Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Chủ đề 1: Múa hát tập thể theo chủ đề “Em và trường tiểu học thân yêu”

docx 8 trang Thu Mai 03/03/2023 6683
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Chủ đề 1: Múa hát tập thể theo chủ đề “Em và trường tiểu học thân yêu”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao.docx

Nội dung text: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 4 - Chủ đề 1: Múa hát tập thể theo chủ đề “Em và trường tiểu học thân yêu”

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU” Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết: 1 Ngày dạy: - Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia sinh hoạt dưới cờ. - Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: + Xác định cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp học. + Thực hiện trang trí lớp học. - Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi trang trí lơp học. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi trang trí lớp học. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp; Thực hiện được ý tưởng về việc trang trí, lao động vệ sinh lớp học. *Năng lực đặc thù: - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp - Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên – SGK Hoạt động trải nghiệm 3;SGV Hoạt động trải nghiệm 3 – Các bài hát về lớp học; tranh hoạt động 2; bảng phụ 3 bước lập thời gian biểu hằng ngày; hòm phiếu, phiếu bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng; bảng phụ ghi các tình huống ở hoạt động 5; tranh hoạt động 7.
  2. - Giấy A0, màu vẽ, bút vẽ, ; Phiếu đề xuất trang trí lớp học; phiếu lập kế hoạch trang trí lớp học; phiếu đánh giá. 2. Đối với học sinh - SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3. - Giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, ho dán, - Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TUẨN 4 – TIẾT 1: Múa hát tập thể theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu” HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm - HS tham gia sinh hoạt dưới cờ. HS tham gia văn nghệ theo chủ đề “ Em và trường tiểu học thân yêu’. - Trước khi HS ra sân tham gia sinh hoạt - HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng dưới cờ, GV nhắc nhở HS có thái độ nghe. nghiêm túc, tập trung và luôn động viên - HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng diễn văn nghệ sinh hoạt chào cơ đầu tuần. cách vỗ tay tán thưởng. - GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị - Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn. biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần. - GV hỗ trợ HS trong quá trình di - Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về cổ vũ nhiệt tình. chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong - GV nhắc nhở những HS nói chuyện, - HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
  3. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU” Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết: 2 Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù: - NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn. - NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Bảng phụ, giấy A3, giấy A4; 2. Thiết bị dành cho học sinh - Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 8: Xác định cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp học. Mục tiêu: HS nắm được và biết cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp. Cách tiến hành:
  4. - GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 8 trong - HS lắng nghe luật chơi SGK Hoạt động trải nghiệm 3 trang 14 và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ cỉa HS - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, quan sát tranh - HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa và thảo luận về: ra câu trả lời: + Cách giữ an toàn khi thực hiện trang trí lớp: + Tranh 1: Cẩn thận khi sử dụng - Kiểm tra kĩ các đồ dùng, dụng cụ để trang trí lớp kéo. học trước khi sử dụng. - Cầm đúng tư thế và thao tác đúng cách với những + Tranh 2: Dọn giấy vụn, vệ sinh vật kéo, dao rọc giấy, lớp học sau khi trang trí. - Khi cần đứng lên ghế, thang để với tới những nơi cao: kiểm tra độ chắc chắn của ghế, thang trước khi + Tranh 3: Đứng vững trên ghế. đứng lên. Tránh trèo quá cao dễ bị ngã trong - Không đùa nghịch, trêu chọc nhau trong quá trình khi trang trí. trang trí lớp. + Cách đảm bảo vệ sinh lớp học sau trang trí: - Quét nhà, lau nhà, thu gọn giấy rác bỏ thùng. - GV gọi 3 nhóm trình bày trước lớp ( mỗi nhóm - 3 HS đại diện 3 nhóm trình bày. được gọi chỉ nêu một cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh lớp học). Các nhóm khác nhận xét. GV yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu thêm các cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh lớp học khi thực hiện trang trí lớp học. - HS chia sẻ khả năng trước lớp - GV gọi 1 HS chia sẻ trước lớp về kết quả thảo luận. - HS nghe GV nhận xét, tổng kết - GV nhận xét, tổng cách giữ an toàn và đảm bảo vệ sinh khi thực hiện trang trí lớp. Hoạt động 9: Thực hiện trang trí lớp. Mục tiêu: - Em biết cách sử dụng các vật liệu và tạo ra được các sản phẩm theo yêu cầu. Cách tiến hành:
  5. - Dựa vào sự chuẩn bị theo điều kiện của học sinh, - Cho HS hoạt động theo nhóm 4. GV cho các nhóm thực hiện trang trí lớp học theo kế hoạch đã lập ở hoạt động 7. - GV hỗ trợ HS trong quá trình các nhóm thực hiện + GV nhắc HS luôn giữ an toàn khi trang trí lớp. thực hiện trang trí lớp. - Sau khi các nhóm trang trí xong, GV yêu cầu các - Cả lớp thực hiện. nhóm vệ sinh lớp học. - GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của các - HS báo cáo kết quả trước lớp. nhóm. Với các nhóm chưa thực hiện trang trí xong, - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho GV có thể cho các em thực hiện trang trí vào giờ ra nhau nghe. chơi nhưng cần lưu ý HS đảm bảo an toàn và vệ sinh khi trang trí lớp học. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - HS lắng nghe nhận xét. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
  6. KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 1: MÚA HÁT TẬP THỂ THEO CHỦ ĐỀ “EM VÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÂN YÊU” Tuần: 4 Ngày soạn: Tiết: 3 Ngày dạy: I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện trong lao động, sắp xếp được thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân; Thực hiện và theo dõi được thời gian biểu mà mình đã đề ra; giữ gìn vệ sinh lớp học. - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. 2. Năng lực: *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. *Năng lực đặc thù: - NL thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện vui vẻ của bản thân. Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khi làm sản phẩm tặng bạn. Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn. - NL thiết kế và tổ chức: Tham gia được các hoạt động chung của trường lớp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Thiết bị dành cho giáo viên: - Bảng phụ, giấy A3; 2. Thiết bị dành cho học sinh - Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
  7. Thời HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS gian * Chia sẻ cảm xúc của em sau khi trang trí lớp học: - GV yêu cầu HS nhớ lại những việc đã thực - HS lắng nghe và thảo luận hiện khi trang trí lớp, thảo luận với các bạn theo nhóm 4. trong nhóm theo gợi ý: + Nhóm em đã thực hiện những công việc gì? + Các bạn trong nhóm đã phối hợp với nhau như thế nào? + Em nhận xét gì về kết quả thực hiện của nhóm? - GV gọi một số HS báo báo cáo kết quả thảo - 2 HS báo cáo kết quả. luận; nhận xét và tổng kết những hoạt động - 1 HS nhận xét hoạt động trang trí lớp học của các nhóm. nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4-6, chia - HS thảo luận theo nhóm 4. sẻ với bạn về cảm xúc của mình sau khi thực hiện trang trí lớp học. - GV gọi một số HS chia sẻ trước lớp. GV - 1 HS chia sẻ trước lớp. nhận xét, tổng kết hoạt động. * Đánh giá hoạt động: - GV đặt câu hỏi cho HS: + Em đã làm gì để thực hiện và theo dõi được + Sắp xếp được thứ tự các hoạt thời gian biểu mà mình đã đề ra? động, công việc trong ngày của bản thân. Lập và thực hiện thời gian biểu mà bản thân đã đề ra. + Em đã làm được gì trong hoạt động trang trí + Tham gia tích cực hoạt động, lớp hoc? phối hợp với bạn biết cách phối màu, sắp xếp, trang trí lớp học. - HS trao đổi nhóm đôi. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, trả lời các câu hỏi mà GV đã nêu. - 3 HS chia sẻ trước lớp. - GV họi một số HS chia sẻ trước lớp về từng câu hỏi. Mỗi câu có thể gọi từ 3 – 5 HS chia sẻ. - HS lắng nghe. - GV đọc từng nội dung đánh giá ở phần đánh giá hoạt động trong SGK trang 15 và phát cho mỗi HS một phiếu đánh giá gồm 3 phần: tự đánh giá và bạn đánh giá em, ý kiến của người thân, ý kiến của GV.
  8. - GV yêu cầu mỗi HS tự đánh giá về các hoạt - HS viết vào phiếu, tự đánh giá động em đã thực hiện trong chủ đề này. bản thân. 2 HS trình bày trước lớp. - GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng bằng - HS đổi chéo phiếu cho nhau cách đổi Phiếu đánh giá với bạn bên cạnh để bạn đánh giá về việc thực hiện các hoạt động trong chủ đề của mình. - GV yêu cầu HS về nhà xin ý kiến của người thân về việc em đã thực hiện. - Cả lớp thực hiện - GV viết ý kiến nhận xét vào phiếu đánh giá của HS. VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: