Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

docx 5 trang Thu Mai 03/03/2023 2290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_7_ket_noi_tri_thuc_bai_42_co_the_s.docx

Nội dung text: Giáo án Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) - Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

  1. BÀI 42: CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT Môn học: KHTN - Lớp: 7 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường, mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường, mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện phân tích sơ đò, tranh ảnh. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : - Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết các hoạt động sống của tế bào, các hoạt động sống của cơ thể. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường, mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. 3. Phẩm chất: - Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, nhận biết kiến thức. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo viên: - Sơ đồ hình 42.1 và 42.2 sgk trang 173, 174. 1. Học sinh: - Bài cũ ở nhà. - Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập)
  2. a) Mục tiêu: - Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. b) Nội dung: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, câu hỏi kiểm tra kiến thức nền của học sinh về tế bào, đặc trưng sống cơ bản của cơ thể sống. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét: Sinh vật luôn tương tác với môi trường. Mọi cơ thể sinh vật đều cấu tạo từ tế bào. Thông qua bài học chúng ta sẽ hiểu rõ vì sao cơ thể là một thể thống nhất. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: - Nêu các hoạt động sống của tế bào. - Nêu các hoạt động sống của cơ thể. - Nêu được mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường. b) Nội dung: - Học sinh làm việc nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát hình 42.1 và trả lời các câu hỏi sau: H1. Môi trường cung cấp những gì cho tế bào? H2. Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện quá trình nào? H3: Hoạt động của tế bào dẫn đến hoạt động nào của cơ thể?
  3. H4: Cơ thể gồm hoạt động sống nào? Chúng có mối quan hệ gì? H5: Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động khác? H6: Lấy ví dụ chứng minh cơ thể là một thể thống nhất? c) Sản phẩm: - HS qua hoạt động nhóm quan sát, phân tích sơ đồ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2.1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường *Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Mối quan hệ giữa tế bào, cơ - GV giao nhiệm vụ học tập cho hs theo nhóm, thể sinh vật và môi trường. yêu cầu tìm hiểu thông tin trong SGK, quan sát sơ đồ hình 42.1 trả lời các câu hỏi: - Tế bào gồm các hoạt động: + H1. Môi trường cung cấp những gì cho tế bào? Trao đổi chất, lớn lên, cảm ứng, + H2. Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực phân chia. hiện quá trình nào? - Tế bào và cơ thể có mối quan + H3: Hoạt động của tế bào dẫn đến hoạt động nào hệ chặt chẽ với nhau và với môi của cơ thể? trường. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khí từ môi trường HS thảo luận nhóm thực hiện theo yêu cầu GV. cung cấp cho tế bào thực hiện *Báo cáo kết quả và thảo luận các hoạt động sống. GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một - Hoạt động sống ở cấp độ tế bào nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). là cơ sở cho hoạt động sống cấp độ cơ thể và ngược lại hoạt động *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sống cấp độ cơ thể điều khiển - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. hoạt động sống của tế bào. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. Hoạt động 2.2: Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể *Chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Mối quan hệ giữa các hoạt - GV giao nhiệm vụ cho HS yêu cầu HS nghiên động sống trong cơ thể cứu tài liệu, quan sát sơ đồ hình 42.2 và trả lời câu - Các hoạt động sống của cơ hỏi: thể: Trao đổi chất và chuyển hóa + H4: Cơ thể gồm hoạt động sống nào? Chúng có năng lượng, sinh trưởng và phát mối quan hệ gì? triển, sinh sản, cảm ứng. Các
  4. + H5: Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng hoạt động sống của cơ thể có gặp trục trặc thì ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ mất thiết với nhau. hoạt động khác? Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đảm bảo cho cơ thể + H6: Lấy ví dụ chứng minh cơ thể là một thể thống nhất? sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Ngược lại, các *Thực hiện nhiệm vụ học tập hoạt động sinh trưởng, phát HS thực hiện theo yêu cầu của GV. triển, sinh sản, cảm ứng tác động trở lại quá trình trao đổi chất và *Báo cáo kết quả và thảo luận chuyển hóa năng lượng. GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Hệ thống được một số kiến thức đã học. b) Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học”. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ. c) Sản phẩm: - HS trình bày sơ đồ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Em đã học” và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
  5. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b) Nội dung: - Thực hiện chế độ dinh dưỡng, thể dục thể thao hợp lí đảm bảo phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh. c) Sản phẩm: - HS có chế độ ăn và tập luyện phù hợp. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS cho biết nguyên nhân gây béo phì, cách phòng chống béo phì? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ trả lời theo yêu cầu. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS bất kì trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, đánh giá, nhắc nhở hs ăn uống điều độ, tích cực tập thể dục thể thao.