Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon

docx 27 trang Thu Mai 03/03/2023 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_21.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 21 - Chủ điểm: Nghệ sĩ tí hon

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Chia sẻ được với bạn một bài hát mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc: Bản nhạc đầu tiên, trong sáng của một nghệ sĩ thiên tài Mô-da có hoàn cảnh ra đời đặc biệt. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tham gia đọc bài, lắng nghe và trả lời các câu hỏi. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Nhân ái : Bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống. - Chăm chỉ: Trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. - Trung thực: Khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh, audio, video clip về Mô-da và một vài bản nhạc của ông. Bảng phụ ghi đoạn từ Về tới nhà đến hết. - HS: mang theo sách, báo có bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một bài hát mà em yêu thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
  2. - GV giới thiệu tên chủ điểm, từ đó nêu cách - HS lắng nghe. hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Nghệ sĩ tí hon. - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với - HS hoạt động nhóm đôi. bạn về một điều thú vị bài hát mà em yêu thích. Em là hoa hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn) Em sẽ là mùa xuân của Mẹ Em sẽ là mùa xuân của cha Em đến trường học bao điều lạ Môi mỉm cười là những nụ hoa Trang sách hồng nằm mơ mà ngủ Em gối đầu trên những dòng thơ Em thấy mình là hoa hồng nhỏ Bay giữa trời là tháng ngày qua. Trời mênh mông đất hiền hòa Bàn chân em đi nhè nhẹ Đưa em vào tình người bao la Cây cỏ rừng bầy chim làm tổ Sông có nguồn như suối chảy ra Tim mỗi người là quê nhà nhỏ Tình nồng thắm như mặt trời xa. - GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát - HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc. tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Từ - HS lắng nghe, quan sát. bản nhạc bị đánh rơi. Bài đọc là một mẩu chuyện kể về thời thơ ấu của Mô-da(Wolfgang Amadeus Mozart, 1756 – 1791), nhà soạn nhạc người Áo. Mô-da sáng tác những khúc nhạc đầu tiên khi mới 4 – 5 tuổi. Sau này, ông trở thành một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng quan trọng tới nhạc cổ điển Châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao của nhạc p-a-nô, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo, ô-pê-ra và đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều buổi hoà nhạc.
  3. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) B.1.1 Đọc và trả lời câu hỏi: 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: . a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu, người dẫn chuyện giọng thong - HS lắng nghe, đọc thầm theo. thả, vui tươi; giọng cha đầm ấm, thể hiện tình yêu và tự hào; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc – suy nghĩ của Mô – da, Mô – da, Lê – ô – pôn và ông chú rạp hát. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - HS nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Cách đọc một số từ ngữ khó: Mô – da, Lê – ô – - HS luyện đọc một số từ khó pôn, rối rít, theo GV. c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 4 đoạn - HS lắng nghe. + Đoạn 1: Từ đầu đến ông chủ rạp hát. + Đoạn 2: Tiếp theo đến một bản nhạc đã đánh rơi. + Đoạn 3: Tiếp theo đến rất đáng yêu. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc câu dài: - HS luyện đọc câu dài. + Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Một hôm,/ trước khi đi làm./ ông Lê – ô – pôn/ đưa cho Mô – da một bản nhạc/ ông viết tặng con gái chủ rạp hát/ nhan dịp simh mhật.//; Cậu buồn bã quay về,/ ngồi vào dàn/ và nảy ra sáng kiến:/ viết một bản nhạc mới// thay cho bản nhạc đã đánh rơi.//, - Luyện đọc từng đoạn: - HS đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. - HS luyện đọc đoạn trong nhóm và đọc trước lớp. d. Luyện đọc cả bài:
  4. - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - HS đọc luân phiên cả bài. - Giải thích thêm nghĩa của một số từ ngữ khó: - HS lắng nghe. + Lê – ô – pôn ( Leopold Mozart (1719 – 1787) là cha của Mô – da; ông là một nhà soạn nhạc, một nhà sư phạm âm nhạc giỏi, là người thầy đầu tiên và là người có ảnh hưởng rất lớn đến Mô – da. + Sáng kiến: ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Hiểu nội dung bài đọc: Bản nhạc đầu tiên, trong sáng của moọt nghệ sĩ thiên tài Mô-da có hoàn cảnh ra đời đặc biệt. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm đôi, lớp. - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo theo cặp để trả lời câu hỏi 1- 5 trong SHS: luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: + Câu 1: Cha của Mô-da đưa cho cậu bản nhạc để: tặng cho con gái chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật. + Câu 2: Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc của cha: Mô- da đánh rơi bản nhạc xuống sông và cậu nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc mới thay cho bản nhạc đã đánh rơi. + Câu 3: Tìm từ ngữ được dùng để khen bản nhạc của Mô-da: bản nhạc trong sáng, rất đáng yêu. + Câu 4: Cha của Mô-da tin rằng sau này con mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn vì: ngay từ những nốt nhạc đầu tiên cất lên ông đã biết không phải là bản nhạc của ông nhưng nó lại rất hay, trong sáng và đáng yêu và sau khi nghe Mô - da kể lại
  5. câu chuyện thì ông tin rằng con mình sẽ trở thành nhạc sĩ lớn + Câu 5: Chọn tên phù hợp để đặt cho câu chuyện và nêu lí do em chọn: Sáng kiến của Mô-da. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu => Bản nhạc là những sáng cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. kiến, ý tưởng do Mô - da suy nghĩ và viết ra. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - HS nhận xét. - GV cùng HS nhận xét. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Luyện đọc trôi chảy, lưu loát bài đọc. - Tìm đọc một bài thơ về môn nghệ thuật hoặc một bài thơ thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và chia sẻ được hình ảnh em thích được nhắc đến trong bài thơ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tham gia đọc bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, đọc một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, chia sẻ hình ảnh yêu thích trong bài thơ. 3. Phẩm chất. - Nhân ái: Bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống.
  6. - Chăm chỉ: Trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. - Trung thực: Khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. - Trách nhiệm: Có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - HS: mang theo sách, báo có bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi và Phiếu đọc sách đã ghi chép về bài thơ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ - HS nhắc lại nội dung bài: sở hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung Bản nhạc là những sáng kiến, bài. ý tưởng do Mô - da suy nghĩ và viết ra. Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc của - HS lắng nghe, xác định giọng từng nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng. đọc toàn bài và một số từ ngữ + Người dẫn chuyện giọng thong thả, vui tươi; cần nhấn giọng. + Giọng cha đầm ấm, thể hiện tình yêu và tự hào; + Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc – suy nghĩ của Mô – da, Lê – ô – pôn và ông chú rạp hát. - GV đọc mẫu đoạn từ Về tới nhà đến hết. - HS đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS luyện đọc phân vai theo nhóm - HS luyện đọc theo nhóm Cả đoạn từ Về tới nhà đến hết. lớp đọc thầm theo. - GV mời 1 – 2 nhóm đọc phân vai trước lớp đoạn - 1 – 2 nhóm đọc phân vai từ Về tới nhà đến hết. trước lớp đoạn từ Về tới
  7. nhà đến hết. Cả lớp đọc thầm theo. - GV cùng HS nhận xét. - Các nhóm nhận xét nhau. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. - HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm theo. - GV nhận xét. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng - Đọc một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi ( phút) a. Mục tiêu: Tìm đọc một bài thơ về môn nghệ thuật hoặc một bài thơ thiếu nhi, viết được Phiếu đọc sách và chia sẻ được hình ảnh em thích được nhắc đến trong bài thơ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: B.2.1 Viết phiếu đọc sách - GV hướng dẫn khi HS đã tìm đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường, ) một bài thơ về một môn nghệ thuật hoặc về thiếu nhi + Viết vào Phiếu đọc sách những hình ảnh em - HS viết vào Phiếu đọc sách. thích sau khi đọc bài thơ: tên bài thơ, tên tác giả, hình ảnh đẹp, cách em tìm bài thơ, + Trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội - HS trang trí Phiếu đọc sách. dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ. B.2.2. Chia sẻ hình ảnh em thích trong bài thơ - GV yêu cầu HS dựa vào Phiếu đọc sách chia sẻ - HS chia sẻ (đọc bài thơ cho với bạn trong nhóm nhỏ hình ảnh em yêu thích bạn nghe hoặc chia sẻ bài thơ được nhắc đến trong bài thơ. cho các bạn trong nhóm). - GV mời vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước - HS chia sẻ Phiếu đọc sách lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào góc Sản phẩm. trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào góc Sản phẩm. - GV nhận xét. - HS nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
  8. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Viết đúng kiểu chữ hoa: O, Ô, Ơ, Q, tên riêng, câu ứng dụng. 2. Năng lực chung. Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất. - Mạnh dạn, tự tin. - Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống, khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. Từ đó các em có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật, trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ, Q cỡ nhỏ. - HS: VTV, bảng con, phấn, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.3 Hoạt động Viết ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (15 phút)
  9. a. Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa: O, Ô, Ơ, Q. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ O hoa, xác - HS quan sát mẫu chữ O hoa, định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của các xác định chiều cao, độ rộng, con chữ O, Ô, Ơ, Q hoa. cấu tạo nét chữ của con chữ O hoa. - HS lắng nghe, quan sát. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ O hoa. + Đặc điểm: Cao 2,5 ô ly, viết 1 nét cong kín chung. + Cấu tạo: Nét viết chữ hoa O là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. + Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 3, theo chiều từ trái sang phải viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 2 thì lượn lên 1 chút rồi dừng lại. - HS nhắc lại quy trình viết chữ - GV gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ O hoa. O hoa. - HS viết chữ O hoa vào bảng - GV yêu cầu HS viết chữ O hoa vào bảng con. con. - HS tô và viết chữ O hoa vào - GV yêu cầu HS tô và viết chữ O hoa vào VTV. VTV. - HS tự đánh giá bài viết của - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và mình và của bạn theo hướng của bạn. dẫn của GV. - HS quan sát, so sánh. - GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ô, Ơ, Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của các con chữ Q hoa trong mối quan hệ so sánh với chữ O hoa. - GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ô, Ơ, Q hoa. + Các chữ Ô, Ơ quy trình các bước như chữ O nhưng thêm phần dấu ở trên. Chữ Ô thêm 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gãy nhọn
  10. trên đầu. Chữ Ơ thêm nét râu, đặt bút trên đường kẻ 3 viết đường cong nhỏ bên phải của chữ O. + Chữ Q hoa: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái viết nét cong kín. Phần cuối lượn vào trong bụng chữ đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút. Phần này giống chữ hoa O. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Lia bút xuống gần đường kẻ 2 viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài. - GV yêu cầu HS viết chữ O, Ô, Ơ, Q hoa vào - HS viết chữ O, Ô, Ơ, Q hoa VTV. vào VTV. 2. Hoạt động 2: Luyện viết từ ứng dụng ( phút) a. Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa và từ ứng dụng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng - HS đọc và tìm hiểu nghĩa dụng Quang Trung. của từ ứng dụng Quang Trung. - GV giải thích thêm: Hoàng đế Quang Trung - HS lắng nghe. (1753 – 1792), tên thật là Nguyễn Huệ, ông là một nhà chính trị, nhà quân sự tài giơi, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Thanh và quân Xiêm, đưa nước ta thoát khoi hoạ xâm lăng. - GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa và cách nối - HS lắng nghe. từ chữ Q hoa sang chữ u, và từ chữ T hoa sang chữ r. - Yêu cầu quan sát cách GV viết chữ Quang Trung. - HS quan sát.
  11. - Yêu cầu HS viết chữ Quang Trung vào VTV. - HS viết chữ Quang Trung vào VTV. 3. Hoạt động 3: Luyện viết câu ứng dụng ( phút) a. Mục tiêu: Viết đúng chữ Q hoa và câu ứng dụng. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu - HS đọc và tìm hiểu nghĩa ứng dụng: của câu ứng dụng. Quả treo lúc lỉu trên cành Em đưa nét vẽ ngọt ngào vào tranh. Nguyên Thảo - Yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào VTV. - HS viết câu ứng dụng vào VTV. 4. Hoạt động 4: Luyện viết thêm ( phút) a. Mục tiêu: Luyện viết chữ O, Ô, Ơ, Q hoa và câu ứng dụng khác. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Ô - HS tìm hểu nghĩa của từ Ô Quan Chưởng. Quan Chưởng: tên một của ra vào Hà Nội xưa, nay nằm trên phố Ô Quan Chưởng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu - HS tìm hểu nghĩa của câu ứng dụng. ứng dụng: Quang cảnh buổi biểu diễn văn nghệ thật sôi động, hấp dẫn. - GV yêu cầu HS viết nội dung viết thêm vào - HS viết nội dung viết thêm VTV. vào VTV. 5. Hoạt động Đánh giá bài viết: ( phút) a. Mục tiêu: Đánh giá, chỉnh sửa bài viết. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình - HS tự đánh giá phần viết của và của bạn. mình và của bạn. - GV nhận xét một số bài viết. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
  12. CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 1: TỪ BẢN NHẠC BỊ ĐÁNH RƠI (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Tìm được từ ngữ chỉ về Nghệ thuật. - Đặt được câu về hoạt động nghệ thuật. - Mở rộng câu Để làm gì? 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi. Làm được các bài tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm. 3. Phẩm chất. Bồi dưỡng cho HS phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; bước đầu cảm nhận được giá trị tinh thần mà các môn nghệ thuật mang lại cho cuộc sống, khơi gợi cảm xúc tích cực với các môn nghệ thuật, với những nghệ nhân, nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vự nghệ thuật và trong cuộc sống. Từ đó các em có ý thức hơn việc học và tìm hiểu các môn nghệ thuật, trân trọng và sử dụng có hiệu quả các sản phẩm nghệ thuật, làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: thẻ từ ghi sẵn một số từ ngữ cho bài tập LTVC. - HS: SGK, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.4 Hoạt động Mở rộng vốn từ Nghệ thuật ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện từ (10 phút) a. Mục tiêu: Tìm được từ ngữ về Nghệ thuật. b. Phương pháp, hình thức tổ chức * Bài 1: - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu - HS đọc và xác định yêu cầu của của BT 1, đọc các từ ngữ trên các thẻ từ. BT 1: Em đọc ba nhóm trên và xếp các từ ngữ trên vào nhóm
  13. thích hợp. Đọc các từ ngữ trên các thẻ từ. - HS thảo luận nhóm đôi, hoàn - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ thành BT: ngữ chỉ sự vật theo yêu cầu BT. a. Chỉ môn nghệ thuật: mĩ thuật, khiêu vũ thể thao, âm nhạc. b. Chỉ dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật: trống, đàn, máy quay phim, trang phục, giá vẽ. c. Chỉ cảm xúc khi tham gia hoạt động nghệ thuật: Say mê, vui vẻ, hào hứng. - Một số tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp, yêu - HS lắng nghe GV nhận xét. cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét. * Bài 2: - HS đọc và xác định yêu cầu của - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2: Em đọc nghề nghiệp của của BT 2. từng người trong tranh và nêu một hoạt động nổi bật của mỗi người. - HS thảo luận nhóm bốn. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và từ ngữ gợi + Ca hát - ca sĩ ý, tìm từ ngữ phù hợp trong nhóm bốn bằng + Vẽ - họa sĩ kĩ thuật Khăn trải bàn. + Đàn - nhạc công + Múa - diễn viên múa + Quay phim - người quay phim + Chạm trổ - nhà điêu khắc. - 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV gọi 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV cùng HS nhận xét. 2. Hoạt động 2: Luyện câu ( 12 phút) a. Mục tiêu: đặt được câu về hoạt động nghệ thuật. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu - HS đọc và xác định yêu cầu BT: của BT 3. Sử dụng các từ ngữ em đã tìm
  14. được ở bài tập 2, đặt câu nói về - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi trong nhóm nhỏ, hoạt động nghệ thuật. khuyến khích đặt 2 – 3 câu có kết nối về ý - HS hoạt động nhóm nhỏ, hoàn tưởng. thành BT. + Diễn viên múa đang hăng say tập luyện. + Người quay phim đang vất vả để quay được những cảnh phim - GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu đẹp. cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS chia sẻ trước lớp, yêu cầu cả - GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 – 3 câu lớp lắng nghe, nhận xét. vừa đặt. - HS viết vào VBT 2 – 3 câu vừa - GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của đặt. mình và của bạn. - HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn. 3. Hoạt động 3: Mở rộng câu Để làm gì? ( phút) a. Mục tiêu: HS đặt câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 3. Tìm câu hỏi và từ ngữ dùng để hỏi. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu - HS đọc và xác định yêu cầu BT: của BT 4. Mỗi bộ phận in đậm thay thế cho bộ phận để làm gì? Em hãy đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận. a. Mô-da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để làm gì? b. Những người thợ đã miệt mài làm việc để làm gì? c. Nhiều người đến đây để làm gì? - GV gọi 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - 1 – 2 nhóm HS chia sẻ trước lớp. - GV cùng HS nhận xét. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV: từ ngữ chỉ mục đích có thể đứng đầu - HS lắng nghe. hoặc đứng cuối câu, thường có từ để/ nhằm đứng trước. C. Hoạt động Vận dụng: ( 5 phút) a. Mục tiêu: Giới thiệu về một bài hát đã học trong giờ Âm nhạc mà em thích. b. Cách tiến hành:
  15. - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu - HS đọc và xác định yêu cầu của của hoạt động. hoạt động: Giới thiệu về một bài hát đã học trong giờ Âm nhạc mà em thích. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ: Từng - HS giới thiệu trong nhóm nhỏ: bạn nêu tên bài hát, tên nhạc sĩ sáng tác, nội Em chọn bài hát mình đã học dung bài hát, lí do mình thích và có thể hát 1 trong giờ Âm nhạc và giới thiệu – 2 câu trong bài. về tên bài hát, người sáng tác, nội dung bài hát. Em đọc bài hát “Cánh đồng tuổi thơ” do nhạc sĩ Lư Nhất Văn sáng tác, viết lời bởi nhạc sĩ Lê Giang. Bài hát vẽ lên một bức tranh cánh đồng làng quê thật đẹp và thanh bình. Qua đó, em còn cảm nhận được tình yêu quê hương sâu sắc của bạn nhỏ trong bài hát. - GV mời vài nhóm chia sẻ trước lớp. - HS mỗi nhóm chọn một bài để giới thiệu và có thể biểu diễn trước lớp sau khi giới thiệu trong nhóm. - GV cho HS bình chọn nhóm Người hâm mộ - HS bình chọn. đáng yêu, nêu lí do em bình chọn. - GV mời 1 vài HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc - 1 vài HS chia sẻ suy nghĩ, cảm sau khi thực hiện hoạt động. xúc. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 2: QUẢNG CÁO (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  16. 1. Năng lực đặc thù. - Trao đổi được với bạn một thông tin quảng cáo mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc: Quảng cáo Chương trình văn nghệ xuân yêu thương của Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thật sinh động, hấp dẫn. - Đặt được tên các tiết mục và nói được câu về một tiết mục biểu diễn. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS tích cực tham gia đọc bài, lắng nghe và trả lời các câu hỏi. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Chăm học và biết tự giác, tích cực luyện đọc. - Trung thực: Thật thà, trung thực trong nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn và bản thân. - Trách nhiệm: Biết tự giác, nghiêm túc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. - Yêu nước: Biết thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh, video clip một số quảng cáo vui nhộn, nhất là những quảng cáo về các chương trình biểu diễn nghệ thuật; bảng phụ ghi nội dung quảng cáo một số tiết mục. - HS: SGK, III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Chia sẻ được với bạn một điều thú vị về một thông tin quảng cáo mà em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ - HS hoạt động nhóm đôi. với bạn về một thông tin quảng cáo: + Em đọc hoặc xem quảng cáo ở đâu? + Điều gì ở quảng cáo khiến em thích?
  17. - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS nêu suy nghĩ qua hình ảnh, âm thanh, từ ngữ/ cách trình bày chữ viết, - HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc. - HS lắng nghe, quan sát. - GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc mới Quảng cáo lên bảng. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.1 Hoạt động Đọc ( phút) 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài; hiểu nội dung bài đọc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng toàn bài - HS lắng nghe và đọc thầm trong sáng, vui tươi; nghỉ hơi hợp lí sau mỗi tiết theo. mục, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động hoặc tên tiết mục biểu diễn. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - HS nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Cách đọc một số từ ngữ khó: dí dỏm, vui nhộn, - HS luyện đọc một số từ khó độc đáo, thân thiện, theo GV. c. Luyện đọc đoạn - Luyện đọc câu dài: Hân hạn chào đón thầy cô - HS luyện đọc câu dài. giáo,/ phụ huynh/ và các bạn học sinh.//; Toàn bộ số tiền/ quyên góp được từ buổi biểu diễn,/ Ban tổ chức dùng để mua quà Tết/ tặng các bạn thiếu nhi/ ở mái ấm Hoa Sữa.//, d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - HS đọc luân phiên cả bài. - Giải thích thêm nghĩa của một số từ ngữ khó: - HS lắng nghe. + Tiết mục: từng mục được biểu diễn trong một chương trình.
  18. + Dí dỏm: có tác dụng gây cười một cách nhẹ nhõm và có ý vị. + Quyên góp: đóng góp hoặc vận động mọi người góp tiền của để làm việc nghĩa, việc có ích chung, 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Quảng cáo Chương trình văn nghệ xuân yêu thương của Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thật sinh động, hấp dẫn. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận - HS đọc thầm lại bài đọc, thảo theo cặp để trả lời câu hỏi 1- 3 trong SHS: luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK: 1. Ban Tổ chức Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thiết kế tờ quảng cáo để: quảng cáo chương trình văn nghệ "Xuân yêu thương". 2. Tiết mục thời trang giấy và ảo thuật được quảng cáo có thú vị: độc đáo và thân thiện. 3. Các bạn trong Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí sử dụng số tiền quyên góp được để: mua quà Tết tặng cho các thiếu nhi ở mái ấm hoa sữa. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu - HS trả lời câu hỏi trước lớp, cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV cùng HS nhận xét. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ để trả - HS thảo luận theo nhóm nhỏ lời câu hỏi 4- 5 trong SHS: để trả lời câu hỏi 4- 5 trong SHS: 4. Em thích phần giới thiếu các tiết mục trong chương trình "Xuân yêu thương" và phần thông báo địa điểm, thời gian vì qua mục này, ta có thể nắm được toàn bộ chương trình được tổ chức như thế nào, ở đâu và thời điểm khi nào.
  19. 5. Theo em, chương trình văn nghệ có tên là Xuân yêu thương vì: chương trình tổ chức để lấy toàn bộ sô tiền thu được mua quà Tết tặng cho các em thiếu nhi ở mái ấm Hoa Sữa - GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu - Một số HS trả lời câu hỏi cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc. - HS nêu nội dung bài đọc: Quảng cáo Chương trình văn nghệ xuân yêu thương của Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thật sinh động, hấp dẫn. - HS lắng nghe GV nhận xét. - GV cùng HS nhận xét. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) a. Mục tiêu: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát bài đọc. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ - HS nhắc lại nội dung bài: sở hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung Quảng cáo Chương trình văn bài. nghệ xuân yêu thương của Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí thật sinh động, hấp dẫn. Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài - HS lắng nghe, xác định giọng trong sáng, vui tươi; nghỉ hơi hợp lí sau mỗi tiết đọc toàn bài và một số từ ngữ mục, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động cần nhấn giọng. hoặc tên tiết mục biểu diễn. - GV đọc mẫu toàn bài - HS đọc thầm theo. - GV yêu cầu HS luyện đọc nội dung quảng cáo 2 - HS luyện đọc theo nhóm. – 3 tiết mục em yêu thích trong nhóm. - GV mời 1 – 2 đọc trước lớp. - 1 – 2 nhóm đọc trước lớp Cả - GV cùng HS nhận xét. lớp đọc thầm theo. - GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài. - Các nhóm nhận xét nhau. - HS khá, giỏi đọc cả bài. Cả - GV nhận xét. lớp đọc thầm theo. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
  20. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 2: QUẢNG CÁO (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Đặt tên và nói về một tiết mục biểu diễn. - Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình em thích dựa vào gợi ý. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác luyện đọc, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. - Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề thông qua thực hiện các yêu cầu và trả lời các câu hỏi. 3. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Chăm học và biết tự giác, tích cực luyện đọc, để đọc bài thơ hay hơn, - Trung thực: Thật thà, trung thực trong nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn và bản thân. - Trách nhiệm: Biết tự giác, nghiêm túc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. - Yêu nước: Biết thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  21. - GV: Một số truyện tranh hoặc tờ quảng cáo, hình ảnh, video clip các nhân vật quan thuộc trong phim hoạt hình. - HS: SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) 4. Hoạt động 4 Đặt tên và nói về một tiết mục biểu diễn. ( phút) a. Mục tiêu: Đặt tên cho các tiết mục biểu diễn trong từng bức tranh và nói về một tiết mục biểu diễn. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 2. - HS trao đổi đặt tên cho các - GV yêu cầu HS thực hiện BT theo cặp hoặc tiết mục biểu diễn trong từng nhóm nhỏ hoặc nói trước lớp trên cơ sở hình ảnh, bức tranh theo nhóm tranh minh hoạ hoặc từ ngữ, câu gợi ý hoặc câu Đặt tên cho tiết mục biểu diễn hỏi. trong từng bức vẽ sau: + Ảo thuật + Nhảy erobic + Đàn nghệ thuật + Biểu diễn thời trang. - GV gọi một số nhóm HS nói trước lớp. - HS trả lời câu hỏi trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. - GV và HS đánh giá kết quả thực hành. - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 3. - HS xác định yêu cầu BT 3: Nói 1 - 2 câu về một tiết mục ở bài tập 2 + Tiết mục ảo thuật thật thú vị và độc đáo. + Tiết mục biểu diễn thời trang có rất nhiều trang phục xinh đẹp và rực rỡ. - GV gọi một số nhóm HS nói trước lớp. - Một số nhóm HS nói trước lớp. - GV nhận xét.
  22. - HS lắng nghe, các nhóm nhận xét. B. 2. Hoạt động Nói và nghe ( phút) 1. Hoạt động Đọc lời nhân vật và trả lời câu hỏi: a. Mục tiêu: Đọc hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu BT1, - HS quan sát tranh xác định quan sát tranh. yêu cầu BT 1. Đọc lời bạn nhỏ trong tranh và trả lời câu hỏi. a. Bạn nhỏ nói về nhân vật: mèo máy Đô - rê - mon. b. Bạn nói về những đặc điểm của nhân vật đó: thân hình mập ú với da màu xanh da trời. Miệng chú rộng hoác, mũi đỏ, đôi mắt đặt trên trán có thể nhìn ban đêm rõ như ban ngày. c. Bạn có thể nói thêm những đặc điểm là: chú lại có rất nhiều tính tốt, vui tính, thật thà, nhân hậu, dũng cảm, khá nhanh trí nhưng đôi lúc lại lẩm cẩm, rất thương Nobita, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn nên càng dễ thương. - GV yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp. - Một số nhóm HS nói trước lớp. - GV đánh giá kết quả thực hành. - HS lắng nghe, các nhóm nhận xét. 2. Hoạt động Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình: a. Mục tiêu: Nói về một nhân vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình em thích dựa vào gợi ý. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu BT2. - HS xác định yêu cầu BT 2: Nói một nhân vật trong truyện
  23. - GV yêu cầu HS đọc gợi ý: tranh hoặc phim hoạt hình em + Em thích đọc truyện hoặc xem bộ phim hoạt thích dựa vào gợi ý: hình nào? Chuột Mickey là chú chuột với + Em thích nhân vật nào trong truyện hoặc phim ngoại hình khác với các loài hoạt hình? chuột khác, lúc nào chú cùng + Đặc điểm nổi bật của nhân vật đó là gì? đeo một chiếc bao tay màu + Hình dáng, màu sắc hoặc trang phục của nhân trắng và mặc chiếc quần yếm vật thế nào? màu đỏ. Hình ảnh Chuột Mickey nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ thương in đậm trong lòng khán giả bao thế hệ. Micky thường vào vai nhân vật khôn ngoan, chỉn chu, điềm tĩnh, không bao giờ nổi giận mất khôn. Vì vậy, chú ít khi vướng vào những rắc rối bị đánh đập, bị quăng quật như Donal hay những nhân vật ngốc nghếch khác. Tuy nhiên, hình ảnh dễ thương của Micky tung hứng với nhiều nhân vật khác khiến khán giả có những tràng cười - GV yêu cầu HS nói theo yêu cầu BT trong nhóm bể bụng. nhỏ. - HS nói theo yêu cầu BT trong - GV yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp. nhóm nhỏ. - Một số nhóm HS nói trước - GV đánh giá kết quả thực hành. lớp. - HS lắng nghe, các nhóm nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
  24. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 CHỦ ĐIỂM 10: NGHỆ SĨ TÍ HON BÀI 2: QUẢNG CÁO (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nhận diện đúng, tìm ý cho bài viết đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình. - Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ phù hợp. - Trao đổi được ý nghĩa của Chương trình Xuân yêu thương. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giác luyện đọc, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. - Giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề thông qua thực hiện các yêu cầu và trả lời các câu hỏi. 3. Phẩm chất. - Chăm chỉ: Chăm học và biết tự giác, tích cực luyện đọc, để đọc bài thơ hay hơn, - Trung thực: Thật thà, trung thực trong nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn và bản thân. - Trách nhiệm: Biết tự giác, nghiêm túc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. - Yêu nước: Biết thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: tranh ảnh, video clip một số hoạt động thiện nguyện của HS ở lớp, trường (nếu có). - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
  25. - GV cho HS hát múa. - HS cả lớp hát múa. - GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( phút) B.3 Hoạt động Viết sáng tạo ( phút) a. Mục tiêu: Nhận diện được cấu trúc, nội dung và viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc. Nhận xét được bài viết em thích bằng từ ngữ phù hợp. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 3.1 Nhận diện thể loại văn nêu tình cảm, cảm xúc - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu BT1. - HS đọc và xác định yêu cầu - GV yêu cầu HS đọc những dòng cảm xúc của BT1. Dế Mèn về tiết mục biểu diễn của HOạ Mi sau Hội thi nhạc. - HS thảo luận trong nhóm nhỏ trả lời các câu - HS thảo luận trong nhóm nhỏ hỏi: trả lời các câu hỏi: + Tìm hiểu đoạn viết (Đoạn văn viết về tình cảm, + Đoạn văn viết về tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn trước khi tiết mục biểu diễn cảm xúc của Dế Mèn trước khi của Hoạ Mi. tiết mục biểu diễn của Hoạ Mi. + Tìm hiểu cách viết (Câu đầu đoạn thể hiện điều + Tình cảm, cảm xúc của Dế gì?) Mèn về tiết mục biểu diễn của Hoạ Mi. Từ ngữ, dấu câu nào giúp em nhận ra điều đó? - “đúng là” và dấu chấm than. Các câu tiếp theo, Dế Mèn nói những gì về Hoạ - Sự chăm chỉ và tác dụng của Mi? giọng hát Hoạ Mi. Câu cuối đoạn, Dế Mèn khẳng định điều gì? - Hoạ Mi là nghệ sĩ rừng xanh. - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước - HS trình bày kết quả thảo luận lớp. trước lớp. Cả lớp nhận xét. - GV chốt ý. - HS lắng nghe. - GV lưu ý HS: viết câu thể hiện tình cảm, cảm - HS lắng nghe và ghi nhớ. xúc/ nhận xét và có thể đặt ở vị trí đầu đoạn; cách dùng từ ngữ bộc lộ cảm xúc, cấch dùng dấu chấm câu ở câu biểu thị cảm xúc; câu cuối đoạn: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc/ nhận xét. 3.2 Tìm ý cho đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc - GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu BT2, - HS đọc và xác định yêu cầu đọc các gợi ý. BT2, đọc các gợi ý. - GV định hướng cho HS thực hiện yêu cầu:
  26. + Em sẽ nêu tình cảm, cảm xúc của em với nghệ + Em có thể nêu tình cảm, cảm sĩ hay nhân vật nào? xúc của em với nghệ sĩ hoặc + Nghệ sĩ hoặc nhân vật đó có đặc điểm nào gây nhân vật về: ấn tượng với em? Em đã xem rất nhiều phim hoạt hình của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với phim "Cô bé Lọ Lem". Nàng Lọ Lem trong phim thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn. Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài và cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xõa ngang vai. + Tình cảm, cảm xúc của em trước những đặc + Qua nhân vật Lọ Lem em học điểm gây ấn tượng đó như thế nào? được tính chăm chỉ, gọn gàng, tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ - những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ. + Em sẽ dùng những từ ngữ, câu văn nào để thể + Em dùng những từ ngữ, câu hiện tình cảm, cảm xúc của mình? văn để thể hiện tình cảm, cảm
  27. xúc của mình: Lọ Lem là một cô bé vừa đẹp người, vừa đẹp nết, để lại cho người đọc bao ấn tượng đẹp, đến tận bây giờ em vần say mê câu chuyện nàng Lọ Lem này. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào VBT, tập - HS làm bài cá nhân vào VBT, ghi chép bằng sơ đồ. tập ghi chép bằng sơ đồ. - GV gọi 1 vài HS chia sẻ kết quả trước lớp. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV cùng HS nhận xét để bổ sung, hoàn chỉnh - HS nhận xét để bổ sung. nội dung tìm ý. C. VẬN DỤNG: a. Mục tiêu: Trao đổi được ý nghĩa của Chương trình Xuân yêu thương. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của - HS đọc to và xác định yêu cầu hoạt động vận dụng. của hoạt động vận dụng: Trao đổi với bạn bè hoặc người thân ý nghĩa của Chương trình Xuân yêu thương. - GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ. - HS thảo luận trong nhóm nhỏ. - GV gọi 1 – 2 nhóm HS trình bày trước lớp. - 1 – 2 nhóm HS trình bày trước - GV nhận xét cùng HS. lớp. Các nhóm khác nhận xét. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: