Giáo án Lớp Lá - Quan sát con cua

doc 16 trang nhatle22 10860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp Lá - Quan sát con cua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_la_quan_sat_con_cua.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp Lá - Quan sát con cua

  1. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT CON CUA 1. Mục tiêu - Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí thiên nhiên, biết về con cua (đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, lợi ích của con cua theo đặc điểm nổi bật chung của loài). Tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng để rèn luyện sức khỏe. - Phát triển khả năng quan sát, tăng cường sức khỏe, cũng cố vận động bật. - Thông qua hoạt động trẻ biết trong thịt cua có rất nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe, có ý thức khi chơi, chơi tự nguyện, đoàn kết với bạn khi chơi, nghe lời cô. 2.Chuẩn bị - Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Bể để cua, tạo môi trường cho cua sống. Cua đồng nhiều con với các kích cỡ khác nhau, ốc 2 cái thao chứa nước đựng các con vật sống dưới nước bằng nhựa ( cá, cua, tôm, bạch tuộc ), 4 cái rổ, 2 cái vợt. Nhạc theo chủ đề. - Chong chóng tự làm, lá dừa, lá mít, phấn, bóng, vòng, kéo, rổ, bong bóng, búp lông, nguyên vật từ thiên nhiên (lá dừa, mo cau, ) 3. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Ổn định - quan sát con cua - Tập trung trẻ lại, kiểm tra sỉ số, chỉnh trang quần áo. - Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa đọc: Đồng dao “Đi cầu đi quán” sau đó cô và trẻ quan sát con cua. - Cô đọc câu đố Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! Con gì sống ở trong hang Hai càng tám cẳng suốt đời bò ngang ? ( Là con gì?) - Cô vừa đố các con con gì?( Con cua) - Các con ơi trong câu đố nói đến con cua, mà cua thì có nhiều loại cua như: cua biển và cua đồng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm cua nhe! Và với địa hình những cánh đồng lúa xanh ngát của quê hương Sóc Trăng chúng ta thì tìm được các loại cua nào dễ dàng hơn. Chúng ta cùng nhau đi tìm nào? - Các con có tìm thấy chưa? - À! Các con có biết đây là con gì không? Các con ai biết gì về con cua nói cho cô và cả lớp nghe? Cô mời trẻ trả lời. - Còn ai biết gì về cua đồng nữa kể nghe xem nào?( trẻ kể đến đâu cô chỉ vào bộ phận đó của cua đồng)
  2. - Cua đồng có mai nằm trên lưng như thế nào các con?( rất cứng, trẻ gõ vào mai cua) - Còn đây là gì nào? 2 càng ( Mời trẻ trả lời) - Cua đồng dùng càng để làm gì? Các con biết chúng còn dùng càng để làm gì không? Ngoài ra càng cua kẹp rất chặt, rất đau các con còn nhỏ nên không được dùng tay để bắt cua nếu không cua sẽ kẹp các con bị thương đấy. - Cô đố các con cua có mấy càng? ( có 2 càng). Các con hãy quan sát 2 càng cua đồng xem có gì khác nhau? cua có 1 càng to và 1 càng nhỏ, cua dùng càng to, “nhỏ” để làm gi? Đúng rồi, dùng để kẹp thức ăn, càng to để kẹp thức ăn, càng nhỏ đưa thức ăn vào miệng. - Thế vì sao cua bò được? (chỉ vào chân cua đồng). Con cua đồng có mấy chân? (8 chân). Cô chỉ cho trẻ đếm. Cua bò như thế nào?( cô thả cho cua bò dưới nền đất). - Làm sao cua thấy đường để bò nào? Các con nhìn xem mắt cua có gì đặc biệt?( 2 mắt lồi). - Cô đố các con miệng cua ở đâu? Miệng cua dùng để làm gì? thức ăn của cua là gì?( là các loài động thực vật nhỏ) - Cua sống ở đâu? Cô mời lớp ( Cua sống rất nhiều nơi, sống được dưới nước, và trên cạn và đặt biệt cua sống trong hang và tập trung nhiều ở ruộng lúa). - Các con có biết ăn cua không? Các con có biết món ăn nào được chế biến từ cua đồng hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? Cô mời! Cô mời.( cua thì làm được rất nhiều món nhe các con). Các con phải ăn nhiều thịt cua vì trong thịt cua có rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi rất cần cho cơ thể để phát triển chiều cao. Các con có biết đi bắt cua và các con vật sống dưới nước chưa? Bây giờ chúng ta cùng đi bắt chúng nhé! * Hoạt động 2:Trò chơi “Cùng nhau trỗ tài” - Chuẩn bị: Vạch bật, thao nước có tôm, cua, cá, bạch tuộc. Rổ trống để đựng các con vật mà con vớt được. - Cách chơi: Các con đứng thành tổ sau vạch. Khi nghe nhạc thì các con bật qua vạch, đến thao nước con sẽ dùng vợt vớt các con vật từ thao nước này bỏ vào rổ, sau đó chạy về chạm tay bạn đứng sau và về đứng cuối hàng. Bạn kế tiếp thực hiện tương tự cho đến khi nào hết một bài hát thì hết thời gian các con ngừng chơi. Đội nào vớt được nhiều con vật hơn thì đội đó chiến thắng. - Luật chơi: Các con phải bật qua vạch và mỗi lượt chỉ vớt một con vật.
  3. Tổ chức cho lớp chơi theo hứng thú của trẻ. * Hoạt động 3: Chơi tự do theo ý thích. Cô giới thiệu đồ chơi, vật liệu chơi để trẻ tự chọn như: lá dừa, chong chóng, mo cau, bóng, phấn vẽ bong bóng, búp lông lá cây các loại các con có thể chơi theo ý thích của mình. Cô nhắc nhở trẻ khi chơi không xô đẩy bạn, không leo trèo, biết chia sẽ cùng nhau, khi chơi biết đoàn kết với các bạn khi chơi. Cô cho trẻ chơi ( Trong lúc trẻ chơi cô bao quát trẻ giúp đỡ trẻ lúc gặp khó khăn, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi. Kết thúc: cho trẻ cất đồ chơi và về lớp vệ sinh tay chân sạch sẽ. Long phú, ngày 26 tháng 02 năm 2018 Giáo viên thực hiện Trương Thị Ánh Châu
  4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG AN TOÀN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã dành cho trẻ em những tình cảm yêu thương vô bờ. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích (TNTT) và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm Non. Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy xương, đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. Vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các TNTT có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những TNTT thường gặp, phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng, phòng tránh tai nạn do ngộ độc và phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn. Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các trường mầm non. Với tránh nhiệm là giáo viên phụ trách công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn trẻ của Trường Mẫu Giáo Long Phú được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có TNTT xảy ra với trẻ. Và tôi đã mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với chị em đồng nghiệp với sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh những nguy cơ
  5. không an toàn cho trẻ Mẫu Giáo 5 -6 tuổi ” để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong Mầm Non. 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nhằm đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ ở Trường Mẫu Giáo. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh những cơ không an toàn cho trẻ Mẫu Giáo 5 -6 tuổi” để tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non lớp 5-6. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thực tế tại lớp 5-6 tuổi năm học 2017- 2018 về giáo dục kỹ năng phòng tránh những nguy cơ không an toàn cho trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát và thực hành trên trẻ Trường Mẫu Giáo Long Phú. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp trắc nghiệm và phương pháp phân tích sản phẩm của trẻ. 5. Tính mới của đề tài Qua đề tài có nhiều biện pháp gây hứng thú cho trẻ để trẻ được thực hành trải nghiệm, trẻ tham gia tích cực, hứng thú hoạt động. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trường học an toàn, phòng, chống TNTT là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ, được phòng chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ. Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống. Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh TNTT cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu TNTT ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng TNTT cho trẻ em. 2. Cơ sở thực tiễn * Về giáo viên: Trường tôi phần lớn là giáo viên đã nhiều tuổi việc giáo dục trẻ cũng có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên do trường có nhiều điểm lẻ nên việc đảm bảo phòng tránh tai nạn thương tích còn gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng phòng tránh và xử lý các TNTT cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt, chưa xử lý kịp thời.
  6. * Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trường đã được xây dựng điểm trung tâm có sân chơi rộng rãi. Nhưng còn thiếu đồ dùng đồ chơi cho các cháu hoạt động. Còn 1 số lớp điểm lẻ mượn cơ sở vật chất của trường Tiểu học nên việc phòng tránh tai nạn thương tích còn gặp nhiều khó khăn cũng như trong việc quản lý trẻ. Lớp điểm lẻ với tổng diện tích chật hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và đó cũng là nguy cơ gây TNTT cao. * Về trẻ em: Vì phần lớn trẻ em đồng bào dân tộc khmer nên vốn ngôn ngữ tiếng việt còn ít và là con em của nông dân, điều kiện khó khăn về mọi mặt. Các em ít được giao tiếp nên các em thấy gì cũng tò mò, hiếu động gây TNTT cao. Hình thành thói quen và kỹ năng cần thiết trong độ tuổi của trẻ, để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm thường trực xung quanh trẻ. Đồng thời trẻ biết được điều nên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn.Trẻ cảm thấy tự tin, có phản ứng nhanh để vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống. Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường như sau: 3. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề 3.1. Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ”. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ dẫn cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề TNTT xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mình. Do vậy, ngay từ đầu năm học trường tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo GV nhà trường thực hiện lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ. 3.2. Xây dựng mục tiêu giáo dục Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CB-GV-NV, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những TNTT, chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước giảm tối đa tỉ lệ TNTT trong và ngoài trường. Đảm bảo 100% CB-GV-NV của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống TNTT. 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra TNTT, không xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng). Xây dựng môi trường học tập xanh – sạch – đẹp và an toàn. 3.3. Biện pháp lồng ghép theo chủ đề Ở mỗi chủ đề học tập, tôi đưa ra những hoạt động, địa điểm, đồ vật không an toàn mà trẻ có khả năng gặp phải nhiều nhất. Có được nội dung
  7. giáo dục kỹ năng phù hợp với từng chủ đề sẽ giúp tôi dễ dàng trong việc lựa chọn bài dạy để lồng ghép giáo dục trẻ, đồng thời trẻ cũng dễ tiếp thu và ghi nhớ hơn. STT Tên chủ Hoạt động không an Địa điểm Đồ vật đề toàn không an toàn không an toàn 1 Trường - Chơi đồ chơi không - Sân trường -Vật chứa mầm non đúng cách - Nhà vệ nước sinh - Đồ dùng trong nhà vệ sinh 2 Bản thân - Chơi đồ chơi không - Kẹp tóc, đúng cách ghim tóc của - Đùa nghịch bạn gái 3 Gia đình - Lại gần bếp - Bếp ăn - Đồ vật gây - Chạy nhảy trong nhà - Nhà tắm bỏng tắm ( nhà vệ sinh) - Lan can, - Đồ vật sắc cửa sổ nhọn 4 Thực vật - Leo trèo -Vườn rậm - Một số loại -Tự ý ăn quả rạp hoa ( nấm) độc 5 Thế giới - Ôm hôn, vuốt ve vật -Vườn bách động vật nuôi thú - Lại gần các con vật nguy hiểm 6 Phương - Một mình qua đường -Lòng - Xe đạp, xe tiện giao - Đùa nghịch khi ngồi đường máy, ô tô thông trên xe đạp, xe máy, ô tô - Bến xe - Không đội mũ bảo - Ao, hồ hiểm 7 Nước và -Tắm biển, sông, hồ, - Biển, sông, -Quạt điện hiện tượng ao hồ, ao - Vật chứa thiên nhiên nước Dựa trên các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho trẻ mà mình đã vạch ra ở mỗi chủ đề, tôi chú trọng việc giúp trẻ nhận ra các mối nguy hiểm đó và ảnh hưởng của nó tới bản thân mình qua từng bài học. VD : Chủ đề “ Bản thân” + Hoạt động với đồ vật : Xâu vòng tặng bạn Qua hoạt động này tôi giúp trẻ biết trẻ có thể bị hóc, nghẹn khi sử dụng hột hạt không đúng cách ( Ngậm, nuốt, ném nhau ) Chủ đề “ Gia đình”
  8. + Tạo hình : Dán màng cửa sổ. Bé có thể bị ngã khi leo trèo lên cửa sổ 3.4. Biện pháp thông qua các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi * Hoạt động văn học VD : Truyện : Chong chóng nhỏ của Đông Qua nội dung câu chuyện, tôi giúp trẻ hiểu rằng không nên ở ngoài đường khi trời nổi gió lớn vì trẻ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm như bụi bay vào mắt làm đau mắt, chậu hoa có thể rơi trúng đầu gây chảy máu .Ngoài ra, khi trời nổi gió lớn thường kèm theo mưa, sấm sét trẻ có thể ốm do bị mưa ướt *Hoạt động âm nhạc Tôi khai thác một cách có hiệu quả những bài hát chứa đựng tình huống không an toàn để giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. VD: Bài hát: Con mèo ra bờ sông ( Hoàng Hà) Một con mèo ra bờ sông Meo Mèo này chớ xuống sông Một con mèo ra bờ ao Meo Mèo này chớ xuống ao Em cũng không chơi gần sông Em cũng không chơi gần ao kẻo ngã nhào! Thông qua việc giảng nội dung bài hát, tôi giúp trẻ hiểu rằng không nên chơi ở gần bờ sông, bờ ao, vì bản thân trẻ có thể bị đuối nước do ngã xuống sông, xuống ao. *Hoạt động khám phá khoa học VD : Khám phá xe máy Ở hoạt động này, tôi chú ý giúp trẻ hiểu bô xe máy thường rất nóng, trẻ có thể bị bỏng khi đùa nghịch, sờ, chạm vào bô xe máy. Ngoài ra, tôi còn sử dụng hình ảnh làm trò chơi nhằm hình thành kỹ năng giữ an toàn giao thông để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Trò chơi “ Ai giỏi nhất” - Cô chuẩn bị hình ảnh : Bé ngồi sau xe máy đội mũ bảo hiểm, bé ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm, bé ngồi sau xe vòng tay ôm người phía trước, bé ngồi sau xe hai tay giơ ra để nghịch Yêu cầu trẻ chọn hình ảnh hành động mà trẻ nên làm, và hỏi trẻ vì sao con nên làm như vậy? Nếu con không làm như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trên cơ sở đó tôi củng cố giáo dục trẻ : Khi đi xe máy cùng bố mẹ, các con nên đội mũ bảo hiểm để bảo vệ phần đầu đỡ bị đau nếu chẳng may con bị ngã xe. Các con cũng nên ngồi ngay ngắn trên xe, vòng tay ôm chặt người phía trước, có như vậy các con mới giữ an toàn cho bản thân mình. Bé nhớ đội mũ bảo hiểm trước khi đi đi xe máy cùng bố, mẹ. * Hoạt động vui chơi
  9. Vui chơi là hoạt động mang tính chủ đạo của trẻ mầm non. Những hành động, việc làm hay cách xử lý tình huống của người lớn mà trẻ đã thấy đều được trẻ tái hiện lại trong khi chơi. Việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thông qua trò chơi sẽ được trẻ ghi nhớ rất nhanh và định hình ngay trong ý thức, việc làm của trẻ. VD : Ở hoạt động phân vai với trò chơi “ Gia đình”, tôi giúp trẻ hình thành thói quen pha sữa cho em bé xong phải cất gọn phích nước, để tránh bị bỏng. Trò chơi “ Nấu ăn” tôi nhắc trẻ phải dùng lót tay khi bắc nồi từ trên bếp xuống Ở hoạt động thiên nhiên: tôi lưu ý để trẻ biết sử dụng nước tiết kiệm, tưới vừa phải, cất dụng cụ làm vườn cẩn thận để tránh bị chảy máu. Ở hoạt động xây dựng: Trẻ đổ các khối gỗ đồ chơi ra sàn lớp, yêu cầu trẻ đi chân không vào lớp. Trẻ đã biết đi từng bước một, tránh dẫm lên các khối để khỏi bị ngã và đau chân. Đồng thời nhặt khối để gọn lại một chỗ. Việc trải nghiệm tình huống thường xuyên đã giúp trẻ phát triển kỹ năng suy đoán, nhận biết mối nguy hiểm, trên cơ sở đó áp dụng những kiến thức ,kinh nghiệm mình đã có để tìm ra cách giải quyết vấn đề . Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Nó góp phần hình thành và củng cố cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. * Hoạt động ngoài trời: Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, qua việc trò chuyện quan sát cầu trượt, tôi giúp trẻ nhận biết được một số nguyên nhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã. Vì sao mà bé ngã khi trượt cầu trượt? (không bám chắc, đùa nghịch, xô đẩy bạn, chen lấn ) Bé làm gì để phòng tránh ngã? ( Không xô đẩy bạn khi trượt cầu trượt, nắm chắc tay cầm, xếp hàng chờ tới lượt mới trượt, ) Giáo dục trẻ không được chạy giỡn nhiều vì sẽ dẫn đến té, ngã. Cầm chong chóng không nên chạy qua nhanh vì dễ bị xóc. Gió mạnh không nên ngồi đối diện hướng gió mà phải ngồi chơi xuôi theo hướng gió để tránh bị cát, bụi bay vào mắt, Qua hoạt động quan sát con cua thì giáo dục trẻ không nên chọc phá con cua vì cua kẹp, ngoài ra không nên chơi gần sông suối, ao, hồ vì rất nguy hiểm dẫn đến đuối nước, không vứt rác bừa bãi, phải bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm để cá không bị chết. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ làm các biển báo nguy hiểm để những nơi nguy hiểm để trẻ tránh như vẽ hình đầu lâu, dấu X để chổ ổ điện, để trẻ biết những nơi đó nguy hiểm không nên đến gần.
  10. * Hoạt động vệ sinh cá nhân Khi thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ, tôi giải thích cho trẻ hiểu nền nhà vệ sinh rất trơn, trẻ có thể bị ngã khi chạy nhảy trong nhà vệ sinh, Cũng qua đó, tôi giúp trẻ nhận ra rằng trẻ cần nhờ người lớn giúp khi muốn vào nhà vệ sinh, nếu không có ai ở nhà con hãy tìm dép để đi vào chứ không đi chân không. Và tuyệt đối đừng vặn nước ở những vòi mà con không chắc là có nước nóng hay không * Thông qua hoạt động đón, trả trẻ Tận dụng khoảng thời gian ngắn trong giờ đón trẻ, tôi đưa ra cho trẻ những câu hỏi tình huống để trẻ thảo luận và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề: “Nếu con đang ngồi chơi một mình mà tự nhiên thấy nhà tối om, con sẽ làm như thế nào?” . Việc con nên làm là con ngồi yên tại chỗ, sau đó gọi bố mẹ thật to. Và con không nên đi lại trong nhà lúc tối tăm, vì như thế con rất dễ bị vấp ngã. “Nếu con nhìn thấy ấm điện đun nước đang bốc khói và kêu inh ỏi, con sẽ làm như thế nào”? Tuyệt đối không lại gần, con hãy đi tìm người lớn đến giúp. Con không nên lại gần vì như vậy, con rất dễ bị điện giật, hoặc bị nước nóng tràn ra làm bỏng người. Việc trẻ suy nghĩ, thảo luận và cùng cô đưa ra phương án tối ưu để xử lý trước những tình huống cụ thể thường gặp giúp trẻ có sự tư duy logic, phát triển ngôn ngữ và khả năng diễn đạt bằng lời của mình. Kinh nghiệm ứng phó trước nguy cơ gây nguy hiểm cũng được trẻ hiểu và tiếp thu dễ dàng. Ở giờ trả trẻ, tôi thường cùng trẻ quan sát xem các bạn đã ngồi trên xe đạp, xe máy khi bố mẹ đến đón như thế nào? Ngồi như vậy có an toàn không? Các bạn có đội mũ bảo hiểm không? Nếu bố mẹ đón con bằng xe đạp hoặc xe máy, thì con sẽ ngồi như thế nào? Nếu đi bộ cùng bố mẹ thì con nên như thế nào (Không chạy, nắm chặt tay bố mẹ, đi ở lề đường ) Qua mỗi lần quan sát hoặc trò chuyện cùng trẻ, việc lắng nghe ý kiến của trẻ giúp tôi nhận ra lý do hành động phản ứng của trẻ trong mỗi tình huống. Trên cơ sở đó tôi giải thích cho trẻ hiểu rõ vấn đề, đồng thời khẳng định với trẻ việc nên làm và không nên làm trong tình huống đó để có thể bảo vệ bản thân mình an toàn. Tóm lại, cần giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính liên tục để trở thành thói quen, phản xạ của trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng tích hợp quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như sẽ gây tâm lý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. 3.5. Biện pháp phối hợp với phụ huynh
  11. Việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình. Chính vì vậy, nếu chỉ dạy trẻ kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trường mầm non thôi thì chưa đủ, mà trẻ cần được rèn luyện đều đặn ở nhà. Môi trường gia đình thường mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như tin rằng mình có thể bảo vệ con mọi lúc mọi nơi. Để xóa đi suy nghĩ chủ quan này của phụ huynh, tôi đã nỗ lực làm tốt công tác tuyên truyền. Cụ thể: Thông qua giờ đón trẻ: Tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, nguyên nhân và cách phòng tránh một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, nhằm giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thông qua bảng tuyên truyền với phụ huynh: Bảng được thiết kế đẹp, kích thước to rõ, các phụ huynh có thể đọc, quan sát theo dõi dễ dàng. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng chủ đề, tôi đánh máy nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà tôi đang dạy trẻ ở trên lớp, để phụ huynh tham khảo. Ví dụ : Ở chủ điểm “Gia đình” tôi ghi nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như sau: Tuần 1 : Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng lửa (lại gần bếp) Tuần 2: Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng nước sôi (phích nước, canh nóng) Tuần 3 : Phòng tránh tai nạn thương tích do đồ vật sắc nhọn (dao, kéo) Thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi chủ động lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đến các bậc phụ huynh. Các phụ huynh đã tiếp nhận thông tin một cách đồng bộ, không gò bó, gượng ép. Thông qua một số tình huống không an toàn với trẻ trong thực tế được tôi chủ động xây dựng lại và mời phụ huynh kín đáo quan sát biểu hiện của con em mình. Qua một số hình thức tuyên truyền và một vài tình huống thực tế tận mắt chứng kiến đã làm thay đổi suy nghĩ cơ bản từ phía phụ huynh. Phụ huynh đã nhận thấy sự thiết thực và tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nên tích cực phối hợp với giáo viên để giáo dục trẻ. Bản chất việc hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ không chỉ dừng lại ở nhận thức, mà nó còn bao gồm cả việc bắt chước những hành động đúng, nên làm trong thời điểm nào đó. Đồng tình với
  12. quan điểm này của tôi nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi và phụ huynh đều cố gắng làm gương cho trẻ từ việc nhỏ nhất. VD : Dùng lót tay khi bắc xoong nồi trên bếp nóng, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, rửa sạch và gọt hoa quả trước khi ăn Thay vì la mắng, cấm đoán trẻ như trước, phụ huynh đã giải thích hoặc đưa ra các tình huống cụ thể trong thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế? Nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Tôi và phụ huynh cũng thường xuyên trao đổi với nhau về những tình huống không an toàn mà trẻ vô tình gặp phải hoặc những hoàn cảnh được người lớn tạo ra nhằm giúp trẻ học cách ứng phó. Đồng thời cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ trong những tình huống như vậy. Những chuyển biến tích cực trong nhận thức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh đã tạo điều kiện cho tôi nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. 4. Kết quả đạt được Bằng những biện pháp thiết thực trên, việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong năm học 2017-2018 thực sự đạt kết quả cao ở cô và trẻ. Với giáo viên: Cho thấy việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ đã hiệu quả hơn rất nhiều, chất lượng giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích qua các hoạt động của cô hầu hết là đạt loại tốt và khá. Với trẻ: Số lượng trẻ hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích tăng cao rõ rệt. Hầu hết trẻ đã biết nhận ra và tránh xa các mối nguy hiểm,biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn để giúp bản thân mình an toàn. Với phụ huynh: Nhận thức rõ tầm quan trọng của kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ nhỏ, đồng thời tích cực phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng cho trẻ. 5. Bài học kinh nghiệm Từ việc làm cụ thể và kết quả đạt được, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Giáo viên cần có kế hoạch cho việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Đồng thời phải xây dựng những tình huống cụ thể cho trẻ trải nghiệm. Việc lựa chọn các tình huống dạy trẻ phải gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ, phù hợp với khả năng của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ phải lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích sự tích cực ở trẻ. Lắng nghe ý kiến của trẻ, trên cơ sở đó cùng trẻ đúc kết những kinh nghiệm xử lý tình huống tối ưu nhất trong từng trường hợp.
  13. Dạy kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Tận dụng tối đa các tình huống thông qua các hình thức nghệ thuật để giáo dục trẻ. Luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ tiếp cận và lĩnh hội các kỹ năng cơ bản một cách tốt nhất, và hiệu quả nhất. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng tránh những nguy cơ không an toàn cho trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 tuổi”, tôi thấy khả năng ứng phó trước các nguy cơ không an toàn của trẻ nâng cao rõ rệt. Ở lớp tôi đã giảm tình trạng trẻ bị ngã do chạy nhảy, va đập, bị chó cắn, bị đứt tay Bên cạnh đó ý thức tránh xa các đồ vật, địa điểm không an toàn của trẻ cũng được hình thành. Bản thân tôi cũng có thêm những kỹ năng sống và làm việc vô cùng quý giá, điều này giúp tôi thực hiện tốt hơn việc giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng và kỹ năng sống cho trẻ nói chung. 2. Kiến nghị Đề nghị các cấp các ngành có liên quan mở những lớp học về kỹ năng sống dành cho giáo viên, các kỹ năng cần thiết dạy trẻ theo từng độ tuổi và cách lồng ghép vào tiết học cho tất cả các giáo viên được tham gia học tập. Đầu tư xây dựng những môi trường học tập thân thiện với trẻ, tạo cho trẻ những không gian vui chơi an toàn ngay tại trường. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện cho trẻ mẫu giáo. Đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi nghiên cứu và áp dụng tương đối có hiệu quả đối với trẻ của lớp tôi, song cũng không tránh khỏi những điều bỡ ngỡ và tồn tại. Vì vậy tôi kính mong sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Long Phú, ngày 27 tháng 02 năm 2018 Duyệt P.HT Người viết Thạch Thị Si Vôl
  14. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QUAN SÁT CON CUA 1. Mục tiêu - Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với không khí thiên nhiên, biết về con cua (đặc điểm, thức ăn, môi trường sống, lợi ích của con cua theo đặc điểm nổi bật chung của loài). Tạo điều kiện cho trẻ tắm nắng để rèn luyện sức khỏe. - Phát triển khả năng quan sát, tăng cường sức khỏe, củng cố vận động bật. - Thông qua hoạt động trẻ biết trong thịt cua có rất nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe, có ý thức khi chơi, chơi tự nguyện, đoàn kết với bạn khi chơi, nghe lời cô. 2.Chuẩn bị - Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Bể để cua, tạo môi trường cho cua sống. Cua đồng nhiều con với các kích cỡ khác nhau, ốc 2 cái thao chứa nước đựng các con vật sống dưới nước bằng nhựa ( cá, cua, tôm, bạch tuộc ), 4 cái rổ, 2 cái vợt. Nhạc theo chủ đề. - Chong chóng tự làm, lá dừa, lá mít, phấn, bóng, vòng, kéo, rổ, bong bóng, búp lông, nguyên vật từ thiên nhiên (lá dừa, mo cau, ) 3. Tổ chức hoạt động * Hoạt động 1: Ổn định - quan sát con cua - Tập trung trẻ lại, kiểm tra sỉ số, chỉnh trang quần áo. - Cô cho trẻ ra sân vừa đi vừa đọc “ Đồng dao Đi cầu đi quán” sau đó cô và trẻ quan sát con cua. - Cô đọc câu đố: Nghe vẻ nghe ve nghe vè cô đố! (Cô đố đi) Con gì sống ở trong hang Hai càng tám cẳng suốt dời bò ngang ? ( Là con gì?) - Cô vừa đố các con con gì? ( Con cua) - Các con ơi trong câu đố nói đến con cua mà cua thì có nhiều loại cua như cua biển và cua đồng nè. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm cua nhe! Và với địa hình những cánh đồng lúa xanh ngát của quê hương Sóc Trăng chúng ta thì tìm được các loại cua nào dễ dàng hơn nè. Chúng ta cùng nhau đi tìm nào? - Các con có tìm thấy chưa? - À! Các con có biết đây là con gì không? Các con ai biết gì về con cua nói cho cô và cả lớp nghe nào? Cô mời trẻ trả lời. - Còn ai biết gì về cua đồng nữa kể nghe xem nào?( trẻ kể đến đâu cô chỉ vào bộ phận đó của cua đồng) - Cua đồng có mai nằm trên lưng như thế nào nè các con? ( rất cứng, trẻ gõ vào mai cua)
  15. - Còn đây là gì nào? 2 càng ( Mời trẻ trả lời) - Con cua đồng dùng càng để làm gì? À! Cô đố các con có biết chúng dùng càng để làm gì không? Ngoài ra càng cua kẹp rất chặt, rất đau các con còn nhỏ nên không được dùng tay để bắt cua nhe nếu không cua sẽ kẹp các con bị thương đấy. - Cô đố các con cua có mấy càng? Các con quan sát 2 càng cua đồng xem có gì khác nhau nào? À cua có 1 càng to và 1 càng nhỏ, cua dùng càng to ( nhỏ) để làm gì? Đúng rồi, dùng để kẹp thức ăn, càng nhỏ dùng để đưa thức ăn vào miệng. - Thế vì sao cua bò được? (chỉ vào chân cua đồng). Con cua đồng có mấy chân? (8 chân). Cô chỉ cho trẻ đếm. Cua bò như thế nào?( cô thả cho cua bò dưới nền đất). - Các con ơi! Làm sao cua thấy đường để bò nào? Các con nhìn xem mắt cua có gì đặc biệt? - Cô đố các con miệng cua ở đâu? Miệng cua dùng để làm gì? thức ăn của cua là gì? - Các con ơi! Cô đố các con biết vì sao lại có cua con? Cua đẻ gì? Trứng cua được ấp ở đâu? À! Dưới bụng cua còn có một nơi để ấp trứng và sau một thời gian trứng sẽ nở thành con và bò ra ngoài, nơi để ấp trứng gọi là yếm cua. - Cua nào đẻ trứng? Tại sao cua đực không đẻ trứng? (Cô chỉ có cua cái mới đẻ được trứng và ấp thành con cua con). - À! Các con hãy nhìn xem xem yếm cua đực khác với yếm cua cái như thế nào?( mời trẻ trả lời). Yếm cua đực thì hẹp và dài, yếm cua cái thì rộng và ngắn hơn. Vì sao yếm cua cái lại to hơn nhưng yếm cua đực thì hẹp.(mời trẻ trả lời) - Cua sống ở đâu? Cô mời lớp ( Cua sống rất nhiều nơi, sống được dưới nước, và trên cạn và đặt biệt cua sống trong hang và tập trung nhiều ở ruộng lúa). - Các con có chơi gần bờ sông, ao không? Vì sao? - Các con có được chơi ở gần ao, hồ, sông không? Vì sao? À các con không nên chơi gần sông suối, ao, hồ vì rất nguy hiểm dẫn đến đuối nước, không vứt rác bừa bãi, phải bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm để cá không bị chết. - Các con có biết ăn cua không? Các con có biết món ăn nào được chế biến từ cua đồng hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? Cô mời! Cô mời.( cua thì làm được rất nhiều món nhe các con). Các con phải ăn nhiều thịt cua vì trong
  16. thịt cua có rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi rất cần cho cơ thể để phát triển chiều cao. Các con có biết đi bắt cua và các con vật sống dưới nước chưa? Bây giờ chúng ta cùng đi bắt chúng nào. * Hoạt động 2:Trò chơi “Cùng nhau trỗ tài” - Chuẩn bị: Các vòng để bật, thao nước có tôm, cua, cá, bạch tuộc. Rổ trống để đựng các con vật mà con vớt được. - Luật chơi: các con phải bật qua từng vòng và mỗi lượt chỉ vớt một con vật. - Cách chơi: Các con đứng thành tổ trước các vòng tròn. Khi nghe nhạc thì các con bật vào từng vòng đến thao nước con sẽ dùng vợt vớt các con vật từ thao nước này bỏ vào rổ sau đó chạy về chạm tay bạn đứng sau và về đứng cuối hàng. Bạn kế tiếp thực hiện tương tự cho đến khi nào hết một bài hát thì hết thời gian các con ngừng chơi. Đội nào vớt được nhiều con vật hơn thì đội đó chiến thắng. Tổ chức cho lớp chơi theo hứng thú của trẻ. * Hoạt động 3: Chơi tự do theo ý thích Cô giới thiệu đồ chơi, vật liệu chơi để trẻ tự chọn như: lá dừa, chong chóng, mo cau, bóng, phấn vẽ bong bóng, búp lông lá cây các loại các con có thể chơi theo ý thích của mình. Cô nhắc nhở trẻ khi chơi không xô đẩy bạn, không leo trèo, biết chia sẽ cùng nhau, khi chơi biết đoàn kết với các bạn khi chơi. Cô cho trẻ chơi (Trong lúc trẻ chơi cô bao quát trẻ giúp đỡ trẻ lúc gặp khó khăn, xử lý các tình huống xảy ra trong khi chơi) Kết thúc cho trẻ cất đồ chơi và về lớp vệ sinh tay chân sạch sẽ. Long phú, ngày 27 tháng 02 năm 2018 Giáo viên thực hiện Trương Thị Ánh Châu