và khi sờ voi, mỗi ông lại sờ một bộ phận khác nhau của con voi. Câu hỏi 3: Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng), năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi). Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn? Bài giải: - Nhân vật con ếch: tự cao, tự đại, ngạo nghễ và không biết giá trị của bản thân mình. - Nhân vật năm ông thầy bói: chủ quan, bảo thủ, phiến diện, không lắng nghe ý kiến của người khác và luôn cho mình là đúng. Câu hỏi 4: Em rút ra bài học gì từ các truyện Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi? Bài giải: - Ếch ngồi đáy giếng: câu chuyện ngầm phê phán những người có vốn hiểu biết hạn hẹp nhưng lại thường ra vẻ ta đây tài giỏi, tự cao và khoác lác. Thế giới vốn dĩ rộng lớn nên mỗi người cần phải khiêm tốn và không ngừng mở mang kiến thức, hiểu biết. - Thầy bói xem voi: nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau nhằm đánh giá sự việc, sự vật một cách tổng thể, khách quan và chính xác nhất. Câu hỏi 5: Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau? Bài giải:
  16. - Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đó. - Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện. Câu hỏi 6: Chọn một trong hai bài tập sau: - Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có). - Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa, Bài giải: Một số văn bản truyện ngụ ngôn: 1. Suy bụng ta ra bụng người: Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo: – Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ! Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng: – Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào! Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay. 2. Trùn và cá: Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo: – Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được? Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi. Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn. Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi. Soạn bài 2: Đọc Những tình huống hiểm nghèo CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi 1: Theo em, một người bạn tốt có những đức tính gì? Trả lời: Theo em, đức tính của một người bạn tốt: đáng tin cậy, tôn trọng bạn, không phát xét, đố kị, chân thành và trung thực. Câu hỏi 2: Trong trường hợp nào thì một người được xem là "kẻ mạnh"? Trả lời: Một người được coi là "Kẻ mạnh" trong trường hợp họ cảm thấy tự tin, biết điểm mạnh của mình để phát huy. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Sự kiện nào trong truyện làm em bất ngờ? Trả lời:
  17. Sự kiện làm em bất ngờ đó là câu trả lời của người bạn giả chết nói với người bạn trèo lên cây, bỏ mặc mình. Câu hỏi 2: Lời lẽ của sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao? Trả lời: Lời lẽ của chó sói đưa ra trong truyện không có tính thuyết phục bởi mỗi lần chó soi kể ra tội của chiên con, thì đều được chiên con đối đáp lại hợp lý. Câu hỏi 3: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì? Trả lời: Mục đích: ăn được chiên con. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian được miêu tả trong hai văn bản. Bài giải: Tên văn bản Từ ngữ chỉ Từ ngữ chỉ thời gian không gian Hai người bạn Rừng Tình cờ, bấy giờ đồng hành và con gấu Chó sói và chiên Dòng suối, rừng Năm ngoài, hiện con sâu Câu hỏi 2: Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật? Bài giải: - Truyện Hai người bạn đồng hành và con sói: Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Qua tình huống này, ta thấy được tính cách của người bạn: hèn nhát, khi thấy hoạn nạn mà bỏ rơi bạn. - Truyện Chó sói và chiên con: Khi chó sói gặp chiên con, lợi dụng hoàn cảnh tình thế có lợi, nó coi mình là kẻ mạnh và bắt đầu đã đưa ra những lí lẽ để đạt được mục đích là ăn chiên con. Quan tình huống này, ta thấy được tính cách của chó sói: máu lạnh, "mưu hèn kế bẩn". Câu hỏi 3: Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu. Bài giải: Truyện kể về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta.
  18. Khi nó đã bỏ đi thì người bạn trên cây trèo xuống đùa: " Nó đã nói gì với anh vậy ?" Thì người kia trả lời : Nó nói với tôi rằng "Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn." Câu hỏi 4: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào? Bài giải: - Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con: + Khi thấy chiên đang uống nước tại dòng suối, sói đã thét vang dữ dỗi rằng sao dám cả gan vục mõm vào nước uống của nó. Chiên thấy vậy, bèn xin sói nguôi giận và đáp rằng nước nó uống cách xa nơi đây hai chục bước. + Sói tiếp tục kiếm chuyện nói về năm ngoài chiên con nói xấu nó. Chiên liền đáp khi đó nó chưa ra đời. + Sói nghe được liền đổ lỗi tiếp cho anh em nhà chiên. Chiên lại đáp rằng nó không có anh em. + Sói bực tức nên lôi cả một mống nhà chiên ra để đáp và nói cần phải báo thù. Vừa dứt lời, sói đã nhai chọn con chiên nhỏ. - Qua đó, ta thấy được đặc điểm tính cách của hai nhân vật: + Chó sói: mưu mô, xảo quyệt. + Chiên con: ngây thơ. Câu hỏi 5: Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện. Bài giải: - Đề tài: + Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Chỉ khi gặp hoạn nạn thì ta mới biết được người bạn đích thực sẽ là người ở lại giúp đỡ ta. + Truyện Chó sói và chiên con: người yếu và kẻ mạnh. - Bài học: + Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn. Vì không có người bạn thật sự nào mà lại bỏ lại bạn bè của mình trước khó khăn, hoạn nạn. + Truyện Chó sói và chiên con: Hãy sử dụng trí thông minh, và sự tài trí của mình để đối phó với kẻ xấu, thậm chí, là những mưu mẹo, không nên lói lý lẽ với những kẻ ác. Câu hỏi 6: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy. Bài giải: Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông
  19. minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng. Trả lời: - Trong văn bản 1, 2 đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: + Văn bản 1: Châu chấu "đá" xe. + Văn bàn 2: Con sắt "đập ngã" ông Đùng. - Khi sử dụng biện pháp này, người đọc có thể thấy ý nghĩa của 2 văn bản được truyền tải thú vị: mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra. Câu hỏi 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3. Trả lời: Bài học: Đưa ra bài học về thái độ và cách ứng của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, nên ta ko nên so bì, tự kiêu là mình giỏi hơn người khác, bởi mình mạnh lúc này, trong lĩnh vực này thì người khác mạnh lúc khác, trong lĩnh vực khác. Câu hỏi 3: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn? Trả lời: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có điểm giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn đó là đều mượn một hình ảnh sự vật để đúc rút ra bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống. Soạn bài 2: Đọc kết nối Biết người, biết ta SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Xác định biện pháp tu từ trong văn bản 1, 2 và nêu tác dụng của chúng. Trả lời: - Trong văn bản 1, 2 đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: + Văn bản 1: Châu chấu "đá" xe. + Văn bàn 2: Con sắt "đập ngã" ông Đùng. - Khi sử dụng biện pháp này, người đọc có thể thấy ý nghĩa của 2 văn bản được truyền tải thú vị: mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra. Câu hỏi 2: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3. Trả lời: Bài học: Đưa ra bài học về thái độ và cách ứng của con người trong cuộc sống. Mỗi người đều có những năng lực và thế mạnh riêng, nên ta ko nên so bì, tự kiêu là mình giỏi hơn người khác, bởi mình mạnh lúc này, trong lĩnh vực này thì người khác mạnh lúc khác, trong lĩnh vực khác. Câu hỏi 3: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn? Trả lời: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có điểm giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn đó là đều mượn một hình ảnh sự vật để đúc rút ra bài học, kinh nghiệm trong cuộc sống.
  20. Soạn bài 2: Thực hành tiếng việttrang 41 Câu hỏi 1: Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây: a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi, (Ê-dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu) b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sao sao diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng; (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) c. Bác tai gật đầu lia lịa: - Phải, phải, Bác sẽ đi với các cháu! (Chân, tay, tai, mũi, miệng) d. Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) đ. Ò ó o Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về. (Sọ Dừa) e. Tôi quắc mắt: - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa? - Thưa anh, thế thì hừ hừ em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Trả lời: a. Dấu chấm lừng dùng để làm giãn nhịp điệu câu văn. b. Dấu chấm lừng dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết. c. Dấu chấm lừng dùng để thể hiện lời nói ngắt quãng. d. Dấu chấm lừng dùng để lược bớt lời trích dẫn. đ. Dấu chấm lừng dùng để biểu thị sự kéo dài âm thanh. e. Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi. Câu hỏi 2: Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau: a. - Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận, Xét lại cho tường tận kẻo mà (La Phông-ten, Chó sói và chiên con) b. - Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là Mày còn nói xấu ta năm ngoái (La Phông-ten, Chó sói và chiên con) Trả lời: a. Công dụng: thể hiện lời nói ngập ngừng. b. Công dụng: tỏ ý còn sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. Câu hỏi 3: Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt cùng một ý trong các ví dụ a1 và a2; b1 và b2 dưới đây. Em thích cách diễn đạt a1, b1 hay a2 và b2? Vì sao? a1. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
  21. a2. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. b1. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. b2. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. (Ếch ngồi đáy giếng) Trả lời: - Điểm tương đồng: a1, a2 và b1, b2 đều truyền tải cùng một nội dung của câu. - Điểm khác biệt: + a1 và a2: trong câu a2, đã thêm dấu chấm lửng để làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm. + b1 và b2: trong câu b2, đã thêm dấu chấm lửng để làm giãn nhịp điệu câu văn, biểu thị nội dung châm biếm. - Em thích cách diễn đạt của câu a2 và b2 hơn vì nó sẽ làm câu chuyện tăng phần hài hước, chấm biến hơn cho câu chuyện. Câu hỏi 4: Chỉ ra công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn sau: a. Cùng họ với diều hâu là quạ: quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng, nó vào chuồng lợn [ ]. Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) b. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong [ ], nhà ngoài [ ] nghe; hêt một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lên hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác. (Nguyễn Hiến Lê, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê) Trả lời: a. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết. b. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở. Câu hỏi 5: Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây, có gì giống và khác cách sử dụng loại dấu câu này ở trường hợp a và b, bài tập 4? a. Thế là tôi lặp lại trò chơi cho đến khi chú phải thốt lên"- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần![ ]Thằng Tý hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni-lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn.(Nguyễn Ngọc Thuận, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) b. Con gà mái cứ vào tầm này là nó đẻ xong. Nó bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên, cả xóm nghe tiếng: "Vừa đau vừa rát:. Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi dỗ gà mái. Nó vừa mổ mồi nó vựa "cực cực" ra vẻ thương gà mái. Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: "mặc mặc", rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vẩy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng dũi.[ ] Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào.(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) Trả lời:
  22. Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích bài này với công dụng biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Soạn bài 2: Đọc mở rộng Chân, tay, tai, mắt, miệng HƯỚNG DẪN ĐỌC Câu hỏi 1: Tóm tắt ngắn gọn văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Trả lời: Truyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình quanh năm “làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra công việc quan trọng của Miệng là nhai thức ăn để nuôi sống cơ thể. Thế là họ đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, kiếm thức ăn để giúp Miệng dần tình lại. Từ đó, các bộ phận cơ thể người sống hòa thuận với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Câu hỏi 2: Liệt kê những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là truyện ngụ ngôn (sử dụng bảng sau và làm vào vở). Trả lời: Các yếu tố cần Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, Tay, Tai, xem xét Mắt, Miệng Đề tài Mượn chuyện về các bộ phận của con người để đưa ra bài học cho mọi người. Sự kiện, tình - Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai nói chuyện về lão Miệng và họ cho huống rằng lão không làm gì cả chỉ có ăn. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. - Khi lão Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối cùng họ cũng nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa ngay lập tức bằng việc đến nhà lão Miệng để giải quyết mọi việc. Cốt truyện Truyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình quanh năm “làm việc mệt nhọc còn lão Miệng thì chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không”. Vì vậy, họ đồng lòng phản đối bằng cách bảo nhau không làm gì nữa để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay, Tai cũng mệt mỏi, rã rời. Cuối
  23. cùng họ cũng nhận ra công việc quan trọng của Miệng là nhai thức ăn để nuôi sống cơ thể. Thế là họ đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, kiếm thức ăn để giúp Miệng dần tình lại. Từ đó, các bộ phận cơ thể người sống hòa thuận với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng Không gian, thời Không gian: trên cơ thể con người gian Câu hỏi 3: Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học gì? Trả lời: Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học rằng trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. Soạn bài 2: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN Câu hỏi 1: Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại? Trả lời: Đoạn mở bài đã giới thiệu được sự việc về thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực trong chuyến đi "Về nguồn" vào tháng 9 năm ngoái. Câu hỏi 2: Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện nào? Trả lời: - Phần thân bài, người viết đã thuật lại: + Miêu tả quang cảnh, không khí trang nghiêm của đền thờ. + Kể lại những thông tin về ông Nguyễn Trung Trực nhằm gợi nhớ những công lao của ông. + Kể những hoạt động của lễ hội thể hiện tác động của sự việc liên quan đến ông và người dân. Câu hỏi 3: Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện? Trả lời: Người viết có sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện: "ngôi đền nằm bên dòng sông êm đềm ngay sát cửa biển cổ thụ", "những đĩa trái cây,sản vật kết thành hình rồng phượng ", Câu hỏi 4: Nội dung đoạn kết bài là gì? Trả lời: Nội dung đoạn kết bài: khẳng định tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng của Nguyễn Trung Trực. Đồng thời, tác giả chia sẻ cảm nhận của mình về tầm quan trọng của lễ hội tưởng nhớ ông. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT Đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
  24. Bài giải: Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta "Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm” Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi. Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta. Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công. Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người . Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ, Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ. Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Soạn bài 2: Ôn tập Câu hỏi 1: Dựa vào đâu có thể khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn? Trả lời:
  25. Các văn bản nhân hóa loài vật hay con người để nói về một triết lý, phê phán thói hư tật xấu, nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống để khuyên nhủ, răn dạy con người. Câu hỏi 2: Cái nhìn hạn hẹp của nhân vật con ếch và các ông thầy nói đã mang lại hậu quả như thế nào? Bài học chung có thể rút ra từ hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi là gì? Trả lời: Bài học chung: Giáo dục con người cần phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài, không nên tự kiêu, tự đại, cho mình là nhất, là đúng, không cần để ý đến ý kiến của mọi người xung quanh. Câu hỏi 3: Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao? Trả lời: Trong hai truyện, em thích truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu hơn vì câu chuyện gần gũi với lứa tuổi học trò chúng em. Nhờ câu chuyện, mà em cần biết rút kinh nghiệm khi chọn bạn bè để chơi cùng rằng: những người bạn thật sự là người luôn kề vai sát cánh với ta kể cả lúc khó khăn, hoạn nạn nhất. Câu hỏi 4: a. Khi viết một bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhận vât/ sự kiện lịch sử, em cần lưu ý đến những điều gì? b. Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợp. Trả lời: a. Một số điều cần chú ý: - Thuật lại các diễn biến của sự việc theo một trình tự hợp lí. - Cần xâu chuỗi logic để khi đọc ta thấy được mối quan hệ giữa sự việc có thật với nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Để bài văn không nhàm chán, nên sử dụng thêm yếu tố miêu tả. - Nhằm tăng tính xác thực cho bài, nên thêm các tư liệu đáng tin cậy. b. Có thể thêm vào câu: Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi. => Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng - những người đã dựng xây đất nước, [ ] đã in sâu trong tâm trí tôi. (biểu đạt ý còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết). Câu hỏi 5: Cho biết: a. Nên chuẩn bị và trình bày nói kể lại một truyện ngụ ngôn thế nào cho hấp dẫn? b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách nào? Trả lời: a. Cần đọc hiểu nội dung truyện muốn truyền tải, không thêm thắt những điều không đúng vào truyện và cần có một giọng điệu hay, dí dỏm.
  26. b. Có thể rèn luyện khả năng sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm trong khi nói và nghe bằng cách: biết nút thắt của câu chuyện để đọc nhấn mạnh vào; có thể kết hợp các động tác miêu tả xen vào khi kể. Câu hỏi 6: Nêu một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng. Trả lời: Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng dấu chấm lửng: - Không lạm dụng dấu chấm lửng khi sử dụng chúng để tạo văn bản. - Dấu chấm lửng phải được gắn với từ trước nhưng tách biệt với từ sau. - Nếu sau dấu chấm lửng có dấu chấm câu khác, chẳng hạn như dấu chấm phẩy, dấu phẩy hoặc dấu chấm than thì không nên để khoảng trắng giữa chúng. - Nếu dấu chấm lửng đánh dấu cuối câu thì từ tiếp theo phải bắt đầu bằng chữ hoa. Nhưng nếu cách tiếp cận này tiếp tục sau họ, từ kế tiếp phải bắt đầu bằng chữ thường. Câu hỏi 7: Nêu bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ một hay một số truyện ngụ ngôn. Trả lời: Em rút ra bài học từ truyện Ếch ngồi đáy giếng: + Lâu dài trong nhỏ môi trường sẽ hạn chế hiểu biết. + Từ những người biết hạn chế, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, yêu cầu sẽ phải trả giá rất cao. + Khuyên mọi người không nên có những đường sống cao ngạo, có cái nhìn thiển cận, không tìm hiểu thế giới bên ngoài. + Giáo dục con người tự do, thật thà và phải biết học hỏi thêm về thế giới bên ngoài. Soạn bài 3: Đọc Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các thử thách với nhân vật em trong truyện Em bé thông minh? Trả lời: Các thử thách với nhân vật em trong truyện Em bé thông minh theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Câu văn nào thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh? Trả lời: Câu thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh:Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân. Câu hỏi 2: Theo tác giả, tại sao thử thách thứ thư là quan trọng nhất? Trả lời: Theo tác giả, thử thách thứ thư là quan trọng nhất vì thử thách này không chỉ nâng tầm em bé lên một tầm cao mới, vượt lên so với cả triều đình, chiếm vị thế áp đảo của trí tuệ nhân dân mà còn nâng tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên mức độ cao nhằm lấy lại danh dự vận mệnh của quốc gia. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Em hãy xác định ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:
  27. Bài giải: Câu hỏi 2: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản. Bài giải: - Văn bản viết ra nhằm mục đích: thuyết phục người đọc, nghe về quan điểm của tác giả về các lần thử thách của em bé trong truyện Em bé thông minh. - Nội dung chính: đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân và ca ngợi, khẳng định tài năng của nhân dân trong những tình huống đặc biệt. Câu hỏi 3: Chỉ ra các câu văn thể hiện ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau: Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngử lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời. Bài giải: - Ý kiến nhỏ: Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngử lanh lẹ và sắc sảo. - Lí lẽ: Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. - Bằng chứng: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời. Câu hỏi 4: Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba. Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản? Bài giải: - Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng theo hướng diễn dịch: những câu mang chủ đề đặt ở đầu đoạn văn sau đó mới đi phân tích, ấy dẫn chứng để chứng minh nhận định. - Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng có tác dụng giúp văn bản có sức thuyết phục
  28. Câu hỏi 5: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian dựa vào bảng sau: Bài giải: Đặc điểm của văn Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí bản nghị luận phân tuệ dân gian tích một tác phẩm văn học Thể hiện rõ ý kiến của “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả người viết về tác dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”. phẩm cần bàn luận Đưa ra lí lẽ là những lí Đề cao trí tuệ nhân dân. giải, phân tích tác phẩm. Bằng chứng được dẫn - Thử thách đầu tiên ra từ tác phẩm để làm - Thử thách thứ hai và thứ ba rõ cho lí lẽ. - Thử thách thứ tư Ý kiến, lí lẽ, bằng - Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự chứng được sắp xếp thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ theo trình tự hợp lí. và sắc sảo. - Ý kiến 2: Ở thử thách thứ hai và ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiếp của trí tuệ dân gian. - Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai.nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình Câu hỏi 6: Văn bản trên giúp em biết thêm điều gì về truyện cổ tích Em bé thông minh? Bài giải: - Các lời giải đố của nhân vật em bé thông minh trong truyện thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Việc tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ hiện thực đời sống rất quan trọng.
  29. - Đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, qua những kinh nghiệm được tích lũy từ lao động sản xuất. Soạn bài 3: Đọc Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi 1: Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao về hình ảnh hoa sen. Trả lời: Một số bài ca dao về hình ảnh hoa sen: - Bài 1: Thân chị như cánh hoa sen, Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào. Lạy trời cho cả mưa rào, Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn, Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên! - Bài 2: Hoa sen mọc bãi cát lầm Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen Thài lài mọc cạnh bờ sông Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài. - Bài 3: Sen ơi giữ lấy tram đường Gần bùn nhưng chẳng thấm vương mùi bùn Nghĩa ân ghi nhớ bồi vun Giàu sang không chuộng, khốn cùng chẳng khinh. - Bài 4: Xin cho sen sắc ngọt ngào Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi Tiếng cười luôn thắm trên môi Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương. Câu hỏi 2: Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn, ) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng, bông trắng, lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Trả lời: Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thực vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, các nhà thơ bình dân xưa đã phản ánh lẽ sống cao quý của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: tự hào, tự tin về bản thân mình luôn giữ được tâm hồn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã, xấu xa đến mức nào. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
  30. Câu hỏi 1: Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai. Trả lời: - Ý kiến: miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen. - Lí lẽ: "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng" - Bằng chứng: Từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng" bông hoa sen mới nở. Câu hỏi 2: Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác? Trả lời: Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao có đặc điểm chung là đều phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay. Câu hỏi 1: Em hãy xác định mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau: Bài giải: Câu hỏi 2: Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ các ý kiến. Bài giải: - Lí lẽ 1: "trong đầm gì đẹp bằng sen" - Bằng chứng: "vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bàu sự khẳng định trở thành tương đối và có tính thuyết phục". - Lí lẽ 2: "lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng" - Bằng chứng: "từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng bông hoa sen mới nở". - Lí lẽ 3: là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết - Bằng chứng: "Bà ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự vẫn chảy thông, chạy mạnh". - Lí lẽ 4: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" - bằng chứng: "Và thế là "sen" hóa thành người giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch."
  31. Câu hỏi 3: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản. Bài giải: - Mục đích: bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. - Nội dung chính: khẳng định bài ca dao có nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời. Câu hỏi 4: Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản? Bài giải: Theo em, không nên thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ trong văn bản vì cách sắp xếp trật tự các ý kiến đó đã hợp lí, logic, theo thứ tự từng câu trong bài và cũng thể hiện được dụng ý của tác giả khi mượn hình ảnh hoa sen để nói về triết lí con người. Câu hỏi 5: Dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học? Bài giải: Dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Văn bản thể hiện rõ ý kiến của tác giả về câu cao dao, đưa ra đầy đủ những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục người đọc, người nghe và được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Câu hỏi 6: Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình. Bài giải: Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn Đó là một bài ca dao quen thuộc với tất cả chúng ta. Thông qua văn bản phân tích về vẻ đẹp và giá trị của hoa sen của tác giả Hoàng Tiến Tựu, em càng hiểu rõ hơn về những ý nghĩa triết lí sâu xa hơn về cuộc sống của con người. Hình ảnh đóa hoa sen xinh đẹp khó gì sánh bằng trong đầm nước đã đi vào biết bao trang thi ca nhạc họa. Thủ pháp điệp vòng được vận dụng tinh tế ở câu thơ thứ hai và thứ ba, đã tạo nên nhạc điệu thú vị cho cả bài ca dao. Dù mọc lên từ trong bùn lầy, nhưng đóa hoa sen vẫn vươn thẳng về phía trước, đón lấy ánh mặt trời, tỏa hương thơm ngào ngạt. Đó cũng chính là hình ảnh biểu trưng cho con người Việt Nam. Dù chân lấm tay bùn, dù hoàn cảnh khó khăn, người dân ta vẫn giữ vẹn nguyên những phẩm chất quý giá. Vẫn không ngừng cố gắng tiến về tương lai tươi đẹp phía trước. Niềm tự hào về những người con đất Việt ấy, đã được tác giả dân gian tinh tế gói lại trong bài ca dao qua biểu tượng đóa sen. Bài ca dao gợi lên sự rất gần gũi, thân quen giữa hoa sen với bản chất tốt đẹp của người lao động. Với bức tranh tuyệt mĩ được vẽ bằng ngôn ngữ, hoa sen sẽ lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý trong văn chương và trong lòng người dân đất Việt. Soạn bài 3: Đọc kết nối Bức thư chú lính chì dũng cảm SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Tác giả bức thư đã bày tỏ tình cảm gì với nhân vật chú lính chì dũng cảm? Trả lời:
  32. Tác giả bức thư bày tỏ sự yêu thích, gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về nhân vật chú lính chì. Câu hỏi 2: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học gì? Trả lời: Nhân vật chú lính chì dũng cảm đã gợi ra cho tác giả bức thư bài học về cái nhìn thực tế về hiện thực trong cuộc sống đầy rẫy khó khăn mà không phải lúc nào cũng có cái kết như ta mong muốn. Đứng trước những thử thách của cuộc sống, hãy chấp nhận và đối mặt với nó, bởi khi đó bạn sẽ có thể được có những thành quả của thành công, vượt ra khỏi mảnh đất chật hẹp vốn thuộc về mình. Câu hỏi 3: Tác giả bức thư suy nghĩ như thế nào về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm? Em có đồng ý với điều đó không? Trả lời: Tác giả muốn nói lời cảm ơn đến nhà văn An-đéc-xen vì cái kết không có hậu trong truyện Chú lính chì dũng cảm đã giúp tác giả nhìn nhận về thế giới thực một cách chân thực nhất. Theo em, việc để truyện có cái kết không có hậu là điều hợp lí vì sẽ truyền tải được dụng ý của nhà văn đến với người đọc. Câu hỏi 4: Hãy giới thiệu với bạn các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Trả lời: Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tôi thấy được bộ mặt thật của xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo. Soạn bài 3: Thực hành tiếng việt trang 64 Câu hỏi 1: Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: a. Thông qua tình huống này, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ. (Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian) b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.
  33. (Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian) c. Bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. (Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen") Trả lời: a. trí tuệ: sự hiểu biết, thông thái. quan niệm: cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề. b. thiên nhiên: tự nhiên. thực hành: tiến hành, thực hiện. c. hoàn mĩ: hoàn hảo, tốt đẹp. triết lí: đạo lí về nhân sinh. Câu hỏi 2: Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở): Trả lời: STT Yếu tố Hán Từ ghép Hán Việt Việt 1 Quốc (nước) - Quốc kì: lá cờ tượng trưng cho một đất nước - Tổ quốc: đất nước 2 Gia (nhà) - Gia phong: tập quán hành vi của một gia tộc lưu truyền từ đời này qua đời khác. - Gia chủ: người đứng đầu trong nhà. 3 Gia (tăng thêm) - Gia nhập: tham gia - Gia tăng: thêm, tăng lên 4 Biến (tai họa) - Biến cố: tai họa, sự việc không may xảy ra - Nguy biến: việc không may xảy ra tới thình lình, có thể gây tai hại. 5 Biến (thay đổi) - Biến hóa: thay đổi - Biến động: thay đổi lơn có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  34. 6 Hội (họp lại) - Hội nghị: cuộc họp - Hội kiến: cuộc gặp gỡ, hẹn gặp 7 Hữu (có) - Hữu hiệu: có tác dụng, hiệu lực. - Hữu ích: có ích. 8 Hóa (thay đổi, - Cảm hóa: làm xúc động người khác, khiến cho thay thay đổi khí biến thành) chất, bỏ ác theo thiện. - Tiến hóa: thay đổi trở nên tốt đẹp hơn. Câu hỏi 3: Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. Trả lời: - Quốc kì của nước Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng. - Hội nghị dự kiến sẽ kết thúc vào ngày mai. - Con người tiến hóa từ một loài vượn cổ. Câu hỏi 4: Trong câu sau, nếu thay từ "tôn vinh" bằng từ "khen ngợi" thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao? Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang "lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta", mà nếu không trả lời được thì quốc gia sẽ phải "tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng". (Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian) Trả lời: Trong câu, nếu thay từ "tôn vinh" bằng từ "khen ngợi" thì ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi. Dùng từ "tôn vinh" ở vị trí này là hợp lí bởi từ mang ý nghĩa được tôn lên vị trí cao vì có năng lực đặc biệt, sẽ khẳng định được trí tuệ dân gian mạnh hơn từ "khen ngợi". Soạn bài 3: Đọc mở rộng Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng HƯỚNG DẪN ĐỌC Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Trả lời:
  35. Câu hỏi 2: Chỉ ra những đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng và nêu tác dụng của các đặc điểm ấy trong việc thực hiện mục đích văn bản bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở): Trả lời: Đặc điểm của văn bản nghị Biểu hiện trong văn bản Tác dụng trong việc thực hiện mục luận phân tích một tác Sức hấp dẫn của truyện đích văn bản phẩm văn học ngắn “Chiếc lá cuối cùng” Thể hiện rõ ý kiến của người Truyện ngắn đặc sắc và Xác định, làm nổi bật ý kiến được viết về tác phẩm cần bàn hấp dẫn, để lại nhiều ấn nêu luận. tượng cho bạn đọc Đưa ra lí lẽ là những lí giải, - Chi tiết chiếc lá cuối Dẫn chứng các chi tiết nổi bật từ văn phân tích tác phẩm. cùng bản - Cái kết đầy bất ngờ Bằng chứng được dẫn ra từ - Bằng chứng 1: “Như đầu Chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ truyện đã viết bất tử hóa cho ý kiến. nó”; “Sự hồi sinh ấy thật kì diệu vẽ vịnh Na-pô-li” - Bằng chứng 2: “Cụ Bơ- mơn đang khỏe mạnh qua đời”; Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng - Sức hấp dẫn của truyện Thuyết phục, dễ hiểu, cuốn hút được sắp xếp theo trình tự đến từ chi tiết chiếc lá người đọc. hợp lí. cuối cùng. - Sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ. Soạn bài 3: Ôn tập Câu hỏi 1: Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
  36. Trả lời: Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: - Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn từ, - Trình bày lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. - Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm. - Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn, từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ. -Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Câu hỏi 2: Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở): Trả lời: Em bé thông minh Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Sức hấp dẫn của truyện ngắn – nhân vật kết “Trong đầm gì đẹp bằng sen” “Chiếc lá cuối cùng” tinh trí tuệ dân gian Ý kiến Trí thông minh Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao: Sức hấp dẫn của truyện Chiếc của em bé thông - Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một lá cuối cùng: qua mỗi lần thử cách khéo léo, tài tình. - Chi tiết chiếc lá cuối cùng. thách: - Qua hình ảnh hoa sen để gửi gắm - Cái kết thúc hết sức bất ngờ. - Lần thử thách những triết lí sâu sắc. đầu tiên: thử thách tư duy và sử dụng ngôn ngữ. - Lần thử thách thứ hai và ba: khẳng định sự mẫn tiệp khi trả lời câu đố. - Lần thử thách thứ tư: nhấn mạnh
  37. vị thế trí tuệ dân gian Lí lẽ và - Lí lẽ 1: tình - Lí lẽ 1: "trong đầm gì đẹp bằng - Lí lẽ 1: “nhà văn chiếc lá bằng huống thử thách sen" cuối cùng một sự sống” chứng tư duy và việc sử - Bằng chứng 1: "vì tác giả bài ca - Bằng chứng 1: “Như đầu dụng ngôn ngữ. dao đã khéo léo trình bàu sự khẳng truyện đã viết bất tử hóa nó”; - Bằng chứng 1: định trở thành tương đối và có “Sự hồi sinh ấy thật kì Trước câu hỏi tính thuyết phục". diệu vẽ vịnh Na-pô-li” khó có câu trả - Lí lẽ 2: "lá xanh, bông trắng lại - Lí lẽ 2: “ Ô-Hen-ri mới để lời. chen nhị vàng" Xu kể chiếc lá cuối cũng. - Lí lẽ 2: “Hai câu - Bằng chứng 2: "từ "lá xanh" qua - Bằng chứng 2: “Cụ Bơ-mơn hỏi thử "bông trắng" đến "nhị vàng bông đang khỏe mạnh qua đời”; thách giải pháp hoa sen mới nở". hợp lí”. - Lí lẽ 3: là câu chuyển (chuyển - Bằng chứng 2: vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để “Nhờ nhanh chuẩn bị cho câu kết trí khiến vua bái - Bằng chứng 3: "Bà ca dao đã có phục.” sự chuyển vần và thay đổi trật - Lí lẽ 3: “ người tự vẫn chảy thông, chạy mạnh". kể chuyện đã - Lí lẽ 4: "gần bùn mà chẳng hôi nâng nhân tanh mùi bùn" vật truyện dân - Bằng chứng 4: "Và thế là "sen" gian”. hóa thành người giữ vững nhân - Bằng chứng 3: cách thanh cao, trong sạch." “để tôn vinh trí tuệ dân gian, nước láng giềng”; “người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng thời gian suy nghĩ”. Mục Bình luận về sự Bình luận về vẻ đẹp của hoa sen Bình luận về sức hấp dẫn của đích đề cao trí tuệ của trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp truyện ngắn Chiếc lá cuối viết nhân dân trong bằng sen cùng. truyện Em bé thông minh.
  38. Nội đề cao sự thông Khẳng định bài ca dao có nghệ Khẳng đinh truyện ngắn chứa dung minh tài năng của thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí đựng giá trị nhân văn sâu sắc, chính tầng lớp nông dân nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên câu chuyện nói về tình bạn, và ca ngợi, khẳng giá trị muôn đời. tình yêu thương giữa những định tài năng của con người với nhau. nhân dân trong những tình huống đặc biệt. Câu hỏi 3: Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì? Trả lời: Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, cần lưu ý: - Giới thiệu được nhân vật cần phân tích. - Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật. - Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục làm sáng tỏ ý kiến. - Đưa ra những bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ. - Đảm bảo nội dung bố cục của bài. Câu hỏi 4: Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm? Trả lời: Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước sau: - Bước 1: Chuẩn bị + Thành lập nhóm và phân công công việc. + Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. + Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận. - Bước 2: Thảo luận + Trình bày ý kiến. + Phản hồi các ý kiến. + Thống nhất ý kiến. - Lưu ý về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, không xen ngang lời của người khác, lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị. Đồng thời, rút kinh nghiệm cho bản thân. Câu hỏi 5: Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng. Trả lời: - Huynh đệ: anh em - Tỷ muội: chị em - Hải cẩu: chó biển - Thi sĩ: nhà thơ - Phu thê: vợ chồng
  39. - Phụ nữ: đàn bà - Nhi đồng: trẻ em - Băng hà: chết - Bằng hữu: bạn bè - Phu nhân: vợ Câu hỏi 6: Em hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở): Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta? Trả lời: - HS thu thập ý kiến của bạn trong lớp. - Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhận văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau. Soạn bài 4: Đọc Cốm Vòng CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi 1: Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm. Trả lời: Em đã từng được ăn cốm, cốm được gói trong lá sen nên có mùi hương thơm thoang thoảng. Khi ăn, em thấy vị hạt cốm dẻo, có vị ngọt dịu, thơm và rất ngon. Câu hỏi 2: Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản. Trả lời: Dựa vào nhan đề, em đoán nội dung của văn bản nói về cốm ở làng Vòng nổi tiếng tại Hà Nội. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.
  40. Trả lời: Những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng: màu sắc tương phản, tôn lẫn nhau, giản dị, thanh khiết, chói lọi, vương giả. Câu hỏi 2: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này? Trả lời: Hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này là một cô gái giản dị, mộc mạc, đầy ưa nhìn. Câu hỏi 3: Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn? Trả lời: - Để làm ra sản phẩm cốm, cần 5 công đoạn: + Lúc mới gặt về cần được tuốt lấy thóc. + Rang thóc. + Xay, giã cốm. + Lấy mạ hòa với nước làm thành màu xanh lá cây rồi hồ cốm. + Trình bày cốm trên những mảnh lá chuối hoặc sen. B. Bài tập và hướng dẫn giải Câu hỏi 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau: Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng. Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tinh chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tinh chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao! Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào? Bài giải: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn: - người ta cần phải tỏ ra một chút gì thanh cao, cao quý. - phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng. - ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tinh chất thơm của cốm. - dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao! => Tác giả nhắc khẽ mọi người nên có cử chỉ thanh nhã, trang nhã khi ăn cốm. Cho thấy, tác giả đã dành cả tấm lòng trân trọng và biết ơn khi ăn cốm. Câu hỏi 2: Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng. Bài giải: Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:
  41. - Cốm nguyên là cái hạt non của "thóc nếp hoa vàng" xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi phơi phới. - ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao! => Tác dụng: Những chi tiết như vậy sẽ giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về cốm, không chỉ là thứ quà ngon mà nó còn thể hiện sự tự hào về hương vị của quê hương ta. Câu hỏi 3: Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng? Bài giải: Đọc văn bản, em thấy tâm hồn cao đẹp của tác giả Vũ Bằng, một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam. Câu hỏi 4: Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy? Bài giải: - Chủ đề của văn bản nói về Cốm làng Vòng -Một thức quà của lúa non, đặc biệt nhất trong lòng Hà Nội. - Em dựa vào nhan đề của văn bản để xác định được như vậy. Câu hỏi 5: Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản. Bài giải: Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản: - Tác giả đề cập đến những sự việc, con người, thông tin cụ thể có thực về làng Vòng. - Tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư của mình về cốm. Vũ Bằng đã đặt rất nhiều tâm tư tình cảm của mình vào bài, từ đó khơi gợi biết bao điều về giá trị văn hóa và giữ gìn truyền thống tinh thần trong văn hóa ẩm thực của nhân dân ta. - Lời văn, giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt và đầy sáng tạo. Câu hỏi 6: "Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm". Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên. Bài giải: Cốm hiện ra sự sạch sẽ tinh khiết và thơm ngon. Khi sử dụng lá sen để gói, ta sẽ thấy thơm và ngon hơn các loại lá khác. Ta cũng sẻ cảm nhận ngay được sự nhẹ nhàng, thanh cao và rất đỗi bình dị trong đó. Rơm là phần gần gũi nhất với những người nông dân, thể hiện được tính truyền thống trong đó. Vì vậy, khi sử dụng lá sen và rơm để gói cốm, ta sé thấy đấy không chỉ là thứ quà bình dị, dân dã mà nó còn mang đậm chất tinh tế, hương sắc Việt Nam vào mỗi độ thu về. Soạn bài 4: Đọc Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát CHUẨN BỊ ĐỌC Câu hỏi: Em hãy chia sẻ trải nghiệm của mình về sản vật đặc trưng của một vùng đất. Trả lời: Mùa hè năm ngoái, em có dịp đi Hải Phòng cùng gia đình nên đã có cơ hội được thử món đặc sản dừa dầm nơi đây. Nó có vị mát của rau câu, vị ngọt của nước cốt dừa, vị thanh từ dừa tươi đã mang lại cho em dư vị rất khó quên.
  42. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về cảnh được tả trong đoạn văn này? Trả lời: Không khí đầy sự yên bình, tĩnh mịch cùng với tiếng dẻ lao xao, rì rào tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thú vị. Qua đoạn văn em có thể hình dung được, cảnh được tả ở đây chính là nói về sự trù phú của hạt dẻ Trùng Khánh. Câu hỏi 2: Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên? Trả lời: Đoạn văn cho em thấy cuộc sống của con người như được hòa quyện với thiên nhiên đất trời. Đó là một cuộc sống không toan tính, yên ả cùng thiên nhiên đẹp đến nao lòng, vừa tôn được nét đẹp lao động của con người, vừa khoe khéo léo cảnh đẹp nơi đây. B. Bài tập và hướng dẫn giải Câu hỏi 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương. Bài giải: Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả về hạt dẻ, rừng dẻ quê hương: - Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. - Cái đó thì vưỡn. - Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân. - Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên. - Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu. - Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn. - Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá đỏ. - Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng. Câu hỏi 2: Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được điều gì về cái tôi của tác giả Y Phương? Bài giải: Tác giả kể về đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh quê hương mình với lòng vui sướng, đầy tự hào đã cho thấy cái tôi của tác giả - nhận thức và đánh giá được sự khác biệt giữa hạt dẻ Trùng Khánh khác so với các loại khác. Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên. Câu hỏi 3: Chủ đề của văn bản trên là gì? Dựa vào đâu để em xác định như vậy? Bài giải: - Chủ đề của văn bản: Nét đẹp đặc trưng của hạt dẻ Trùng Khánh vào mùa thu dưới cái nhìn đầy tự hào của người con nơi quê hương mình. - Dựa vào nhan đề của bài và những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả mà em xác định được như vậy. Câu hỏi 4: Hãy chỉ ra một đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản trên. Bài giải:
  43. Đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản: tác giả bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả thông qua các từ ngữ mà tác giả sử dụng. Tác giả thể hiện rõ cái tôi của mình khi nói về hạt dẻ Trùng Khánh và con người quê hương ông. Câu hỏi 5: Nêu cảm nhận của em khi đọc văn bản trên. Bài giải: Sau khi đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát của tác giả Y Phương em thấy được niềm tự hào của mỗi con người khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình. Qua đó, ta cũng thấy được nét văn hóa độc đáo, phong phú về ẩm thực. Soạn bài 4: Đọc kết nối Thu sang SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Câu hỏi 1: Nêu cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy. Trả lời: - Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống. - Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ: + Màu sắc: rực rỡ, đầy sức sống: "Vàng như tự nắng tự mưa"; "Tự lòng đất, tự trời xưa nhuộm về"; "Xanh lên đã kiệt sức hè" "Trăng vàng rong chơi". + Âm thanh: sống động, vui tười: "Tiếng chim đầy khoảng ngày xanh sang mùa", "Hồn ve lìa ngàn". Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ? Trả lời: Tác giả vô cùng tinh tế, quan sát được những thay đổi khi mùa thu đến. Bằng những từ ngữ giản dị, quen thuộc gắn liền với cảnh của mùa thu: đất trời, tiếng chim, ve, màu nắng Tất cả như hòa quyện lại tạo nên bức tranh thu đầy màu sắc. Qua đó, thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên đầy gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên, đất trời. Câu hỏi 3: Xác định chủ đề của bài thơ. Trả lời: Chủ đề: bức tranh đầy màu sắc, sống động khi sang thu. Soạn bài 4: Thực hành tiếng việt trang 86 Câu hỏi 1: Đọc lại văn bản Cốm Vòng và trả lời câu hỏi sau: a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu trong văn bản là gì? b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Tại sao? Trả lời: a. Chủ đề xuyên suốt các đoạn, các câu văn trong văn bản: những đặc trưng của cốm làng Vòng.
  44. b. Trình tự sắp xếp các đoạn, các câu trong văn bản có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt vì tác giả đã sắp xếp một cách hợp lí, đi từ những cái khái quát đến cụ thể, từ giới thiệu - các công đoạn làm cốm - cảm xúc của tác giả khi ăn. Câu hỏi 2: Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì có ảnh hưởng gì đến nội dung văn bản? Hãy thử thay đổi trật tự theo các cách khác nhau và trao đổi với các bạn ý kiến của mình. Trả lời: - Theo em, nếu thay đổi trật tự các đoạn trong Cốm Vòng thì sẽ gây ảnh hưởng đến nội dung văn bản. Nội dung văn bản sẽ trở nên đứt đoạn, thiếu sự logic và mạch lạc trong cấu trúc của toàn bộ văn bản. Khi đó nội dung văn bản sẽ trở nên thiếu hấp dẫn, sự tinh tế, và không tạo hứng thú cho bạn đọc. - Ví dụ: Nếu thử đổi các công đoạn làm gốm lên trước giới thiệu, miêu tả đặc điểm của cốm, có thể sẽ không thu hút được người đọc, sẽ không biết được vì sao thứ quà này có điểm gì đặc biệt. Câu hỏi 3: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa, Như vậy có phải là văn bản thiếu mạch lạc không? Vì sao? Trả lời: Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều nội dung như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa, Như vậy đây là văn bản thiếu mạch lạc vì theo dụng ý của tác giả, ông muốn tạo cho người đọc sự tò mò, thích thú khi tìm hiểu về hạt dẻ, được sắp xếp theo thứ tự: hạt dẻ có điểm gì nổi bật - cách kết hợp cốm ăn với hạt dẻ - lí do hạt dẻ Trùng Khánh ngon (mùa thu, du lịch, con người). Câu hỏi 4: Xác định các từ ngữ địa phương theo bảng sau (làm vào vở): Trả lời: Từ ngữ Miền Bắc Miền Miền Nam Trung Ba má X Đìa X Thức quà X
  45. Chè xanh X Răng rứa X Mô tê X Soạn bài 4: Đọc mở rộng Mùa phơi sân trước HƯỚNG DẪN ĐỌC Câu hỏi 1: Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về "mùa phơi sân trước". Đó là tình cảm, cảm xúc gì? Trả lời: - Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về "mùa phơi sân trước": + Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại + Cũng may qua mỗi Chạp, mình bỗng bâng quơ nhớ. + Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. + Mình bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông. - Những cảm xúc của tác giả khi nhớ về "mùa phơi sân trước" đó là nhớ bâng khuâng về những hình ảnh, câu chuyện thân thuộc gắn bó với mình suốt quãng thời gian tuổi thơ. Câu hỏi 2: Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên. Trả lời: Về chất trữ tình trong văn bản, tác giả thể hiện nỗi nhớ của mình về "mùa phơi sân trước" cùng với việc sử dụng các từ ngữ miêu tả đã khiến cho quang cảnh thiên nhiên, các sự vật, sự việc trở nên gần gũi và thân thuộc hơn. Câu hỏi 3: Em cảm nhận được điều gì về cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản? Trả lời: Cái "tôi" của tác giả đã thể hiện trong văn bản đó là về cái tôi có góc nhìn bao quát về những điều xảy ra trong thời tuổi thơ của mình. Tác giả đã bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc của mình qua các cách xây dựng, cách miêu tả thiên nhiên đầy trữ tình, lắng đọng. Câu hỏi 4: Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy. Trả lời: - Chủ đề của văn bản: những kỉ niệm tuổi thơ ùa về về "mùa phơi sân trước". - Dựa vào nội dung trong văn bản miêu tả những hình ảnh, sự việc quen thuộc đối với tác giả, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc, tình cảm của ông trước những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ nên em xác định được. Câu hỏi 5: Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên. Trả lời: Những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản: - Trong bài sử dụng miêu tả những hình ảnh, sự việc quen thuộc đối với tác giả, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc, tình cảm của ông trước những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ. - Tác giả đã thể hiện cái tôi. - Ngôn từ trong bài mang hơi thở đời sống và đầy chất chữ tình. Soạn bài 4: Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc
  46. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN Câu hỏi 1: Bài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về điều gì? Trả lời: Bài văn trên được viết để bộc lộ cảm xúc về lễ đón giao thừa. Câu hỏi 2: Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc. Trả lời: Trong đoạn mở bài: - Câu giới thiệu sự việc: Thời gian làm xóa nhòa nhiều thứ, nhưng không sao xóa đi mảnh kí ức đặc biệt trong tôi, về một lần cách đây nhiều năm trước, tôi đã đón cái Tết ở Cần Thơ - mảnh đất cha tôi sinh ra, cũng là nới gieo cho tôi bao nhớ thương. - Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc: + Thành phố phồn hoa biết mất, thế mà tôi lại nặng tình tha thiết với quê hương. + Lời ca như cơn gió ngang qua đưa tâm trí tôi mơn man trở về tháng ngày của cõi nhớ. Câu hỏi 3: Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc như thế nào về sự việc? Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng những yếu tố hỗ trợ nào? Trả lời: - Ở phần thân bài, người viết đã biểu lộ cảm xúc xúc động bồi hồi khi nhớ về những kí ức, lòng đầy xao xuyến, ấm áp khi được sum vầy, đoàn tụ với gia đình và lắng lại khi đến giây phút giao thừa. - Để làm rõ những cảm xúc ấy, người viết đã sử dụng thêm yếu tố miêu tả và tự sự để hỗ trợ. Câu hỏi 4: Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung ra sao? Trả lời: Ở đoạn kết bài, người viết đã trình bày nội dung về cảm xúc, nỗi nhớ của bản thân khi không thể về quê ăn Tết bằng cách sử dụng lặp từ "nhớ" để nói về nỗi nhớ da diết của mình và dùng câu cảm thán ở cuối đoạn. Câu hỏi 5: Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý gì về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc? Trả lời: Từ bài viết trên, em rút ra được những lưu ý về cách viết bài văn biểu cảm về sự việc như sau: - Giới thiệu được cảm xúc của mình khi viết về một sự việc. - Biểu lộ được tình cảm vào trong bài, kết hợp với các yếu tố miêu tả, tự sử để lí giải cảm xúc đó. - Khẳng định được tình cảm, cảm xúc về sự việc đó. - Rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân. B. Bài tập và hướng dẫn giải HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT Đề bài: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Bài giải: Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay
  47. tôi đã lên lớp 7, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi. Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô. Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi! Soạn bài 4: Ôn tập
  48. Câu hỏi 1: Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút mà em đã học. Trả lời: Các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút: - Chất trữ tình trong thể loại tản văn, tùy bút: yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước hiện tượng và vấn đề của đời sống. - Cái tôi trong tản văn, tùy bút: yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản và các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. - Ngôn ngữ tản văn, tùy bút: tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. Câu hỏi 2: Đọc lại các văn bản trong bài và điền vào phiếu sau (làm vào vở): Trả lời: Văn bản Chủ đề Dấu hiệu Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ nhận biết văn bản cái tôi của người viết Cốm Nói về Sử dụng - Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm; tỏ ra một chút gì thanh Vòng Cốm làng ngôi thứ lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; ăn từng chút một; Vòng - nhất làm nhón từng chút một; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ tính chất thơm, Một thức nhân xưng tính chất ngọt của cốm; ăn một miếng cốm vào miệng là nuốt quà của hương thơm của cánh đồng quê. lúa non, - Một ngày đầu tháng Tám quê hương làm cho ta nhẹ nhõm đặc biệt và đôi khi phơi phới. nhất - Ta vừa nhau nhỏ nhẹ ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm trong vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng lòng Hà quê của ông cha ta vào lòng. Nội.