Giáo án Toán Lớp 1 Sách Cánh diều - Tuần 27 - Nguyễn Thị Tâm

docx 6 trang hoanvuK 09/01/2023 3790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 1 Sách Cánh diều - Tuần 27 - Nguyễn Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_12_sach_canh_dieu_tuan_27.docx

Nội dung text: Giáo án Toán Lớp 1 Sách Cánh diều - Tuần 27 - Nguyễn Thị Tâm

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 27 MÔN: TOÁN BÀI : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (Tiết 2) Ngày: - - 2021 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách tìm kết quả các phép trừ dạng 17-2. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ dạng 17 - 2, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. II/ CHUẨN BỊ 20 chấm tròn đỏ, 20 chấm tròn xanh. Băng giấy đã kẻ 20 ô vuông (kích thước phù hợp với chấm tròn trong bộ đồ dùng để HS có thể đặt được chấm tròn vào mỗi ô). Một số tình huống đơn giản có phép trừ dạng 17-2. Trò chơi, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH C. Hoạt động thực hành, luyện tập Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép Bài 1 trừ nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính). Đổi vở, đặt câu hoi cho nhau và nói cho GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 nhau về tình huống đã cho và phép tính phép tính. tuơng ứng; Chia se trước lớp. Bài 2 HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở. Đổi vở kiểm tra chéo. HS đứng tại chỗ nêu cách làm. GV chốt lại cách thực hiện phép tính dạng 17 - 2. Ngoài cách dùng chấm tròn và thao tác đếm, ta có thể tính bằng cách đếm bớt 2 kể từ 17: 16, 15. Bài 3 Lưu ý:Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép Cá nhân HS tự làm bài 3: Chọn kết quả đúng tính bằng nhiều cách khác nhau: có thế với mỗi phép trừ. nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính, Thảo luận với bạn về chọn phép tính nào thích hợp với kết quả nào. Chia sẻ trước lớp.
  2. GV nên quan sát cách HS tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính. Bài 4 Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và kể GV chốt lại cách làm. GV nên yêu cầu HS cho bạn nghe tình huống trong mỗi bức suy nghĩ và nói theo cách của các em. GV tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi trước lớp. cho nhóm trình bày. Ví dụ câu b): Có tất cả 18 cây nến, có 6 cây nến đã bị tắt. Phép tính tìm số cây nến còn lại là: 18 - 6 = 12. Hoạt động vận dụng HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ dạng 17-2. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ dạng 17 - 2 để hôm sau chia sẻ với các bạn. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
  3. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 27 MÔN: TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP Ngày: - - 2021 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Thực hiện được cộng, hừ các phép tính dạng 14 + 3 và dạng 17-2. Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Nắm bắt được thông tin toán học hữu ích trong mỗi bài toán và lựa chọn đúng phép tính để giải quyết vấn đề. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc giải các bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả bài toán, cách giải quyết bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học. II/ CHUẨN BỊ Chuẩn bị một số bài toán gắn với thực tế sử dụng các phép tính cộng, trừ đã học. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Hoạt động khởi động HS chia sẻ các tình huống có phép cộng GV hướng dẫn HS chơi trò chơi, chia sẻ hoặc phép trừ trong thực tế gắn với gia đình trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt em. Hoặc chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bằng chính ngôn ngữ của các em. bạn” cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 hoặc dạng 14 + 3, 17 - 2 đã học. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bàil Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép Lưu ý: GV có thể đặt câu hỏi để HS nói cách cộng hoặc trừ nêu trong bài. tính nhanh với các phép cộng dạng 10 + 6, HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi và nói các phép trừ dạng 17-7. GV nêu một số phép cho nhau về kết quả các phép tính tương tính khác dạng trên đê HS thực hành. HS có ứng. thể tự nêu phép tính dạng 10 + 6, 17 - 7 đố bạn trả lời. Bài 2 GV hỏi: Bài toán cho ta biết điều gì? Bài Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn toán hỏi gì? Hãy nói cho bạn nghe suy nghĩ nghe tranh vẽ gì? của em. HS chỉ vào tranh nói tình huống tranh, mô GV giới thiệu bài toán có lời văn. Bài toán tả điều gì đã biết, điều gì phải tìm. gồm hai phần: phần thông tin cho biết, phần HS đọc bài toán (HS nêu số hoặc đặt thẻ số thông tin cần tìm (thường ở dạng câu hỏi bắt thích hợp vào ô dấu ?). đầu từ chữ “Hỏi ”). HS tự đưa ra một số ví dụ về bài toán có lời văn, chia sẻ trong nhóm và cử đại điện trình bày.
  4. Bài 3 HS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho HS viết phép tính thích hợp và trả lời: biết gì, bài toán hỏi gì? Phép tính: 6 + 3 = 9. HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng Trả lời: Tổ em có tất cả 9 bạn. bàn để tìm cách trả lời câu hỏi bài toán đặt Phép tính: 5-1=4. ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép Trả lời: Trên sân còn lại 4 bạn. trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại HS kiểm tra lại các thông tin đã biết, phép sao tính và câu trả lời chính xác. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Bài 4 HS viết phép tính thích hợp và trả lời: HS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho Phép tính: 18 - 4 = 14. biết gì, bài toán hỏi gì. Trả lời: Trên xe còn lại 14 người. HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng HS kiêm tra lại phép tính và câu trả lời. bàn để tìm cách trả lời câu hoi bài toán đặt GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép theo cách của các em. trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao). Hoạt động vận dụng GV khuyến khích HS liên hệ đặt ra một số bài toán thực tế gắn với trường lớp, gia đình, cộng đồng sử dụng phép cộng hoặc phép trừ đã học. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Theo em khi giải quyết một bài toán có lời văn cần chú ý điều gì? về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 và đặt bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm
  5. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 27 MÔN: TOÁN BÀI : CỘNG, TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC Ngày: - - 2021 I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Biết cách tính nhẩm tìm kết quả phép cộng, phép trừ các số tròn chục. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách nhẩm tìm kết quả phép cộng, phép trừ các số tròn chục, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua việc chuyến đổi giữa cách đọc, cách viết số tròn chục, vận dụng vào tính nhẩm và giải quyết bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học. II/ CHUẨN BỊ Một số thẻ thanh mười (mỗi thẻ gồm 10 khối lập phương rời). Một số tình huống đơn giản có phép cộng, phép trừ các số tròn chục. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động khởi động HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại các số + Bức tranh vẽ gì? tròn chục. + Nói với bạn về các thông tin quan sát HS hoạt động theo nhóm (bàn) thực hiện lần được từ bức tranh, chẳng hạn: “Có 3 chục lượt các hoạt động sau: quả trứng”, “Có 5 chục quả cà chua”. Quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên Đặt một bài toán liên quan đến thông tin máy chiếu). trong bức tranh. Thảo luận nhóm bàn Hoạt động hình thành kiến thức GV chốt lại cách tính nhẩm: HS tính 20 + 10 = 30, 50 - 20 = 30. Chẳng hạn: 20 + 10 = ? Thảo luận nhóm về các cách tìm kết quả Ta nhẩm: 2 chục + 1 chục = 3 chục. phép tính 20 + 10 = ?, 50 - 20 = ? Vậy 20+ 10 = 30. Đại diện nhóm trình bày. HS thực hiện một số phép tính khác. HS tự HS lắng nghe và nhận xét các cách tính các lấy ví dụ về phép cộng, phép trừ các số tròn bạn nêu ra. chục. C. Hoạt động thực hành, luyện tập HS tính nhẩm nêu kết quả các phép cộng rồi Bài l ghi phép tính vào vở. HS đổi vở kiểm tra chéo. HS đứng tại chỗ nêu cách làm. Bài 2 HS tính nhẩm nêu kết quả các phép trừ rồi ghi phép tính vào vở. HS đổi vở kiểm tra chéo. HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
  6. Bài 3 Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm số thích hợp Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm số thích hợp trong mỗi ô ? để có được phép tính đúng. trong mỗi ô ? để có được phép tính đúng. HS đổi vở kiểm tra chéo. Chia sẻ với bạn HS đổi vở kiểm tra chéo. Chia sẻ với bạn cách làm. cách làm. Bài 4 HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán Phép tính: 50 + 40 = 90 (hoặc 5 chục + 4 cho biết gì, bài toán hỏi gì. chục = 9 chục = 90). Trả lời: Cả hai lớp ủng HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng hộ được 90 quyển vở. bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời. (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao). theo cách của các em. HS viết phép tính thích hợp và trả lời Lưu ý: GV đặt câu hỏi để HS nhận ra trước khi viết phép tính cần đổi: 5 chục = 50; 4 chục = 40. Để biết cả hai lớp đã ủng hộ được bao nhiêu quyển vở mới ta dùng phép tính cộng. D. Hoạt động vận dụng HS tìm một số tình huống trong thực tế liên HS có thể xem lại bức tranh khởi động trong quan đến phép cộng, phép trừ các số tròn sách (hoặc trên bảng) nêu bài toán và phép chục. cộng, phép trừ tương ứng. E. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ các số tròn chục, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn. GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Tâm