Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28 - Chủ điểm: Quê hương tươi đẹp

docx 6 trang Thu Mai 03/03/2023 6990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28 - Chủ điểm: Quê hương tươi đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_28.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 28 - Chủ điểm: Quê hương tươi đẹp

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 28 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 2: TRÁI TIM XANH (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Giới thiệu được với bạn một cảnh đẹp sông nước mà em biết, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu được nội dung bài đọc: Giới thiệu về hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, thuộc tỉnh Bắc Kạn. Người dân nơi đây rất tự hào về thắng cảnh của quê hương mình. - Biết đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu được về hồ Ba Bể; biết nói chuyện qua điện thoại phù hợp. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, biết đọc thơ quê hương, biết nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Tranh ảnh, video clip một cảnh sông nước ở quê hương hoặc nơi ở của học sinh và hồ Ba Bể. + Bảng phụ hoặc máy chiếu ghi bài hồ Ba Bể, các từ khó, câu dài và điều ước của bài. + Mô hình điện thoại bàn hoặc điện thoại di động. - HS: + Sách, vở, dụng cụ học tập + Một số bài thơ về quê hương, đất nước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm
  2. - Nhóm đôi chia sẻ với bạn mình về cảnh sông - HS thảo luận nhóm đôi theo nước ở quê hương hoặc nơi mình ở. (chia sẻ về sự hướng dẫn của GV tên gọi, địa điểm, đặc điểm của cảnh vật, tình cảm của mình đối với nơi ấy, ) kết hợp với tranh ảnh (nếu có) - GV giới thiệu bài mới và ghi tựa bài Trái tim - HS lắng nghe xanh. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.1 Hoạt động Đọc 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc bài thong - HS lắng nghe GV đọc bài thả, chậm rãi, tự hào, trìu mến. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. - HS đọc nối tiếp câu - GV giảng nghĩa 1 số từ như: khách du lịch (là người đi đến nơi khác tham quan, nghỉ ngơi, vui - HS lắng nghe và ghi nhớ chơi giải trí); hùng vĩ; bạt ngàn, rừng nhiệt đới. - GV hướng dẫn HS cách đọc từ khó: quốc gia, - HS lắng nghe và đọc theo sắc độ, bạt ngàn, Bắc Kạn. c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 3 đoạn (Mổi lần xuống dòng là 1 đoạn) 3 HS đọc nối tiếp đoạn, khuyến khích HS đọc to, - Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiêp rõ ràng từng đoạn. nhau (đọc 2 lượt) - Luyện đọc câu dài: GV chỉ ra các câu dài, hướng dẫn cách ngắt nghỉ: - HS lắng nghe và tập đọc ngắt Ba Bể/ là hồ nước ngọt tự nhiên/ lớn nhất Việt đúng nhịp. Nam/ và cũng là một trong 100 hồ nước ngọt/ lớn nhất thê giới,/ nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể//. - Luyện đọc từng đoạn: Nhóm 3 HS đọc nối tiếp đoạn - HS đọc nhóm 3 Một vài nhóm đọc bài trước lớp - HS lắng nghe và đọc nhóm d. Luyện đọc cả bài: trước lớp. - 1 HS đọc lại bài - Một HS đọc lại cả bài 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Giới thiệu về hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, thuộc tỉnh Bắc Kạn. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
  3. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo - HS hình thành nhóm, đọc bài luận theo nhóm (4HS) và trả lời các câu hỏi của và thảo luận trả lời câu hỏi: bài: 1. Hồ Ba Bể nằm ở đâu? - Hồ Ba Bể nằm ở Hà Nội - Những câu cho thấy hồ Ba Bể 2. Tìm những câu văn cho biết hồ Ba Bể rất lớn? lớn là hồ được bao quanh bởi những dãy núi đá hùng vĩ và bạt ngàn những cánh rừng nhiệt đới. - Mỗi mùa nước có những sắc 3. Nước hồ Ba Bể có gì đặc biệt? độ riêng. -“Trái tim xanh” vì 3 nhánh 4. Người dân Bắc Kạn gọi hồ Ba Bể là gì? Vì sao của hồ thông với nhau. 5. Em biết thêm những gì về tên gọi của hồ Ba - Hồ Pé Lầm, Pé Lù và Pé Bể? Lèng. - GV mời đại diện các nhóm đứng dậy trình bày - Một số nhóm trình bày câu trả lời. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án - HS nhận xét đúng dựa trên câu trả lời đúng của các nhóm. - GV đưa ra nội dung bài học: Giới thiệu về hồ Ba Bể, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam, - HS lắng nghe thuộc tỉnh Bắc Kạn. Người dân nơi đây rất tự hào về thắng cảnh của quê hương mình. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy và diễn cảm bài b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân - HS nêu lại giọng đọc của từng nhân vật và 1 số - HS đọc bài giọng thong thả, từ cần nhấn cần nhấn giọng trong bài trên cơ sở chậm rãi, tự hào, trìu mến. hiểu nội dung bài. - HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn 2 - HS lắng nghe - HS luyện đọc lại đoạn 2. - HS đọc cá nhân - HS đọc lại trước lớp -2 HS đọc trước lớp - HS khá giỏi đọc cả bài. - 1 HS đọc * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân - Gọi 1 HS đoc lại cả bài - Một HS đọc lại cả bài - HS nêu nội dung bài đọc trên - Một HS nêu lại nội dung bài IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
  4. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 2 A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp - HS đọc yêu cầu BT2. - 1 HS đọc yêu cầu - GV cho học sinh xem Clip hoặc 1 số hình ảnh - HS xem Clip về hồ Ba Bể. - Nội dung Clib là gì? HS dựa vào tranh giới - HS trả lời. HS trình bày làm thiệu về hồ Ba Bể. hướng dẫn viên giới thiệu về hồ Ba Bể - GV nhận xét và rút ra tựa bài - HS lắng nghe B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.4 Hoạt động Nói và nghe a. Mục tiêu: Biết cách nghe điện thoại và thực hành gọi điện thoại b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm - Yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu bài tập 1 - 1 HS đọc yêu cầu qua gợi ý: + Tranh có mấy nhân vật? - HS trả lời cá nhân + Các nhân vật đang làm gì? + An nói gì khi bắt máy? + Trước khí tắt điện thoại, bà nói gì? + An trả lời bà ra sao? + Em có nhận xét gì về cách nói chuyện của An - GV nhận xét - HS lắng nghe - HS thực hành đóng vai gọi và trả lời điện thoại - HS đọc yêu cầu BT2 - HS đọc yêu cầu - Cho 2 HS tự chọn 1 tình huống và thực hành - 2 HS thực hành, cả lớp quan đóng vai trước lớp. sát và lắng nghe - HS nhận xét- GV chốt lại - HS nêu - Nhóm đôi HS thực hành cả 2 tình huống - Nhóm đôi HS thực hành - Đại diện 1 vài nhóm trình bày trước lớp - 4 nhóm trình bày - GV nhận xét chung sau khi HS thực hành - HS lắng nghe * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân - GV nhận xét chung sau khi HS thực hành nghe - HS lắng nghe và gọi điện thoại
  5. - Đọc trước đoạn văn những ngày hè ở quê nội - HS đọc trước ở nhà IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 3 A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:Cả lớp - GV cho HS cho biết tên tỉnh hoặc thành phố nơi - HS trả lời ông, bà em đang sinh sống. Đó chính là quê nội hoặc quê ngoại của em. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.5 Hoạt động Viết sáng tạo a. Mục tiêu: Học sinh biết hoàn thành viết đoạn văn về nơi mình đang sinh sống. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm - HS đọc yêu cầu BT1. - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc đoạn văn và 1 HS đọc câu hỏi gợi ý - 2 HS đọc theo yêu cầu GV - Nhóm đôi HS thực hiện thảo luận - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện 1 vài nhóm trình bày trước lớp - 5-7 nhóm trình bày - GV nhận xét chung sau khi HS thực hành: cấu - HS lắng nghe tạo, nội dung, cách thể hiện cảm xúc - HS đọc yêu cầu BT2. - 1 HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc sơ đồ gợi ý. HS có thể lập dàn ý đoạn - 1 HS đọc theo yêu cầu GV văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp quê hương bằng sơ đồ tư duy đơn giản: tên cảnh đẹp, kỉ niệm, cảm xúc với cảnh vật, - Nhóm đôi HS thực hiện thảo luận, bổ sung, hoàn - HS thảo luận nhóm đôi chỉnh phần tìm ý. - Đại diện 1 vài nhóm trình bày trước lớp - 5 nhóm trình bày - GV nhận xét chung - HS lắng nghe * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân
  6. - Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. - HS lắng nghe - HS thi đọc thơ về quê hương. HS tự chuẩn bị - HS đọc cá nhân trước 1 số bài thơ viết về quê hương - GV nhận xét chung- bình chọn bạn đọc hay- - HS lắng nghe, bình chọn tuyên dương - Chuẩn bị: Xem trước bài Vàm Cỏ Đông - HS về đọc bài trước IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: