Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 5: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ - Tuần 18, Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 1)

docx 6 trang Thu Mai 03/03/2023 5010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 5: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ - Tuần 18, Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dao_duc_lop_3_ket_noi_tri_thuc_chu_de_5_tich_cuc.docx

Nội dung text: Giáo án môn Đạo đức Lớp 3 (Kết nối tri thức) - Chủ đề 5: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ - Tuần 18, Bài 6: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 1)

  1. ĐẠO ĐỨC CHỦ ĐỀ 5: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ Bài 06: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Nêu vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch và có chất lượng. - Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Hình thành và phát triển, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Kể được một số nhiệm vụ của mình + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể các nhiệm - HS lắng nghe. vụ của em” để khởi động bài học. + GV chia lớp thành 2 đội, phổ biến cách chơi như - HS tham gia chơi sau: Hai đội sẽ luân phiên kể các nhiệm vụ của • Trực nhật lớp: đến lớp sớm, mình, nhiệm vụ nào đã kể rồi sẽ không kể lại, nếu quét lớp, lau bảng và sắp xếp lại kể trùng lặp sẽ không được tính. bàn giáo viên. • Sưu tầm tư liệu cho bài học: thực hiện tại nhà, ít nhất 1 ngày
  2. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh trước buổi học, tìm kiếm trên sách báo, mạng internet, • Chuẩn bị phiếu bài tập cho các bạn: làm phiếu bài tập theo mẫu cô giáo đã cho, in và đem đến lớp vào buổi học. - Mời 1 số HS đại diện trong đội chia sẻ về cách - HS chia sẻ thực hiện những nhiệm vụ đó. Em đã thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ và các công việc được giao. - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe - GV dẫn dắt vào bài mới. -HS lắng nghe 2. Khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. (Làm việc nhóm 2) - Mục tiêu: + Nêu được một số biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu 1HS đọc truyện Tham gia việc lớp. - 1 HS đọc - YC HS thảo luận nhóm 2 và TLCH: -Đại diện nhóm trả lời + Những chi tiết nào trong chuyện thể hiện việc * Những chi tiết trong câu tích cực hoàn thành nhiệm vụ? chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: + Xung phong tham gia làm nhiệm vụ. + Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ. + Nhiệt tình, chủ động thực hiện công việc. + Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc * Những biểu hiện nào khác tích cực hoàn thành nhiệm vụ? của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: + Tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp, trường tổ chức: phong trào kế hoạch nhỏ, quyên
  3. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, + Luôn hoàn thành tốt và đúng hạn những công việc được thầy cô giáo giao cho. + Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài. -Mời đại diện nhóm trả lời -Các nhóm khác nghe, NX và bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương, sửa sai (nếu có) và + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. kết luận: + Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ, đó là: xung phong tham gia làm nhiệm vụ; chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ; chủ động, nhiệt tình thực hiện công việc của mình; cố gắng, nỗ lực; hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt. + Những biểu hiện khác thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. (Hoạt động cá nhân) - Mục tiêu: + Hiểu được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK và - HS đọc và lần lợt trả lời: TLCH sau: •Vì sao Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến * Hân trở nên mạnh dạn, tự tin bộ trong học tập? và tiến bộ trong học tập vì: + Hân đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập + xung phong tham gia nhiều hoạt động của lớp. •Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ * Theo em, tích cực hoàn thành mang lại điều gì? nhiệm vụ sẽ giúp em:
  4. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + Tiến bộ trong học tập, trong công việc + Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể. + Được mọi người tin yêu, quý mến. + Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh. •Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, - Nếu không tích cực hoàn điều gì sẽ xảy ra? thành nhiệm vụ, em sẽ: + Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến. + Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh. + Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân. - GV chốt nội dung, tuyên dương và kết luận: -HS nghe Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến. Hoạt động 3: Tìm hiểu về những việc cần làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ (Hoạt động nhóm 4) - Mục tiêu: + Nêu được các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ - Cách tiến hành: - YC HS quan sát sơ đồ trên màn hình và thảo luận -1HS đọc câu hỏi ở trong SGK theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: -HS thảo luận nhóm 4 và TLCH: • Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần làm gì? - Để hoàn thành tốt nhiệm vụ em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định
  5. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả. • Hãy kể về một nhiệm vụ mà em đã hoàn - Một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt. Em đã thực hiện nhiệm vụ đó theo những thành tốt: trực nhật. bước nào ở sơ đồ trên? Em đã thực hiện nhiệm vụ theo các bước: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ: trực nhật. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện: • Liệt kê các công việc cần thực hiện: quét nhà, lau bảng, dọn dẹp bàn giáo viên. • Xác định thời gian thực hiện: 20 phút. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoach. + Bước 4: Đánh giá kết quả: Tốt -GV NX và kết luận: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, -HS nghe và ghi nhớ em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì? + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về ham học hỏi + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi . - Cách tiến hành:
  6. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV tổ chức cho HS chia sẻ về 3 điều mà mình đã - HS chia sẻ với các bạn trong học được qua bài học hôm nay. nhóm - Mời đại diện nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét và bổ sung - Nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm 4. Điều chỉnh sau bài dạy: