Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 16 - Chủ điểm 8: Mái ấm gia đình

docx 18 trang Thu Mai 04/03/2023 2790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 16 - Chủ điểm 8: Mái ấm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_16.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 16 - Chủ điểm 8: Mái ấm gia đình

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 1: ÔNG NGOẠI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ: - Biết đọc và sử dụng ngôn ngữ bản thân nói về thầy giáo, cô giáo đầu tiên của em. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nghĩa từ trong bài. - Hiểu nội dung bài đọc: Ông ngoại là người thương yêu, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điều cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ, có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân - Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn nội dung câu chuyện em đã đọc. - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng các việc làm cụ thể Từ đó các em thêm yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ và người thân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các từ cần giải nghĩa trong SGK; từ ngữ, câu dài cần chú ý luyện đọc. - HS: SGK, từ điển Tiếng Việt. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi-đáp, Nhóm đôi - GV giới thiệu về chủ điểm Mái ấm gia đình. - Ông bà, cha mẹ là những - Nói về hoạt động của mọi người trong một bức người luôn quan tâm, chăm sóc tranh dưới đây: con cháu từ ăn ngủ, học hành, vui chơi
  2. - GV giới thiệu bài mới: Ông ngoại - Câu chuyện của Nguyễn Việt Bắc sẽ cho chúng ta thấy được tình cảm gắn bó, sâu nặng giữa ông và cháu. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (27 phút) B.1 Hoạt động Đọc 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (15 phút) a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. - HS lắng nghe b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Hướng dẫn HS đọc một số từ khó: - HS đọc một số từ khó: lặng lẽ, + lặng lẽ, vắng lặng, loang lổ, trong trẻo vắng lặng, loang lổ, trong trẻo. - Giải nghĩa từ khó (ngoài SGK) -HS đọc giải nghĩa từ khó phần + lặng lẽ: im lặng, không có tiếng dộng, tiếng ồn chú thích trong SGK: Loang lổ + vắng lặng: vắng vẻ và yên tĩnh là có nhiều mảng màu đan xen, c. Luyện đọc đoạn lẫn lộn. - Chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: Thành phố sắp vào thu hè phố - HS theo dõi 4 đoạn trong Đoạn 2: Năm nay, đầu tiên SGK đã đánh số thứ tự Đoạn 3: Một sáng sau này Đoạn 4: Trước ngưỡng cửa tôi - Luyện đọc câu dài: - Hướng dẫn HS đọc ngắt/nghỉ hơi một số câu dài. - HS đọc ngắt nghỉ ở một số + Những cơn gió nóng mùa hè/đã nhường chỗ cho câu dài. luồng khí mát dịu buổi sáng.// + Trời xanh ngắt trên cao,/xanh như dòng sông trong,/trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.// + Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy, /là tiếng trống trường đầu tiên,/ âm vang mãi/ trong đời đi học của tôi sau này// - Luyện đọc từng đoạn: -HS đọc nối tiếp 4 đoạn Đoạn 1: Thành phố sắp vào thu hè phố Đoạn 2: Năm nay, đầu tiên Đoạn 3: Một sáng sau này Đoạn 4: Trước ngưỡng cửa tôi d. Luyện đọc cả bài: -HS đọc cả bài - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Ông ngoại là người thương yêu, luôn chăm lo, chỉ bảo mọi điều cho bạn nhỏ những ngày chuẩn bị vào lớp Một.
  3. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giảng giải, động não. Cá nhân, cả lớp. - HS đọc thầm lại cả bài và TLCH Câu 1: Tìm những hình ảnh đẹp của Thành phố Câu 1: Trời sắp vào thu, không khi sắp vào thu khí mát dịu; trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Chuyển ý: Thành phố sắp vào thu thật đẹp và yên bình. Mùa thu đến cũng là lúc HS bắt đầu một năm học mới. Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào? Câu 2: Ông ngoại đã làm những gì cho bạn nhỏ Câu 2: Ông ngoại dẫn bạn nhỏ khi bạn chuẩn bị vào lớp Một? đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy bạn những chữ cái Chuyển ý: Không chỉ giúp bạn nhỏ chuẩn bị mọi đầu tiên. thứ trước khi đi học, ông ngoại còn đưa bạn nhỏ đi thăm trường. Câu 3: Em thích nhất việc làm nào của hai ông Câu 3: + Ông dẫn bạn nhỏ lang thang cháu khi đến thăm trường? khắp các căn phòng trống trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè. + Ông nhấc bổng bạn nhỏ lên cho bạn gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Câu 4: Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là thầy giáo Câu 4: Vì ông là người dạy bạn đầu tiên? những chữ cái đầu tiên, người - Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó: dẫn bạn đến trường và cho bạn + Chậm rãi: động tác chầm chậm, không vội vàng gõ thử vào chiếc trống trường + Trong trẻo: âm thanh rất trong, không lẫn tiếng để nghe tiếng trống đầu tiên ồn, tạo cảm giác dễ chịu trong đời đi học. Câu 5: Nói với bạn về thầy giáo, cô giáo đầu tiên - HS thảo luận nhóm đôi, kể của em. nhau nghe. * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não. Cá nhân, cả lớp. - Yêu cầu HS kể lại 1 kỉ niệm đẹp với ông/bà của - HS kể kỉ niệm của bản thân em. - Chuẩn bị: Bài thơ về gia đình, phiếu đọc sách
  4. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 1: ÔNG NGOẠI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ: - Biết đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng ngữ nghĩa trong bài. - Tìm đọc một bài thơ về gia đình, viết được Phiếu đọc sách và biết chia sẻ với bạn về nội dung bài thơ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ, có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân - Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn nội dung câu chuyện em đã đọc. - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng các việc làm cụ thể Từ đó các em thêm yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ và người thân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách GV; một số bài thơ, tranh ảnh dùng minh họa các từ cần giải nghĩa - HS: SGK, Phiếu đọc sách III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (3phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp - HS tìm hát 1 bài thuộc chủ đề Mái ấm gia đình - Hát,múa Cả nhà thương nhau B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)
  5. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố a. Mục tiêu: HS đọc to, rõ ràng, thong thả, ngắt nghỉ đúng bài văn Ông ngoại b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, giảng giải. Cá nhân, cả lớp. - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở - HS nhắc lại nội dung bài. hiểu nội dung văn bản. Từ đó bước đầu xác định được + Giọng người dẫn chuyện thong thả, trìu mến, thể giọng đọc của từng nhân vật và hiện thái độ trân trọng. một số từ ngữ cần nhấn giọng. + Giọng ông ngoại: trầm ấm, thể hiện thái độ thân thương, yêu quý. Lưu ý: đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tình cảm. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảnh sắc bầu trời mùa thu, khung cảnh trường học, việc làm, thái độ của ông ngoại, từ ngữ chỉ việc làm thái độ của người cháu. - GV đọc mẫu đoạn: “Ông còn nhấc bổng đến - HS nghe GV đọc mẫu 1 đoạn hết” - Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn - HS luyện đọc lại đoạn trong nhóm nhỏ, đọc trước lớp. - Tổ chức Thi đua đọc giữa cá nhân/nhóm - HS đọc/ thi đọc trước lớp hay - GV nhận xét, tổng kết. cho HS khá giỏi đọc cả bài. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc to, rõ ràng, thong thả, ngắt nghỉ đúng một bài thơ em yêu thích về chủ đề gia đình. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, giảng giải, động não. Nhóm, cả lớp 1. Yêu cầu HS chuẩn bị Phiếu đọc sách - Yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà (thư viện ) 1 bài - HS thực hiện theo yêu cầu. thơ về gia đình theo hướng dẫn của GV Viết Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ: Tên bài thơ, tên tác giả, vần thơ, nội dung bài thơ . - GV nhận xét và sửa sai (nếu có) khi HS đọc bài - HS đọc trước lớp bài thơ đã thơ. chuẩn bị. - Yêu cầu HS đọc: Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ: Tên bài thơ, tên tác giả, vần thơ, nội dung bài thơ 2. Hướng dẫn HS chia sẻ với bạn về nội dung bài thơ - GV gợi ý: - HS làm việc theo nhóm + Bài thơ nói về nội dung gì? + Tình cảm giữa mọi người như thế nào? . - HS chia sẻ Phiếu đọc sách
  6. - Trưng bày, tuyên dương HS có phiếu đọc sách - HS xem phần trình bày và nêu được trang trí đẹp, đơn giản theo chủ điểm hoặc nhận xét. nội dung bài thơ. * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân - Chuẩn bị: Bài 2: Vườn dừa của ngoại/122 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 1: ÔNG NGOẠI (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Biết viết đúng độ cao, độ rộng từng con chữ I, K và từ ứng dụng. - Viết thành thạo, nét chữ mềm mại. - Hiểu đúng nghĩa từ ứng dụng: Yết Kiêu-Đó là tên một anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần - Biết liên hệ bản thân: Các em càng thêm yêu quê hương đất nước. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ, có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ rèn chữ viết sạch đẹp, rõ ràng - Phẩm chất trách nhiệm: Viết đúng các chữ I, K hoa và viết đúng từ, câu ứng dụng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách GV; mẫu chữ hoa I, K cỡ nhỏ (hoặc phần mềm viết chữ hoa)
  7. - HS: SGK, bảng con, vở tập viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho cả lớp cùng hát HS xem clip hát múa theo B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.3 Hoạt động Viết 1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (15 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát mẫu chữ I,K hoa, xác định chiều cao, độ rộng các chữ; quan sát GV viết mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa; viết chữ hoa vào vở tập viết. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Hỏi-đáp Bước 1: Ôn luyện viết chữ I, K hoa - Hoạt động cả lớp, cá nhân - GV hướng dẫn, nhắc lại quy trình viết hoa chữ I, K - HS quan sát mẫu chữ hoa + HS quan sát mẫu chữ I, K hoa - HS nhắc lại chiều cao, độ + HS nhắc lại chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét. rộng, cấu tạo nét. + Nêu cấu tạo nét chữ trong mối quan hệ so sánh - HS viết chữ I, K hoa cỡ nhỏ với chữ I hoa. vào bảng con - Quan sát GV viết mẫu kết hợp với nghe GV - HS viết chữ I, K hoa cỡ nhỏ hướng dẫn quy trình viết. vào VTV. - Yêu cầu HS luyện tập viết theo mẫu vào bảng con hoặc vở tập viết. - Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV. - GV nhận xét, chữa một số bài. Bước 2: Luyện viết từ ứng dụng - GV hướng dẫn HS viết từ ứng dụng Yết Kiêu - HS đọc và hiểu nghĩa từ Yết Kiêu (1242 -1303) là một anh - GV nhắc lại cácch nối từ chữ Khoa sang chữ I hùng chống giặc ngoại xâm đời - GV viết mẫu chữ Yết Kiêu (nếu cần) nhà Trần. ông là một trong năm mãnh tướng của trần Hưng Đạo. Ông là người có công giúp nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỉ XIII với biệt tài thuỷ chiến.
  8. - HS viết vào vở tập viết. - Yêu cầu HS viết vào vở tập viết. - Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV. 2. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng (7 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và đọc câu ứng dụng, HS viết vào vở Tập viết. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, giảng giải - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng - HS đọc: dụng Tủ sách im lặng thế thôi - GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa và cách nối Kể bao chuyện lạ trên đời cho viết thường em - Yêu cầu quan sát cách GV viết chữ có chữ cái - Hiểu ý nghĩa: Câu thơ nói về viết hoa T, K giá trị của sách, cung cấp cho - Yêu cầu HS viết chữ có chữ cái viết hoa và câu em biết bao câu chuyện, bài ứng dụng vào vở tập viết thơ, tri thức cần thiết cho cuộc sống - HS viết vào vở tập viết. 3. Hoạt động 3: Luyện viết thêm (8 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của từ, câu ứng dụng: b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, luyện tập, thực hành. - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Khánh - Từ ứng dụng: Khánh Hoà Hoà; câu ứng dụng: Khi vào lớp Một, ông ngoại - Câu ứng dụng: Khi vào lớp đã dạy tôi bài học đầu tiên. Một, ông ngoại đã dạy tôi bài - GV nhắc lại quy trình viết học đầu tiên. - Yêu cầu HS viết chữ hoa, tiếng có chữ cái viết - HS viết vào vở tập viết. hoa và câu ứng dụng - HS tự đánh giá phần viết của - GV tổ chức cho HS quan sát và phân tích mẫu. mình và bạn. - GV nhận xét một số bài viết * Hoạt động nối tiếp: (3 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Đánh giá bài viết: GV tuyên dương một số bài viết. - Chuẩn bị: Luyện từ và câu-MRVT Gia đình IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
  9. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 BÀI 1: ÔNG NGOẠI (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ: - Biết Mở rộng vốn từ về Gia đình, mở rộng câu Vì sao? Nhờ đâu? - Tìm được 2-3 từ ngữ chỉ gộp những người họ hàng; Xếp được các từ theo nhóm, chọn được các thẻ từ phù hợp để tạo thành câu; Viết được lời cảm ơn gửi đến thầy giáo, cô giáo đầu tiên của em. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân. Mở rộng được vốn từ về gia đình. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm với những người thân trong gia đình, thầy cô. - Phẩm chất chăm chỉ: HS luyện từ, câu; có tinh thần tự học, tham gia các hoạt động tập thể, thảo luận nhóm. - Phẩm chất trách nhiệm: Biết thể hiện trách nhiệm với người thân bằng các việc làm cụ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Thẻ từ để tổ chức cho HS khi thực hiện các bài tập LTVC; Tranh ảnh video clip người thân giúp con em học tập, cùng các em vui chơi - HS: Từ điển, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Cho HS khởi động -HS hát khởi động B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu
  10. 1. Hoạt động 1: Luyện từ (20 phút) a. Mục tiêu: HS tìm được 2-3 từ ngữ chỉ gộp những người họ hàng; Xếp được các từ theo nhóm, chọn được các thẻ từ phù hợp để tạo thành câu b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, trò chơi, cá nhân, cả lớp. Bài 1: - HS xác định yêu cầu BT1: - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT1 tìm từ chỉ gộp những người họ - GV: Mỗi từ được gọi là từ ngữ chỉ gộp những hàng. người trong gia đình, họ hàng đều chỉ từ hai người trong gia đình trở lên. - HS đọc mẫu, tìm từ cá nhân - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, rồi thống nhất trong và chia sẻ thống nhất kết quả nhóm đôi trong nhóm: Chú bác, chú thím, cậu dì, dì dượng -HS nghe GV nhận xét - Tổ chức sửa bài: Trò chơi truyền điện/chuyền hoa. HS tiếp nối nhau nêu từ của mình, mỗi em chỉ cần nêu 1 từ, em nêu sau không được nhắc lại từ mà bạn trước đã nêu. - GV nhận xét. Bài 2: - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 2 - HS xác định yêu cầu BT2 - Hướng dẫn HS xếp các từ vào 3 nhóm (dựa vào - HS thảo luận, xếp các từ ngữ nghĩa của từ), làm cá nhân vào VBT thành ba nhóm. HS làm vào - Tổ chức sửa bài: chơi tiếp sức. GV cung cấp các VBT thẻ từ, lớp chia thành 2 đội chơi, mỗi bên chia bảng - HS sửa bài: làm 3 nhóm, HS lần lượt gắn thẻ từ vào nhóm. Đội + Mong đợi: mong chờ, trông nào nhanh, đúng sẽ thắng. mong, chờ đợi - GV nhận xét kết quả, tuyên dương các nhóm + Thương yêu: yêu thương, yêu quý, thương mến, + Chăm sóc: chăm chút, chăm Bài 3: nom, săn sóc - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 3 - HS xác định yêu cầu BT 3 - Hướng dẫn HS tìm từ ngữ phù hợp, làm cá nhân - 1-2 HS chữa bài trước lớp vào VBT A. chăm sóc/săn sóc - GV tổ chức sửa bài B. yêu quý/yêu thương - GV nhận xét kết quả, cho HS đọc lại câu đã hoàn C. mong chờ/ mong đợi. thành từ thích hợp vào chỗ trống. 2. Hoạt động 2: Luyện tập về từ ngữ trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu? (5phút) a. Mục tiêu: Biết chọn được các thẻ từ phù hợp để tạo thành câu
  11. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Động não, trực quan, cá nhân, cả lớp. - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT4, đọc các - HS xác định yêu cầu của BT4, thẻ màu xanh và thẻ màu hồng. đọc các thẻ màu xanh và thẻ - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu: chọn từ màu hồng ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu -HS làm bài cá nhân vào VBT, hồng để tạo thành câu. thống nhất kết quả trong nhóm + Vì được chăm sóc thường xuyên, mảnh vườn 1-2 HS chữa bài trước lớp của bà luôn xanh tốt. + Những con tò he được làm ra nhờ đôi bàn tay -HS đọc lại các câu văn , tìm từ khéo léo của nghệ nhân. ngữ trả lời cho câu hỏi Vì sao? + Tôi thích nhất mùa hè vì được về quê thăm ông Nhờ đâu? bà. - GV nhận xét kết quả. B. Hoạt động Vận dụng: (5 phút) a. Mục tiêu: Viết được lời cảm ơn gửi đến thầy giáo, cô giáo đầu tiên của em. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Động não, trực quan, cá nhân, cả lớp. -Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết - HS xác định yêu cầu BT lời cảm ơn cô giáo hoặc thầy giáo đầu tiên của em - Hướng dẫn HS viết lời cảm ơn thầy giáo, cô giáo - HS viết lời cảm ơn dựa vào dựa vào gợi ý: gợi ý của GV vào vở bài tập + Thầy giáo hoặc cô giáo đầu tiên của em là ai? Vì sao em gửi lời cảm ơn? + Em muốn nói gì để cảm ơn người đó? - HS nhận xét phần bài làm của - Sửa bài làm của HS (2 em làm bài nhanh nhất mình và của bạn. giành quyền ưu tiên được sửa bài) - HS trao đổi về cách gửi lời - GV tổng kết bài học. cảm ơn đến thầy giáo, cô gáo đầu tiên của em. * Hoạt động nối tiếp: ( 2 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị: Bài 2: Vườn dừa của ngoại/122 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
  12. BÀI 2: VƯỜN DỪA CỦA NGOẠI (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nghĩa từ trong bài. - Hiểu nội dung bài đọc: Cây dừa gắn bó với cuộc sống của ngoại và người dân miền Tây 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ, có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương quê hương, cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân - Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn nội dung câu chuyện em đã đọc. - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng các việc làm cụ thể Từ đó các em thêm yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ và người thân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các từ cần giải nghĩa trong SGK (video clip vườn dừa, những hoạt động của người lớn và trẻ em trong vườn dừa, đồ ăn, đồ dùng gia đình làm từ dừa); bảng phụ ghi đoạn từ “Vườn dừa gắn bó này” - HS: SGK, từ điển tiếng Việt. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (3 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Tổ chức trò chơi: Giải câu đố - HS chuẩn bị bảng con, bút - Chia sẻ với bạn những điều em biết về cây dừa lông ghi đáp án. - GV giới thiệu bài Vườn dừa của ngoại - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.1 Hoạt động Đọc 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
  13. a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Giảng giải, trực quan, cá nhân a. Đọc mẫu - HS lắng nghe - GV đọc mẫu toàn bài. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Hướng dẫn HS đọc một số từ khó: mương, mát rượi, bảy mươi, rạch - Giải nghĩa từ khó (ngoài SGK) + mương: kênh nhỏ để tưới tiêu - HS đọc từ khó: mương, mát + Đánh đáo, đánh đũa: tên các trò chơi dân gian rượi, bảy mươi, rạch + rạch: đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng -HS đọc giải nghĩa từ khó trong phần chú thích trong SGK: cái c. Luyện đọc đoạn dừa, xài và miệt - Chia đoạn: 2đoạn Đoạn 1: Quanh nhà đánh đũa -HS theo dõi 2 đoạn trong SGK Đoạn 2: Vườn dừa, miệt này và đánh dấu. - Luyện đọc câu dài: - Hướng dẫn HS đọc ngắt/nghỉ hơi một số câu dài. - HS đọc ngắt nghỉ ở một số + Và mát vì có những trái dừa cho nước rất câu dài. trong,/cho cái dừa mỏng mỏng/mềm mềm/vừa đưa tay vào miệng/ đã muốn tan ra mát rượi.// + Vườn dừa/ đã gắn bó với ông từ thời thơ bé/đến tận bây giờ/tuổi đã bảy mươi.// - Luyện đọc từng đoạn: Đoạn 1: Quanh nhà đánh đũa -HS đọc nối tiếp 2 đoạn Đoạn 2: Vườn dừa, miệt này d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. -HS đọc cả bài Gợi ý: Toàn bài đọc giọng thong thả, vui tươi, nhấn. giọng ở những từ ngữ chỉ lợi ích của vườn dừa, hoạt động của con người gắn bó với vườn dừa 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Cây dừa gắn bó với cuộc sống của ngoại và người dân miền Tây b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Động não, cá nhân-nhóm -Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và TLCH Câu 1: Nhà ông bà ngoại có gì thú vị? Câu 1: Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa. Câu 2: Vì tàu dừa che hết nắng, Câu 2: Vì sao vườn dừa rất mát? vì có gió thổi vào. Câu 3: Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy vườn dừa gắn a. với trẻ em: là chỗ mấy đứa bó? con trai, con gái trong xóm ra a. Với trẻ em trong xóm
  14. b. Với ông của bạn nhỏ chơi nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa b. với ông bạn nhỏ: Vườn dừa đã gắn bó với ông từ thời thơ bé đến tận bây giờ/tuổi đã bảy Câu 4: Vì sao nói cây dừa là cuộc sống của ông mươi. ngoại, của người dân miệt này? Câu 4: vì những ngôi nhà được xây dưới bóng dừa, những đồ vật trong nhà, những món ăn đều được làm từ các bộ phận của cây dừa; nhiều hoạt động của con người cũng gắn bó mật thiết với vườn dừa. 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (6 phút) a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc của toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Thi đua, cá nhân-nhóm - GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ - HS nhắc lại nội dung bài. Từ sở hiểu nội dung văn bản. đó bước đầu xác định được một - GV đọc mẫu 1 đoạn, từ “Vườn dừa đã gắn bó số từ ngữ cần nhấn giọng. miệt này” - HS luyện đọc lại 1 đoạn (có - Tổ chức HS đọc/ thi đọc trước lớp hay cho HS hướng dẫn) trong nhóm nhỏ, khá giỏi đọc cả bài. đọc trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc bài tốt - Chuẩn bị: Tìm các loại cây, hoa, quả chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d; nói về đặc điểm của loại hoa, quả đó. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 2: VƯỜN DỪA QUÊ NGOẠI (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù.
  15. Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ: - Kể tên các loại trái cây, hoa quả bắt đầu bằng chữ d - Nói được một số đặc điểm của các loại cây, hoa quả bắt đầu bằng chữ d - Nói được về một số đặc điểm của mộtnha6n vật trong truyện tranh hoặc phim hoạt hình em thích theo gợi ý. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng các việc làm cụ thể. - Phẩm chất chăm chỉ: HS luyện đọc, viết; có tinh thần tự học, tham gia các hoạt động tập thể, thảo luận nhóm. - Phẩm chất trách nhiệm: Yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ và người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách GV; bảng nhóm - HS: VBT; Tranh ảnh, vật thật một số loại hoa, quả tên bắt đầu bằng chữ d; Một số quyển truyện hoặc quảng cáo phim hoạt hình. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Yêu cầu HS tìm hát bài về các loại quả -HS hát bài Quả - GV giới thiệu bài B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.4 Hoạt động Nói và nghe a. Mục tiêu: HS kể được tên các loại cây, hoa, quả chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Khăn phủ bàn, nhóm, kĩ thuật Tia chớp 1. Thi kể tên và nói về một loại cây, hoa, quả - Kể được tên các loại cây, hoa, vừa kể quả chứa tiếng bắt đầu bằng - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 1 chữ d. - Viết ý kiến cá nhân, nhóm trưởng tổng hợp kết quả và trình bày. + Dâu, dứa, dừa, dẻ - Hướng dẫn HS thực hiện BT theo cặp hoặc nhóm + Hướng dương, thược dược, 4 (khăn phủ bàn) hoặc nói trước lớp trên cơ sở hình dương xỉ, dâm bụt, dã quỳ, dưa ảnh, tranh minh hoạ hoặc từ ngữ, câu gợi ý hoặc lê, dưa hấu, dưa chuột câu hỏi.
  16. - Kể trong nhóm từ 1-2 câu về - Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp. loại cây, hoa, quả vừa tìm - Yêu cầu HS nhận xét được. + Về đặc điểm - GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm + Về hương vị 2. Nói và nghe - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 1 - HS quan sát và đọc lời các - Hướng dẫn HS trao đổi, thống nhất kết quả trong nhân vật trong tranh và TLCH nhóm theo kĩ thuật Tia chớp (nhân vật Ốc sên, xem phim - GV nhận xét hoạt hình Chú ốc sên bay; dễ - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 2 thương, đáng yêu, biết ước mơ) Gợi ý: - Kể trong nhóm một số đặc điểm của 1 nhân vật trong + Đặc điểm truyện tranh hoặc phim hoạt + Hình dáng hìnhem thích dựa vào gợi ý. + Màu sắc hoặc trang phục + Hành động - Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét - GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm * Hoạt động nối tiếp: (5 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi, cả lớp - Thi đọc thơ, văn kể về các loại cây, hoa hoặc -Thi tiếp sức, đọc các bài thơ, trái cây văn theo chủ đề. - Chuẩn bị: Viết thư cho người thân IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: VƯỜN DỪA CỦA NGOẠI (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ: - Biết cách dùng từ xưng hô phù hợp khi viết thư và viết được lời hỏi thăm, lời chúc hoặc lời hứa trong thư hỏi thăm người thân. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân.
  17. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng các việc làm cụ thể. - Phẩm chất chăm chỉ: HS luyện đọc, viết; có tinh thần tự học, tham gia các hoạt động tập thể, thảo luận nhóm. - Phẩm chất trách nhiệm: Yêu quý, biết ơn ông bà, cha mẹ và người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Sách GV - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: (2 phút) a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, giảng giải. Cá nhân, cả lớp. - Trò chơi Chuyền thư - Hát bài Bác đưa thư, chuyền - GV giới thiệu bài thư có ghi yêu cầu BT 1 B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) B.5 Hoạt động Viết sáng tạo a. Mục tiêu: HS biết cách dùng từ xưng hô phù hợp khi viết thư và viết được lời hỏi thăm, lời chúc hoặc lời hứa trong thư hỏi thăm người thân. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Kĩ thuật Phòng tranh, sơ đồ tư duy; nhóm 1. Trao đổi về lời xưng hô, lời thăm hỏi, lời chúc hoặc lời hứa khi viết thư thăm hỏi người thân - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 1 - HS xác định yêu cầu BT1 - Hướng dẫn HS thực hiện BT theo cặp hoặc nhóm - Thảo luận nhóm lập sơ đồ tư a. Lời xưng hô: Ông bà, bố mẹ, Anh chị em duy tìm ý (câu a,b) - HS thực hiện theo yêu cầu b. Lời thăm hỏi: Sức khoẻ, Công việc - Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét - GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm 2. Viết lời chúc hoặc lời hứa trong thư thăm hỏi - HS xác định yêu cầu BT2 người thân - HS viết vào VBT dựa vào - Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 2 kết quả nói ở BT 1 - Hướng dẫn HS thực hiện BT - HS trình bày bài làm và nhận - Yêu cầu HS triển lãm kết quả trong nhóm (lớp) xét bài làm của bạn theo kĩ thuật Phòng tranh - GV nhận xét bài làm của HS * Hoạt động nối tiếp: (2 phút) a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
  18. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân - Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết. - Chuẩn bị: Bài 3: Như có ai đi vắng/126 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: