Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 25 - Chủ điểm: Bài học từ cuộc sống

docx 19 trang Thu Mai 03/03/2023 2230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 25 - Chủ điểm: Bài học từ cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_25_c.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức - Tuần 25 - Chủ điểm: Bài học từ cuộc sống

  1. TUẦN 25 TIẾNG VIỆT CHỦ ĐỀ 2: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 13: MÈO ĐI CÂU CÁ (T1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Học sinh đọc đúng từ khó, biết đọc bài thơ Mèo đi câu cá của Thái Hoàng Linh( ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp) - Nắm được diễn biến sự việc cùng suy nghĩ của các nhân vật trong bài thơ tự sự Mèo đi câu cá. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện anh em mèo trắng đi câu. - Hiểu nội dung bài: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia, không được dựa dẫm vào người khác. Chỉ như thế, công việc mới có kết quả tốt đẹp. - Nói và nghe theo chủ điểm Cùng vui làm việc, tìm ra những điểm lưu ý khi muốn làm việc nhóm hiệu quả. - Kể với người thân về một việc cùng làm với các bạn và cảm thấy rất vui - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia, không được dựa dẫm vào người khác - Phẩm chất nhân ái: Tích cực tham gia các hoạt động tập thể - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
  2. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi + Đọc nối tiếp 2 đoạn cuối của bài Tay phải và tay trái + 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn cuối của bài + Em hãy nêu bài học rút ra từ câu chuyện Tay phải và tay trái Tay phải và tay trái + Chúng ta cần cần hợp tác với nhau + Kể về một lần em hoặc bạn mải chơi nên trong mọi công việc quên việc cần làm theo nhóm 2 + HS kể trong nhóm theo các gợi ý ( Nói rõ việc cần làm, lí do em quên làm, hậu quả của việc quên ấy, bài học rút ra từ lần đó) - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe. 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng từ khó, biết đọc bài thơ Mèo đi câu cá của Thái Hoàng Linh( ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp) + Nắm được diễn biến sự việc cùng suy nghĩ của các nhân vật trong bài thơ tự sự Mèo đi câu cá. + Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện anh em mèo trắng đi câu. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Chú ý ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng chỗ để thể hiện cảm xúc - Hs lắng nghe. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt đúng nhịp thơ, nhấn giọng đúng lời của nhân vật để thể hiện cảm xúc - HS lắng nghe cách đọc. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV gọi HS đọc nối tiếp theo các khổ thơ ( có 5 khổ thơ) - Luyện đọc từ khó: vác, giỏ, lòng riêng, - 1 HS đọc toàn bài. ngả lưng - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ - Giải nghĩa từ: Sông cái, hớn hở, - Ngắt nghỉ đúng - HS đọc từ khó. Anh em/ mèo trắng Vác giỏ/ đi câu - 3 HS đọc ngắt nghỉ 3 khổ thơ
  3. Em/ ngồi bờ ao Anh/ ra sông cái.// + GV giới thiệu nội dung các khổ thơ - Khổ 1: Giới thiệu an hem mèo trắng đi câu - Khổ 2: Chuyện câu các của mèo anh -HS lắng nghe - Khổ 3 và 4: Chuyện câu cá của mèo em - Khổ 5: kết quả chuyến đi câu của hai anh em mèo - Luyện đọc 5 khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 5. - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách - HS luyện đọc theo nhóm 5/ cặp/ cá trả lời đầy đủ câu. nhân + Câu 1: Anh em mèo trắng làm việc gì ? Ở - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: đâu? + Câu 2: Vì sao mèo anh ngả lưng ngủ luôn một giấc? ( Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 đưa ra ý kiến của mình) + Anh em mèo trắng đi câu cá. Em + Câu 3: Khi nhìn bầy thỏ vui chơi, mèo em ngồi ở bờ ao, anh ra sông cái nghĩ gì? + Mèo anh ngả lưng ngủ luôn một giấc (Gợi ý: Câu nào thể hiện suy nghĩ của mèo vì quá buồn ngủ và yên trí đã có em em khi muốn vui chơi cùng bầy thỏ ?) mình câu cá rồi. + Câu 4: Kết quả buổi đi câu của anh em mèo trắng thế nào? Vì sao lại có kết quả đó? ( GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm) + Khi thấy bầy thỏ vui chơi, mèo em rất muốn tham gia và nghĩ: mèo anh câu cá là đủ rồi, không cần mình phải câu nữa) + GV hỏi thêm: Kết quả này có làm mèo anh bất ngờ không? Theo em, tình cảm của anh em trong bữa tối hôm đó như thế nào? + Câu 5: Chọn lời khuyên mà bài thơ Mèo đi câu cá muốn gửi gắm + 2 – 3 nhóm phát biểu ( Buổi đi câu của anh em mèo không đem lại kết quả - chẳng câu được con cá nào. Bởi hai anh em đã dựa dẫm vào nhau. Người nọ tin người kia sẽ câu cá, rốt cuộc không ai làm gì.) + HS trả lời - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
  4. - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt: Trong hoạt động tập thể, chúng ta phải tích cực tham gia, không được dựa dẫm vào người khác. Chỉ như thế, công + Các em làm việc theo nhóm. Từng em phát biểu ý kiến của mình việc mới có kết quả tốt đẹp. Qua câu chuyện chúng ta hết sức lưu ý: không tự ý đi câu cá ở sông hồ. Ngồi câu các ở sông hồ luôn tiềm ẩn nguy hiểm, dễ xảy ra hiện tượng đuối nước. + 3 – 4 em trả lời: Không ỷ lại vào người khác 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. + Em rút ra được bài học: Không nên - GV đọc diễn cảm toàn bài. ỷ lại vào người khác - HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. -2-3 HS nhắc lại + HS lắng nghe 3. Nói và nghe: Cùng vui làm việc - Mục tiêu: + Nói và nghe theo đúng chủ điểm Cùng vui làm việc, tìm ra những điểm lưu ý khi muốn làm việc nhóm hiệu quả. + Kể với người thân về một việc cùng làm với các bạn và cảm thấy rất vui + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 3.1. Hoạt động 3: Nói về các hoạt động của các bạn trong tranh. Em đoán xem các bạn cảm thấy thế nào khi làm việc cùng nhau - GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội - 1 HS đọc to chủ đề: Cùng vui làm dung, quan sát tranh việc + Yêu cầu: Nói về các hoạt động của các bạn trong tranh và đón xem các bạn cảm thấy thế nào. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2 trả lời: Nói về các hoạt động của các bạn trong - HS sinh hoạt nhóm và trả lời tranh. Em đoán xem các bạn cảm thấy thế nào khi làm việc cùng nhau - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. + Tranh 1: Các bạn đang học nhóm. Tranh 2: Hai bạn cùng nhau vẽ tranh.
  5. 3.2. Hoạt động 4: Để làm việc nhóm hiệu Tranh 3: Các bạn đang quét sân quả, cần lưu ý những gì? trường. Các bạn trong tranh cảm thấy ( Gợi ý: Kết quả làm việc nhóm sẽ thế nào rất vui vẻ khi làm việc cùng nhau. nếu mỗi người trong nhóm không biết mình phải làm việc gì?Nếu mọi người không tích cực làm việc, không cố gắng làm việc? Nếu nhiều người không hào hứng tham gia/ nếu nhiều người không tập trung vào công việc/ nếu không có trưởng nhóm phụ trách, quan sát tinh thần làm việc của nhóm, nhắc nhở các thành viên khi cần thiết ?) - GV gọi Hs đọc yêu cầu trước lớp. - GV cho HS làm việc nhóm 4 - Mời các nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. GV chốt: Để làm việc nhóm hiệu quả cần phải có nhóm trưởng bao quát tình hình - 1 HS đọc yêu cầu: chung của nhóm; phải có sự phân công phần - HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi việc rõ ràng cho từng người trong nhóm; - 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp mọi người phải tích cực làm việc, phải lỗ lực trong công việc; nhiệt tình tham gia nhóm tập trung vào công việc không dựa dẫm vào người khác, 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức - HS tham gia để vận dụng kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học đã học vào thực tiễn. sinh. - HS quan sát video. + Kể với người thân về một việc em làm cùng các bạn và thấy rất vui + Trả lời các câu hỏi. Gợi ý: Việc em làm cùng các bạn là gì? Việc làm đó diễn ra ở đâu ? Không khí làm việc ra sao? Các bạn cùng tích cực tham gia
  6. như thế nào? Kết quả công việc thế nào? Nêu cảm xúc của em? IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾNG VIỆT Nghe – Viết: BÀI HỌC CỦA GẤU (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nghe – viết đúng chính tả câu chuyện “ Bài học của gấu” trong khoảng 15 phút, thấy được bài học cuộc sống từ câu chuyện nêu trong ngữ liệu bài chính tả - Làm đúng các bài tập chính tả ( phân biệt s/x hoặc v/d) - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý động vật - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi Chọn tiếng phù hợp với mỗi chỗ trống: - HS lắng nghe.
  7. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Nghe – viết đúng chính tả câu chuyện “ Bài học của gấu” trong khoảng 15 phút, thấy được bài học cuộc sống từ câu chuyện nêu trong ngữ liệu bài chính tả + Làm đúng các bài tập chính tả ( phân biệt s/x hoặc v/d) + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Nghe – viết. (làm việc cá nhân) - GV giới thiệu nội dung: Mỗi người sẽ có các nét - HS lắng nghe. riêng biệt, không ai giống ai. - GV đọc câu chuyện - HS lắng nghe. - Mời 3 HS đọc nối tiếp câu chuyện - 3 HS đọc nối tiếp nhau. - GV hướng dẫn : - HS lắng nghe. + Đoạn văn có chữ nào cần viết hoa? + Có chữ nào dễ viết lẫn, dễ sai chính tả ? + Cách viết một số từ dễ viết sai: điếng, hươu, nhào, - GV đọc mỗi cụm từ 2 – 3 lần - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi. - HS viết bài. - GV cho HS đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau. - HS nghe, soát bài. - GV nhận xét chung. - HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau. 2.2. Hoạt động 2: Tìm từ chỉ sự vật, đặc điểm có tiếng đầu bắt đầu bằng s hoặc x (làm việc nhóm 2). - GV mời HS nêu yêu cầu. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Cùng nhau quan sát tranh, tìm từ chỉ sự vật, đặc điểm có tiếng bắt - 1 HS đọc yêu cầu bài. đầu bằng s hay x ( ẩn trong tranh) - Các nhóm sinh hoạt và làm việc theo yêu cầu.
  8. - Kết quả: sên/ sóc/ sim/ vũ sữa/ xoài/ xương rồng/ sông/ suối/sỏi, - Các nhóm nhận xét. - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 2.3. Hoạt động 3: Đặt 2 câu với từ ngữ vừa tìm - HS đọc yêu cầu được ở bài tập 2( nhóm 4) - GV mời HS nêu yêu cầu. - HS đặt 2 câu và viết vào thẻ sau - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Mỗi HS đặt 2 câu đó dán lên bảng nhóm – chia sẻ có từ ngữ tìm được ở BT2 - Mời đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV gợi ý cho HS: Kể với người thân về một việc - HS lắng nghe để lựa chọn. em làm cùng các bạn và thấy rất vui - Khi kể cần nói rõ ràng, ngữ điệu phù hợp, kết hợp với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾNG VIỆT
  9. CHỦ ĐỀ 2: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG Bài 14: HỌC NGHỀ (T1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Học sinh đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương - Đọc đưng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Học nghề. - Bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc biết thay đổi giọng đọc trong lời nói của các nhân vật - Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được ước mơ của nhân vật những việc cần làm để thực hiện ước mơ đó. - Hiểu nội dung bài: Để thực hiện ước mơ của mình cần làm tốt những việc nhỏ nhất. - Tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ, về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh. - Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Ôn lại chữ viết hoa T, U, Ư thông qua viết ứng dụng ( tên riêng và câu) - Hiểu để học nghề, giỏi nghề mình đã lựa chọn thì cần phải làm những gì. - Chia sẻ với người thân những ước mơ, mong muốn của mình sau này được làm nghề gì. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết một số nghề nghiệp khác nhau - Phẩm chất nhân ái: Biết yêu một số nghề nghiệp qua câu chuyện - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:
  10. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi. + Đọc nối tiếp bài thơ Mèo đi câu cá + Đọc nối tiếp bài thơ Mèo đi + Sắp xếp các tranh dưới đây theo trình tự hợp lí câu cá - Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm: Quan sát 4 bức 1. Muốn biết đi xe đạp đầu tiên tranh sắp xếp các tranh theo trình tự hợp lí bố hướng dẫn cho bạn cách cầm tay lái, cách ngồi, để chân. 2. Bố giữu xe để bạn ngồi lên xe. 3.Bố giữ xe để bạn tập đi. 4. Bạn đã biết đi xe đạp - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Học sinh đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương + Đọc đưng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Học nghề. + Bước đầu thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc biết thay đổi giọng đọc trong lời nói của các nhân vật + Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được ước mơ của nhân vật những việc cần làm để thực hiện ước mơ đó. + Hiểu nội dung bài: Để thực hiện ước mơ của mình cần làm tốt những việc nhỏ nhất. + Tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ, về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng - Hs lắng nghe. ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, thay đổi giọng đọc trong lời nói của mỗi nhân vật - HS lắng nghe cách đọc. - GV HD đọc: Đọc đúng các tiếng phát âm dễ bị sai: Va- li – a, rạp xiếc, chuồng ngựa, - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát
  11. - Cách ngắt giọng ở những câu dài: Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa/ và làm quen với con ngựa này,/ bạn biểu diễn của cháu đấy.//; Em suy nghĩ/ rồi cầm chổi quét phân và rác bẩn trên sàn chuồng ngựa.// + Thay đổi giọng đọc khi đọc lời của người dẫn truyện, lời của Va- li – a, lời của ông giám đốc - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp theo - GV chia đoạn văn - HS đọc từ khó. + Đoạn 1: Từ đầu đến diễn viên phi ngựa +Đoạn 2: Tiếp theo cho đến trên sàn chuồng ngựa - 3 HS đọc nối tiếp + Đoạn 3: Phần còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp - Luyện đọc từ khó: Va – li – a, rạp xiếc, chuồng - HS đọc giải nghĩa từ. ngựa - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện - HS luyện đọc theo nhóm – cá đọc khổ thơ theo nhóm. nhân – trước lớp - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Đi xem xiếc về, Va – li – a mơ ước điều + Đi xem xiếc về, Va – li –a mơ gì? ước được trở thành diễn viên phi -Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 2 – chia sẻ ngựa, vì Va- li – a thích nhất tiết trước lớp mục “ Cô gái phi ngựa đánh - GV nhận xét, tuyên dương đàn” + Câu 2: Việc đầu tiên Va – li – a được giao khi vào học ở rạp xiếc là gì? - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm 2 – chia sẻ + Việc đầu tiên Va – li – a được trước lớp giao là quét phân và rác bẩn trên - GV hỏi thêm: Được giao việc đó thái độ của Va- sàn chuồng ngựa, làm quen với li – a như thế nào ?Đoán xem tại sao Va – li – a con ngựa. lại ngạc nhiên + Hs tư do trả lời - GV nhận xét, tuyên dương ( Va – li – a ngạc nhiên vì chắc bạn nghĩ việc đầu tiên là tập phi ngựa) + Câu 3: Vì sao ông giám đốc lại giao cho Va – li – a việc đó? ( Cá nhân – nhóm – cả lớp ) -GV hướng dẫn làm: + HS làm việc cá nhân
  12. + Làm việc CN: Cho học sinh đọc câu 3, chọn phương án trả lời mình cho là đúng + Làm việc nhóm: Chia sẻ trong nhóm về phương + HS chia sẻ trong nhóm án mà mình chọn, nêu lí do chọn + HS chia sẻ trước lớp: Vì ông muốn Va – li – a được gần gũi, làm quen và chăm sóc chú ngựa diễn - Gv và cả lớp nhận xét, góp ý - Gv hỏi thêm: Vì sao ông giám đốc lại muốn Va + HS suy nghĩ và trả lời – li – a gần gũi và làm quen với chú ngựa? - GV nhận xét, tuyên dương + Câu 4: Câu chuyện kết thúc như thế nào? + 3 – 4 HS trả lời trước lớp Trả lời: Va – li – a đã làm rất tốt việc được giao: giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa trong suốt thời gian học. Về sau, Va – li – a trở thành diễn viên như bạn hằng mong ước - GV nhận xét, tuyên dương + Câu 5: Theo em, câu “ Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây dựng từ mặt đất lên ” ý nói gì? - GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2 – chia sẻ trước + Muốn làm được việc lớn, cần lớp biết làm tốt những việc nhỏ - GV chốt: Muốn làm được những việc lớn, cần học hỏi, làm tốt từ những việc nhỏ nhất, như + HS lắng nghe bạn Va – li – a muốn làm diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn cần phải gần gũi, làm quen, chăm sóc tốt cho chú ngựa diễn cùng 2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (làm việc cá nhân, nhóm 2). - HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS luyện đọc theo cặp. - HS luyện đọc nối tiếp. - GV cho HS luyện đọc nối tiếp. - Một số HS thi luyện đọc theo - GV mời một số học sinh thi đọc đoạn - GV nhận xét, tuyên dương. 3. 3. Luyện viết. - Mục tiêu: + Ôn lại chữ viết hoa T, U, Ư thông qua viết ứng dụng ( tên riêng và câu) + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành:
  13. 3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2) - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa - HS quan sát video. U, Ư, T - HS quan sát. - HS viết bảng con. - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp). - HS viết vào vở chữ hoa U, Ư, - Nhận xét, sửa sai. T. - GV cho HS viết vào vở. - GV nhận xét tuyên dương. 3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2). - HS đọc tên riêng: Út Trà Ôn a. Viết tên riêng. - HS lắng nghe. - GV mời HS đọc tên riêng. - GV giới thiệu: Út Trà Ôn ( 1919 – 2001) là một nghệ sĩ cải lương tài danh. Ông tên thật là Nguyễn - HS viết tên riêng Út Trà Vinh Thành Út, tên thường gọi trong gia đình là Mười vào vở. Út( vì ông là con thứ 10 và cũng là con út). Ông sinh tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, xưa thuộc tỉnh Cần Thơ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long. - GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung. b. Viết câu. - GV yêu cầu HS đọc câu. - 1 HS đọc yêu cầu: - GV cho Hs xem tranh về Cần Thơ và nói với Cần Thơ gạo trắng nước trong những điều em biết về Cần Thơ Ai đi đến đó lòng không muốn về - GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: C, - HS lắng nghe. T, A và trắng, trong. Lưu ý cách viết thơ lục bát. - GV cho HS viết vào vở. - HS viết câu thơ vào vở. - GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn. - HS nhận xét chéo nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Vận dụng. - Mục tiêu:
  14. + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV gợi ý cho HS: Kể với người thân về một việc - HS tham gia để vận dụng kiến em làm cùng các bạn và thấy rất vui thức đã học vào thực tiễn. - Khi kể cần nói rõ ràng, ngữ điệu phù hợp, kết hợp + Trả lời các câu hỏi. với nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Nhận xét, tuyên dương IV. Điều chỉnh sau bài dạy: TIẾNG VIỆT LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận diện và hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang đặt ở dấu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Biết sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói của nhân vật - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang đặt ở dấu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia nhận biết được câu hỏi với từ để hỏi. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Biết tác dụng của dấu gạch ngang - Phẩm chất nhân ái: Tìm được từ để hỏi trong câu - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
  15. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi. + Trò chơi: Nói tên nhân vật ( dấu ngoặc kép, + Học sinh tham gia chơi đoán tên dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, các nhân vật, nói nhiệm vụ và tác dấu gạch ngang) dụng của mỗi loại dấu - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - GV dẫn dắt vào bài mới 2. Khám phá. - Mục tiêu: + Nhận diện và hiểu được tác dụng của dấu gạch ngang đặt ở dấu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. + Biết sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói của nhân vật + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Tìm những câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng trong bài Học nghề - GV cho HS làm việc theo nhóm - HS làm việc theo nhóm: Đọc thầm Đáp án: bài Học nghề, sau đó tìm câu có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu dòng - Đại diện các nhóm trả lời - GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Dấu gạch ngang trong những câu vừa tìm được ở bài tập 1 dùng để làm gì? - GV gọi 1 – 2 em đọc yêu cầu
  16. - GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả - HS đọc yêu cầu lời đầy đủ câu. - HS suy nghĩ trả lời 2.3. Hoạt động 3: Tìm những lời đối thoại có ( Dấu gạch ngang trong bài Học trong câu chuyện Nhà bác học không ngừng nghề dùng để đánh dấu lời nói của học. Tìm dấu câu thích hợp để đánh dấu lời đối nhân vật) thoại của nhân vật (làm việc cá nhân, nhóm 2). + GV mời Hs đọc câu chuyện Nhà bác học không ngừng học. + Tìm trong bài có những lời đối thoại nào? -HS đọc thầm và làm bài ( Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải + Cần sử dụng dấu câu nào để đánh dấu lời đối ngày đêm nghiên cứu làm gì cho thoại của nhân vật? mệt?; Bác học không có nghĩa là ngừng học.) + Hãy viết lại câu chuyện vào vở, trong đó sử dụng dấu ngoặc kép + Để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật ta dùng dấu ngoặc kép. + GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Đọc hoặc kể + HS viết lại lại câu chuyện cho bạn nghe. Trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện + 2-3 HS đọc hoặc kể lại câu chuyện + Ý nghĩa câu chuyện: Tấm gương không ngừng học của nhà bác học Đác - uyn 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và - HS tham gia để vận dụng kiến vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. thức đã học vào thực tiễn. + Cho HS quan sát video về nhà bác học Đac - - HS quan sát video. uyn + GV nêu câu hỏi:Em học được gì từ nhà bác học + Trả lời các câu hỏi. Đác -uyn? - Nhận xét, tuyên dương IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
  17. TIẾNG VIỆT LUYỆN VIẾT ĐOẠN (T4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về ước mơ của bản thân - Phát triển năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về ước mơ của bản thân - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về ước mơ của bản thân 3. Phẩm chất. - Phẩm chất yêu nước: Yêu quê hương, đất nước - Phẩm chất nhân ái: Viết được đoạn văn - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ làm bài - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - HS tham gia trò chơi. + Kể tên một nhân vật trong câu chuyện đã + Học sinh trả lời nghe, đã đọc - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe. 2. Khám phá. - Mục tiêu:
  18. + Viết đoạn văn kể về một nhân vật trong câu chuyện + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: 2.1. Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Đọc kĩ các câu hỏi a.Các bạn trong tranh đang trò chuyện với nhau - HS làm việc theo nhóm về điều gì? b.Em thích ý kiến của bạn nào? Vì sao? c.Nếu tham gia vào cuộc trò chuyện trên, em sẽ - Đại diện các nhóm trả lời nói gì về ước mơ của mình M: Các bạn trong tranh đang ngồi ở + Đưa ra ý kiến của mình sân trường Có bạn ước được làm bác sĩ để chữa bệnh cho bà. Có bạn ước mơ làm nhà du hành vũ trụ để khám phá bầu trời. Có bạn muốn làm kĩ sư nông nghiệp để trồng được nhiều cây ăn quả ngon. - GV nhận xét các nhóm, khuyến khích HS nói về ước mơ của mình trong tương lai 2.2. Hoạt động 2: Viết một đoạn văn về ước mơ của em. - GV yêu cầu HS viết đoạn văn về ước mơ của em - 2-3 nhóm lên chia sẻ - GV yêu cầu HS trình bày - GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương học sinh 2.3. Hoạt động 3: Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi ( dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý, ) + GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và + HS làm việc theo cặp - chia sẻ nhận xét cho nhau trước lớp - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và - HS tham gia để vận dụng kiến vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh. thức đã học vào thực tiễn. + Tìm đọc câu chuyện bài văn, bài thơ, về một - HS thực hiện người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một
  19. bài học về cách ứng xử với những người xung quanh + Ôn lại các nội dung đã học và chuẩn bị cho bài 15 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: