Giáo án môn Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Học kỳ 1

docx 75 trang Thu Mai 04/03/2023 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Học kỳ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_7_sach_canh_dieu_hoc_ky_2_nguyen_thi.docx

Nội dung text: Giáo án môn Địa lí Lớp 7 Sách Cánh diều - Học kỳ 1

  1. Trường THCS Đoàn Thị Điểm Họ và tên giáo viên: Tổ: Sử - Địa - GDCD Nguyễn Thị Hạnh Nhân Chương I. CHÂU ÂU Bài 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CHÂU ÂU Môn học: Lịch sử - Địa lí 7 Thời gian thực hiện: (4 tiết) I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Trình bày được vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu. - Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu; đặc điểm phân hóa khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn (Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga); các đới thiên nhiên ở châu Âu. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực Địa lí: - Nhận thức khoa học Địa lí: + Mô tả được một châu lục với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư - xã hội. + Phân tích được tác động của các điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư, đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục. - Tìm hiểu Địa lí: + Sử dụng các công cụ: bản đồ/lược đó, biểu đồ; hình ảnh; số liệu thống kê, + Khai thác thông tin từ internet và các nguồn tư liệu khác để phục vụ cho việc học tập. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí; có khả năng trình bày kết quả một bài tập của cá nhân hay của nhóm. 3. Phẩm chất: - Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bào vệ thiên nhiên. - Nhân ái: Tôn trọng sự đa dạng vể văn hoá của các dân tộc, các nước. - Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm hiểu tư liệu trên internet để mở rộng hiểu biết; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào đời sống. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống (sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Âu. - Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu. - Hình ảnh, video về thiên nhiên châu Âu. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi. - Hoàn thành phiếu bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Mở đầu - 5 phút
  2. a) Mục tiêu: - Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học. - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. Giúp GV biết được những thông tin HS đã có về thiên nhiên châu Âu, để có thể liên hệ và lưu ý khi dạy bài mới. b) Nội dung: Học sinh quan sát các hình và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. - Đây là những địa danh của quốc gia nào ở Châu Âu? - Em hãy kể một số thông tin mà em biết về châu Âu. c) Sản phẩm: Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Tổ chức cho HS trò chơi: “Ai nhanh hơn” GV: Yêu cầu HS quan sát những hình ảnh về Châu Âu và trả lời các câu hỏi. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS: Suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. HS: Trình bày kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định GV chuẩn xác và dẫn dắt vào bài học: Châu Âu được biết đến có thiên nhiên phong phú, đa dạng. tuy không phải là cái nôi nguyên thuỷ của nền văn minh nhân loại, nhưng châu Âu là xứ sở của cội nguồn của sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật. Do đó hầu hết các quốc gia ở Châu Âu có nền kinh tế phát triển đạt tới trình độ cao của thế giới. Tìm hiểu "Vị trí địa lí và
  3. đặc điểm tự thiên của châu Âu" là bài mở đầu cho việc tìm hiểu một châu lục có đặc điểm thiên nhiên và sự khai thác thiên nhiên rất hiệu quả của mỗi quốc gia trong châu lục. HS: Lắng nghe, vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức mới (30 phút) Hoạt động 1. Tìm hiểu Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Âu. b) Nội dung: Đọc thông tin trong mục 1 và quan sát hình 1, hãy: - - Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. - - Kể tên các biển và đại dương bao quanh châu Âu. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời nội dung câu hỏi d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1.Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục a châu Âu: và sử dụng bản đồ hình 1 để trả lời các câu hỏi trong SGK trang a) Vị trí địa lí: Châu Âu nằm ở phía tây lục địa 97. Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy núi U-ran. - HS thực hiện nhiệm vụ, sau đó báo cáo kết quả làm việc. ( sử Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ o dụng bản đồ tự nhiên châu Âu) tuyến 36°B và 71 B, chủ yếu thuộc đới ôn hoà - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. của bán cầu Bắc. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Tiếp giáp: phía bắc giáp Bắc Băng Dương. - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. phía tây giáp Đại Tây Dương. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. phía nam giáp Địa Trung Hải và Biển Bước 3. Báo cáo, thảo luận Đen. - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. phía đông giáp châu Á. + Hướng dẫn HS trình bày. b) Hình dạng: có đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. vào đất liền. Bước 4. Kết luận, nhận định c) Kích thước: diện tích trên 10 triệu km 2, so - GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn với các châu lục khác thì chi lớn hơn châu Đại kiến thức. Dương. - HS: Lắng nghe, ghi bài. Hoạt động 2. Tìm hiểu Đặc điểm tự nhiên Tìm hiểu mục a. Địa hình: a) Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. b) Nội dung: Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, hãy: - Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu. - Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu. ĐẶC ĐIỂM NÚI TRẺ ĐỒNG BẰNG NÚI GIÀ Phân bố Hình dạng Tên địa hình
  4. c) Sản phẩm học tập d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Đặc điểm tự nhiên: - GV cho HS làm việc cặp đôi. a. Địa hình: - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, - Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng cho biết: và miền núi. + Châu Âu có các khu vực địa hình chính nào? Phân bố ở đâu? + Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các + Đặc điểm chính của mỗi khu vực địa hình? đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc PHIẾU HỌC TẬP khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. ĐẶC ĐIỂM NÚI TRẺ ĐỒNG BẰNG NÚI GIÀ + Khu vực miền núi gồm núi già và núi trẻ. Địa - Phía nam châu lục - Trải dài từ tây sang - Vùng trung tâm hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm Phân bố - Phía Tây và Trung Âu đông, chiếm 2/3 diện tích - Phía Bắc châu lục châu lục châu lục; phẩn lớn là các núi có độ cao trung Đỉnh nhọn, cao, sườn - Tương đối phẳng Đỉnh tròn thấp, sườn thoải. bình hoặc thấp. Địa hình núi trẻ phân bố chủ Hình dạng dốc. yếu ở phía nam; phấn lớn là các núi có độ cao Dãy An-Pơ, A-pen-nin, - Đồng bằng: Đông Âu, - U-ran. trung bình dưới 2 000 m. Tên địa hình Các-pat, Ban-căng, Pi-rê- Pháp, hạ lưu sông Đa- - Xcan-đi-na-vi. nê. nuýp, Bắc Âu - Hec-xi-ni. - Một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu: + Một số dãy núi: Xcan-đi-na-vi, U-ran, An- - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. pơ, Các-pát, Ban-căng, Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ + Một số đồng bằng: Bắc Âu, Đông Âu, Hạ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. lưu Đa-nuýp, Trung lưu Đa-nuýp, - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. - HS: Lắng nghe, ghi bài. Tìm hiểu mục b. Khí hậu: a) Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm phân hóa khí hậu ở châu Âu. b) Nội dung: Dựa vào thông tin trong mục b và hình 3, hãy trình bày đặc điểm phân hoá khí hậu ở châu Âu. PHIẾU HỌC TẬP Kiểu khí hậu Cực và cận cực Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Cận nhiệt Đặc điểm Phân bố Đặc điểm c) Sản phẩm học tập: Khí hậu châu Âu có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, tạo nên nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau:
  5. PHIẾU HỌC TẬP Kiểu khí hậu Cực và cận cực Ôn đới hải dương Ôn đới lục địa Cận nhiệt địa Đặc điểm trung hải Phân bố Bắc Âu Tây Âu và Trung Âu Đông Nam Âu Nam Âu Đặc điểm quanh năm giá lạnh. - mùa đông ấm, mùa hạ mùa đông khô và mùa hạ khô và lượng mưa trung mát. Mưa quanh năm, lạnh, mùa hạ nóng nóng, mùa đông bình năm dưới 500 lượng mưa khoảng 800 và ẩm. Lượng mưa ẩm và mưa nhiều. mm. - 1 000 mm/năm trở lên. nhỏ, mưa vào mùa Lượng mưa trung hạ, lượng mưa bình năm từ 500 - trung bình năm 700 mm. trên dưới 500 mm. d) Tổ chức thực hiện HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ b. Khí hậu: - GV cho HS làm việc cặp đôi. - Khí hậu châu Âu có sự phân hoá đa dạng - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin trong SGK, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. kết hợp với quan sát hình 3. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu + Từ bắc xuống nam có các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới và kiều khí hậu cận nhiệt địa Âu để nêu được các đặc điếm phân hoá khí hậu ở châu Âu. trung hải. - GV gợi ý: + Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu ôn + Từ bắc xuống nam có các đới, kiều khí hậu nào? Từ tây sang đới hải dương và ôn đới lục địa. đông có các kiểu khí hậu nào? - Phân hóa theo độ cao. + Đặc điểm của mỗi đới, mỗi kiểu khí hậu là gì? + Nhận xét chung về sự phân hoá khí hậu ở châu Âu. - GV chỉ định một vài cặp đôi trình bày kết quả làm việc, yêu cầu HS xác định vị trí, phạm vi các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu trên bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Âu . - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. - HS: Lắng nghe, ghi bài. - GV tóm tắt, nhận xét phần trình bày cùa HS, chuẩn hoá kiến thức và giải thích thêm: + Khí hậu châu Âu có sự phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
  6. + Từ bắc xuống nam có các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới và kiều khí hậu cận nhiệt địa trung hải. + Từ tây sang đông có các kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Giải thích vì sao phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông? Khu vực Tây Âu do chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới từ biển vào, vì thế khí hậu điều hoà, mùa đông tương đối ấm, mùa hạ mát mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm từ 800 - 1 000 mm trở lên. Vào sâu trong lục địa: mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và ấm, lượng mưa ít (khoảng 500 mm/năm), mưa chủ yếu vào mùa hạ. HOẠT ĐỘNG Tìm hiểu Mục c. Sông ngòi a) Mục tiêu Xác định được trên bản đồ các sông lớn ở châu Âu. b) Nội dung Hãy xác định các sông: Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ trên bản đồ hình 1. Cho biết các sông đổ ra biển nào? c) Sản phẩm học tập HS xác định được trên bản đồ theo yêu cầu của GV các sông: Rai nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga. d) Hướng dẫn thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ c. Sông ngòi: - GV cho HS làm việc cặp đôi. GV yêu cầu HS đọc thông Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào. tin trong SGK và quan sát bản đồ hình 1 để thực hiện Các sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga nhiệm vụ. GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở: Mạng lưới sông ngòi châu Âu dày đặc hay thưa thớt? Chế độ nước của sông ngòi tại đây như thế nào? Tên một số sông lớn ở châu Âu? + HS xác định được trên bản đồ các sông: Rai nơ, Đa-nuýp, Von-ga. + Các sông chảy ra biển và đại dương nào? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: GV nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và chuẩn kiến thức. - HS: Lắng nghe, ghi bài. HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV nhận xét sản phẩm học tập của học sinh và chốt kiến thức. GV có thể cung cấp thêm thông tin: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng trong một thời
  7. gian dài vào mùa đông, nhất là khu vực các cửa sông. - GV yêu cầu HS đọc phần "Em có biết" đê’ có thêm thông tin về các sông lớn ở châu Âu. Tìm hiểu Mục d. Các đới thiên nhiên a) Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu. b) Nội dung Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Âu. Để thực hiện nhiệm vụ này, GV tổ chức cho HS hoàn thành nội dung phiếu học tập (theo mẫu ở dưới): PHIẾU HỌC TẬP Đới thiên nhiên Phân bố Đặc điểm khí hậu Thực vật và dất Động vật Đới lạnh - Đới ôn hoà Đới nóng d) Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ d. Đới thiên nhiên: - - GV cho HS làm việc cặp đôi. GV tổ chức cho HS Đới thiên Thực vật và Phân bố Khí hậu Động vật hoạt động nhóm, khai thác thông tin và quan sát các hình nhiên đất ảnh trong mục để hoàn thành phiếu học tập. Sau quá trình Đới lạnh lạnh và ẩm Một số loài làm việc, các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và quanh năm chịu được lạnh (cú bắc chuẩn kiến thức. Bắc Âu Rêu, địa y. cực,chồn) GV có thể cung cấp thêm cho HS hình ảnh, video về Tây Âu mùa đông ấm, Rừng lá cảnh quan, giới sinh vật ở các đới thiên nhiên châu Âu. mùa hạn mát. rộng. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Mưa quanh năm. Rừng hỗn Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ hợp. - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Trung Âu Mùa hè nóng, Rừng lá kim, mùa đông lanh, thảo nguyên Nai sừng Bước 3. Báo cáo, thảo luận tấm, sóc, gấu Đới ôn hoà có tuyết rơi, ít - GV:+ Gọi một vài HS lên trình bày. mưa. nâu, linh miêu, + Hướng dẫn HS trình bày. Đông Nam Mùa đông ngắn, Thảo nguyên. mùa hạ nóng - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. Bán hoang + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. mạc Bước 4. Kết luận, nhận định Bđ.Xcan-đi-na- - GV:nhận xét sản phẩm học tập của HS, bổ sung và vi chuẩn kiến thức. Nam Âu Địa Trung Hải Rừng thưa và Bò sát: thằn cây bụi lá - HS: Lắng nghe, ghi bài. lằn, tắc kè, Đới nóng cứng: nguyệt rùa, nhím, quế, ô liu, rắn, . thông,
  8. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu, hệ thống kiến thức cho HS về đặc điểm khí hậu của châu Âu. - Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. b) Nội dung Xác định mỗi biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây thuộc kiểu khí hậu nào ở châu Âu. Giải thích vì sao. c) Sản phẩm học tập Biểu đồ Gla-xgâu (Anh) Rô-ma(I-ta-li-a) Ô-dét-xa (U-crai-na) Đặc điểm Khí hậu: - Nhiệt độ (oC) - Lượng mưa (mm) - Biên độ nhiệt Thuộc kiểu khí hậu d) Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV: tổ chức cho HS hoạt động nhóm, khai thác thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục để hoàn thành phiếu học tập. Sau quá trình làm việc, các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày. - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định
  9. GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. HS: Lắng nghe, ghi bài. Biểu đồ Gla-xgâu (Anh) Rô-ma(I-ta-li-a) Ô-dét-xa (U-crai-na) Đặc điểm Khí hậu: - Mùa đông ấm - Mùa hạ nóng, ít mưa. - Mùa đông lạnh. - Nhiệt độ (oC) - Mùa hạ: mát - Mùa đông mát dịu và mưa - Mùa hạ nóng. nhiều. - Lượng mưa (mm) trên 1000 mm trên 700 mm. dưới 500 mm. - Biên độ nhiệt khoảng 11oC trên 25oC trên 25oC Thuộc kiểu khí hậu Ôn đới hải dương. Cận nhiệt địa trung hải. Ôn đới lục địa. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về tự nhiên châu Âu. - Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề, b)Nội dung Sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên châu Âu (núi, sông, hồ, rừng, ) và viết bài (khoảng 15 dòng) giới thiệu về những cảnh đẹp đó. c) Sản phẩm học tập Hình ảnh và bài viết giới thiệu về thiên nhiên châu Âu. d) Tổ chức thực hiện HS thực hiện ở nhà GV cho HS làm việc ở nhà, HS có thể làm việc cá nhân, cặp đôi hoặc theo nhóm. GV sẽ tổ chức cho HS trình bày sản phẩm vào đầu giờ học sau và nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra nhiệm vụ: Sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên châu Âu (núi, sông, hồ, rừng, ) và viết bài (khoảng 15 dòng) giới thiệu về những cảnh đẹp đó. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày. Bước 4. Nhận định và kết luận - HS trình bày ở tiết học sau. 1. An-pơ là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, trải dài qua 8 quốc gia (từ tây sang đông), lấn lượt là: Pháp, Ihuỵ Sỹ, I-ta-li-a, Mô-na-cô, Lích-ten-ten, Áo, Đức và Xlô-vê-ni-a. Dây An-pơ được hình thành từ hơn 10 triệu năm trước, khi các màng Phi và Âu - Á xô vào nhau. Sự va chạm khiến các lớp đá trám tích biển nâng lên bởi các hoạt động đứt gãy và uổn nếp hình thành nên những ngọn núi cao như Mỏng Blãng và Mát-tơ-ho. Núi Mỏng Blăng kéo dài theo ranh giới của Pháp - I-ta-li-a, với độ cao 4 810 m, đây là ngọn núi cao nhất dãy An-pơ. 2. Sông Đa-nuýp là con sông dài thứ hai ở châu Àu. Sông Đa-nuýp bắt nguốn từ sườn đông dãy núi Rừng Đen của Đức và chảy theo hướng đỏng nam qua trung tâm và phía đông châu Âu đến Biển Đen. Dòng sông là một tuyến giao thông và thương mại kề từ buổi bình minh cùa lịch sử. Sông Đa-nuýp chày qua nhiẽu thành phổ quan trọng của châu Âu, bao gôm bón thủ đô: Viên (Áo), Bra-ti-xla-va (Xlô-va-ki-a), Bu-đa-pét (Hung-ga-ri), Bê-ô-grát (Xéc-bi) và nhiéu thành phố quan trọng khác.
  10. Ngày soạn: 3/9/2022 Lớp 7/1 7/2 7/3 7/4 Ngày dạy /9/2022 9/2022 9/2022 9/2022 TÊN BÀI DẠY: BÀI 2 - ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU ÂU Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di dân và đô thị hóa ở châu Âu. 2. Về năng lực: * Năng lực Địa Lí: - Năng lực nhận thức địa lý: giải thích hiện tượng và quá trình địa lý dân cư, xã hội - Năng lực tìm hiểu địa lý: Phân tích được bảng số liệu về dân cư. Đọc được bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu năm 2020. - Năng lực vận dụng kiến thức địa lý vào cuộc sống: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu, về dân cư được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn. * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc cặp/nhóm. - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề. : Xác định và làm rõ thông tin; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau; 3. Về phẩm chất: - Yêu khoa học biết khám phá tìm hiểu các vấn đề xã hội II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu. - Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu năm 2020 - Các bảng số liệu về dân cư châu Âu - Hình ảnh, video về dân cư đô thị ở châu Âu III. Tiến trình dạy học Tiết 4: 1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 5 phút) a) Mục tiêu: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Phổ biến trò chơi “Đoán tên tranh”: GV cho HS xem hình ảnh sau, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 1 phút, đặt tên cho bức tranh sau đó giải thích
  11. Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài. Như vậy, trong bức tranh trên, các em có thể thấy người già nhiều hơn người trẻ và chỉ có ít người trẻ nhưng phải gồng gánh khá nhiều người già. Đây là một bức tranh biếm họa về già hóa dân số. tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở các nước phát triển, đặc biệt là châu Âu. Để biết rõ hơn về dân cư-xã hội châu Âu thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Cơ cấu dân cư (22phút) a) Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm cơ cấu dân cư ở Châu Âu. - Phân tích được bảng số liệu về dân cư. b) Nội dung: HS đọc thông tin khai thác bảng số liệu 1,2 trong mục 1. Hãy nêu đặc điểm cơ cấu dân cư ở Châu Âu c) Sản phẩm: - Năm 2020 số dân của châu Âu khoảng 747 triệu người (bao gồm cả số dân Liên bang Nga) và đứng thứ tư thế giới (sau châu Á châu Phi châu Mỹ) - Châu Âu có cơ cấu dân số già. Tỷ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm (năm 1990 là 20,5% năm 2020 giảm xuống còn 16,1%), tỷ lệ người từ 6,5 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng (năm 1990 là 12,6% năm 2020 tăng lên 19,1%) - Các quốc gia ở châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính với số nữ nhiều hơn số nam: năm 1990 tỷ lệ nữ là 51,9%, tỷ lệ Nam là 48,1% :năm 2020 tỷ lệ nữ là 51,7%, tỷ lệ Nam là 48,3%. - Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lao động ở châu Âu, năm 2020 số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu là 11,85, thuộc hàng cao nhất thế giới. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin ghi lại một số ý chính về đặc điểm dân cư xã hội của châu Âu. - Bước 2: học sinh làm việc cá nhân hoặc cặp đôi đọc thông tin trong mục và khai thác Bảng 1,2 để thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
  12. - Bước 4: Giáo viên nhận xét sản phẩm học tập của học sinh NỘI DUNG HỌC TẬP 1 - Số dân châu Âu năm 2020 là 747 triệu người đứng thứ tư thế giới. - Châu Âu có cơ cấu dân số già. - Châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính. - Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao Hoạt động 2.2. Đô thị hóa (18phút) a) Mục tiêu: - Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu . - Đọc được bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu năm 2020. b) Nội dung: - HS đọc thông tin trong mục 2 cho biết, các đặc điểm của đô thị hóa ở Châu Âu - HS dựa vào hình 1 Kể tên các đô thị từ 5 triệu người trở lên ở châu Âu. c) Sản phẩm: - Đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu Châu Âu: + Có lịch sử đô thị hóa lâu đời từ thế kỷ XIX + Quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. + Ở các vùng công nghiệp lâu đời nhiều đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới. + Đô thị hóa nông thôn phát triển nhanh tạo nên các đô thị vệ tinh. + Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao 75% dân cư sống ở thành thị và có sự khác nhau giữa các khu vực. - Các đô thị lớn từ 5 triệu dân trở lên ở châu Âu: Pa-ris, Mat-xcơ-va, Luân Đôn, Xanh pê-tec-bua, Ma-đrit, Bác -xê-lô- na. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hoặc cặp đôi đọc thông tin trong sách giáo khoa và phân tích bản đồ hình 1 để trả lời các câu hỏi trong mục - Bước 2: Học sinh làm việc với thông tin và bản đồ để thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung. - Bước 4: Giáo viên nhận xét sản phẩm học tập của học sinh. Giáo viên cung cấp cho học sinh một số hình ảnh về các đô thị cụm đô thị đô thị vệ tinh ở châu Âu . Thủ đô Pari (Pháp)13 triệu người Thủ đô Mat-xcơ-va (Nga) 12,3 triệu người
  13. Thủ đô Luân Đôn ( Anh) 8.6 triệu người Thành phố Xanh pê-tec-bua 5,5 triệu người NỘI DUNG HỌC TẬP 2 - Đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu Châu Âu: + Có lịch sử đô thị hóa lâu đời từ thế kỷ XIX + Quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa. + Ở các vùng công nghiệp lâu đời nhiều đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới. + Đô thị hóa nông thôn phát triển nhanh tạo nên các đô thị vệ tinh. + Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao 75% dân cư sống ở thành thị và có sự khác nhau giữa các khu vực. - Các đô thị lớn từ 5 triệu dân trở lên ở châu Âu: Pa-ris, Mat-xcơ-va, Luân Đôn, Xanh pê-tec-bua, Ma- đrit, Bác -xê-lô-na. Tiết 5: Hoạt động 2.3. Di cư (18phút) a) Mục tiêu: - Trình bày được vấn đề di dân ở châu Âu. b) Nội dung: - Đọc thông tin trong mục 3, cho biết đặc điểm di cư ở châu Âu. c) Sản phẩm: - Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu là một châu lục đông dân từ thời cổ đại. - Từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XIX, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. Năm 2019, châu Âu tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế. - Di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: + Giáo viên cho học sinh xem video về vấn đề di dân ở châu Âu. Yêu cầu HS nêu nội dung của video. + Giáo viên giải thích ngắn gọn thuật ngữ di cư, di cư quốc tế và di cư nội địa. - Bước 2: Giáo viên cho học sinh làm việc với thông tin trong mục để nắm được những nội dung chính về vấn đề di cư của châu Âu. - Bước 3: Học sinh làm việc với thông tin để thực hiện nhiệm vụ học tập. - Bước 4: Giáo viên nhận xét sản phẩm học tập và chuẩn hóa kiến thức. (GV có thể cho HS xem 1 số hình ảnh/video về vấn đề người Việt Nam di cư qua châu Âu)
  14. NỘI DUNG HỌC TẬP 3 - Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu là một châu lục đông dân từ thời cổ đại. - Từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XIX, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. Năm 2019, châu Âu tiếp nhận khoảng 82 triệu người di cư quốc tế. - Di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (22 phút) a) Mục tiêu: - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ tròn và nhận xét biểu đồ. - Củng cố kiến thức về đặc điểm dân cư của châu Âu. b) Nội dung: - Dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét. c) Sản phẩm: - Học sinh vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. - Nhận xét: Châu Âu có cơ cấu dân số già. Giai đoạn 1990 – 2020, trong cơ cấu dân số châu Âu, nhóm 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng. + Nhóm 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, có xu hướng giảm. Năm 1990 là 20,5% ,năm 2020 giảm xuống còn 16,1% (giảm 4,4%). + Nhóm 15-64 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng cũng đang có xu hướng giảm. Năm 1990 là 66,9%, năm 2020 giảm xuống còn 64,8% (giảm 2,1%). + Nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh. Năm 1990 chiếm tỉ lệ 12,6%, năm 2020 tăng lên 19,1% (tăng 6,5%). d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: + Giáo viên hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn (nêu cụ thể các bước vẽ ra). Bước 1: Xác định loại biểu đồ cần vẽ: Với số liệu là tỷ lệ (%) của cơ cấu, tổng là (100%) như đầu bài ra ta nên chọn kiểu biểu đồ hình tròn. Bước 2: Đổi từ (%) ra độ (0): Cả hình tròn (3600) tương ứng với (100%) => 1% = 360 :100 = 3,60 Bước 3: Dùng compa vẽ hai đường tròn bằng nhau (như sau):
  15. Bước 4: Từ tâm đường tròn kẻ tia 12 giờ. (Mỗi đường tròn tương ứng cho biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của 1 năm). Bước 5: Thể hiện các nhóm tuổi ở châu Âu. Bước 6: Sau khi vẽ xong tiến hành tô màu hoặc ký hiệu, chú thích và điền tên biểu đồ. + Cho học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để dựa vào bảng 1 trang 101, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020. Nêu nhận xét. - Bước 2: Học sinh làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: Học sinh/Nhóm trình bày kết quả làm việc. Các học sinh khác lắng nghe, bổ sung. - Bước 4: Giáo viên nhận xét sản phẩm học tập và chuẩn hóa kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 5 phút) a) Mục tiêu: - Tìm kiếm thông tin để mở rộng kiến thức về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu và liên hệ được với Việt Nam. - Rèn luyện năng lực tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề. b) Nội dung: - Tìm hiểu về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu. c) Sản phẩm: - Học sinh tìm kiếm thông tin về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu, sau đó ghi lại những nội dung tìm hiểu được thành một bài báo cáo chia sẻ với cả lớp và GV. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu, thu thập thông tin từ internet về ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu. Giáo viên có thể gợi ý HS: Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến lực lượng lao động, đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già, - Bước 2: Giáo viên yêu cầu HS báo cáo kết quả làm việc vào đầu giờ học sau. - Bước 3: HS về nhà tìm kiếm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. - Bước 4: Giáo viên nhận xét sản phẩm học tập và chuẩn hóa kiến thức vào tiết sau. * Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc Nội dung 1,2,3 - Đọc trước bài 3 PHIẾU BÀI TẬP CHỦ ĐỀ: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU ÂU Họ và tên HS: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM Lựa chọn phương án đúng Câu 1. Số dân của châu Âu đứng thứ 4 trên thế giới sau A. châu Á, châu Phi và châu Mĩ. B. châu Á, châu Phi và châu Đại Dương. C. châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương. D. châu Á, châu Mĩ và châu Đại Dương. Câu 2. Dân cư châu Âu có A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp. B. tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao.
  16. C. tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao. D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi cao, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp. Câu 3. Ý nào không phải là đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu? A. Cơ cấu dân số già. B. Cơ cấu dân số trẻ. C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. D. Trình độ học vấn cao. Câu 4. Châu Âu có cơ cấu dân số già là do A. số người nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp. C. tuổi thọ của dân cư ngày càng tăng. D. cả hai ý B và C. Câu 5. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu là khoảng A. 60% B. 65% C. 70% D. 75% Câu 6. Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là A. Na Uy, Thủy Điển, Phần Lan. B. Anh, Pháp, Đức. C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan. D. Phần Lan, Thụy Sĩ, I-ta-li-a. Câu 7. Năm 2020, các đô thị nào trong các đô thị dưới đây ở châu Âu có số dân từ 10 triệu người trở lên? A. Xanh pê-téc-bua, Ma-đrít. B. Mát-xcơ-va, Pa-ri. C. Béc-lin, Viên. D. Rô-ma, A-ten. II. TỰ LUẬN Câu 1. Trình bày hậu quả của cơ cấu dân số già ở châu Âu? Nêu một số biện pháp giả quyết vấn đề dân số già ở châu Âu Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
  17. Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh học về: - Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. 2. Năng lực - Năng lực Địa lí: + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình liên quan đến môi trường ở châu Âu. + Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, tìm tòi; tăng cường khai thác Internet trong học tập . - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lý về môi trường ở châu Âu. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực. - Yên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường. - II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Các phiếu học tập. - Bảng nhóm, bút lông, giấy A0, bút màu (chuẩn bị cho HS). - Hình ảnh, video về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu. 2. Học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi. - Giấy note làm bài tập trên lớp. - Bút màu, giấy A0. - III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu ( . phút) a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học. b. Nội dung - Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức
  18. Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Quan sát đoạn video dưới đây , em hãy cho biết nội dung chính của đoạn video? Nguyên nhân của thực trạng đó? Bước 2: HS tiến hành hoạt động trong 2 phút. Bước 3: HS trả lời câu hỏi: Bước 4: GV chuẩn kiến thức và kết nối vào bài mới. Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các quốc gia châu Âu phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu đang diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hình thành kiến thức mới ( .phút) - Hoạt động: TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU ÂU a) Mục tiêu: Trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. b) Nội dung: GV giao mỗi nhóm tìm hiểu (hoặc bốc thăm) về một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. Thiết kế sơ đồ tư duy cho nội dung mà nhóm tìm hiểu. c) Sản phẩm: - Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS. - Sản phẩm mindmap của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV chia lớp thành 6 nhóm, giao 2 nhóm tìm hiểu (hoặc bốc thăm) về một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. ● Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu. ▪ Nguyên nhân của ô nhiễm không khí. ▪ Biểu hiện của ô nhiễm không khí. ▪ Hậu quả (tác hại) của ô nhiễm không khí. ▪ Giải pháp bảo vệ môi trường không khí. ● Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu. ▪ Nguyên nhân của ô nhiễm nước. ▪ Biểu hiện của ô nhiễm nước. ▪ Hậu quả (tác hại) của ô nhiễm nước. ▪ Giải pháp bảo vệ môi trường nước. ● Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu. ▪ Vai trò của rừng. ▪ Nguyên nhân của suy giảm diện tích rừng. ▪ Hậu quả (tác hại) của suy giảm diện tích rừng.
  19. ▪ Giải pháp bảo vệ rừng. + Mỗi nhóm chuẩn giấy A0, bút màu. + Đọc thông tin trong SGK, kết hợp sử dụng thiết bị có kết nối internet. + Thiết kế sơ đồ tư duy cho nội dung mà nhóm tìm hiểu. - Thực hiện nhiệm vụ: + GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu. + Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc. - Báo cáo, thảo luận: + GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng. + GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm. Các nhóm ở dưới lắng nghe nhóm bạn báo cáo và chấm điểm. + Các nhóm lần lượt trình bày. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ NHẬN XÉT ĐIỂM Nội dung (4đ) - Đầy đủ, chính xác, khoa học. - Đúng nội dung được phân công. - Biết tóm tắt, lọc thông tin. - Không có lỗi chính tả. Hình thức (3đ) - Bố cục hợp lí, dễ nhìn. - Mang tính thẩm mĩ, màu sắc hài hòa. - Có trang trí, có hình vẽ/icon minh họa. - Tiêu đề nổi bật, rõ ràng. - Chữ viết to rõ, dễ nhìn. Báo cáo (2đ) - Giọng to, rõ ràng. - Phong thái tự tin. - Nhiều thành viên báo cáo (ít nhất 50% số thành viên của nhóm). - Biết triển khai ý chứ không phải đọc lại chữ trên mindmap. - Tương tác: bằng cách hỏi các nhóm khác hoặc trả lời câu hỏi của các nhóm và giáo viên. Quá trình (1đ) - Phân chia công việc cụ thể cho các thành viên.
  20. - Làm việc nghiêm túc, hiệu quả (không sử dụng thời gian trên lớp làm việc riêng). - Các thành viên đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoạt động nhóm. TỔNG ĐIỂM - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi phần làm việc của các nhóm. + GV chuẩn kiến thức và mở rộng cho HS xem hình ảnh, video về tình trạng ô nhiễm không khí ở London (Anh): Đồng thời GV hướng dẫn HS phân tích thêm một số biểu đồ, bảng số liệu:
  21. + HS: Lắng nghe, ghi bài. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU ÂU * Vấn đề bảo vệ môi trường không khí: - Nguyên nhân ô nhiễm: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ. - Giải pháp: + Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. + Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao. + Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo dần thay thế năng lượng hóa thạch. + Có các biện pháp giảm lượng khí thải trong thành phố. + Phát triển nông nghiệp sinh thái. * Vấn đề bảo vệ môi trường nước: - Nguyên nhân ô nhiễm: chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. - Giải pháp: + Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng. + Đổi mới công nghệ trong xử lý nước thải. + Tăng cường kiểm tra đầu ra nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ nông nghiệp. + Đảm bảo xử lý rác thải, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp trước khi thải ra môi trường. + Kiểm soát, xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển. + Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước, * Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng: - Rừng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường và phát triển kinh tế, bên cạnh đó còn có ý nghĩa văn hóa, lịch sử. Rừng giúp bảo vệ đất, giữ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học
  22. - Châu Âu đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển rừng bền vững: + Luật bảo vệ rừng và cấm phá rừng. + Trồng rừng mới. + Năm 2015, Liên Minh châu Âu đưa ra “chiến lược rừng” nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng. 3. LUYỆN TẬP ( phút) a) Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua trò chơi: “Ai nhanh hơn?”. b) Nội dung: HS được yêu cầu tham trò chơi: “Ai nhanh hơn?”. Nội dung về khai thác sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu. c) Sản phẩm: - Đáp án ghi trên giấy note của HS. - Câu trả lời miệng của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + HS được yêu cầu tham trò chơi: “Ai nhanh hơn?”. Nội dung về khai thác sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu. + Trò chơi: “Ai nhanh hơn?”. ● Hoạt động: Cá nhân. ● Chuẩn bị giấy note bút. ● GV đọc câu hỏi ￿ HS giơ tay trả lời. ● HS giơ tay nhanh nhất ￿ trả lời. Nếu đúng thì được điểm cộng, sai thì bạn khác giành quyền trả lời. CÂU HỎI ĐÁP ÁN Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ châu Âu? năng lượng, vận tải đường bộ. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Chất thải từ các hoạt động sản xuất và châu Âu? sinh hoạt. Kể tên các nguồn năng lượng sạch? Năng lượng từ Mặt Trời, gió, nước. Giải thích vì sao nước Anh được mệnh + Do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương danh là “Xứ sở sương mù”? và gió tây ôn đới => khí hậu phía tây ấm áp, mưa nhiều >>> Độ ẩm cao, sương mù nhiều. + Hiện nay, sương khói do ô nhiễm không khí.
  23. + Sở dĩ nước Anh có biệt danh này không phải đến từ việc có nhiều sương mù hay do tác động của thời tiết mà chính là bởi nền công nghiệp của nước này quá tiên tiến, kéo theo việc môi trường chìm trong ô nhiễm, khói bụi mù mịt trông giống sương mù. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS làm việc theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận: + Khi HS giơ tay nhanh nhất trả lời, GV hỏi các bạn khác nhận xét, nếu đúng thì được điểm cộng. Nếu sai thì bạn khác giành quyền trả lời. - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi phần trình bày của HS. + GV đưa ra kết luận, chuẩn kiến thức. 4. VẬN DỤNG ( phút) a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan. b) Nội dung: HS được yêu cầu thiết kế poster có chứa câu slogan về vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. c) Sản phẩm: - Poster của HS. - Câu trả lời miệng của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + HS làm việc theo cặp, thiết kế poster có chứa câu slogan về vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. (Nếu trên lớp không đủ thời gian có thể cho HS hoạt động ở nhà, tiết sau nộp bài và trình bày). + Tiêu chí: Hình thức: poster, có trang trí, hình vẽ/icon minh họa. Nội dung: câu slogan ngắn gọn khoảng 8 – 12 từ, chứa nội dung về bảo vệ môi trường. Trình bày: 1 phút để trình bày nội dung poster, giải thích được lí do tại sao chọn câu slogan như vậy. - Thực hiện nhiệm vụ: + HS làm việc theo yêu cầu. + HS làm việc ở nhà. - Báo cáo, thảo luận: + Tiết sau GV cho các bạn giới thiệu sản phẩm (mỗi cặp có 1 phút giới thiệu về sản phẩm của mình).
  24. - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi phần trình bày của HS. + GV chuẩn kiến thức. + GV chọn một số sản phẩm xuất sắc để cho điểm cộng/quà/treo trong lớp. - IV. RÚT KINH NGHIỆM - - - - Tuần Tiết CHƯƠNG 2. CHÂU Á Bài 5. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á (Thời lượng: tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. – Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. 2. Năng lực - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á.
  25. - Trình bày được một trong những đặc điểm của thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. - Xác định được các khu vực địa hình và khoáng sản chính ở châu Á. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống mới. 3. Phẩm chất - Yên thiên nhiên. - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập. - Tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên châu Á. - Video về một số nội dung trong bài học (nếu có). 2. Chuẩn bị của học sinh -Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 7 -Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ1. Khởi động – xác định vấn đề a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề của bài học. b. Nội dung: GV chiếu cho HS xem video giới thiệu về thiên nhiên châu Á ( c. Sản phẩm Câu trả lời của nhóm Hs d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau 1. Đoạn video nói về châu lục nào? 2. Em hãy trình bày một vài thông tin em biết về châu lục này? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
  26. GV: Định hướng giúp học sinh quan sát tranh ảnh và lựa chọn thông tin phù hợp để trả lời câu hỏi Hs: Tập trung quan sát – phân tích tranh ảnh, thu thập thôn tin, trả lời câu hỏi GV đã giao. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ2. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Vị trí địa lí và phạm vi châu Á a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. b. Nội dung:
  27. Hs: Quan sát bản đồ (hình 5.1), đọc tài liệu SGK/100 để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ (hình 5.1), đọc tài liệu SGK/100 để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hướng dẫn hs thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm/ bàn mình) c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á: - Vị trí địa lí: + Châu Á trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 100 N. + Tiếp giáp: Phía bắc giáp Bắc Băng Dương;
  28. Phía đông giáp Thái Bình Dương; Phía nam giáp Ấn Độ Dương; Phía tây giáp châu Âu; Phía tây nam giáp châu Phi. - Hình dạng: dạng hình khối, bờ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển và vịnh biển. - Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², (cả đảo và quần đảo diện tích lên tới 44,4 triệu km²). d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Vị trí địa lí: + Châu Á trải dài trong khoảng từ Đọc thông tin sgk/100 và quan sát bản đồ tự vùng cực Bắc đến khoảng 100 N. nhiên châu Á (hình 5.1), hãy trình bày đặc điểm + Tiếp giáp: vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Á. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương; Phía đông giáp Thái Bình Dương; B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Phía nam giáp Ấn Độ Dương; HS đọc SGK, thu thập thông tin Phía tây giáp châu Âu; Phía tây nam giáp châu Phi. (GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” để hướng - Hình dạng: dạng hình khối, bờ dẫn hs thực hiện nhiệm vụ học tập của nhóm/ biển bị chia cắt mạnh bởi các biển bàn mình) và vịnh biển. - Kích thước: châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km², (cả đảo và quần đảo diện tích lên tới 44,4 triệu km²). B3: Báo cáo thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm
  29. bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên châu Á a. Mục tiêu: -Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. -Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. b. Nội dung:
  30. Hs: Quan sát bản đồ (hình 5.1, hình 5.2), tranh ảnh (hình 5.3) và đọc tài liệu SGK/100, 101, 102, 103 để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ (hình 5.1, hình 5.2), tranh ảnh (hình 5.3) và đọc tài liệu SGK/100, 101, 102, 103 để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình) c. Sản phẩm: Dự kiến sản phẩm của học sinh Nhiệm vụ 1.
  31. - Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng. + Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây. + Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam. + Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh . - Đặc điểm khoáng sản châu Á: + Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. + Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan, - Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á: + Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế. + Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường, Nhiệm vụ 2 - Đặc điểm khí hậu châu Á: + Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu. + Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa. + Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa - Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á: + Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi. + Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt, ). Nhiệm vụ 3 - Đặc điểm sông, hồ châu Á: + Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na, ). + Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp. + Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat, ). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết. - Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á: + Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên. + Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Địa hình và khoáng sản a.Địa hình: phân hóa đa dạng. Nhiệm vụ 1 - Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm.
  32. Đọc thông tin SGK/100, 101 và quan sát hình Các dãy núi chạy theo hai hướng 5.1, hãy: chính là bắc – nam và đông – tây. - Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu -Các đồng bằng châu thổ rộng lớn Á. phân bố chủ yếu ở phía đông và - Nêu ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng nam. sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở - Địa hình ven biển và hải đảo bị châu Á. chia cắt mạnh tạo thành các vũng, Nhiệm vụ 2 vịnh . b.Khoáng sản Đọc thông tin SGK/102, 103 và quan sát hình -Tài nguyên khoáng sản đa dạng, 5.2, hãy: phong phú. - Nêu đặc điểm khí hậu châu Á. - Một số khoáng sản có trữ lượng - Nêu ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. sắt, thiếc, crom, man-gan, Nhiệm vụ 3 Đọc thông tin SGK/103 và quan sát hình 5.1, 2.Khí hậu: hãy: - Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành - Nêu đặc điểm sông, hồ của châu Á. nhiều kiểu khí hậu. - Những khu vực nằm sâu trong - Nêu ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc nội địa và phía tây nam châu lục sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. có kiểu khí hậu lục địa. B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu HS đọc SGK, thu thập thông tin gió mùa 3.Sông, hồ (GV sử dụng hoạt động nhóm và kĩ thuật phòng - Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng tranh để hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm hà, Trường Giang, Mê Công, Ô- vụ của nhóm mình, có thể giao 4 nhóm thực bi, Lê-na, ). hiện từng nhiệm vụ hoặc mỗi nhóm 1 nhiệm vụ - Các sông phân bố không đồng tùy vào thời lượng) đều và có chế độ nước phức tạp. - Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban- B3: Báo cáo thảo luận khat, ). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán “biển” như: biển Ca-xpi, Biển phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện Chết. nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn
  33. GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. HĐ3. Luyện tập a. Mục tiêu: Hiểu biết về những đặc điểm tự nhiên châu Á b. Nội dung -Dựa vào kiến thức vừa tiếp thu được để hoàn thành bài tập trắc nghiệm -Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau Câu 1: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2. Câu 2: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào? A. Châu Âu, châu Phi. B. Châu Đại Dương. C. Châu Mĩ. D. Châu Nam Cực. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á? A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu. B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo. C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn. Câu 4: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới? A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo. B. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyết. C. Do ảnh hưởng của các dãy núi. D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn. Câu 5: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải. C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa. D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương. Câu 6: Nam Á và Đông Nam Á nằm trong đới có khí hậu A. Gió mùa nhiệt đới. B. Gió mùa cận nhiệt và ôn đới. C. Cận nhiệt Địa Trung Hải. D. Tất cả đều sai. Câu 7: Việt Nam năm trong đới khí hậu nào? A. Ôn đới B. Cận nhiệt đới C. Nhiệt đới D. Xích đạo Câu 8: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do A. Địa hình núi cao hiểm trở. B. Hoang mạc rộng lớn. C. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt. D. Tất cả đều đúng. Câu 9: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở đâu? A. Đông Nam Á và Nam Á B. Nam Á và Đông Á C. Đông Á và Đông Nam Á. D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á Câu 10: Sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm A. mạng lưới thưa thớt. B. Nguồn cung cấp nước là do băng tan. C. không có nhiều sông lớn. D. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn. c. Sản phẩm *Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C A A A C D A D d. Tổ chức thực hiện
  34. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau đây (Chọn câu trả lời đúng nhất) Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs giơ tay nhanh nhất để trả lời câu hỏi Bước 3. Báo cáo, thảo luận Câu trả lời của HS Bước 4: Kết luận, nhận định HS nhận xét bài làm của bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần) HĐ4. Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức về thiên nhiên châu Á b. Nội dung: -Tìm tòi, mở rộng thêm kiến thức về thiên nhiên châu Á -Trả lời câu hỏi bài tập 2 trong SGK/103 c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào kiến thức vừa học hãy hoàn thành bài tập 2 trong SGK/103 Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV Bước 3. Báo cáo, thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn Bước 4: Kết luận, nhận định HS nhận xét bài làm của nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần) GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo TÊN BÀI DẠY BÀI 6. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU (Đảm bảo theo đúng SGV) 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á - Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu - Biết cách sử dụng bản đồ để xác định sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á
  35. 2. Năng lực - Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực riêng: + Năng lực nhận thức địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí kinh tế- xã hội. + Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng công cụ địa lí ( bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh ) + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống. 3. Phẩm chất - Có những hiểu biết trung thực, khách quan về đặc điểm dân cư, tôn giáo, sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sản xuât và đời sống. - Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu cá vấn đề xã hội - Có tinh thần chung sống hòa bình, hợp tác và chia sẻ, tôn trọng nét khác biệt trong văn hóa, xã hội giữa các khu vực của châu Á. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU (Đảm bảo theo đúng SGV) 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS. - Máy tính, máy chiếu (nếu có) - Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn ở châu Á, năm 2020 - Bảng số liệu, video, hình ảnh về dân cư của các đô thị lớn ở châu Á - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa. - Tranh, ảnh, tư liệu (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Mở đầu a. Mục tiêu: - Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về dân cư, xã hội châu Á với bài học. - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. b. Nội dung: Châu Á là nơi con người cư trú từ rất sớm, cũng là nơi có những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ trong lịch sử. Với quá trình phát triển lâu đời, dân cư, xã hội châu Á ngày nay có những đặc điểm như thế nào? ? Nêu một số hiểu biết của em về dân cư, xã hội châu Á. c. Sản phẩm: - Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: ? Các em có hiểu biết gì về dân số châu Á? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút trả lời. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Gọi một vài HS lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
  36. - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới. Châu Á là nơi con người cư trú từ rất sớm, cũng là nơi có những nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ trong lịch sử. Với quá trình phát triển lâu đời, dân cư, xã hội châu Á ngày nay có những đặc điểm như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu. 2. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: DÂN CƯ, TÔN GIÁO a. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo ở châu Á - Rèn kĩ năng phân tích, khai thác số liệu b. Nội dung: - Dựa vào thông tin và bảng trong mục a, b hãy trình bày đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1. Dân cư, tôn giáo Đọc thông tin và dựa vào bảng 1 trong mục a, b trình a. Dân cư bày đặc điểm dân cư, tôn giáo châu Á? - Năm 2020 dân số châu Á là 4641,1tr người - Nhiệm vụ 1: Tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á. Đặc điểm cơ cấu dân số của châu Á và thành phần chủng - Tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn mức trung bình của tộc thế giới + Cho 1 - 2 HS trả lời trước lớp, HS khác bổ sung. - Châu Á có cơ cấu dân số trẻ + GV chốt lại ý. - Dân cư thuộc nhiều chủng tộc - Nhiệm vụ 2: GV cho HS đọc thông tin, thào luận cặp b. Tôn giáo đôi, thực hiện yêu cầu: Đặc điểm tôn giáo của châu Á? - Châu Á là nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn trên thế + Sau khi thảo luận xong, GV cho đại diện cặp đôi lên giới: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo trà lời, HS khác có thể bổ sung. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/ cặp đôi.
  37. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: cung cấp một số hình ảnh, video về các tôn giáo ở châu Á để HS có cái nhìn trực quan, thực tế và mở rộng kiến thức. + GV Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài HOẠT ĐỘNG 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ, ĐÔ THỊ LỚN a. Mục tiêu: - Trình bày được sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á. - Biết cách sử dụng bản đổ để xác định sự phân bố dân cư, các thành phổ lớn ở châu Á. - Rèn luyện kĩ năng phần tích, khai thác số liệu. b. Nội dung: - HS hoạt động theo cặp, hoàn thành phiếu học tập thông qua việc đọc thông tin trong SGK – mục 2. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Sự phân bố dân cư. Các đô thị lớn. + GV tiến hành phân chia các cặp đôi, phổ biến các quy a. Sự phân bố dân cư: định khi tham gia hoạt động. - Châu Á có mật độ dân số cao + Giao nhiệm vụ: - Dân cư phân bố không đồng đều Nhiệm vụ 1: Sự phân bố dân cư + Các khu vực đông dân: Đông Á,Nam Á, một phần khu vực ĐNÁ - Dựa vào thông tin và H1 trong mục + Các khu vực thưa dân: Bắc Á, khu vực núi cao ở 2, cho biết các khu vực đông dân và trung tâm châu Á, bán đảo A-ráp thưa dân ở châu Á? b. Các đô thị lớn
  38. - Nhận xét về đặc điểm phân bố dân - quá trình đô thị hóa phát triển nhanh chóng cư ở châu Á? Nhiệm vụ 2: Các đô thị lớn - Dựa và H1 và bảng 2, hãy xác định vị trí các đô thị từ 20 triệu người trở lên ở châu Á - Kể tên các nước có nhiều đô thị trên 10tr dân Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân/nhóm cặp đôi. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài + Mở rộng kiến thức: Siêu đô thị ở châu Á: Theo một báo cáo mới của Liên hợp quốc, hầu hết các thành phố lớn nhất thế giới sẽ ở châu Phi và châu Á vào năm 2030. Trong số 34 siêu đô thị trên hành tinh (năm 2020), 27 trong số đó là ở các nước đang phát triển. Số lượng lớn nhất tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có 21 trong số 34 siêu đô thị. Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đầu, với lẩn lượt 6 và 5 siêu đô thị. Làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị rất mạnh ở châu Á sẽ làm nảy sinh ra những vấn đề lớn như nhà ở, nạn tắc đường, ô nhiễm môi trường hay tình trạng tội phạm, Tuy nhiên, các chuyên gia về phát triển đô thị cũng cho rằng chính các thành phố là địa bàn để thúc đẩy những tiến bộ kinh tế và xã hội. Chỉ có thành phố mới là trung tâm hành chính, là nơi tập trung
  39. các hoạt động thông tin, kiến thức và phổ biến ý tưởng. Theo Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc thì vẫn còn 40% dân thành phố châu Á sống trong các khu ổ chuột, không có các dịch vụ cơ bản được bảo đảm về thu nhập. Nhìn chung thì các đô thị châu Á vẫn đóng góp nhiều vào việc cải thiện điểu kiện sống cho người dân. Người dân thành thị vẫn có nlìiều cơ hội tiếp cận giáo dục hớn là người dân nông thôn. Trong khi ai cũng phải thừa nhận giáo dục là yếu tố tiên quyết để phát triển phúc lợi xã hội. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập, vận dụng a. Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về các vấn đề dân cư, xã hội châu Á rèn luyện năng lực hợp tác, trung thực, giao tiếp của học sinh. - Vận dụng kiến thức đã học về dân cư – xã hội châu Á để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Vượt chướng ngại vật” với 4 chặng. Yêu cầu tất cả HS gấp SGK lại, dựa vào kiến thức đã học để vượt qua các chặng thử thách. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: CHẶNG 1. THỬ TÀI TÍNH TOÁN
  40. CHẶNG 2. VÒNG QUAY MAY MẮN
  41. CHẶNG 3. TRUY TÌM TỪ KHÓA
  42. DẶN DÒ VỀ NHÀ: Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức bài học Chương 2: Châu Á Bài 7: BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á (03 tiết) - I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh học về: - Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á. - Biết cách sử dụng bản đồ để phân tích các đặc điểm tự nhiên của từng khu vực. 2. Năng lực - Năng lực Địa lí: + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định được từng khu vực của Châu Á, đặc điểm đặc trưng của mỗi khu vực.
  43. - Năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm mảnh ghép + Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất - Có những hiểu biết đúng đắn về các khu vực của châu Á. - Có trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. - II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bản đồ chính trị châu Á. - Bản đồ tự nhiên của từng khu vực châu Á. - Các hình ảnh, clip về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực châu Á. - Phiếu học tập. - Sách giáo khoa, vở ghi. - III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu ( phút) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài mới. b) Nội dung: Quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi: Đây là khu vực nào của châu Á? c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: + GV chiếu 4 hình ảnh liên quan đến châu Á, yêu cầu học sinh quan sát cho biết đây là khu vực nào của châu Á? - Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh quan sát hình ảnh và ghi câu trả lời ở mỗi bức ảnh ra nháp. - Báo cáo, thảo luận: + GV định hướng cho các em, mở rộng nội dung để tạo tính hứng thú. + Khuyến khích động viên các em mạnh dạn đưa ra câu trả lời. + Học sinh sau khi xem xong 4 bức ảnh đưa ra câu trả lời ở cả 4 bức ảnh. - Kết luận, nhận định: + GV khen ngợi phần trả lời, làm bài của HS. + Dẫn dắt vào bài mới: Thiên nhiên châu Á phân hoá vô cùng đa dạng. Không chỉ có khu vực Đông Nam Á, châu Á còn có những khu vực nào khác? Đặc điểm tự nhiên ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong ba tiết học này.
  44. 2. Hình thành kiến thức mới (75 phút) - Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ CHÂU Á a) Mục tiêu: - Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á. b) Nội dung: Xác định được các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1. c) Sản phẩm: - Học sinh xác định được trên bản đồ các khu vực của châu Á: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Á. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát hình : bản đồ 1. Bản đồ chính chính trị châu Á và thông tin trong sgk: Xác định các khu trị châu Á vực châu Á? - Châu Á gồm 49 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ quốc gia và vùng Gv: gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. lãnh thổ. Hs: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Trên bản đồ Hs: Trình bày kết quả. chính trị, Châu Á Gv: Lắng nghe, quan sát phần chỉ bản đồ của học sinh được phân chia và gọi học sinh khác nhận xét. thành thành 5 - Bước 4: Kết luận, nhận định khu vực (Không Gv: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. kể phần lãnh thổ Hs: Lắng nghe, ghi bài. của Liên bang Nga): Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á, Trung Á. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC KHU VỰC THUỘC CHÂU Á a. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm tự nhiên của các khu vực thuộc châu Á - Biết cách sử dụng bản đồ để nhận biết các đặc điểm tự nhiên của khu vực. b. Nội dung - Hoạt động nhóm: Dựa vào hình 2 và thông tin trong mục 2 hãy nêu một số đặc điểm của tự nhiên của các khu vực thuộc châu Á.
  45. c. Sản phẩm - Thông tin phản hồi phiếu học tập - Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức hoạt động Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Bước 1: Giao nhiệm vụ - 2. Các khu vực Nhiệm vụ 1- Hoạt động nhóm: Dựa vào hình 2,3,4,5,6,7,8 thuộc châu Á và thông tin trong mục 2, các em hãy trao đổi để hoàn thành nội dung phiếu học tập sau: Nội Đông Đông Nam Tây Trung dung Nam Á Á Á Á Á N1 N3 N4 N5 N2 Phạm vi lãnh thổ, địa hình Khí hậu Khoáng sản Sông ngòi Cảnh quan - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Gv: gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. Hs: Thực hiện nhiệm vụ nhóm. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Hs: Trình bày kết quả theo nhóm.
  46. Gv: Lắng nghe và gọi học sinh nhóm khác nhận xét. - Bước 4: Kết luận, nhận định Gv: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. Hs: Lắng nghe, ghi bài. Các khu Đông Á Đông Nam Á Nam Á Tây Á Trung Á vực N1 N2 N3 N4 N5 Phạm vi Gồm 2 bộ - Gồm 2 bộ - Có ba Núi và sơn - Các dãy lãnh thổ, phận lục địa phận: dạng địa nguyên núi cao địa hình và hải đảo. hình chính. chiếm phần và đồ sộ + Đông Nam Á lớn diện nằm ở - Phần lục lục địa: Địa + Phía đông tích. + Phía phía đông địa: hình đồi, núi là bắc: Hệ bắc có nam như: chủ yếu; các thống núi + Phía tây: nhiều dãy Thiên dãy núi có độ Hi-ma-lay- Hệ thống núi cao. Sơn, Pa- cao trung bình, a hùng vĩ núi, cao mi-a, chạy theo với nhiều + Phía nam nguyên hướng bắc - đỉnh núi là sơn - Đồng hiểm trở xen nam hoặc tây cao trên 8 nguyên bằng và kẽ bồn địa, bắc - đông nam; 000 m. hoang hoang mạc. + Phía các đồng bằng mạc nằm + Ở giữa là đông là + Phía đông phù sa phân bố ở phía tây đồng bằng đồng bằng là vùng đồi, ở hạ lưu các Án - Hằng. Lưỡng Hà. núi thấp và con sông. những đồng + Phía nam + Đông Nam Á bằng rộng, và tây bắc: hải đảo: Có bằng phẳng. Sơn nguyên những dãy núi Đê-can và trẻ và thường - Phần hải sơn nguyên xuyên xảy ra đảo: Có I-ran. những dãy động đất, núi núi uốn nếp lửa. trẻ, xen kẽ các cao nguyên; thường
  47. xuyên xảy ra động đất và núi lửa. Khí hậu - Phân hoá - Đông Nam Á Phần lớn Khô hạn. Khô hạn, từ bắc lục địa: Có khí lãnh thổ Lượng mùa hạ xuống nam, hậu nhiệt đới Nam Á có mưa trung nóng, từ tây sang gió mùa, mùa khí hậu bình năm mùa đông đông. đông nhiệt độ nhiệt đới khoảng lạnh, hạ thấp, mưa gió mùa với 200 - 250 thỉnh - Khu vực nhiều vào mùa hai mùa mm. Mùa thoảng có phía tây và hạ. mưa và khô hạ nóng và tuyết rơi. phía bắc có rõ rệt. khô, mùa khí hậu - Đông Nam Á đông lạnh khắc nghiệt hải đảo: Có khí khô hơn khu vực hậu xích đạo phía đông nóng và mưa và phía đều quanh năm. nam. Khoáng Tập trung Có nhiều Giàu tài Khoảng 1/2 Dầu mỏ sản nhiều mỏ khoáng sản nguyên lượng dầu và khí đốt khoáng sản quan trọng như: khoáng sản mỏ trên thế là quan như: than, thiếc, đồng, như: than, giới tập trọng sắt, dầu mỏ, than, dầu mỏ, sắt, man- trung ở nhất man-gan, khí đốt, gan, đồng, Tây Á. dầu mỏ,
  48. Sông Có nhiều Có mạng lưới Có nhiều hệ Sông ngòi Kém phát ngòi sông lớn sông ngòi phát thống sông kém phát triển, hai như: Trường triển, nhiều lớn như: triển. sông sông lớn Giang, sông lớn như: sông Án, ngắn và ít nhất của Hoàng Hà, Mê Công, I-ra- sông Hằng, nước. Có 2 khu vực Tây oa-đi, Mê sông Bra- sông lớn là là Xưa Giang, Nam, ma-pút Ti-grơ và Đa-ri-a Ơ-phrát. và A-mu Đa-ri-a Cảnh - Đa dạng. Chủ yếu là rừng Thực vật -thảo Hoang quan nhiệt đới ẩm, điển hình là nguyên mạc, Rừng lá ngoài ra còn có rừng nhiệt thảo kim rừng thưa và đới ẩm. - Rừng và cây bụi lá nguyên. thảo nguyên xa-van ở những khu vực ít mưa cứng địa rừng lá rộng trung hải cận nhiệt. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập các kiến thức đã học trong bài. b. Nội dung Câu 1: Hãy kể tên các khu vực của châu Á. Em yêu thích nhất khu vực nào?Vì sao? Câu 2: So sánh một đặc điểm tự nhiên của hai khu vực ở châu Á? c. Sản phẩm học tập Câu 1: Các khu vực của châu Á (5 khu vực): + Đông Á + Đông Nam Á + Nam Á + Tây Nam Á + Trung Á. - Em yêu thích nhất khu vực Đông Nam Á vì Đông Nam Á có Việt Nam (nơi em sinh ra và lớn lên). Em cũng rất yêu thích thiên nhiên ở khu vực này.
  49. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tìm hiểu địa lí, vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống, năng lực tự chủ và tự học. Nâng cao khả năng tìm hiểu kiến thức thông qua hình ảnh, sách báo, internet phục vụ học tập. b. Nội dung: Hãy thu thập tranh ảnh, tư liệu về đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực của châu Á. c. Sản phẩm: Thông tin học sinh tìm được về tự nhiên ở một khu vực của châu Á mà học sinh quan tâm. d. Tổ chức hoạt động Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách báo, internet để hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh tìm hiểu và làm việc ở nhà, báo cáo kết quả vào tiết học sau. Rút kinh nghiệm: PHÂN MÔN ĐỊA LÍ Ngày soạn:22/7/2022 BÀI 8. Thực hành TÌM HIỂU VỀ CÁC NỀN KINH TẾ LỚN VÀ KINH TẾ MỚI NỔI CỦA CHÂU Á Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Có hiểu biết về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin – ga - po. - Biết thu thập, xử lí thông tin, số liệu thống kê, bản đồ, biểu đồ của một quốc gia. - Rèn luyện kĩ năng viết và trình bày báo cáo. 2. Về năng lực: * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề. Thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. * Năng lực Địa lí - Năng lực tìm hiểu Địa lí: biết cách sưu tầm tài liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết báo cáo. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. - Có ý thức học tập để xây dựng Đất nước ngày càng phát triển. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Bản đồ (tự nhiên, hành chính, kinh tế) của bốn nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin – ga - po. - Các hình ảnh, video về sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút) a. Mục tiêu: - tạo tâm sự tò mò và hứng thú cho HS trước khi bước vào bài mới.
  50. -HS suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b. Nội dung: Trò chơi Ai nhanh hơn. c. Sản phẩm: Học sinh dựa vào hiểu biết của mình để trả lời xuất sứ của các thương hiệu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ ĐỊA LÍ Tiết – Bài 8: Thực hành tìm hiểu về các Trò chơi AI NHANH HƠN? nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu - Trong 2 phút, Hs quan sát hình ảnh của các thương hiệu Á. sau đó đọc tên và nơi xuất sứ thương hiệu đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức, và kết nối vào bài học. -Gv dẫn dắt vào bài học, giới thiệu các nội dung cần tìm hiểu và một số địa chỉ, phương tiện để HS tìm tư liệu phục vụ hoạt động viết báo cáo và trình bày. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Chuẩn bị a. Mục tiêu: Biết sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, số liệu thống kê, biểu đồ, bản đồ của một quốc gia. b. Nội dung: Lựa chọn nội dung tìm hiểu: Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á. + Trung Quốc. + Nhật Bản. + Hàn Quốc. + Xin-ga-po. -Sưu tầm thông tin, dữ liệu về nội dung đã lựa chọn: Có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn sau: + Mạng internet. + Sách, báo. - Chọn lọc, xử lí thông tin. + Chọn lọc tư liệu từ các nguồn đã tìm. + Xử lí số liệu, tư liệu, hình ảnh. + Sắp xếp các thông tin, số liệu, theo đề cương của báo cáo. c. Sản phẩm: - Thông tin HS sưu tầm và đã chọn lọc, xử lí về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở châu Á d. Tổ chức thực hiện: - Các nhóm HS báo cáo kết quả làm việc Bước 1: Giao nhiệm vụ nhòm của mình: Tìm hiểu về một trong số GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà, từ buổi học trước. các quốc gia có nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á. - GV chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm bốc thăm một nền kinh tế để chuẩn bị nội dung báo cáo. Có thể gợi ý cho HS một số chủ đề để HS tìm hiểu:
  51. + Đặc điểm phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. + Nhân tố tạo nên sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. + Trình bày vế một ngành kinh tế nổi bật ở Hàn Quốc. + Đặc điểm nền kinh tế Xin ga-po. + Bài học kinh nghiệm phát triển kinh íế Việt Nam từ cac nước Hàn Quốc, Xin ga-po, Trung Quóc, Nhật Bản. - GV giới thiệu cho HS một số địa chỉ để sưu tầm, khai khác thông tin: các trang web chính thống, uy tín như worldbank.org (Ngần hàng Thế giới), un.org (Liên hợp quốc), fao.org (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc), gso.gov.vn (Tổng cục Thống kê), mofa.gov.vn (Bộ Ngoại giao Việt Nam), - GV hướng dẫn HS cách khai thác, chọn lọc và xử li thông tin. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. -HS đã thảo luận và chuẩn bị nội dung từ nhà, trên lớp HS chuẩn bị, xem lại nội dung trình bày của nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả -Các nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh. -Gv giới thiệu thêm một số thông tin về nền kinh tế của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po. -Gv giới thiệu, mở rộng cho HS một vài nét về nên kinh tế các nước HS vừa báo cáo. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức bài học. b. Nội dung: Từ kiến thức đã học trong bài, trả lời các câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: -GV đưa ra các câu hỏi thông qua trò chơi Chim cánh cụt học bài, HS lựa chọn đáp án trả lời đúng Câu 1: Đặc điểm nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là gì?
  52. Câu 2: Hàn Quốc đã trở thành cường quốc trong lĩnh vực nào? Câu 3: Những thách thức lớn của nền kinh tế Nhật Bản hiện tại là gì? Câu 4: Điều gì giúp ngành vận tải của Xin – ga- po có sự phát triển vượt trội? - HS đọc các câu hỏi và đáp án, chọn đáp án đúng. -GV hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ - HS trình bày kết quả. HS khác nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét, khen ngợi HS. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (2 phút) a) Mục tiêu: - Vận dụng và khắc sâu kiến thức bài học, viết báo cáo về một trong các quốc gia có nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của Châu Á vừa tìm hiểu. b) Nội dụng: - GV đưa ra yêu cầu về báo cáo, HS theo dõi hoàn thiện. c) Sản phẩm: Phần trình bày của HS d. Cách tiến hành. -GV đưa ra yêu cầu, HS thực hiện và hoàn thiện báo cáo tại lớp. 5. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ( 1 phút) - GV nhắc HS chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị nội dung bài sau: Bài 9 – Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi +) Tìm hiểu và giải thích tại sao “châu Phi là một lục địa nóng” (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) +) Hay tìm hiểu về vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã ở châu Phi. TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG 3: CHÂU PHI BÀI 9. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU PHI Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ; lớp:7 Thời gian thực hiện: . tiết
  53. - I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. - Phân tích được một trong những đặc điểm tự nhiên của châu Phi, một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác, .). 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập. + Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức Địa lí: xác định vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Phi. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi. + Năng lực tìm hiểu Địa lí: ✓ Sử dụng các công cụ địa lí học: bản đồ (bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ các đới khí hậu ở châu Phi, bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi), bảng số liệu (diện tích các châu lục trên thế giới), video (thiên nhiên châu Phi), hình ảnh về đặc điểm tự nhiên châu Phi. ✓ Khai thác Internet phục vụ môn học: tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web về các vấn đề: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi. + Năng lực vận dụng kiến thức, kí năng Địa lí vào cuộc sống: ✓ Sưu tầm thông tin, tranh ảnh để viết bài giới thiệu về một loại động vật/thực vật địa phương độc đáo của châu Phi
  54. ✓ Sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiện nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi 3. Về phẩm chất - Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ tự nhiên (bảo vệ rừng, đa dạng sinh học; sử dụng hợp lý, khai thác đi đôi phục hồi tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu). - Ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, bài giảng Powerpoint. - Bản đồ đồ tự nhiên châu Á. - Bản đồ các đới khí hậu ở châu Phi. - Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi. - Một số hình ảnh, video về cảnh quan tự nhiên châu Âu (hình ảnh hoang mạc Xa – ha – ra, video thiên nhiên châu Phi, ). - Phiếu học tập. - Giấy A0, A1. - Bút dạ, bút màu, 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, Video về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi. - Chuẩn bị bài báo cáo về vấn đề môi trường trong sử dụng tự nhiên châu Phi.
  55. - Sách giáo khoa địa lí 7. - Đồ dùng học tập. - Giấy note. - Bút chì, bút màu, tẩy - Thiết bị điện tử có kết nối Internet: Máy tính laptop, điện thoại, (nếu có). - III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: - Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học. - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học, mong muốn tìm hiểu kiến thức về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi. b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Chung sức”, HS quan sát hình ảnh, video, trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS:
  56. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: + GV tổ chức trò chơi “Chung sức”. + HS hoạt động cá nhân. + Nhiệm vụ:
  57. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ dẫn của giáo viên trong thời gian 10 giây/câu hỏi. - Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: + GV gọi một số HS trả lời (nên gọi ngẫu nhiên theo số thứ tự của HS trong nhóm). + HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HV vào bài học mới. Châu Phi là châu lục có hệ sinh thái tự nhiên độc đáo, nơi bảo tổn các loài thực, động vật hoang dã phong phú bậc nhất thế giới và cũng là nơi phát sinh loài người. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Phi nhé. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi châu Phi a) Mục tiêu: châu Âu - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạrg và kích thước châu Phi.
  58. - Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi. b) Nội dung: HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin trong mục 1 và tra cứu thông tin trên Internet để lựa chọn và thực hiện 1 trong 2 gói câu hỏi. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: + GV sắp xếp các cặp đôi và chuyển giao nhiệm vụ. + Nhiệm vụ:
  59. + Video thiên nhiên châu Phi: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi theo sự phân công của GV. Đọc nội dung SGK mục 1 để hoàn thành 1 trong 2 gói câu hỏi. - Bước 3: Tổ chức báo cáo, thảo luận
  60. + GV gọi 1 – 2 cặp đôi trình bày, tính điểm cho cả 2. + Mở rộng kiến thức: ✓ GV cho HS đọc phần “Em có biết” để mở rộng kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng, lãnh thổ châu Phi, sau đó GV bổ sung 1 số hình ảnh và thông tin. - Bước 4: Kết luận, nhận định + Các cặp đánh, nhận xét chéo theo thông tin phản hồi của GV (chiếu Slide trên máy chiếu). + GV nhận xét chung cả lớp và các cặp. + GV chốt lại một số kiến thức cơ bản, chiếu nội dung kiến thức cần ghi vở. Chuyển ý Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Phi a) Mục tiêu: - Phân tích được đặc điểm địa hình, khoáng sản ở châu Phi.
  61. - Phân tích được đặc điểm khí hậu của châu Phi (phân hoá. phân bố, đặc điểm, ) - Phân tích được đặc điểm sông ngòi của châu Phi. - Phân tích được đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu Phi. b) Nội dung: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, tham gia hoạt động “Khám phá châu Phi”. HS dựa vào nội dung SGK mục 2 để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình và khoáng sản b. Khí hậu
  62. c. Sông, hồ d. Sinh Vật
  63. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + Hoạt động nhóm: 5 nhóm + Giao nhiệm vụ: + GV nhắc nhở, quy định thời gian, cách thức hoạt động: - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận. Giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Nhóm Nội dung tìm hiểu 1 Địa hình 2 Khoáng sản
  64. 3 Khí hậu 4 Sông, hồ 5 Sinh vật + GV yêu cầu cá nhóm lần lượt báo cáo trong thời gian 2 phút. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Mở rộng kiến thức sau phần báo cáo của các nhóm: ✓ GV bổ sung thông tin về Kilimanjaro - đỉnh núi cao nhất Châu Phi, hoang mạc Xa - ha – ra. ✓ Sông Nin: ✓ Hồ Victoria
  65. ✓ Hệ thực vật rừng mưa nhiệt đới châu Phi - Bước 4: Kết luận, nhận định:
  66. + Giáo viên nhận xét, đánh giá, xếp hạng về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm, chốt lại một số kiến thức cơ bản. + Liên hệ Việt Nam. Chuyển ý: Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên a) Mục tiêu: - Phân tích được một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác, .). - Đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề trên. b) Nội dung: GV tổ chức hội nghị “Tiếng gọi từ châu Phi”. GV giao cho các nhóm chuẩn bị bài từ ở nhà. Các nhóm đóng vai đoàn đại biểu đến từ các quốc gia châu Phi báo cáo về 1 trong 2 vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi (thời gian báo cáo: 3 phút/nhóm). c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên
  67. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: + HS chuẩn bị bài ở nhà (theo hướng dẫn cụ thể). + Nhiệm vụ: ✓ GV đặt vấn đề cần thông qua 2 hình ảnh: ✓ Nhiệm vụ cụ thể:
  68. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS chuẩn bị các nội dung ở nhà. + Nhóm HS có nhiệm vụ BTC điều hành hội nghị. + Các đoàn đại biểu báo cáo. + Giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Nhóm HS có nhiệm vụ BTC điều hành hội nghị. + Các đoàn đại biểu báo cáo. + Các đoàn đại biểu khác đưa ra câu hỏi, phản biện, chia sẻ để làm sâu kiến thức. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ
  69. của HS và tổng kết. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập các kiến thức đã học về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Giải mã ô chữ”, dựa vào nội dung đã học để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Các ô chữ được giải. d) Tổ thức thực hiện: - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: + HS hoạt động cá nhân.
  70. + Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi và giải mã ô chữ. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS huy động kiến thức đã học và kiến thức của bản thân hoàn thành nhiệm vụ. - Bước 3: Tiến hành trò chơi: - Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét thái độ, cách làm việc của học sinh, khen thưởng HS trả lời đúng nhiều nhất. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS có hiểu biết rộng hơn về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên châu Phi. b) Nội dung: HS hoạt động theo cặp, lựa chọn để thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ nhằm vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề: c) Sản phẩm: Sản phẩm của các cặp đôi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ: + Hoạt động theo cặp đôi + Nhiệm vụ:
  71. + Thời gian: 3 phút - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi 2 - 3 cặp HS trình bày sản phẩm học tập. + Các cặp khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. + Các nhóm đánh giá chéo, sau đó GV kết luận, ghi điểm cho các nhóm.
  72. SUY NGẪM SAU BÀI HỌC